Kinh nghiệm chụp ảnh thể thao cực sắc nét và ấn tượng. Nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp người Anh, Jordan Weeks kể về những bí quyết giúp ông thành công ở lĩnh vực này.
Bắt đầu cầm máy từ những năm tuổi 16, Jordan Weeks nayđã là một trong những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về thể thao hàng đầu tại Anh. Ông làm việc trong nhiều lĩnh vực thể thao khác nhau, từ bơi lội, chạy, đi xe đạp, lướt song, đi bộ đường dài hay ba môn phối hợp. Ảnh của ông luôn được đăng tải trên nhiều tạp chí hàng đầu và các sách hướng dẫn du lịch.
Cũng giống như nhiều thể loại ảnh khác, nhiếp ảnh thể thao cũng không có sự khác biệt ở chỗ người chụp luôn phải nắm bắt được vấn đề như trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, để thực sự bắt đầu, Jordan Weeks đã đưa ra 10 lời khuyên được cho là tối quan trọng dành cho những người định thử sức ở lĩnh vực này.
Dưới đây là 10 lời khuyên của Jordan Weeks được đăng tải trên Photographyblog.
Tìm cảm hứng.
Nếu không có cảm hứng, những bức ảnh chụp sẽ "vô hồn". Ảnh minh họa.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm trước khi cầm máy và bắt đầu chụp chính là tìm cảm hứng. Thông qua một số tạp chí, trang chia sẻ ảnh flick, một số thư viện, bạn sẽ nhanh chóng nhìn được thành quả công việc của các nhiếp ảnh gia khác. Tìm kiếm cho bản thân không có nghĩa là sao chép của người khác, điều này chỉ đơn giản là nhìn vào bức ảnh của họ, xem những gì họ đã tạo ra và suy nghĩ về những gì bản thân thích, những gì bạn cảm thấy có thể làm tốt hơn. Đây là một bài tập tuyệt vời để khiến bản thân chắc chắn về những gì mình định làm cũng như nhanh chóng thu được những thành công.
Hiểu máy ảnh của bạn.
Điều này được coi là một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến nhiếp ảnh thể thao. Hiểu về máy ảnh cũng như các thiết lập của máy là điều rất cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng chuyển động nhanh, chẳng hạn như chạy, đi xe đạp và các hoạt động thể thao khác. Bạn sẽ cần phải thay đổi ống kính, thay đổi khẩu độ hay tốc độ màn trập một cách nhanh chóng cũng như hiểu hết các trình đơn cài đặt và các thao tác với chúng. Và cách tốt nhất để hiểu hết máy ảnh của mình chính là sử dụng nó cùng với việc học hỏi càng nhiều càng tốt.
Hiểu biết về thể thao.
Hiểu biết về môn thể thao định chụp gần như là điều bắt buộc,
Liệu có cách nào để chụp đẹp một thứ mà bạn không hiểu về nó? Chắc chắn là không. Nếu bạn hiểu các môn thể thao mà bạn đang định chụp, bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội để chụp được những bức hình đẹp. Bạn cần hiểu để có thể dự đoán được đối tượng di chuyển và chỉnh thông số chính xác nhất của màn trập để nắm bắt được khoảnh khắc. Cá nhân tôi thực hiện việc này ở một bước xa hơn đó là thực chất tham gia vào các môn thể thao này. Tôi làm điều này vì tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để thực sự hiểu những gì tôi muốn chụp.
Thử thay đổi ống kính sử dụng.
Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi bắt đầu sự nghiệp của tôi như một nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp là thoát khỏi quan niệm sai lầm cổ điển là nhiếp ảnh gia luôn cần một ống kính tele lớn, chủ yếu là do thực tế tôi không ở trong vị trí để có thể sử dụng thiết bị này vào thời điểm đó. Điều này giúp tôi chụp đối tượng của tôi từ một góc độ mới, sáng tạo và cũng cho tôi nhiều ý tưởng hơn về loại hình ảnh mà tôi có thể tạo ra.
Thử thay đổi cách sử dụng ống kính để có được những bức hình khác lạ.
Thậm chí chỉ mới đây thôi trong cuộc thi xe đạp, xe đạp leo núi hay ba môn phối hợp tôi đã sử dụng một ống kính 17-40 mm. Tôi thích cách một ống kính góc rộng cho phép người chụp được ở gần với hành động, nắm bắt từng chi tiết, từng phút và biểu cảm của cac vận động viên. Đôi khi, bạn sẽ nhận được một số khoảnh khắc quá gần với chủ thể khiến thiết bị không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên mạo hiểm với các môn thể thao có động cơ.
Tắt đèn flash của máy ảnh.
Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nếu bạn muốn tạo ấn tượng cho ảnh chân dung thể thao hoặc các hình ảnh cụ thể. Đôi khi việc sử dụng đèn flash có thể tạo ra những những bức ảnh ít chân thực trong các sản phẩm của bạn. Một vài năm trước đây, tôi bắt đầu không còn sử dụng đèn flash và tạo ra nhiều hình ảnh tuyệt vời. Tất nhiên, mỗi thiết bị đều có những thế mạnh riêng và bạn cũng phải hiểu đèn flash như hiểu chính máy ảnh của bạn để tạo ra những bức ảnh gây ấn tượng mạnh.
Trước khi quyết định theo đuổi thể loại ảnh này, bạn phải xác định mình thật sự thích nó, và kiên trì theo đuổi đến cùng, giống như đeo đuổi 1 cô gái bạn thích, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ đúng không? vì thời gian đầu bạn sẽ nhanh chóng nản vì 99% là bạn sẽ xoá sạch thẻ sau khi chụp.
Nói đến chụp ảnh thể thao ngoài bản lĩnh của người cầm máy, thiết bị cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, và đương nhiên cũng cực kỳ tốn kém. bạn cần có một máy ảnh chuyên nghiệp có thể chụp liên tục nhiều shot và ông kính tele tối thiểu 200. Tổng chi phí khoảng 4000usd.
Đôi điều lưu ý khi chụp ảnh thể thao
Đối với các môn thể thao trong nhà, người chụp không được sử dụng đèn flash, vì sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các VĐV. Do đó, đối với những người sử dụng máy kỹ thuật số thông thường, cách tốt nhất để có các bức ảnh đẹp về VĐV là bạn nên chụp lúc họ đang khởi động. Khi đó, bạn được phép sử dụng đèn flash và ảnh sẽ đẹp hơn.
Cài đặt chế độ chụp
Đối với các môn thể thao trong nhà
- iso từ 1000-1600
- Chế độ chụp M
- Chỉnh sang chế độ chụp liên tục (continous) và lấy nét liên tục
- Mở khẩu tối đa (f2.8)
- Tốc độ thì tuỳ theo các môn thể thao từ 160-250
vd: cầu lông, muya thái, dancesport, taekwondo, vovinam: tốc độ 200
Với tới tộc độ nay chủ đề của bạn sẽ có điểm nét và điểm mờ, rất có cảm giác action, bạn không nên chỉ chăm chăm bắt đứng tất cả, như vậy nhìn sẽ rất cứng và thiếu cảm giác gay cấn. Lúc chụp bạn hãy thử nghiệm ở những tốc độ khác nhau để cảm nhận sự khác biệt nhé, nhiếp ảnh là môn nghệ thuật sáng tạo mà, chỉ cần nắm bắt các nguyên tắc căn bản, còn lại bạn hãy tự do sáng tạo nhé.
Xác định động tác đỉnh của ảnh thể thao
Trước tiên bạn phải hiểu về môn thể thao mình chụp, biết được động tác đỉnh của nó là gì, ví dụ như môn muya thái, động tác đẹp nhất là đá hoặc đấm vào mặt của đối phương nhưng bạn phải chụp được lúc đòn thế đang bổ tới như chực chờ giáng xuống chỉ trong tích tắc, hoặc khuôn mắt méo mó của VĐV trúng đòn. Nghe có vẻ khó nhỉ, bạn hoàn toàn có thể làm được với chế độ chụp liên tục, đó là chế độ chụp bắt buộc khi bạn chụp ảnh thể thao
Đòn thế đang bổ tới như chực chờ giáng xuống chỉ trong tích tắc
Còn đối với các môn như cầu lông, tennis thì bắt buộc phải thấy trái cầu hoặc trái banh nhé bạn! và đương nhiên nó càng gần cây vợt sẽ càng ấn tượng
Chụp cầu lông thì bắt buộc phải thấy trái cầu
Cách lấy nét
Đối với ảnh thể thao việc lấy nét cực kỳ khó khăn, vì VĐV di chuyển liên tục, đang đứng tự nhiên cuối xuống thế là ta lấy nét ngày cái background. Có một mẹo nhỏ có thể hạn chế khá tốt lỗi trên, ta lấy nét những bộ phận khác của VĐV thay vì khuôn mặt, ví dụ chụp cầu lông xuyên qua tấm lưới, không tài nào lấy nét khuôn mặt của VĐV qua tấm lưới được, ta lấy nét đôi chân, đôi chân thì luôn luôn cùng 1 mặt phẳng với khuôn mặt rồi.
Bố cục khung hình
Những người mới chụp ảnh thể thao thường có xu hướng lấy hết cả người VĐV không bỏ sót thứ nào, như vậy hình sẽ rất loãng, nét không căng, không tập trung vào động tác đỉnh, không thể hiện rõ nét biểu cảm của VĐV.
Phải tính toán tính tỷ lệ của con người trong ảnh, để tấm hình được ấm và cô động.
Vd: môn taekwono, môn này chủ yếu sử dụng đòn chân, nên chỉ cần lấy từ đầu gối trở lên là đẹp
môn taekwono chủ yếu sử dụng đòn chân, nên chỉ cần lấy từ đầu gối trở lên là đẹp
Góc máy
Ở môn Muya thái, sau khi kết thúc hiệp 1, VĐV sẽ được làm mát bằng cách đổ nước lên đầu, nên VĐV chỉ cần lắc nhẹ đầu nước đã bắng tung tóe, ta canh chụp hiệp 2 để chụp được các tia nước
Ta canh chụp hiệp 2 để chụp được các tia nước
Đối với môn thể thao có độ nảy nên để thấp máy, tỷ lệ con người sẽ cao hơn và thể hiện được sự tách biệt so với mặt đất.
Vd: vũ điệu quickstep của môn Dancesport
Vũ điệu quickstep của môn Dancesport có độ nảy cao
Đón đầu khoảnh khắc đỉnh
Có 1 câu châm ngôn dân chụp ảnh thể thao luôn thuộc năm lòng, đó là: thấy được tất là đã mất, nghĩa là khi bạn nhìn thấy được đòn thế đẹp mới bấm máy thì bạn đã bỏ lỡ thời cơ rồi. Bạn phải đoán được được đòn thế tiếp theo của VĐV và chụp đón đầu trước, như vậy xác suất có được ảnh tốt sẽ rất cao.
Sự nhạy bén
Theo thời gian bạn sẽ dần dần có được khả năng này, bạn sẽ biết được phải bấm máy vào lúc nào, không phải cứ thấy đánh là ta chụp, vì chụp ảnh thể thao ngốn thẻ rất nhanh, thẻ 16Gb có thể sẽ hết vèo trong vòng vài phút nếu bạn cứ chụp vô tội vạ.
Cuối cùng là bạn hãy chụp chụp và chụp thật nhiều, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quí báu cho mình. Bài viết này cũng được đút kết từ kinh nghiệm nhiều năm chụp ảnh thể thao của tôi.
Kỹ thuật chụp ảnh thể thao
Trong chụp ảnh thể thao, chụp ảnh bóng đá luôn được xem là khó nhất so với các môn ngoài trời, bởi phần quan trọng của bức ảnh chính là khoảnh khắc. Ngoài ra, các phóng viên khi chụp bóng đá luôn bị hạn chế về vị trí đứng cũng như sự di chuyển và không được sử dụng đèn Flash.
Phương tiện
Để có một bức hình bóng đá đẹp, điều quan trọng là ống kính (lens) phải tương đối. Nếu là “con nhà nghèo”, chí ít cũng phải có lens 70-200 mm f2.8. Nếu có điều kiện tài chính, nên đầu tư hẳn lens 300 mm f2.8 hoặc 400 mm f2.8. Với điều kiện ánh sáng trên các sân bóng đá của Việt Nam, cần hạn chế đầu tư ống kính có khẩu độ 4 vì hiện tại, sân Việt Nam đèn vẫn chưa đủ sáng để có thể chụp tốt vào ban đêm. Nhưng nếu bạn chụp trên các sân vận động nước ngoài, điển hình như Singapore và Thái Lan, ống kính f4 sẽ cho ảnh chấp nhận được. Bạn cũng nên đầu tư 1 lens wide cỡ 24 mm để chụp cận cảnh khi cầu thủ ăn mừng, chạy về sát khán đài.
Đặc biệt, nên chọn thẻ nhớ có dung lượng từ 1 GB trở lên tùy theo nhu cầu và chọn định dạng ảnh chụp có đuôi Raw hay chỉ đơn thuần là đuôi JPG, bởi trong các pha bóng đẹp, điều khó chịu là bất ngờ hết thẻ nhớ.
Chế độ chụp
+ Ở tầm xa: Nếu dùng ống tele zoom, hạn chế zoom bởi như thế sẽ dẫn đến tình trạng hình loãng. Luôn đặt ở tiêu cự cao nhất (ví dụ 200 ở lens 70-200). Do vậy, ống fix luôn là lựa chọn tối ưu.
+ Tốc độ: Trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tốc độ luôn là ưu tiên hàng đầu. Ở bóng đá, trong thời điểm ánh sáng trung bình, tốc độ sử dụng thường là 1/1000 (ISO 200-400 ASA). Ở ánh sáng đèn, tốc độ thường sử dụng dao động từ 1/250 đến 1/500 (điều kiện kèm là ISO 1000 đến 1600).
+ Khẩu độ: Luôn để khẩu lớn nhất khi có thể, để bức ảnh luôn có độ sáng tiêu chuẩn. Bởi khi chụp bóng đá, tốc độ rất cao, nếu bạn để tốc độ cao mà khẩu độ không hợp lý, bức hình sẽ rất tối.
Các ống kính có tiêu cự lớn sử dụng trong chụp ảnh thể thao - Ảnh: Dpreview.com
Khoảnh khắc chụp
+ Nên hay không nên chụp chế độ liên tiếp: Ở những dòng máy hiện đại, tốc độ chụp được nâng cao từ 8,5 khung hình/giây đến 11 khung hình/giây. Nhưng thực ra, với những phóng viên ảnh lão làng như Dư Hải (báo Thể thao TPHCM), Hoàng Hùng (báo SGGP) hay Bạch Dương (báo Thanh Niên), những bức hình đẹp luôn được chụp bởi kinh nghiệm nắm bắt khoảnh khắc hơn là lạm dụng chụp liên thanh. Nếu muốn có bức ảnh bóng đẹp, nên trực tiếp đến tận sân xem các trận bóng, ở đó chúng ta sẽ có được cảm giác vào bóng của các cầu thủ, để khi chỉ cần nhìn động tác, chúng ta sẽ biết được động tác tiếp theo để bấm máy. Với phóng viên Dư Hải, vào năm 2001, chỉ với chiếc Canon EOS D30 3 khung hình/giây, anh vẫn có ảnh đẹp để đoạt giải quốc tế.
Ảnh cận cảnh cầu thủ Trọng Hoàng bày tỏ vui mừng khi chiến thắng - Ảnh: Quang Liêm
+ Bố cục ảnh: Nếu cần nói lên sự tranh chấp hay những pha vào bóng nguy hiểm, chúng ta nên chụp cận cảnh để lấy bằng được cái hồn của bức ảnh.
Nếu muốn kể một câu chuyện của bức ảnh như là cảnh đơn độc, cảnh ăn, chúng ta có thể lấy rộng. Nhưng đừng chụp bức ảnh quá rộng, người nhỏ và cả bóng nhỏ, người xem hình sẽ không hiểu gì.
Kinh nghiệm chụp ảnh dslr
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạn
Kinh nghiệm chụp ảnh phóng sự hay, ý nghĩa
Kinh nghiệm chụp ảnh đêm
Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo
(st)