Chữa bệnh sỏi thận bằng quả thơm rất tốt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh sỏi thận bằng quả thơm rất tốt

19/04/2015 08:24 AM
2,559

Chữa bệnh sỏi thận bằng trái thơm rất tốt. Mùa hè được các y bác sĩ gọi là "mùa của sỏi thận", vì số người mắc bệnh này thường cao gấp đôi so với mùa đông. Nguyên nhân là do trời nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến thiếu nước, khiến nước tiểu bị đặc rất dễ kết tinh thành các tinh thể gây sỏi thận.






CHỮA BỆNH SỎI THẬN BẰNG TRÁI THƠM

Trái thơm nhiều công dụng quý!


Trai thom nhieu cong dung quy!

Trái thơm (dứa, khóm…) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới. Trái thưom có nhiều công dụng trong chữa bệnh…

Thơm chữa viêm gân, lợi tiêu hóa

Thơm chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E. Đặc biệt trong nước dứa có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả. Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao. Tại các nước Anh, Pháp, Đức, Bromelin đã được cho vào các viên thuốc phân hủy Fibrin chống viêm nhiễm sau chấn thương. Bromelin bôi lên vết thương làm tiêu tổ chức chết, chống tụ huyết, giảm phù nề, mau lành sẹo. Bromelin còn được phối hợp với các thuốc khác như kháng sinh để giúp tăng tác dụng trong điều trị viêm nhiễm bộ máy hô hấp, hen phế quản. Trong một số phẫu thuật của nha khoa, người ta dùng Bromelin để tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề bằng cách mỗi ngày uống một cốc nước thơm ép (1 quả) liền trong 15 ngày.

Trái thơm

Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt. Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.

Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).

Và một số bệnh khác

Thơm được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.

- Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.

- Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.

- Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.

Thơm còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước ép trái thơm, hoặc nấu canh, xào với các món ăn.

Trái thơm thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột.

Say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút - 1 giờ ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 giờ. Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).

Để phòng say thơm, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay.

Bài thuốc chữa bệnh gan, thận từ dứa dại


d
Nhiều bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc.
Rễ: thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g tất cả thái nhỏ; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.

Bệnh viện Ba Vì (Hà Tây cũ) đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: Rễ dứa dại 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 - 300ml; trẻ em 100 - 150ml. Ngày 2-3 lần. Một đợt điều trị 5 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.

Đọt non:

Đọt đứa dại được thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.

Chữa tiểu rắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.

Chữa kinh phong ở trẻ em: Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.

Có thể thực hiện bài thuốc như sau:

- Có đờm khò khè, thêm chua me và xương sông.
- Nóng sốt nhiều thêm dứa dại và búp mít.
- Co giật, thêm dâm hôi.
- Tiểu ít, táo bón thêm đào nhân.
- Trẻ em đang bị tiêu chảy không được dùng.
Dùng đắp ngoài: đọt non dứa dại, lá đinh hương (lượng bằng nhau), đắp chữa đinh râu rất tốt.

Quả: dùng tươi hoặc phơi khô.

Chữa xơ gan, cổ trướng: quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày...

Để chữa viêm gan mạn tính, lấy quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.

Theo tài liệu nước ngoài, hạt dứa dại 9 hạt, giã nhỏ nhồi vào 1 khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, chữa bệnh đái tháo đường.


Quả dứa - Mộc thông - Kim tiền thảo - Ảnh: K.Vy

Gần đây, có nhiều bạn đọc gửi thư về Báo Thanh Niên để hỏi về việc dân gian dùng quả dứa để chữa bệnh sỏi thận.

Dùng quả dứa chữa trị

Chẳng hạn, bạn đọc ở địa chỉ <mimihoa@...> hỏi như sau: “Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.

Thắc mắc này được lương y Vũ Quốc Trung trả lời như sau: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.






Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua

Mới đây có thân hữu hỏi ý kiến về bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa với phèn chua như sau:

Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.

Và cũng có hướng dẫn của một vị lương y là “Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt”.

Trước khi góp ý, xin tìm hiểu về món ăn khá thông dụng này là trái dứa.

Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ.

Khi Christopher Columbus thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về cống hiến nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.

Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.

Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt cho nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 6 tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Dứa thường được hái khi đã chin, sẵn sàng để ăn.

Dinh dưỡng

Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.

Một ly dứa tươi cung cấp 25mg sinh tố C; 0,1mg thiamine; 16mcg folate; 0,15mcg sinh tố B 6; 17mg magnesium; 0,5mg sắt; 2gr chất xơ và 80 calori.

Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme tiêu hóa giống như papain của đu đủ. Bromelain có tác dụng làm mềm và phân hóa chất đạm ra nhừng phân tử nhỏ để cơ thể có thể sử dụng, cấu tạo tế bào đồng thời cũng tạo cho thịt hương vị thơm ngon. Br có thể gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ.

Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.

Áp dụng y học

Theo American Cancer Society, dứa có chất Bromelain mà một số nghiên cứu cho là có công dụng hỗ trợ trong điều trị một số bệnh như:

-Có thể dùng bromelain chung với thuốc điều trị ung thư để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị, như là viêm cuống họng và miệng;

-Vì bromelain là một enzyme chuyển hóa chất đạm cho nên có thể dùng thêm để hỗ trợ tiêu hóa cho những người thiếu enzyme này;

-Bromelain có tác dụng ngăn ngừa tiểu cầu dính với nhau, cho nên có thể dùng thêm để tránh tình trạng máu đóng cục;

-Nghiên cứu khác cho hay bromelain có tác dụng chống viêm sưng trong bệnh viêm khớp, viêm xoang, vết thương do sâu bọ cắn hoặc chống nhiễm trùng khi da thịt bị phỏng…

Tuy nhiên, Hội Ung Thư Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh là cần nhiều nghiên cứu khác nữa để xác định các công dụng này.

Ăn dứa

Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường ngon hơn phần khác, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.

Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.

Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vào vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị đồng thời làm bớt rát lưỡi.

Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.

Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.

Một đĩa xá lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.

Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp. Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên trở xuất cảng đi xa, mau hư cho nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên, do đó thường cần đến ba quả mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được cho thêm nước đường nên có nhiều calori.

Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.

Mua dứa

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống còn xanh. Khi gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng cũng không sao. Dứa lớn nhỏ đều có chung giá trị dinh dưỡng như nhau. Tránh dứa đã có mùi lên men vì quá chin bắt đầu ủng. Dứa có thể cất giữ trong tủ lạnh hoặc ở ngoài.

Lưu ý

Dứa rất lành. Đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain . Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food lại có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp và vài bệnh khác.

Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cùng tiết ra nhiều tyrosine. Vì thế, mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.

Một vài nghiên cứu khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Sỏi thận và dứa

Bây giờ, xin trở lại với Sỏi thận và dứa cộng với phèn chua.

Sỏi thận là một vật rắn đặc thành hình từ nhiều hóa chất khác nhau trong nước tiểu:

-Sỏi calcium oxalate chiếm 80% các loại sỏi thận và đa số là do di truyền, calcium không dùng trong việc tạo xương và loại ra theo nước tiểu. Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau spinach, cocoa, đậu phọng, các loại hạt, ớt, nước trà; ăn nhiều muối hoặc dùng bổ sung calcium viên cũng tăng tủi ro loại sạn này. Sạn calci rất cứng.

-Sỏi với chất struvite (Magnesium ammonium phosphate) thường thấy trong bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện, đặc biệt là ở nữ giới và được điều trị bằng cách tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

-Sỏi với chất uric acit do tiêu thụ nhiều chất đạm động vật thịt, cá, gà gây ra vì các thực phẩm này cho chất purine, tiền thân của uric acit. Giới hạn các thực phẩm này và tăng độ kiềm của nước tiểu có thể giảm thiểu nguy cơ gây sạn.

-Sỏi với các chất amino acit cystine, rất hiếm. Đây là bệnh bẩm sinh trong đó thận không tái hấp thụ được chất cystine. Chất này luân lưu trong nước tiểu và kết tụ thành sỏi. Chữa trị bằng cách uống nhiều nước để loại cystine ra ngoài đồng thời giảm độ acit của nước tiểu.

Nam giới bị sỏi thận gấp đôi nữ giới và thường thấy vào tuổi từ 30 tới 50. Một đời sống quá tĩnh tại, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và mập phì cũng tăng rủi ro bị sạn thận. Nghiên cứu mới đây cho hay tình trạng hâm nóng toàn cầu đưa tới khô nước cũng làm tăng rủi ro sỏi thận. Ngay cả các phi hành đoàn bay trong không gian cũng tăng rủi ro này vì họ ít uống nước

Hiện nay, y học thực nghiệm chữa sỏi thận bằng nhiều cách và căn cứ vào các chất kết tinh thành sỏi. Do đó, khi tiểu ra sạn cần cất giữ sạn và đưa cho phòng thí nghiệm để phân tích thành phần cấu tạo.

Nếu sạn còn nhỏ, uống nhiều nước để loại sạn qua nước tiểu là cách hữu hiệu nhất.

Với sỏi lớn, có thể đưa một dụng cụ nhỏ vào thận, nghiền sạn rồi gắp sạn ra hoặc đập vụn sạn với sóng nước (shock wave lithotripsy).

Nên nhớ có thể phòng tránh sạn bằng cách uống nhiều nước. Khi nước tiểu loãng thì sạn khó mà kết tụ với nhau. Khi nước tiều đục vàng thì sạn sẽ kết tụ.

Cũng nên nhớ rằng loại sạn thận calcium oxalte rất cứng khó mà có chất nào có thể khiến chúng hóa nhỏ tiêu tan.

Về chữa sỏi thận với dứa và phèn chua, chúng tôi đã cố gắng tìm xem có kết quả nghiên cứu nào xác định hoặc hỗ trợ công dụng trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân chúng hoặc theo lý luận của một số nhà y học cổ truyền với dứa và phèn chua, nhưng mà chưa có cơ duyên tìm ra.

Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất lợi có ghi là dân chúng còn dùng rễ cây dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi thận. Có lẽ là uống nhiều nước rễ cây dứa có thể đẩy các tinh thể tạo sỏi trong nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Bệnh viện chuyên trị bệnh thận Devasya Kidney bên Ấn Độ khuyên dân chúng muốn giúp thận lành mạnh nên tiêu thụ các loại nước dứa, chanh, cà rốt, chuối …nhưng không giải thích tại sao. Cũng có lẽ là uống nhiều các loại nước này.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm có nhiều ảnh hưởng lợi và bất lợi đối với sự thành hình sỏi thận. Chẳng hạn:

-Với sạn calcium oxalate, nên giảm thiểu tiêu thụ món ăn có nhiều oxalate như chocolat, caffeine, các loại hạt, hạt tiêu đen, rau spinach, dâu, các loại đậu; đồng thời nên bớt muối, đường. Nên tiêu thụ chuối, gạo đỏ, oat, rye, bắp, cám, barley. nước trái cranberry, dứa, chanh cam. Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung calci nên dùng loại calcium citrate. Dứa tương đối có ít oxalate calcium, một hóa chất của sỏi calcium.

-Với sạn uric acid, nên giới hạn tiêu thụ đạm động vật có nhiều purine/acit uric như thịt bò, thịt cừu, gà, cá sardine, gan và thực vật như nấm, pumpkins, cauliflower, các loại đậu, rượu bia, rượu vang để giảm uric acid. .

-Với sạn cystine, giới hạn cá vì có nhiều methionine.

Về bài thuốc dứa-phèn chua, chúng tôi nghĩ là ta có thể dùng dứa. Uống nhiều nước dứa có thể khiến cho các tinh thể tạo sỏi tiết niệu loãng ra, không kết tụ với nhau và loại ra ngoài qua tiểu tiện. Nhưng cũng xin nhắc lại rằng nhiều loại sỏi thận là những tinh thể kết tụ với nhau, khá cứng, đập mạnh mới làm vỡ được.

Riêng phèn chua thì nên cân nhắc một chút.

Phèn chua là muối kép của nhôm và potassium. Đây là chất mà dân chúng thường dùng để làm cho nước có vẩn đục trở thành trong: muối nhôm kết tụ các vẩn đục này, lắng xuống đáy, nhờ đó nước trở thành trong và dùng được. Tìm kiếm, chúng tôi chưa thấy ý kiến nào nói đến công dụng của phèn chua đối với sỏi thận, ngoại trừ một số thân hữu cho hay họ cũng đã dùng dứa với phèn chua và có kết quả. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Việt Nam, thì phèn chua không có công dụng gì trong việc làm tan sỏi tiết niệu (Sách Hỏi Gì- Đáp Nấy). Đồng thời có người thắc mắc là liệu phèn chua có làm cho các chất calci trong nước tiểu dễ dàng kết tụ với nhau để đưa tới sạn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho hay muối nhôm, tuy không độc, nhưng nếu tiếp xúc lâu ngày với lượng quá cao trong nước uống có thể gây ra rối loạn cho sự sinh đẻ, cho hệ thần kinh. Mới đây, vài nghiên cứu sơ khởi cho rằng chất nhôm có thể là rủi ro gây ra bệnh Alzheimer.

Cho nên, để an toàn, có lẽ cũng chẳng nên dùng phèn chua với hy vọng “bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra “.

Mong nhận được ý kiến của quý vị có nhiều hiểu biết.

Bài thuốc chữa gan, sỏi thận từ dứa

Không chỉ quả dứa, thân cây dứa cũng chữa được nhiều bệnh.

Nếu muốn nhuận tràng, lấy lá dứa 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước uống. Còn để trừ giun sán thì tăng liều gấp đôi. Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể bị sẩy thai.

Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.

Các bài thuốc cụ thể khác:

Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).

Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.

Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.

Những bài thuốc khác chữa sỏi thận

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.
có chuyên môn để việc dùng thuốc đạt hiệu quả.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo (thường là do sỏi từ bên trên đi xuống). Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em, bệnh thường có tiền sử lâu dài qua nhiều năm. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sỏi niệu, như uống thuốc nội khoa cho tan sỏi; tán sỏi ngoài cơ thể; phẫu thuật để lấy sỏi…

Kim tiền thảo


Theo kinh nghiệm dân gian, nếu sỏi còn nhỏ dưới 10 mm, có thể dùng bài thuốc từ quả dứa và phèn chua để chữa. Phèn chua là một vị thuốc mà đông y gọi là khô phân, minh phân, khi tác dụng với a-xít hữu cơ có trong quả dứa sẽ làm tăng tính a-xít, nhờ vậy có tác dụng làm tan sỏi. Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.

Để chữa sỏi tiết niệu, bài thuốc từ quả dứa mà người ta hay dùng đó là lấy một quả dứa gọt vỏ, khoét một lỗ rồi cho vào đó một ít phèn chua (khoảng 0,3g) rồi cho nước vào và đậy nắp lại đem nấu đến chín mềm. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày, nhiều người bệnh dùng cách này cho kết quả tốt.

Trạch tả


Những bài thuốc khác

Ngoài ra, để chữa sỏi niệu, theo lương y Quốc Trung, y học cổ truyền còn có các bài thuốc khác. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, sỏi nhỏ gọi là “sa lâm”, sỏi to gọi là “thạch lâm”. Sỏi niệu có nhiều thể khác nhau, và các bài thuốc điều trị tương ứng với từng thể.

Chẳng hạn, với thể thấp nhiệt, bệnh có những triệu chứng: đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau bụng, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, thì dùng bài thuốc trị gồm các vị thuốc: kê nội kim, mộc thông, hoa hòe (mỗi vị 9g), biển súc, sơn chi, cù mạch (mỗi vị 12g), hoàng thạch, xa tiền tử, tiên hạc thảo, hải sa kim (mỗi vị 15g), kim tiền thảo 30g, đại hoàng, cam thảo (mỗi vị 6g).

Với thể can uất khí trệ, bệnh thường biểu hiện gồm tiểu ra máu, tiểu gắt và buốt, ấn vào vùng thận thì đau, phần ngực sườn trướng tức, thì dùng bài thuốc gồm các vị: ý dĩ, kê nội kim, uất kim, đào nhân, chỉ xác, đại phúc bì (mỗi vị 8g), kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, ngưu tất 12g.

Với thể thận âm suy hư, biểu hiện bệnh gồm thường tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu choáng, tai ù, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, thì sử dụng bài thuốc gồm các vị hoàng bá, đương quy, tri mẫu, thục địa, trạch tả (mỗi vị 12g), kê nội kim, mộc thông (mỗi vị 9g), cam thảo, sơn thù (mỗi vị 6g), kim tiền thảo 30g, hải sa kim, xa tiền tử, hoàng kỳ (mỗi vị 15g).

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra, tiếp tục cho 2 chén nước vào nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.





Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý