Kinh nghiệm chụp ảnh phóng sự hay, ý nghĩa

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm chụp ảnh phóng sự hay, ý nghĩa

19/04/2015 08:24 AM
693

Nhìn chung phóng sự ảnh là thể thoại "khó nhằn" nhất trong các thể loại ảnh chụp. Nó đòi hỏi ngoài tay nghề về ảnh còn yêu cầu ngươì chụp phải có 1 tư duy mạch lạc về phóng sự, về bút ký hay kể chuyện vì mục đích cuối cùng là mang đến cho ngươì xem một câu chuyện có ý nghĩa bằng ảnh.

 Phương pháp luận
làm photo-essay cũng giống như viết phóng sự/ký sự. Nghĩa là cũng phải có phần đặt vấn đề, phát triển vấn đề và kết luận. Kinh nghiệm của tôi đúc kết rằng những phóng sự ảnh tốt ra đời khi ngươì chụp đã có sẵn một "kịch bản" trong đầu, nghĩa là anh ta/cô ta đã biết khá rõ mình cần phải chụp những cái gì trong đầu và khi cầm máy đến hiện trường, công việc của anh ta/cô ta là chụp những khuôn hình theo cái kịch bản dàn sẵn ấy. Phần việc ở hiện trường chỉ nặng khi cần có cảm xúc và nhanh nhạy cũng như kỹ thuật để thể hiện những điều trong kịch bản bằng hình ảnh.

Vậy thì khi đã có đề tài, tìm hiểu kỹ thông tin về đề tài mình chụp, lờì khuyên của tôi cho các bạn mới làm quen với thể loại này (mà hồi đầu tiên tôi vẫn áp dụng và đến nay vẫn tiếp tục áp dụng) đó là hãy viết cái đề tài ấy ra theo dạng phóng sự viết, tất nhiên không cần chau chuốt câu chữ bằng những áng văn hùng tráng kể cả khi bạn có khả năng ấy. Viết trọn vẹn bài ấy ra rồi xem xét lại xem trong bài ấy có những ý chính nào, có những "nút thắt" nào ta đã định ra rồi từ đó lên kịch bản cho việc chụp. Cứ bám sát theo nó, ví dụ trong bài phóng sự của bạn có độ 10 ý chính để kể trọn vẹn câu chuyện thì khi đi chụp bạn chỉ cần chụp đúng 10 cái ý ấy thôi. Tất nhiên ở mỗi ý bạn phải chụp nhiêù góc độ, thử các võ... sao cho ý ấy được nổi lên rõ ràng.

Đó là cách làm phóng sự ảnh thực thụ. Nó giúp cho bạn gần như có ngay sản phẩm cuối cùng khi đóng máy, chụp xong vì về nhà bạn chỉ việc lọc ra 10 cái ảnh tốt nhất của 10 phân cảnh bạn đã định.

Sai lầm và thiếu sót của đa số chúng ta là đi chụp phóng sự ảnh mà không hình dung ra trước kịch bản, đến nơi và cứ thế chụp rồi về biên tập, chọn ra 1 bộ ảnh. Đôi khi nó vẫn hiệu quả nhất định khi bạn là người có đầu óc biên tập ảnh tốt nhưng dù sao cũng không thể hay, không thể đồng nhất và xuyên suốt câu chuyện bằng khi bạn đã "chụp ảnh trước trong đầu".

Thực tiễn- Các khuôn hình cần chụp


Khi đã có ý tưởng, có kịch bản thì tất nhiên bạn sẽ chụp những "phân cảnh" cần thiết. Chỉ xin lưu ý một số điểm sau:

* Bạn cần chụp 1 cảnh toàn để mô tả về không gian, về sự việc...
* Nên có 1,2 tấm chân dung của nhân vật trong essay, nếu essay của bạnnói về nhiều nhân vật hay nhóm nhân vật thì cũng nên "bóc" lấy 1 ngươì điển hình ra chụp
* Bạn cần chụp chi tiết, không phải là macro nhưng một số chi tiết, nêú được chắt lọc đắt giá sẽ giúp bạn ăn điểm
* Một số trung cảnh về hành động, hoạt động
* Trong essay của bạn nên có 1 ảnh mở: nó mô tả, khái quát chung về đề tài , nội dung bạn muốn nói nhưng không phải nói hết, he hé thôi- thế nên nó mơí gọi là ảnh mở
* Trong essay rất cần những ảnh để nhấn mạnh, những ảnh "đinh" tạo cảm xúc mạnh mẽ, rõ rệt cho ngươì xem. Nhấn như thế nào thì trong dàn bài, kịch bản bạn đã phải nghĩ ra rồi.

Làm một photo-essay cũng giống như viết phóng sự, đôi khi bạn cần những "khoảng nghỉ ngơi" cho ngươì đọc, ngươì xem, đừng dồn họ quá. Tưởng tượng 1 phóng sự ảnh toàn những cảnh rất mạnh, ấn tượng cũng không phải là tốt, nó làm ngươì xem mệt mà chưa chắc đã "thấm". Bạn phải cấu trúc sao cho có nhịp điệu, có nhấn nhá. Thậm chí trong essay có những cái ảnh rất bình thường (nêú đứng một mình) nhưng nó có khi cần thiết hơn vì nó giúp ngươì xem nghỉ, sau đó lại được "đẩy" lên cao trào chẳng hạn. Ảnh kết chính là kết luận của bạn về đề tài, nó có thể kết "đóng" hoặc "kết mở" tùy bạn. Vì là phóng sự, ký sự nên cho phép bạn được đưa ý kiến chủ quan của mình vào.

Sa-bô và chú thích ảnh- phần quan trọng không thể thiếu
Bạn cần viết 1 đoạn sa-bô ngắn để nói về phóng sự ảnh của mình, đừng ngắn quá nhưng cũng đừng dài quá. Hơn 700 chữ thì sẽ không ai đọc đoạn ấy của bạn đâu. Chủ yếu là mô tả đề tài, không gian, số liệu.. những thứ mà ảnh của bạn không thể chụp được.

Chú thích ảnh: có những essay bạn không cần chú thích nêú bạn đã viết đủ ở sa bô mà ảnh của bạn đủ nói hết thông tin nhưng thông thường thì bạn nên chú thích từng ảnh cẩn thận.

* Tránh việc chú thích ảnh dùng tính từ như : lặng lẽ, suy tư, buồn rầu... bạn không được phép áp đặt những trạng thái theo đánh giá của bạn vào, caí đó để tự ngươì xem thấy.


* Nên chú thích đầy đủ thông tin về tên tuổi nhân vật, hoàn cảnh đang diễn ra khi bạn chụp, sự kiện hay điều gì đó xảy ra liên quan đến bức ảnh mà bạn không thể chụp hết, đưa hết vào ảnh được. Đó là nguyên tắc caption chung còn trong essay thì caption nên thống nhất cách hành văn và cứ bám theo kịch bản.



Chút kinh nghiệm và đôi điều về Phóng sự ảnh

Phóng sự ảnh là một thể loại thông tin báo chí hiện đại được nhiều người quan tâm, đó có thể hiểu là một câu chuyện được kể lại bằng ngôn ngữ ảnh, thể hiện qua cách nhìn của người chụp. Đây là một thể loại tương đối khó bởi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của người “kể chuyện” như nền tảng văn hóa, chủng tộc, kỹ thuật nhiếp ảnh, sự phản xạ nhanh nhạy … Trong vòng vài năm gần đây với sự phát triển của báo chí, nhất là báo mạng nên chúng ta được xem nhiều hơn về thể loại này được đưa ra dưới hình thức nặng về chùm ảnh hơn là phóng sự ảnh. Đó là sự tập hợp nhiều bức ảnh, trùng lặp “ngôn ngữ” trong từng bức ảnh đơn.

Cách đây vài năm tôi có tham gia một khóa học 12 ngày của tổ chức nhiếp ảnh báo chí World Press Photo, một cơ hội rất may mắn được tiếp xúc với nhiều nhà báo ảnh của tổ chức này cũng như những nhà biên tập ảnh của National Geographic thì vỡ ra nhiều vấn đề mà “sư phạm” nước ta còn bỏ ngỏ, thiếu hụt. Tôi xin phép được chia sẻ vài vấn đề nhỏ, mong nhận được những phản hồi, phản biện và bổ sung thêm.

- Trước tiên là đặt vấn đề “ta sẽ nói gì” và tư duy trong đầu về bố cục câu chuyện mình sẽ kể. Khi đã hình dung đầy đủ vấn đề này, lúc tiếp cận ta sẽ ít khi bị ngợp và chụp dông dài.
- Tiếp cận “mục tiêu” với tư cách là người quan sát, không chụp ảnh. Lúc này ta sẽ được bổ sung thêm thông tin và những điều mình chưa biết để củng cố lại “câu chuyện”. Cách tiếp cận thân thiện sẽ rất hữu ích cho việc chụp hình về sau.
- Chuẩn bị phương tiện máy ảnh, ống kính phù hợp, các thiết bị bổ trợ…gọn gàng nhất có thể. Nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia thích mang hết đồ nghề mình có vào balô thì đó là một cực hình rất vất vả cũng như khó dịch chuyển hoặc tạo ra những cảm giác không thuận lợi.
- Ở những tạp chí uy tín nước ngoài họ thường có một ban biên tập ảnh độc lập với người chụp. Đây thực sự là một cách làm việc rất khách quan vì người chụp ảnh thường hay bị ám ảnh cũng như ủy mị vào tình cảm mà họ đã được chứng kiến khi ghi hình nên sự lựa chọn dễ bị thiếu thông tin. Người không chứng kiến sự việc sẽ lựa chọn và có cảm nhận thông tin trong đó tốt hơn. Còn với chúng ta chưa có điều kiện đó thì nên chia sẻ với một số người khác sau khi tự biên tập để nhận được phản hồi khách quan của người xem.

Giới ảnh báo chí hiện đại ngày nay sử dụng khá nhiều ống kính góc siêu rộng (14mm,16mm 24mm..) để tăng thêm kịch tính, gom được nhiều thông tin bổ trợ trong ảnh…Dùng ống kính góc siêu rộng thường phải tiếp cận rất sát với chủ thể. Ngoài ra dùng ống kính zoom có góc rộng và tele vừa phải cũng là một lựa chọn tốt, sẽ gọn gàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi “tác nghiệp” (ví dụ như ống kính zoom 24-70mm).
Xin chia sẻ một bộ phóng sự ảnh về những đứa trẻ nhặt rác khu phế thải lớn nhất thành phố Manila, Philippines mà tôi chụp “trả bài” cho lớp học WWP trên, mặc dù không được điểm tốt nhưng đối với tôi là một kỷ niệm cũng như là lần đầu tiên “tác nghiệp” ngoài Việt Nam. Được chụp bằng máy Canon 1D Mk2 và ống kính 12 -24mm của Sigma.



Kinh nghiệm chụp 1 bộ phóng sự ảnh


pp rất thích những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Na Son thông qua Internet. Anh có một bài rất hay về ảnh phóng sự, dẫn lại ở đây để giới thiệu với ace có cùng đam mê.
Nhìn chung phóng sự ảnh là thể thoại "khó nhằn" nhất trong các thể loại ảnh chụp. Nó đòi hỏi ngoài tay nghề về ảnh còn yêu cầu ngươì chụp phải có 1 tư duy mạch lạc về phóng sự, về bút ký hay kể chuyện vì mục đích cuối cùng là mang đến cho ngươì xem một câu chuyện có ý nghĩa bằng ảnh.

Phương pháp luận- làm photo-essay cũng giống như viết phóng sự/ký sự
Nghĩa là cũng phải có phần đặt vấn đề, phát triển vấn đề và kết luận. Kinh nghiệm của tôi đúc kết rằng những phóng sự ảnh tốt ra đời khi ngươì chụp đã có sẵn một "kịch bản" trong đầu, nghĩa là anh ta/cô ta đã biết khá rõ mình cần phải chụp những cái gì trong đầu và khi cầm máy đến hiện trường, công việc của anh ta/cô ta là chụp những khuôn hình theo cái kịch bản dàn sẵn ấy. Phần việc ở hiện trường chỉ nặng khi cần có cảm xúc và nhanh nhạy cũng như kỹ thuật để thể hiện những điều trong kịch bản bằng hình ảnh.

Vậy thì khi đã có đề tài, tìm hiểu kỹ thông tin về đề tài mình chụp, lơì khuyên của tôi cho các bạn mơí làm quen vơí thể loại này (mà hồi đầu tiên tôi vẫn áp dụng và đến nay vẫn tiếp tục áp dụng) đó là hãy viết cái đề tài ấy ra theo dạng phóng sự viết, tất nhiên không cần chau chuốt câu chữ bằng những áng văn hùng tráng kể cả khi bạn có khả năng ấy. Viết trọn vẹn bài ấy ra rồi xem xét lại xem trong bài ấy có những ý chính nào, có những "nút thắt" nào ta đã định ra rồi từ đó lên kịch bản cho việc chụp. Cứ bám sát theo nó, ví dụ trong bài phóng sự của bạn có độ 10 ý chính để kể trọn vẹn câu chuyện thì khi đi chụp bạn chỉ cần chụp đúng 10 cái ý ấy thôi. Tất nhiên ở mỗi ý bạn phải chụp nhiêù góc độ, thử các võ... sao cho ý ấy được nổi lên rõ ràng.

Đó là cách làm phóng sự ảnh thực thụ. Nó giúp cho bạn gần như có ngay sản phẩm cuối cùng khi đóng máy, chụp xong vì về nhà bạn chỉ việc lọc ra 10 cái ảnh tốt nhất của 10 phân cảnh bạn đã định.

Sai lầm và thiếu sót của đa số chúng ta là đi chụp phóng sự ảnh mà không hình dung ra trước kịch bản, đến nơi và cứ thế chụp rồi về biên tập, chọn ra 1 bộ ảnh. Đôi khi nó vẫn hiệu quả nhất định khi bạn là ngươì có đầo óc biên tập ảnh tốt nhưng dù sao cũng không thể hay, không thể đồng nhất và xuyên suốt câu chuyện bằng khi bạn đã "chụp ảnh trước trong đầu".

Thực tiễn- Các khuôn hình cần chụp
Khi đã có ý tưởng, có kịch bản thì tất nhiên bạn sẽ chụp những "phân cảnh" cần thiết. Chỉ xin lưu ý một số điểm sau:
- Bạn cần chụp 1 cảnh toàn để mô tả về không gian, về sự việc...
- Nên có 1,2 tấm chân dung của nhân vật trong essay, nếu essay của bạnnói về nhiều nhân vật hay nhóm nhân vật thì cũng nên "bóc" lấy 1 ngươì điển hình ra chụp
- Bạn cần chụp chi tiết, không phải là macro nhưng một số chi tiết, nêú được chắt lọc đắt giá sẽ giúp bạn ăn điểm
- Một số trung cảnh về hành động, hoạt động
- Trong essay của bạn nên có 1 ảnh mở: nó mô tả, khái quát chung về đề tài , nội dung bạn muốn nói nhưng không phải nói hết, he hé thôi- thế nên nó mơí gọi là ảnh mở
- Trong essay rất cần những ảnh để nhấn mạnh, những ảnh "đinh" tạo cảm xúc mạnh mẽ, rõ rệt cho ngươì xem. Nhấn như thế nào thì trong dàn bài, kịch bản bạn đã phải nghĩ ra rồi.
- Làm một photo-essay cũng giống như viết phóng sự, đôi khi bạn cần những "khoảng nghỉ ngơi" cho ngươì đọc, ngươì xem, đừng dồn họ quá. Tưởng tượng 1 phóng sự ảnh toàn những cảnh rất mạnh, ấn tượng cũng không phải là tốt, nó làm ngươì xem mệt mà chưa chắc đã "thấm". Bạn phải cấu trúc sao cho có nhịp điệu, có nhấn nhá. Thậm chí trong essay có những cái ảnh rất bình thường (nêú đứng một mình) nhưng nó có khi cần thiết hơn vì nó giúp ngươì xem nghỉ, sau đó lại được "đẩy" lên cao trào chẳng hạn. Ảnh kết chính là kết luận của bạn về đề tài, nó có thể kết "đóng" hoặc "kết mở" tùy bạn. Vì là phóng sự, ký sự nên cho phép bạn được đưa ý kiến chủ quan của mình vào.

Sa-bô và chú thích ảnh- phần quan trọng không thể thiếu
Bạn cần viết 1 đoạn sa-bô ngắn để nói về phóng sự ảnh của mình, đừng ngắn quá nhưng cũng đừng dài quá. Hơn 700 chữ thì sẽ không ai đọc đoạn ấy của bạn đâu. Chủ yếu là mô tả đề tài, không gian, số liệu.. những thứ mà ảnh của bạn không thể chụp được.

Chú thích ảnh: có những essay bạn không cần chú thích nêú bạn đã viết đủ ở sa bô và ảnh của bạn đủ nói hết thông tin nhưng thông thường thì bạn nên chú thích từng ảnh cẩn thận.
- Tránh việc chú thích ảnh dùng tính từ như : lặng lẽ, suy tư, buồn rầu... bạn không được phép áp đặt những trạng thái theo đánh giá của bạn vào, caí đó để tự ngươì xem thấy.
- Nên chú thích đầy đủ thông tin về tên tuổi nhân vật, hoàn cảnh đang diễn ra khi bạn chụp, sự kiện hay điều gì đó xảy ra liên quan đến bức ảnh mà bạn không thể chụp hết, đưa hết vào ảnh được. Đó là nguyên tắc caption chung còn trong essay thì caption nên thống nhất cách hành văn và cứ bám theo kịch bản.







Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình





(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý