Cách chọn loa và ampli hoàn hảo nhất.Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn Ampli như thế nào để phù hợp với công suất của cặp loa trên,mình sử dụng Karaoke cho gia đình thôi!Cùng với Đầu Karaoke và micro như thế nào là tốt nhất.
CÁCH CHỌN LOA VÀ AMPLI
Cách chọn công suất amply, reciever cho phù hợp với không gian phòng
|
Mã hàng: 0 VND
|
Cách chọn công suất amply, reciever cho phù hợp với không gian phòng
Em mới kiếm được một nguồn thông tin giải đáp cho 1 phần câu hỏi trên. Mời các bác cùng thảo luận
Nói đến ampli, công suất là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm, thậm chí còn được coi như quan trọng bật nhất khi di mua ampli. Công suất lớn có phải là ampli hay? Và công suất khoảng bao nhiêu thì đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn?
CÔNG SUẤT AMPLI: THỰC VÀ ẢO
Cách quảng cáo công suất của một sản phẩm ampli trên thị trường hiện nay quả là khá tuỳ hứng. Một bộ dàn mini rất … mini, chỉ nặng khoảng mươi cân cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát (!?). Thực chất công suất trên các bộ dàn mini được gọi là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Trên thực tế công suất PMPO thường lớn gấp 20 đến 50 lần cống suất thực của ampli đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W PMPO thì công suất thực tế của nó chỉ vào khoảng 40 – 100W mà thôi.
Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) đuợc tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó, ví dụ như trên hai đầu của một chiếc loa 8 ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua tải là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức
-
Công suất thật = U2/R
-
Trong đó: U là điện áp.
-
R là trở kháng loa.
Tất nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.
Bạn cũng nên nhớ rằng bất cứ một thiết bị tiêu thụ điện nào cũng có hiệu suất nhất định. Đối với ampli cũng vậy, tuỳ theo mạch công suất của ampli hoạt động theo chế độ nào: class A, B hay AB mà hiệu suất có thể thay đổi nhưng hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. Nói cách khác, công suất của một amopli luôn luôn nhỏ hơn công suất tiêu thụ điện của nó. Vậy mà cũng có nững ampli quảng cáo công suất ra kiểu như 150W x 2 kênh trong khi công suất tiêu thụ toàn máy chỉ là 100W (công suất ra lớn gấp 3 làn công suất tiêu thụ), thật vô cùng phi lý!
CÔNG SUẤT LỚN CÓ PHẢI LÀ HAY?
Công suất của một ampli là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất, hai khái niệm không thể đánh đồng. Tuy nhiên, không thể phụ nhận một điều rằng các hãng chế tạo ampli thường có nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng túi tiền của nhiều đối tượng. Theo quan niệm thiết kế của nhiểu hãng, ampli công suất càng lớn, càng đắt tiền, thì càng được chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng trong thiết kế, điều này là hoàn toàn đúng đối với ampli bán dẫn. Nói cách khác, cùng một mẻ đẻ ra, ampli bán dẫn nào có công suất lớn hơn thường là âm thanh hay hơn.
Với ampli đèn, vấn đề không hoàn toàn như thế. Chất lượng âm thanh của một ampli đèn phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mạch, chất lượng bóng đèn, biến áp và các phụ kiện. Một ampli 300B công suất ra 7W có thể âm thanh quyến rũ hơn nhiều so với một ampli khổng lồ hàng mấy trăm oát. Đừng bao giờ nghĩ ampli đèn công suất lớn thì tiếng luôn hay hơn công suất nhỏ. Khi chơi ampli đèn, nếu đã có loa độ nhạy cao, bạn hãy dành tiền đầu tư vào một ampli công suất nhỏ có âm thanh hay thì tốt hơn là mua một ampli công suất lớn không cần thiết.
BẠN CÓ CẦN CÔNG SUẤT LỚN?
Công suất lớn đến bao nhiêu là vừa? Có phải công suất ampli càng lớn thì càng tốt hay không?
Phải chăng công suất là thông số kỹ thuật quan trọng nhất của một chiếc ampli? Những người nghe có kinh nghiệm cho biết: với một cặp loa 8 ohm, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 dB và một phòng nghe rộng chùng 20 m2 thì công suất ampli cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20 – 25 W RMS là đủ và tối đa cũng chẵng vượt quá 40W (công suất thật), trừ khi bạn muốn chiếc ghế xô – pha bạn ngồi phải rung lên theo tiếng nhạc thì mới cần lớn hơn. Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc ampli có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25 – 30 m2, loa 90 dB và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một chiếc ampli bán dẫn công suất thật 60 – 70 W là đạt yêu cầu.
NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN CÔNG SUẤT AMPLI
Độ nhạy và trở kháng của loa:
Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli có công suất nhỏ.Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò cống suất lắp song song).
Kích cỡ và cách bố trí của phòng nghe:
Một căn phòng lớn hoặc chứa nhiều đồ đạc thường đòi hỏi công suất ampli lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Bởi âm thanh chúng ta nghe được là tổng hợp của các âm thanh đi trực tiếp từ loa và các âm phản xạ tường, trần, sàn nhà … Phòng nghe càng rộng, đồ đạc càng nhiều càng gây suy hao âm thanh phản xạ, tạo ra cảm giác nghe bé hơn phòng nhỏ.
Khoảng cách từ loa đến tai người nghe:
Nhân tố này không phụ thuộc vào kích thước của phòng nghe. nếu bạn ngồi xa loa, thậm trí trong một căn phòng nhỏ bạn vẫn phải cần công suất ampli lớn hơn.
Cường độ âm thanh bạn thường nghe:
Bạn thích loại nhạc nhẹ nhàng tình cảm hay bạn thích nghe nhac heavy rock? Nếu nhạc nhẹ bạn cần công suất nhỏ hơn, còn đối với nhạc rock, âm thanh phải đủ lớn mới làm cho các fan của dòng nhạc này “phê” được.
HIỆU SUẤT CỦA AMPLI:
Ampli class A:
Có hiệu suất vào khoảng 15% - 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.
Ampli class B:
Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
Ampli class AB:
Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ máo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các ampli bán trên thị trường.
Vì vậy, khi mua ampli, muốn có công suất lớn hơn, bạn nên chọn ampli nào to, nặng, có công suất tiêu thụ điện lớn thì đó mới là cơ sở để có công suất ra loa thực sự.
Công suất:
Công suất lý tưởng của amplifier là lớn gấp 2 lần công suất RMS của loa. RMS viết tắt của Root Mean Square nghĩa là giá trị trung bình. Một loa có công suất RMS là 100W thì thông thường sẽ có công suất PEAK là 400W. Do đó hãy chọn amplifier có công suất 200W là lý tưởng.
Nếu bạn không thể chọn được amplifier có công suất gấp 2 công suất RMS của loa (do đắt tiền quá chẳng hạn) thì bạn cũng cố gắng để 2 giá trị đó bằng nhau. Không nên chọn loại amplifier có công suất nhỏ hơn công suất RMS của loa.
Nếu amplifier công suất nhỏ hơn công suất RMS của loa sẽ gây méo tiếng. Nếu sự chênh lệch này quá lớn (amplifier nhỏ quá) thì thậm chí còn gây… cháy loa! Nghe khó tin nhưng là sự thật. Khi amplifier quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip. Nếu việc clip duy trì lâu thì amplifier sẽ chỉ có thể gửi dòng điện một chiều (DC) vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Chính xác là cứ giãn mãi ra mà không co lại. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy!
Ngoài việc để ý đến công suất thì yếu tố thứ 2 sau đây cũng rất quan trọng.
2. Trở kháng:
Cho dù bạn cộng tổng công suất các loa mà bạn đấu nối với nhau nhỏ hơn công suất của amplifier nhưng tổng trở của loa lại nhỏ hơn trở kháng của amplifier thì amplifier sẽ bị quá tải và cháy.
Để đảm bảo cả 2 yêu tố trên thì bạn cần phải đọc rất kỹ thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng…
Ngoài ra nếu bạn chọn amplifier để chơi cho loa siêu trầm thì thông số về đáp tuyến tần số (frequency response) của amplifier và thông số damping factor là rất cần chú ý. Amplifier chơi cho loa siêu trầm phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên. Còn damping factor tạm hiểu là nhân tố kiểm soát âm trầm hay nhân tố chống rung, chống xóc… Thông số này thường phải từ 400 trở lên. Thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt (xem thêm bài viết về Damping Factor).
Đương nhiên việc chọn các thông số là cần thiết nhưng còn tùy vào các hãng. Những hãng có tên tuổi, có uy tín lâu năm thì thường thông số của họ là chính xác. Còn mấy cái công ty chuyên đi copy mẫu mã, công nghệ của hãng khác thì không thể tin được.
Xác định công suất ampli phù hợp !
Mình mở topic này mục đích trao đổi kinh nghiệm để khi muốn lắp ráp hay lựa chọn ampli, loa phù hợp nhu cầu về mặt công suất ( không bàn đến hay, dỡ ) cho yêu cầu nghe nhạc của mình.
Chọn amplifier :
Thường tiêu chí cho amplifier trước tiên là công suất, trở kháng chịu tải. Tùy thể loại nhạc nghe và nơi bố trí chúng ta xác định công suất tối thiểu của amplifier và chọn loa có các đặc điểm thích hợp.
Đừng đánh giá chất lượng Ampli/ Receiver căn cứ trên thông số đầu ra công suất!
Công suất: bạn có thể dễ dàng thấy những quảng cáo như thế trong các tạp chí về hệ thống âm thanh gia đình, thể hiện như đầu ra công suất cho mỗi kênh âm thanh cực lớn....như một thiết bị khuếch đại có đầu ra công suẩt 50W/ Kênh, hoặc 70W/ Kênh hoặc thậm chí 1000W/kênh.... Vậy phải chăng đầu ra công suất (Power Output) càng nhiều thì càng tốt, càng hay ? KHÔNG CẦN THIẾT !
Đa số đều cho rằng đầu ra càng nhiều công suất (Watts) thì âm lượng càng lớn. Phải chăng một Ampli có đầu ra công suất 100W/kênh sẽ phát ra âm thanh gấp đôi một Ampli có đầu ra công suất 50W/kênh ? KHÔNG CHÍNH XÁC !
Âm lượng được đo bằng đơn vị Decibels (dB):
Thực chất, tai người chỉ có thể nhận biết được những khác biệt âm thanh theo dạng tuyến tính. Tai của chúng ta sẽ ít nhạy cảm hơn khi cường độ âm thanh tăng dần và độ nhạy kém đối với tần số quá thấp và quá cao. Về mặt kỹ thuật, decibels là thước đo theo tỷ lệ logaric mối tương quan độ cao âm thanh. Một sự thay đổi tương đương 1 Decibel (dB) là âm lượng có thể nhận biết được, còn mức thay đổi 3 dB là trung bình, và mức thay đổi 10 dB sẽ cho âm thanh tương đương gấp đôi. Để giúp các bạn thấy điều này liên quan như thế nào đến trạng thái thực của âm thanh, các bạn hãy xem các ví dụ sau :
Âm thanh ở mức :
0 dB : Ngưỡng bắt đầu của âm thanh mà tai người bình thường cảm nhận được.
15 đến 25 dB : Âm xì xào (Whisper).
35 dB : Tạp âm.
40 - 60 dB : Âm thanh thông thường ở nhà hoặc văn phòng.
65 - 70 dB : Âm thanh giọng nói bình thường.
105 dB: Cực điểm âm thanh của một dàn hòa âm.
120 dB : Âm thanh nhạc sống Rock (làm cho người chết cũng phải sống lại).
130 db : Ngưỡng âm bắt đầu gây hại cho tai người nghe.
140 - 180 dB : Âm thanh động cơ phản lực.
Cùng một độ nhạy loa, Để một Ampli/Receiver tạo ra âm thanh gấp đôi (tính bằng Decibels) thì đầu ra công suất cần tăng ít nhất gấp 10 lần. Một Ampli có đầu ra công suất 100 Watts/ Kênh có khả năng tạo ra mức âm thanh gấp đôi so với một Ampli có đầu ra công suất 10 Watts/ Kênh, hay nói cách khác là một Ampli có đầu ra công suất 100 Watt/ Kênh phải cần đến 1000Watts/ Kênh để tăng gấp đôi lượng âm thanh. Như vậy, mối quan hệ giữa Âm lượng và đầu ra công suất là mối quan hệ logaric (logarithmic) hơn là quan hệ tuyến tính (linear).
Ấm áp, dịu dàng, giàu nhạc tính… Tuy nhiên, một cặp loa tốt là điều kiện rất cần thiết để ampli đèn phát huy được tối đa ưu thế của mình. Vậy bí quyết để chọn và ghép loa với ampli đèn như thế nào?
Cách chọn loa cho ampli đèn
So với ampli bán dẫn, ampli đèn thường có công suất nhỏ hơn. Công suất điển hình của ampli đẩy kéo thường là từ 10 – 100W, của ampli single-end thường là từ 2 – 20W.
Đối với ampli đẩy kéo, tùy công suất ra, bạn có thể chọn những cặp loa có độ nhạy tương xứng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy như sau:
Loại đèn đẩy kéo Công suất ra Độ nhạy loa
6V6, EL-84 10-15W 90 dB
6L6, 6P3C-E 20-25W 89 dB
EL-34, 807 30-40W 88 dB
KT-88, 6550 40-60W 87 dB
Đối với ampli single-end, cần loa có độ nhạy cao hơn do công suất ra nhỏ hơn ampli đẩy kéo. Kinh nghiệm thực tế như sau:
Loại đèn single-end Công suất ra Độ nhạy loa
2A3, 6B4G, VT-62 2 – 3W 95 dB
6V6, EL-84, 6L6 3 – 5W 93 dB
300B, KT-88, 6550 7 – 12W 91 dB
Độ nhạy theo kinh nghiệm thực tế trong các bảng trên phần lớn được thử trong phòng nghe kích thước từ 14 - 21 mét vuông và mức nghe vừa phải. Nếu bạn nghe trong những căn phòng lớn hơn, với âm lượng cao hơn thì độ nhạy thực tế của loa cần chọn cao hơn.
Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, nếu bạn là người ưa dòng nhạc cổ điển, jazz, hòa tấu, vocal… thì trong một phòng nghe cỡ 20 mét vuông, chỉ cần cặp loa độ nhạy 91 dB với 1 ampli đèn 10W/ một kênh là đủ.
Sam Tellig, Ron Welborne (Mỹ) và nhiều dân chơi khác trên thế giới cũng cho biết họ đã thử ampli 2A3 single-end (3W) với loa có độ nhạy 90 dB, mà kết quả vẫn chấp nhận được. Tất cả phụ thuộc vào cách nghe. Người nghe to không chắc là người nghe tinh, ampli mạnh không chắc là ampli hay!
Avantgarde Acoustic
Những dòng loa cho ampli đèn
Với “anh bạn” ampli đèn khó tính, việc chọn loa là cả một nghệ thuật và là cả một sự công phu, đòi hỏi khá nhiều thì giờ, công sức và tài chính của bạn thì mới có được kết quả mỹ mãn. Chúng tôi xin giới thiệu một số hãng làm loa và thùng loa đặc sắc trên thế giới mà sản phẩm của họ là những “đối tác truyền thống” của ampli đèn.
Avantgarde Acoustic: hãng loa kèn nổi tiếng về chất lượng âm thanh của Đức, sản phẩm đắt tiền, độ nhạy cực cao (97-107dB) chuyên dùng với ampli SE
BD-Design: hãng loa kèn của Hà-Lan với sản phẩm Oris horn, dùng driver của hãng Lowther, chuyên dùng với ampli SE
Edgahorn: hãng loa của Mỹ, chế tạo loa dạng kèn, độ nhạy cao chuyên dùng với ampli SE.
JBL: hãng loa Mỹ, sản phẩm rất đa dạng, nổi tiếng với dòng loa studio monitor, có thể dùng với ampli PP và SE.
Klipshorn: hãng loa Mỹ, sản phẩm dùng với ampli PP và SE.
Lowther: hãng loa Anh quốc với các sản phẩm loa toàn dải rất nổi tiếng về độ nhạy cao (96 - 99 dB), chuyên dùng với ampli SE.
TAD (Technical Audio Devices): hãng loa Nhật, nổi tiếng độ nhạy cao, hay dùng trong studio. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.
Tannoy: dòng loa đồng trục Anh Quốc nổi tiếng về độ trung thực và độ nhạy cao, giá cao. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.
Westlake Audio: hãng loa của Mỹ, nổi tiếng với các loa độ nhạy cao và đắt tiền.
Zingali: hãng loa của Italia. Độ nhạy cao (95 – 100dB), loa treble dạng kèn gỗ. Dùng cho ampli SE.
Từ cấu tạo của tầng công suất
Ampli đèn có tầng công suất được thiết kế theo 2 mạch điện cơ bản như sau:
Mạch đẩy kéo (push - pull): là loại mạch điện thường gặp nhất trong các ampli hàng hiệu của các hãng. Nguyên lý làm việc của mạch yêu cầu tầng công suất phải có tối thiểu 2 đèn. Mỗi đèn phụ trách khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu âm thanh, trong khi đèn này làm việc thì đèn kia “tạm nghỉ” và ngược lại, hiệu suất mạch điện đẩy kéo khá cao, công suất ra vì thế mà cũng lớn hơn single-end. Tùy theo yêu cầu, mạch đẩy kéo có thể chạy class A hoặc AB. Mạch đẩy kéo có thể dùng biến thế xuất âm hoặc không dùng biến thế xuất âm (OTL-Output Transfomer Less).
Các thương hiệu ampli đèn thường gặp trên thị trường Việt Nam như Audio Research, VTL, Luxman, Luxkit, Sansui v.v. đều ráp theo mạch đẩy kéo.
Mạch ra đơn (single-end): là loại mạch điện ít gặp hơn đẩy kéo, nhất là trên thị trường Việt Nam. Công suất ra của mạch single-end nhỏ hơn so với đẩy kéo. Mạch single-end chỉ cần tối thiểu 1 đèn công suất, đèn này khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ của tín hiệu. Ưu điểm vượt trội của mạch single-end là âm thanh rất tự nhiên, giàu nhạc tính. Mạch single-end chỉ có thể chạy theo class A mà thôi.
Trên thị trường Việt Nam các ampli single-end rất hiếm, chỉ gặp một số sản phẩm của Audio Note, Cary Audio… và một số ampli do dân chơi tự ráp.
Đến độ nhạy và trở kháng của cặp loa
Chọn loa cho ampli đèn, quan trọng nhất là độ nhạy và trở kháng của loa.
Về độ nhạy
Theo lý thuyết, yêu cầu tối thiểu về độ nhạy của loa so với công suất của ampli như sau:
Công suất ra của ampli Độ nhạy cần thiết của loa
3W 94dB
8W 90dB
15W 88dB
25W 86dB
Đó là những hướng dẫn chung, trên thực tế có thể cho phép thay đổi trên dưới 2 dB phụ thuộc vào trở kháng loa, loại nhạc mà bạn nghe, kích thước phòng nghe và mức âm lượng bạn thường nghe.
Độ nhạy của loa và công suất của ampli có mối quan hệ rất chặt chẽ, ampli có công suất ra càng nhỏ càng cần loa có độ nhạy cao. Trên một số thùng loa hoặc tài liệu hướng dẫn có ghi rõ độ nhạy của loa. Tuy nhiên độ nhạy đó là được đo trong điều kiện tiêu chuẩn, tức là đo trong phòng câm (anechoic), với công suất đưa vào loa là 1W/8 Ohm, một micro đo thử đặt cách loa đúng 1m. Trong thực tế phòng nghe của bạn, do cấu trúc khác phòng câm và vị trí ngồi nghe thường xa hơn 1m nên độ nhạy thực tế có thể khác biệt so với lý thuyết.
Theo kinh nghiệm, loa cho ampli đèn cần phải có độ nhạy tương đối cao thì mới phát huy hiệu quả.
Một điểm cần lưu ý, trên cùng một đôi loa, để cảm giác nghe thấy âm thanh từ loa phát ra to gấp đôi, công suất ampli phải lớn gấp 4 lần trước đó chứ không phải là chỉ cần lớn gấp đôi. Đây cũng là điểm bạn cần chý ý khi chọn mua loa và ampli.
Về trở kháng
Đèn điện tử có trở kháng ra rất lớn, lại đánh vào loa có trở kháng nhỏ nên cần phải có biến áp xuất âm để phối hợp 2 mức trở kháng chênh lệch này cho phù hợp. Trong phần lớn các ampli đèn, đầu ra loa thiết kế có 3 mức trở kháng ra là 4/ 8/ 16 Ohm để có thể phù hợp với mọi loại loa trên thị trường. Tuy nhiên kinh nghiệm của những người chơi đồ đèn lâu năm cho biết, không nên chơi loa 4 Ohm vào ampli đèn, âm thanh sẽ khó hay. Trở kháng loa thích hợp nhất cho ampli đèn là 8 Ohm trở lên (thậm chí trong một số loa đời cổ, trở kháng còn là 15 hoặc 16 Ohm).
Đối với ampli đèn chạy theo mạch không biến áp xuất – OTL, trở kháng loa lại càng quan trọng hơn. Loại OTL chỉ chạy tốt với các loa 8 Ohm trở lên. Nếu loa 4 Ohm, khi vặn to, âm thanh thường bị méo rất rõ rệt.
Cách lưạ chọn ampli bình dân
09 Tháng Tư 2013
Để mua được ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cần chú ý những vấn đề sau.
Xem hình thức ampli
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh những không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng... cũng không quan trọng, bởi với số tiền "bình dân", các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn "bảy sắc cầu vồng" hoặc lem nhem mấy vết "hoa tay" thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng "hàng kỹ" thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn "zin" ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
Thử sức mạnh của ampli
Theo kinh nghiệm, điều đầu tiên bạn cần phải xác định khi nghe ampli là liệu nó có đủ khỏe để đánh được cặp loa bạn đang có hay không. Để kiểm tra sức khỏe của ampli, bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass. Nếu tiếng bass bị lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.
Một số dấu hiệu khác như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt... cũng chứng tỏ ampli cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ.
Để thử sức mạnh của ampli, trước tiên, bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải. Chọn bản nhạc có dải động rộng, có thể là một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn (kickdrum). Sau khi tai bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli này. Để ý xem tiếng bass có vỡ không. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh.
Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
Hãy so sánh âm thanh của ampli ở các mức âm lượng cao và thấp. Nghe tiếng của các nhạc cụ hơi của bộ đồng (đặc biệt tiếng kèn trumpet), xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không...
Một chiếc ampli tốt khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, trong khi vẫn thể hiện được một cách hài hòa, êm ái không khí chung của dàn nhạc. Hơn nữa, công suất đủ sẽ giúp ampli làm việc một cách dễ dàng, âm nhạc sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Tất cả những vấn đề về sức mạnh của ampli liên quan đến các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của ampli, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, cũng như độ nhạy, trở kháng loa, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe. Ngay cả khi không phải khai thác đến mức công suất tối đa thì những ampli khỏe vẫn tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những ampli yếu.
Nếu chiếc ampli bạn thích đã có đủ sức "đánh" loa thì bạn hãy xem xét những đặc tính âm thanh của sản phẩm.
Đầu tiên, ta nghe toàn bộ bức tranh âm thanh do ampli tạo ra. Phải xem phong cách trình tấu âm nhạc của ampli là "hướng ra phía trước" hay "lui lại phía sau".
Cách chơi "hướng ra phía trước" thường tạo cho bạn có cảm giác như đang ngồi ở những dãy ghế đầu tiên trong rạp hát, nghĩa là âm thanh xuất hiện lồ lộ - đây là đặc điểm của nhiều ampli bán dẫn. Còn ngược lại, ampli trình diễn kiểu "lùi lại phía sau" sẽ khiến bạn tưởng mình đang ngồi ở những dãy ghế cuối cùng - đây là phong cách của nhiều ampli đèn.
Phong cách thứ nhất gợi ấn tượng mạnh về sự trực diện và tính tức thì, nhưng nó nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi. Ngược lại, bức tranh âm thanh mà ampli thể hiện quá thư thái (tức là nó bị lùi về phía sau) thì màn hình diễn sẽ không được sôi động, cuốn hút như mong đợi.
Tiếp theo, hãy đánh giá độ sáng, độ sắc, độ sạn của tiếng treble. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu hoặc thở phào nhẹ nhõm khi giảm âm lượng xuống, có thể tin chắc rằng tiếng treble của chiếc ampli này có vấn đề, nó quá sáng, quá chói và đã làm cho bạn bị mệt mỏi. Sau đó bạn hãy lắng nghe trung âm, đặc biệt tiếng hát, tiếng vĩ cầm, piano. Những âm thanh này cần mượt mà, dịu ngọt. Nếu có tiếng sạn, sắc, góc cạnh... là điều tối kỵ. Nhiều ampli công suất - đặc biệt là loại bán dẫn ít tiền - thường trình diễn tiếng treble rất khô, rất khó chịu như thể đang tấn công đôi tai bạn. Nếu sau một vài chục phút nghe thử mà bạn đã thấy xuất hiện dấu hiệu của những nhược điểm này, bạn có thể tin chắc rằng càng nghe, chiếc ampli đó càng khiến bạn "nhức đầu" mà thôi. Có nhiều model giá mềm mà không hề mắc phải những nhược điểm này, bạn nên kiêm trì tìm kiếm .
Tiếng bass thì sao? Tiếng bass của bộ dàn chịu ảnh hưởng rất lớn từ ampli. Nó cần phải sâu, chắc và biến hóa mau lẹ. Tiếng trống lớn (kickdrum) cần có chiều sâu, sức mạnh và cảm giác của sự bất ngờ. Tiếng guitar bass và tiếng kickdrum cần có chiều sâu, sức mạnh và cảm giác của sự bất ngờ. Tiếng guitar bass và tiếng kickdrum nên hòa quyện tạo ra một nền nhạc vừa chính xác, vừa chắc chắn và mạnh mẽ.
Khả năng tạo một sân khấu âm thanh (tức trường âm) ở mỗi ampli đều rất khác biệt. Với những đĩa nhạc được thu thanh một cách tự nhiên, sân khấu âm thanh cần trong trẻo, sâu lắng và tập trung, tạo cảm giác loa và phòng nghe dường như đã biến mất. Nếu âm thanh bị nông, mờ nhạt, không biến hóa thì có nghĩa là bạn chưa tìm thấy chiếc ampli thích hợp.
Cách tốt nhất để tìm ra chiếc ampli phù hợp với mỗi người là tham khảo ý kiến của những tay chơi có hiểu biết, kinh nghiệm hoặc đọc các bài viết phê bình sản phẩm ở các tạp chí âm thanh, sau đó lập ra danh sách ampli dự kiến mua.
Ngoài ra, bạn đừng quên thử vài chiếc ampli trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Kinh nghiệm chọn ampli karaoke
Dị ứng thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai thế nào cho
Thuốc kháng sinh -
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc
Cách chọn chim vành khuyên bổi chuẩn nhất
(ST)