Kinh nghiệm chụp ảnh Macro để có những khung hình đẹp, độc
Đăng nhập
Đăng ký

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm chụp ảnh Macro để có những khung hình đẹp, độc

19/04/2015 08:23 AM
412

Kinh nghiệm chụp ảnh Macro để có những khung hình đẹp, độc. Có lẽ các bạn thích chụp hình đã từng nghe qua cụm từ "ảnh macro" hay "ảnh close-up" ít nhất 1 lần. Vậy macro và close-up là thể loại ảnh như thế nào? macro và close-up giống nhau hay khác nhau? làm sao để chụp?


Tôi mạn phép viết loạt bài này để cùng các bạn chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh closeup và macro.

Thế nào là macro? close-up?

- Close-up: diễn tả việc bạn chụp đối tượng chụp ảnh ở 1 cự ly gần/rất gần

ví dụ ảnh close-up ((c)binhpt - cho em khoe hàng 1 tí nhé)

[IMG]



- Macro: chụp lại đối tượng với độ phóng đại cao, hoặc ít nhất thể hiện đúng kích thước của đối tượng chụp trong tương quan với kích thước của tấm film/sensor máy ảnh.
Do đặc điểm này mà kỹ thuật chụp ảnh macro thường được dùng để chụp các vật thể nhỏ, các loại côn trung, hay các sản phẩm trong quảng cáo (kim hoàn, mỹ phẩm,....)

ví dụ:



[IMG]



Kỹ thuật Macro và kinh nghiệm chụp đẹp


 

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc những điều cần biết trong nghệ thuật chụp ảnh Macro.

Bạn thường nghĩ rằng những con côn trùng, những con bò sát…là những thứ trông thật là ghê tởm phải không? Đó là khi bạn nhìn từ xa. Bạn đã bao giờ tiến sát tới chúng để nhìn thấy được vẻ đẹp bí ẩn từ các loại sinh vật này không? Tất nhiên, trên thực tế thì bạn khó lòng có thể tiếp cận chúng. Lý do vì một là chúng sẽ chạy mất, hai là mắt thường không thể nhìn được hết những chi tiết bé nhỏ và mang vẻ đẹp tiềm ẩn.

Bởi vậy, nghệ thuật chụp ảnh Macro ra đời. Đây chính là lĩnh vực giúp con người khám phá ra được những điều kì diệu nhỏ bé trong thế giới khổng lồ của chúng ta. Nếu bạn đang sở hữu trong tay 1 chiếc máy ảnh kĩ thuật số thì tại sao không thử khám phá lĩnh vực hấp dẫn này xem sao? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 1 số kinh nghiệm giúp bạn đọc chụp được những bức ảnh Macro tuyệt đẹp.

Những thứ bạn cần:

1.    Máy ảnh DSLR: Giúp cho chúng ta thấy được các chi tiết rõ nhất. Máy ảnh du lịch, PnS, máy điện thoại tuy có chế độ chụp Macro nhưng chỉ chụp được các vật bé bằng bàn tay là cùng.

2.    Chân máy: Chụp đỡ rung, đỡ mỏi tay.

3.    Ống kính Macro: Chuyên dùng để chụp ảnh Macro

4.    Nếu bạn không sở hữu ống kính Macro thì hãy đầu tư mua close-up lens và extension tube. Hai thứ này dùng để phóng đại hình ảnh trên ống kính bạn, tức biến ống kính “bình thường” thành ống kính chụp macro với cái giá “bình dân” hơn.

Bạn có thể xem sự khác nhau khi lắp không lắp và lắp các phụ kiện cho ống kính.

Những điều bạn cần biết khi chụp:

1.    Zoom và tiến vào chủ thể hết cỡ có thể, nếu chụp động vật hoặc côn trùng thì tránh làm hoảng sợ chúng.

2.    Tránh làm rung máy ảnh: Khi bạn chụp ảnh Macro thì độ sâu trường ảnh rất là thấp và bạn chỉ có thể lấy nét ở chủ thể. Chỉ cần rung tay 1 chút thôi là coi như đi tong bức ảnh. Vì thế hãy sử dụng chân máy và đừng thay đổi vị trí máy khi chụp.

3.    Để hạn chế sự chuyển động của chủ thể. Ví dụ như 1 bông hoa bị gió thổi thì bạn hãy tăng tốc độ màn trập lên.

4.    Trong trường hợp sử dụng tốc độ màn trập nhanh và ảnh bị thiếu sáng thì hãy mở thêm khẩu độ. Nếu vẫn không được thì đừng giảm tốc độ màn trập mà hãy bật đèn flash lên.

5.    Việc mở khẩu độ sẽ cho thêm ánh sáng đi qua ống kính và cũng đồng nghĩa việc làm tăng độ sâu trường ảnh. Vì thế hãy chọn thông số khẩu độ phù hợp.

6.    Chọn cảnh nền phù hợp. Cảnh nền chỉ cần sáng hơn chủ thể 1 chút là có thể sẽ gây xao nhãng bức ảnh. Nếu nền sáng quá hay đóng bớt khẩu độ lại, không được thì bạn hãy chuyển vị trí chụp.

7.    Đơn giản hóa tối đa bức ảnh của bạn. Cũng giống ý 5, tránh gây xao nhãng bức ảnh.

8.    Tránh sử dụng tốc độ ISO cao, vì như vậy sẽ làm bức ảnh bị nhiễu. Hãy sử dụng ISO speed thấp nhất có thể.

9.    Tránh sử dụng chế độ lấy nét tự động Autofocus.

10.  Đừng ngại vết bẩn! Có những sinh vật bắt buộc bạn phải chụp ngang mới thấy được hết vẻ đẹp của chúng, bạn không thể liên tục chụp từ  trên xuống. Vì vậy hãy nằm xuống đất và ngắm chụp, những bức ảnh Macro đó xứng đáng với sự “hy sinh” của bạn.



Macro: Những kỹ thuật chụp


Thể loại ảnh macro luôn là đề tài hấp dẫn với các nhà nhiếp ảnh. Với các vật thể bình thường, khi được phóng đại lên nhiều lần sẽ gây ấn tượng với người xem do mắt chúng ta không thể thấy được các hình ảnh đó. Các chi tiết được phóng đại nổi bật, đôi khi có thể làm cho người ta sợ hãi.

Tuy vậy, các bức ảnh macro luôn làm say mê các nhà nhiếp ảnh lẫn người xem. Thể loại ảnh này không dễ nhưng cũng không quá khó. Việc quan trọng là bạn phải tìm được chủ đề, rồi đến thiết bị. Có nhiều cách để chụp một bức ảnh macro:

1. Chụp ảnh Macro qua một thấu kính trung gian:
- Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn
- Chụp qua kính hiển vi

2. Kết hợp một ống kính thường với kính "Close-up" lắp thêm: (Attachement Lens)

3. Đảo ngược ống kính bình thường dùng vòng nối chuyên dụng (Reversing Ring)

4. Dùng ống kính chuyên dụng Macro: Ống kính cho máy SLR và dSLR

5. Kết hợp ống kính với vòng nối làm tăng độ phóng đại của hình ảnh (Auto Extension Ring)

6. Dùng khẩu nối làm tăng tiêu cự của ống kính (Teleconverter)

7. Dùng thêm buồng nối mềm “Soufflet” (Bellow) để gắn thân máy và ống kính.

8. Dùng chức năng chụp ảnh Macro của máy ảnh dCam, BCam.

Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tìm được phương pháp phù hợp với mình nhất. Ngoài ra chân máy là thiết bị không thể thiếu của thể loại macro.

Đối tượng chụp gần nhất mà bạn có thể tìm thấy xung quanh chúng ta và cũng là những "mẫu" khó tính nhất đó là côn trùng, khi được phóng đại hay đặc tả thì công trùng luôn gây ấn tượng với người xem.



Chụp ảnh macro thế nào cho đẹp?

Khi lướt qua những bông hoa hoặc những con côn trùng lạ mắt, chắc hẳn bạn luôn muốn chụp vài bức ảnh. Kiểu chụp cận cảnh (macro) sẽ mang lại những bức ảnh đẹp có cảm xúc bất ngờ. Cho dù bạn đang sở hữu camera dSLR, camera bỏ túi hay camera trên smartphone, hãy thử áp dụng vài mẹo chụp ảnh macro dưới đây.

Một số lưu ý khi chụp ảnh macro

Chế độ macro

Bạn có thể chụp được những bức ảnh cận cảnh thực sự đẹp với hầu hết các camera nếu ghi nhớ một vài quy tắc. Và dưới đây là những gì bạn cần cần biết.

Một số lưu ý khi chụp ảnh macro

Ảnh macro chụp từ camera của một chiếc iPhone

Đầu tiên, tất cả các ống kính camera đều có một khoảng cách lấy nét tối thiểu. Bạn không thể vi phạm quy định này của ống kính, nếu bạn đặt ống kính quá sát đối tượng thì hình ảnh sẽ bị mờ. Ví dụ, ống kính của camera trên iPhone có khoảng cách lấy nét tối thiểu trong khoảng 5 đến 7,5 cm. Nếu đặt đúng khoảng cách này bạn sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ thao tác đặc biệt nào để kích hoạt chế độ chụp cận cảnh.

Mặt khác, nhiều camera bỏ túi sẽ không tự động lấy tiêu điểm khi bạn đặt ống kính gần đối tượng. Để chụp ảnh macro bạn cần phải kích hoạt chế độ chụp macro của camera bằng một nút hoặc menu thiết lập với biểu tượng hoa tulip. Chế độ macro sắp xếp lại ống kính của camera để lấy tiêu điểm rất gần, nhưng khi chụp xong bạn nhớ phải tắt nó đi bởi vì trong chế độ macro, camera sẽ không thể lấy tiêu điểm rõ nét vào đối tượng đang ở khoảng cách bình thường.

Độ sâu trường ảnh – DOF

Sự khác biệt lớn nhất giữa ảnh macro và ảnh chân dung/phong cảnh thông thường là ở DOF mà bạn tạo ra. DOF là khu vực trong bức ảnh của bạn mà mọi vật thuộc khu vực đó đều hiện ra sắc nét, thường nằm ở một khoảng phía trước và phía sau đối tượng chính của bạn.

DOF trong các bức ảnh thông thường, ví dụ như khi bạn chụp cả gia đình đang đứng trước một bụi hoa hồng chẳng hạn, thì vùng DOF của ảnh sẽ cần rộng hơn để tất cả mọi người trong ảnh và cả bụi hoa đều được rõ nét. Với những bức ảnh như vậy, gần như bạn không phải quan tâm nhiều đến DOF, chỉ cần mọi thứ đều sắc nét là được. Khoảng cách giữa bạn và đối tượng có thể cách xa đến vài mét.

Tuy nhiên khi chụp ảnh cánh hoa và côn trùng, vùng nét DOF có thể rất nhỏ, có khi chỉ bằng một vài centimet. Và khoảng cách giữa bạn và đối tượng cũng thu hẹp lại tương ứng.

Một số lưu ý khi chụp ảnh macro

Khi chụp ảnh macro những bông hoa bạn sẽ thấy rõ DOF thực sự rất nhỏ

Nếu bạn có một camera dSLR hoặc một camera bỏ túi đầy đủ chức năng, bạn có thể tối đa hoá DOF bằng cách thay đổi khẩu độ, khẩu độ f/16 hoặc f/22 tạo ra khoảng DOF lớn nhất. Nếu bạn chỉ có một chiếc smartphone hoặc một camera không thể thay đổi khẩu độ bạn hãy thử một cách khác đó là thiết lập camera hoặc smartphone sang chế độ chụp cận cảnh. Nó sẽ tự thay đổi khẩu độ để đạt được DOF tối ưu nhất có thể. Dù bằng cách nào đi nữa thì có một điều luôn đúng: Càng ở gần sát đối tượng mà bạn định chụp thì DOF càng nhỏ, và khi máy ảnh của bạn chỉ cách đối tượng vài centimet thì cũng đừng ngạc nhiên nếu DOF chỉ là một vùng nhỏ xíu.

Một số lưu ý khi chụp ảnh macro

DOF không quan trọng nếu khoảng cách từ mọi thứ tới ống kính camera tương đương nhau

Một giải pháp cho khó khăn này là bạn hãy chụp ảnh với một suy nghĩ trong đầu là DOF sẽ rất nhỏ, hãy tìm cách làm sao để vùng nét nằm ở vị trí bạn muốn. Nếu đối tượng của bạn trải rộng từ tiền cảnh tới hậu cảnh, chắc chắn sẽ có một vài phần của bức ảnh bị mờ. Nhưng nếu bạn thay đổi góc nhìn và chụp bức ảnh với đối tượng nằm vuông góc với ống kính – sao cho mọi phần của đối tượng đều có một khoảng cách bằng nhau so với ống kính máy ảnh, khi đó DOF sẽ trở nên ít quan trọng. Bạn sẽ có thể chụp bức ảnh lấy nét vào tất cả đối tượng.

Kiểm soát độ rung của camera

Ở khoảng cách chụp khá gần, một chút rung camera dù nhẹ cũng có thể giống như một trận động đất. Tốt nhất khi chụp macro bạn nên đặt camera trên giá đỡ tripod hoặc một số thiết bị hỗ trợ khác.

Một số lưu ý khi chụp ảnh macro

Giá đỡ tripod cùng tấm che sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi chụp ảnh macro

Hiện tại cũng đã có những giá đỡ tripod cho iPhone hoặc smartphone khác.

Ánh sáng

Cuối cùng, phải nói thêm một chút về ánh sáng. Ánh sáng mặt trời trực tiếp không giúp tạo ra những bức ảnh cận cảnh thiên nhiên tuyệt vời, một phần vì trong bức ảnh cuối cùng của bạn sẽ có các biến thể của ánh sáng và bóng. Bạn sẽ chụp được những bức ảnh đẹp hơn với ánh sáng gián tiếp, có nghĩa là bạn nên chụp ảnh khi mặt trời đang bị mây che, hoặc chụp các đối tượng trong bóng râm. Khi chụp ảnh thiên nhiên bạn có thể mang theo thiết bị chắn sáng để giảm ánh sáng trực tiếp vào đối tượng. Bạn cũng có thể chụp ảnh vào thời điểm buổi sớm và chiều trong ngày khi ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp trên cao xuống. Dù bằng cách nào đi nữa, bạn nên ghi nhớ tránh chụp ảnh khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đối tượng bạn định chụp.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Kinh nghiệm là mở khẩu độ nhỏ khoảng f/18 để bắt được nhiều chi tiết trên chủ thể hay sử dụng đèn flash đánh thẳng để độ bão hòa màu sâu hơn.

Với sự nhấn mạnh vào chi tiết, hoa văn và kết cấu của chủ thể dù rất nhỏ, nhiếp ảnh macro có thể mang lại nhiều bức hình độc đáo và mới lạ khai thác từ vẻ đẹp thiên nhiên. Những người chụp ảnh macro thường phải khá tỉ mỉ, kỹ tính. Một bức ảnh cũng chưa đựng nhiều công sức của người chụp như cách chỉnh thông số hay bố trí thiết bị hợp lý, luôn sẵn sàng với mọi tình huống chụp cũng như phát hiện ra các góc, đường nét hay hình khối thú vị.

Dưới đây là những mẹo nhỏ cần lưu ý khi chụp ảnh macro theo tạp chí National Geographic.

Bức ảnh Chú ong cô độc cùa tác giả John Kimbler.

Ảnh Macro là một thể loại nhiếp ảnh phóng đại. Nó thường được công nhận là "vĩ mô" khi người chụp tăng kích thước của các đối tượng trong hình ảnh lên gấp nhiều lần. Trong bức ảnh này, một ống kính macro kết hợp cùng đèn flash kép chuyên chụp cho ảnh macro đã giúp tái tạo những chi tiết phức tạp trên chú ong cũng như cánh hoa.

Bức ảnh Bọ rùa đang đậu trên hoa cúc của tác giả Yoann Ducamp.

Như một quy luật không chính thức, người chụp nên luôn sử dụng một khẩu độ mở không lớn hơn f/16 để có thể chụp được tất cả hoặc ít nhất là hầu hết chủ thể chính cần nắm bắt. Không giống như các bức ảnh thông thường, ảnh macro có kích thước nhỏ nên độ sâu trường ảnh phải rộng hơn nhiều so với thông thường mới có thể thu được những chi tiết trên chủ thể.

Bức ảnh Hạt bồ công anh của tác giả Michele Sutton.

Đây là một cách khác nhau để nắm bắt hạt bồ công anh vào buổi chiều với một làn gió thổi nhẹ kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên hoàn toàn với một chút sắp đặt nhỏ của người chụp. Khác với tiêu chuẩn f/16 nói trên, trong một số trường hợp cụ thể, mở khẩu độ lớn hơn một chút cũng có thể tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật thú vị nếu như chủ thể không quá cần thiết phải rõ nét các chi tiết.

Mô hình Ôtô thu nhỏ trên quả bóng cao su của tác giả Peter Martin.

Khi chụp ảnh macro, độ sâu trường ảnh hẹp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì cố gắng loại bỏ nó, người dùng có thể tận dụng bằng cách sử dụng những hình ảnh, ảnh sáng ở phông nền để tạo ra các chi tiết ảnh thú vị.






Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình





(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý