Sau khi ăn bị ợ chua - bà bầu nên làm gì?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Sau khi ăn bị ợ chua - bà bầu nên làm gì?

19/04/2015 08:51 AM
4,463

Ợ nóng xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây khó chịu, đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy làm cách nào để giải quyết bị ợ chua sau khi ăn cho bà bầu?


Nguyên nhân gây ợ nóng ở bà bầu



Ợ nóng là tình trạng axít trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Khi bị ợ nóng bạn sẽ cảm thấy đau rát vùng dưới ngực, chua trong miệng…

Ai cũng có thể mắc chứng ợ nóng, tuy nhiên phổ biến nhất là đối với phụ nữ mang thai. Những bí kíp đơn giản sau sẽ mau chóng giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu này.

Ợ nóng là rối loạn liên quan đến dạ dày, chủ yếu xảy ra do thói quen ăn uống không thích hợp. Ợ nóng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Ợ nóng khi mang thai thường tăng lên do chế độ ăn không thích hợp và thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, những thay đổi hóc-môn khi mang thai cũng có thể gây ợ nóng. Phụ nữ mang thai cần tập trung vào chế độ ăn để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Như tên gọi, ợ nóng là cảm giác nóng rát khó chịu xảy ra trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng ợ nóng này diễn ra cả ban ngày và ban đêm nhưng nghiêm trọng hơn sau khi ăn hoặc khi bạn nằm xuống.

Vậy tại sao chứng ợ nóng lại phổ biến hơn ở bà bầu? Khi mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày, khi đó các van không đóng mở đúng cách và axit trong dạ dày trốn thoát ra ngoài khiến bà bầu hay bị ợ nóng hơn. Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi nhưng phổ biến hơn ở giai đoạn cuối mang thai. Trong thực tế, khi mang thai tử cung của bạn lớn hơn, đặt áp lực nhiều hơn lên dạ dày khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.


Đối phó với chứng ợ nóng khi mang thai - 1



Nên khám bác sĩ nếu chứng ợ nóng trở lên nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)


Khắc phục chứng ợ nóng



Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng bệnh bạn đang mắc phải, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có câu trả lời chính xác. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp thai phụ chống chọi lại chứng bệnh ốm nghén:

- Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng vào ban đêm, hãy nhớ là không được ăn uống trước khi đi ngủ.

- Khi ngủ, hãy kê bên mình những chiếc gối mềm, tốt nhất là gối ôm dành cho bà bầu.

- Không nên chỉ ăn no trong 3 bữa chính: Tốt hơn hết là bạn nên ăn uống thường xuyên từ 4-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa chính.

- Nếu bạn bị chứng ợ nóng hàng ngày, hãy thử nằm trên một chiếc ghế kê cao đầu, nằm ghé sang bên trái một chút.

- Khi bạn cúi xuống, cố gắng ngồi từ từ bằng đầu gối chứ không phải đột ngột cúi đầu xuống.

- Tránh ăn uống cùng một lúc


Đối phó với chứng ợ nóng khi mang thai - 2


Bà bầu không nên ăn uống liên tục để giảm ợ nóng. (Ảnh minh họa)

- Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay vì chúng có thể khiến triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn.

- Loại bỏ bất cứ loại thực phẩm nào khiến bạn bị ợ nóng. Bạn nên theo dõi để biết đó chính xác là những thực phẩm nào.

- Cà phê và trà có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, vì vậy bạn nên lựa chọn trà thảo dược thay vì những đồ uống trên.

- Nhai kẹo cao su có thể kích thích nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng ợ nóng.

- Tránh mặc quần áo quá bó sát khiến bạn cảm thấy khó chịu.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ và đề nghị một liều thuốc kháng axit an toàn nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng.

Chú ý: Chứng ớ nóng khiến thai phụ khá khó chịu nhưng nó không ảnh hưởng gì đến em bé và sẽ kết thúc sau khi bạn sinh nở. Ở nhiều mẹ bầu, chứng bệnh này còn kết thúc trước khi sinh nở nếu bạn có một đời sống lành mạnh, khoa học


Bà bầu nên làm gì



 Ăn chậm

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhanh mà không nhai kỹ. Bạn nên ăn chậm và từ từ, nhai kỹ để tiêu hóa dễ hơn.

 Ăn các bữa nhỏ

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày là cách rất tốt để ngăn ngừa và điều trị ợ nóng khi mang thai. Thay vì ăn 3 bữa chính, mỗi ngày bạn nên ăn 5-6 bữa nhỏ.




 Tránh những thực phẩm có gia vị và có dầu

Phụ nữ mang thai nên tránh những thực phẩm có dầu, chiên, và có gia vị. Những thực phẩm này tạo ra áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó gây ợ nóng, Trái cây tươi và rau xanh nên là những thực phẩm chính trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai.

Tránh uống nước trong khi ăn

Phụ nữ mang thai nên tránh uống nước khi ăn. Trong trường hợp bạn rất muốn uống nước, chỉ nên uống một ít nước thôi.

5. Mặc quần áo rộng

Phụ nữ mang thai không nên mặc quần áo chật, nhất là những bộ quần áo chật ở vùng eo. Quần áo rộng giúp trẻ phát triển thích hợp và áp lực không chèn lên dạ dày.


Tránh nằm ngay sau khi ăn


Phụ nữ mang thai không nên nằm ngay sau khi ăn mà hãy đi bộ khoảng 30 phút sau bữa ăn để thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Chỉ đi nằm sau bữa ăn ít nhất 2 giờ để duy trì sức khỏe hoàn hảo của hệ tiêu hóa.

Nếu bạn đã thực hiện những cách trên mà vẫn bị ợ nóng, hãy đi khám bệnh để được tư vấn thêm.

Theo dõi cân nặng

Sẽ là rất bình thường nếu cân nặng của bạn tăng lên đều đặn trong quá trình mang thai, tuy nhiên nếu tăng quá nhanh và tăng với số lượng lớn thì bạn nên cẩn trọng.

Bởi đa phần những người béo phì, dư thừa cân nặng thường rất dễ bị chứng ợ nóng viếng thăm. Trong trường hợp tăng cân bất thường bạn nên tham khảo ngay lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Theo thống kê, khoảng 35% người thừa cân mắc chứng ợ nóng.

Tránh xa thuốc lá

Chất nicotine sẽ làm giãn cơ vòng thực quản. Hút thuốc còn kích thích dạ dày tiết ra axít khiến cho bạn dễ bị mắc chứng ợ nóng.

Thuốc lá luôn là kẻ thù của sức khoẻ, chính vì thế bạn càng cần phải tránh xa thuốc lá nếu đang trong giai đoạn mang thai.

Trà gừng hoặc trà xanh

Uống một cốc trà gừng hay một cốc trà xanh nóng đều có tác dụng trị chứng ợ nóng. Vì vậy sau bữa ăn bạn nên uống một cốc và nên uống từ từ, hoặc bạn có thể dùng một chiếc rễ gừng nhỏ để nhai cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Đường đỏ

Dùng một thìa đường đỏ để ngậm cho tan dần trong miệng, ngay khi bạn phát hiện ra mình có dấu hiệu của chứng ợ nóng cũng là cách hữu hiệu trị chứng bệnh khó chịu này.

Sữa ấm

Việc uống một nửa cốc sữa ấm cũng sẽ giúp thai phụ nhanh chóng lấy lại được cảm giác dễ chịu khi bị ợ nóng.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính, các bà bầu nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, nên nhai chậm và kỹ mỗi khi ăn. Bởi lẽ nếu ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều trong bữa ăn chính là “thủ phạm” gây nên chứng ợ nóng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng ợ nóng khi bầu bí đó là hãy quan tâm tới loại thực phẩm bạn thu nạp vào. Nếu chúng chính là nguyên nhân khiến bạn bị ợ nóng thì hãy nhanh chóng thay đổi nó.

Thông thường các loại thực phẩm dễ gây nên chứng ợ nóng chính là các món ăn có chứa nhiều mỡ, đường, sôcôla, hành tỏi, thực phẩm có vị chua, gia vị cay nóng và các loại đồ uống có chứa thành phần cácbonnat.

Cũng có thể việc sử dụng thuốc khi bạn đang điều trị một số bệnh nào đó làm tăng thêm chứng ợ nóng.

Ngoài ra các loại đồ uống có chứa cồn và hàm lượng lớn cà phê bạn nên hạn chế và tốt nhất là nên tránh xa trong khi đang mang thai.

Thường xuyên ăn súp lơ xanh

Ăn súp lơ xanh sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ viêm loét dạ dày, do đó hiện tượng trào thức ăn và ợ nóng cũng ít xảy ra hơn.

Không ăn trước khi đi ngủ

Nên tránh thu nạp bất cứ loại đồ ăn nào trước khi đi ngủ. Bữa ăn cần trước lúc đi ngủ khoảng 3 giờ. Khi ăn xong không nên đi nằm ngay sẽ rất khó tiêu và là đầu mối gây nên chứng bệnh trào ngược thực quản.

Ngủ đúng tư thế

Khi nằm nên giữ đầu bạn cao hơn dạ dày, điều này giúp bạn giảm bớt triệu chứng của chứng ợ nóng.

Ợ nóng là chứng bệnh phổ biến khi mang thai và có tới 30-40% mẹ bầu mắc phải triệu chứng này. Thật không may mắn vì tôi cũng nằm trong số đó. Khi mang thai tôi không bị ốm nghén trong 3 tháng đầu nhiều như các mẹ khác nhưng ở giai đoạn cuối thai kỳ, chứng ợ nóng lại hoành hành dữ dội.

Nguyên nhân của chứng ợ nóng thì chắc chắn ai cũng biết. Đó là do sức ép của thai nhi lên dạ dày khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng. Bên cạnh đó, hormone giới tính duy trì thai cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

 Ăn nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày (3 tiếng/bữa) và quan trọng là không ăn quá no trong một bữa (Ảnh minh họa)


Vì bầu thai của tôi quá lớn nên từ tháng thứ 7, những cơn ợ nóng đã làm tôi vô cùng khó chịu. Vì nghĩ rằng đây là triệu chứng bình thường khi mang thai nên cũng chẳng than phiền với ai và đành ‘sống chung với lũ’. Cho đến tận nửa tháng thứ 8, khi mẹ chồng lên ở với vợ chồng tôi để chuẩn bị chăm sóc chuyện sinh nở, tôi mới chia sẻ với mẹ và bị mẹ mắng cho một trận còn bảo mình dại thế. Theo mẹ tôi thì có rất nhiều cách để hạn chế chứng bệnh này hiệu quả.

Kể từ ngày có mẹ chồng lên ở, triệu chứng ợ nóng của mình giảm hẳn vì tôi đã chăm chỉ thực hiện đúng theo cách mẹ chồng chỉ dẫn. Hôm nay xin tiết lộ ra đây để các mẹ tham khảo nhé!

- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày (3 tiếng/bữa) và quan trọng là không ăn quá no trong một bữa.

- Không được sử dụng những đồ uống có ga và tuyệt đối không ăn cay, ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, chất ngọt.

- Khi ăn xong, hãy nằm lại trên một chiếc ghế kê cao đầu và để chân lên cao một chút.

- Nhớ sử dụng gối khi ngủ và có thể kê cao đầu hơn so với bình thường để giảm ợ nóng.

- Nước bọt có thể dung hòa axit vì vậy, hãy thử nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo để khuyến khích sản xuất nước bọt. Nước bọt sẽ tạo rào cản để axit tăng lên từ dạ dày.

- Khi bị chứng ợ nóng, bạn có thể uống một cốc sữa hoặc một ít mật ong pha với sữa nóng.

- Tránh thức ăn giàu axit như cam, quýt, cà chua, cây bạc hà…

Lưu ý: Để thực hiện được những phương pháp trên, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày và có thời gian nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.


Lời khuyên:

Nên đi tư vấn bác sỹ để biết thông tin chi tiết cụ thể về liều lượng uống thuốc giảm độ a xít (antacid)(uống thế nào, bao nhiêu và uống trong bao lâu).

Không uống rượu và các đồ uống có cồn để tránh bị ợ nóng và tránh những rủi ro khác do rượu gây ra khi
mang thai (Fetal Alcohol Syndrome).

Cảnh báo:


Tránh các chất giảm độ a xít trong dạ dày có nhiều trong đồ uống soda vì chúng có thể gây ra chứng bí tiểu (fluid retention).

Tránh sử dụng thuốc giảm
ợ nóng có chứa cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid AC) do chưa có đủ nghiên cứu về mức độ an toàn khi sử dụng các thuốc này trong thời kỳ mang thai.

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm độ a xít có thể làm giảm khả năng hập thụ sắt, gây ra bênh thiếu máu.



Bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai
Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu Tý
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai
Bệnh trĩ - những điều cần biết
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Cực khoái khi mang thai


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý