Làm sao để bé hết đờm tromg cổ họng

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để bé hết đờm tromg cổ họng

19/04/2015 08:52 AM
44,996

Làm sao để bé hết đờm tromg cổ họng.  Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.
Image result for bé bị đờm nhiều

Nguyên nhân gây đờm

Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.

Mặc dù bị viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.

Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

Image result for bé bị đờm nhiều

Đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào

Khi có đờm, trẻ ho rất nhiều và bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là khi ngủ trưa.

Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi, mà đờm không bị trục xuất. Do đó, ho gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Đờm ở trẻ sơ sinh là rất khó điều trị bởi trẻ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng không thể tự xì mũi được, do đó, trẻ bị đờm, ho, sổ mũi kéo dài hơn so với người lớn.

Đờm ở trẻ sơ sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị đờm ở cổ họng

Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị là tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng.

Thông thường, đối với con trẻ, tốt nhất là để cho các bác sĩ quyết định những biện pháp khắc phục.

Các biện pháp điều trị đờm cũng sẽ phụ thuộc vào tuổi của em bé và điều kiện y tế khác.

Chế độ ăn uống

Một số thực phẩm có thể gây ra đờm: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ... Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ có đờm, bạn nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.

Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có vô số các loại thực phẩm có thể giúp làm giảm nó. Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa, đây là một phương thuốc phổ biến cho nhiều người mắc.

Một thìa mật ong với quế cũng có thể giúp hỗ trợ sự tắc nghẽn trong lồng ngực của bé bằng cách cho bé ngậm chút nước gừng và mật ong (tuy nhiên tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).

Thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm.

Uống nước cũng có tác dụng tốt giúp loãng đờm.

Biện pháp điều trị khác

Một cách khác để thoát khỏi đàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh là sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ.

Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: Bằng cách để trẻ hít vào khí ấm nóng - ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra.

Lưu ý

Không giống như ở người lớn, bé không tắc nghẽn có thể được điều trị bằng cách súc miệng.

Image result for bé bị đờm nhiều


Bài thuốc trị ho đờm cho bé đơn giản và hiệu quả

Bố mẹ hãy giúp bé “trị” đờm cho bé bằng phương pháp dân gian, an toàn và hiệu quả.

Các bé có đờm do bị viêm nhiễm vùng họng và amidan nhưng lại không biết tự khạc đờm ra bằng cách nào. Bố mẹ hãy giúp bé “trị” đờm cho bé bằng chanh và mật ong, an toàn lại hiệu quả.

Cách làm:

- Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Mẹ nếm hộ bé, chỉ cần vừa miệng, không ngọt và không chua quá.

- Buổi sáng khi bé ngủ dậy, cũng là lúc bụng bé đói nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó cho bé uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.

- Sau khi bé uống hỗn hợp mật ong chanh, tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.

-  Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Bé sẽ ho để long đờm. Khi bé ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.

Lưu ý: Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì. Nếu mẹ nào áp dụng bài thuốc này cho bé trong ngày, bé sẽ bị nôn trớ ra hết thức ăn.

Related image
Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra nước mũi. Lúc đó, các mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, đánh tưa miệng, cho bé uống chút nước lọc. Sau đó, bé có thể ăn uống được bình thường.

Đối với bài thuốc long đờm bằng mật ong và chanh, các mẹ chỉ cần cho con dùng đến khi nghe thấy con hết đờm. Thông thường bé sẽ hết đờm chỉ khoảng 2 đến 3 ngày thôi. Nếu các mẹ dùng bài thuốc này lâu, sẽ tạo cho bé thói quen nôn trớ nhiều.

 

Bài thuốc trị ho đờm từ lê và củ cải hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của bé.

Trời lạnh thế này là SuSu nhà mình hay bị ho lắm! Bình thường cu cậu chơi ngoan nhưng cứ bị ho là quấy khóc cả ngày, không chịu ăn uống gì. Mẹ đi làm thì xót con mà ở nhà thì sốt ruột về công việc. Sau mỗi đợt bị ho thế nào con cũng sút cân, ho đến rụt cổ vào còn gì, có lúc còn nôn cả thức ăn ra
 

Bài thuốc trị ho đờm cho bé đơn giản và hiệu quả - Mẹ và Bé - Chăm sóc bé - Sức khỏe trẻ em - Y học thường thức

 

Củ cải + Lê trị ho đờm hiệu quả.

Mẹ chỉ ước có loại thuốc nào trị ho cho Su thật nhanh thôi. Chứ uống kháng sinh thì con lâu khỏi quá! Cho con uống nhiều thuốc mẹ cũng lo, vì Su còn bé mà tháng nào cũng ho như vậy.

Hôm qua lại thấy con húng hắng, mẹ lo thắt cả ruột. Đợt này công việc gấp rút, mẹ không thể nghỉ ở nhà với con được. Thương Su quá, mẹ đành điện cho dì Hòa qua với con vài hôm. Chứ mình cô giúp việc trông con thì vất vả quá. Dì Hòa mới tốt nghiệp, chưa đi làm nên còn rảnh rang. Có dì mẹ đi làm cũng yên tâm hơn.

Mẹ kể tình trạng của con rồi nhờ dì Hòa đi mua thuốc giùm. Ai ngờ vừa nghe xong dì bảo: “Chị lạc hậu thế, thời nào rồi mà chả chịu cập nhật thông tin gì hết. Có bao nhiêu bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ con, mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến thuốc tây. Uống nhiều thuốc hại lắm đấy chị ạ. Mà thôi, em mang ít lê sang đây rồi, chị ra ngõ mua cho em cân củ cải với ít gừng rồi em chế thuốc cho. Xong chị cứ đi làm để em trông bé Su”. Mẹ bán tín bán nghi đi mua củ cải, nghĩ dì Hòa đã có con cái gì đâu mà có kinh nghiệm. Nhưng tại dì cứ khẳng định như đinh đóng cột là bài thuốc của dì chữa được ho đờm, nên mẹ đành làm theo. Mẹ chỉ mong con khỏi bệnh thật nhanh là mẹ mừng rồi.

Chiều đi làm về, thấy Su ngọng ngịu khoe: “Mẹ ơi Su uống thuốc đó, dì Hòa, ngọt lắm! cay lắm!”. Mẹ nghe mà phì cười, trêu dì Hòa: “Nhà mình lại sắp có cả thầy lang rồi đấy!”. Dì vùng vằng: “Khỏi chị nhớ trả công em!”.

Chẳng thể ngờ, buổi tối, Su đỡ ho hẳn. Đêm ngủ con cũng không bị đờm bít vào cổ tới mức không thở được phải khóc ré lên nữa. Qua ngày hôm sau thì chỉ ho chút chút rồi dứt luôn. Mẹ mừng rỡ, không ngờ dì Hòa lại biết nhiều thế! Dì bảo, dì đọc ở trên mạng. Còn trách mẹ có con nhỏ mà chả chịu tìm hiểu gì hết. Mẹ vội nhờ dì hướng dẫn để lần sau lỡ Su ho thì mẹ cứ thế mà làm. Hóa ra bài thuốc khá là đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị 1 kg quả lê tươi, 1 kg củ cải trắng, thêm vài củ gừng và mật ong (khoảng 250g mỗi loại). Cách làm như sau: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt. Củ cải và gừng rửa thật sạch. Sau đó ép lấy nước từng thứ để riêng. Cho nước lê và củ cải vào đun sôi, sau đó bớt lửa và quấy đến đặc dính lại. Thêm nước gừng và mật ong vào, quấy đều và đun sôi trở lại. Tắt bếp, chờ hỗn hợp nguội thì cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày hai lần, pha 1 thìa nhỏ với nước nóng cho bé uống.

Chỉ thế thôi mà mẹ chẳng biết. Lâu nay mỗi lần Su ho, mẹ chỉ chăm chăm chọn mua loại thuốc đặc trị tốt nhất cho con uống. Thật là, chăm con đôi khi chỉ cần quan sát một chút, học hỏi một chút thì đã có nhiều thật nhiều bài thuốc và bí quyết hay.

Dâu tây ép

Khi trẻ có đờm, nên cho uống vài thìa dâu tây ép ngoài tác dụng tiêu đờm, còn giảm bớt khô ngứa cổ họng.

Quả na

Quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng…

Hạt chanh

Cách làm hạt chanh hấp đường phèn khá đơn giản:

Các mẹ chỉ cần một cái cối và chày sạch sẽ.

Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào đó giã nhuyễn.

Hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh + đường phèn vào một chiếc bát sạch.

Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được.

Để bát nước hạt chanh + đường phèn đã hấp nguội, gạn nước trong và cho bé uống.

Mẹ cho bé uống 1-2 thìa cà phê/ lần, 4-6 lần/ ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm.

Hạt cây rau đay

Nếu có điều kiện, mẹ có thể lấy hạt cây rau đay, sao khô, giã nhỏ và hấp với đường phèn theo cách trên, như hấp hạt chanh và đường, gạn nước trong rồi cho bé uống.

Related image

Quất

Theo dược học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng khai vị lý khí (kích thích tiêu hóa), chỉ khát nhuận phế (làm hết khát và có lợi cho tạng phế), chỉ khái hóa đàm (giảm ho và trừ đờm), thường được dùng để chữa các chứng bệnh: hung phúc chướng thống (ngực bụng chướng đau), bất tư ẩm thực (chán ăn), ẩu thổ ách nghịch (nôn nấc), khái thấu đàm đa (ho khạc nhiều đờm), khái suyễn (ho hen) và giải độc cua cá. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm và quá mẫn, chống loét, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút, cải thiện chức năng tim mạch. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm ở những người bị viêm phế quản là rất tốt.

Có thể vận dụng nhiều cách dùng quất để giảm ho long đờm như: ngậm quất với một chút muối, uống siro quất nấu với đường phèn, ăn mứt quất…  Nhưng cách thông dụng và tốt nhất là hấp quất với mật ong. Cách làm như sau: dùng 1 quả quất (chừng 10g) rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước chín rồi chia uống vài lần trong ngày. Theo dược học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận táo, giảm đau, giải độc, thường được dùng để bổ dưỡng cho các trường hợp suy nhược cơ thể. Mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn, trừ đờm, giảm ho, giải độc, tăng cường công năng miễn dịch. Bởi vậy, việc phối hợp quả quất với mật ong để chữa ho, long đờm là một kinh nghiệm dân gian rất độc đáo. Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.

Lá xương sông

Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.
Image result for bé bị đờm nhiều chữa

Giúp trẻ hết bị nghẹt thở do đờm nhớt

Nhiều phụ huynh không biết xử trí khi con bị ngạt đờm nhớt, trong khi đó theo các bác sĩ, trẻ có thể bị ngưng thở vì tình trạng này.

Cử nhân Hà Thị Kim Yến, Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết khi bị ho cảm sổ mũi, nếu người lớn có thể tự tống đờm nhớt ra ngoài thì trẻ gặp nhiều khó khăn bởi bé không tự xoay sở được.

Một trở ngại khác dễ khiến trẻ bị ngạt khi nhiều đờm nhớt là do trẻ nhỏ chỉ thở duy nhất bằng đường mũi mà không thể thở bằng miệng. 

Ngoài chuyện khóc quấy, bú kém do bức bối, nghẹt đờm có thể gây tím tái, ngưng thở do đường thở của trẻ nhỏ và tính đàn hồi kém. "Chính vì thế, sự can thiệp sớm là cần thiết", bà Yến nói. 

Tại khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, để giúp trẻ tránh nghẹt đờm, các bác sĩ đã thực hiện những kỹ thuật như sau: 

Giúp đờm nhớt bớt, đặc bằng nước muối sinh lý:

Đờm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính. Đây chính là lý do khiến nó không thể tống ra ngoài và nước muối sinh lý sẽ làm giảm sự đặc dính này. 

Bé nằm nghiêng, bơm nước mối sinh lý từ từ vào mũi bé. Hết mũi này đến mũi kia. 

Không làm loãng đờm bằng các loại thuốc long - loãng đờm vì cơ chế của các loại thuốc này không phù hợp với kỹ thuật vật lý trị liệu. 

Tống đờm nhớt ra ngoài mũi miệng:

Sau khi bơm nước muối sinh lý giúp đờm nhớt bớt đặc dính, vẫn để bé ở tư thế nằm nghiêng, nhà vật lý trị liệu dùng một tay bịt một mũi bé, tay còn lại bịt miệng để đờm nhớt có thể tống ra từ mũi còn lại. 

Cơ chế tống đờm dựa vào việc trẻ khóc từ lúc bị bơm nước muối sinh lý vào mũi. Trẻ có thể khóc do khó chịu, tuy nhiên bé càng khóc lớn thì sẽ giúp tống đờm hiệu quả hơn. 

Với các cử nhân vật lý trị liệu, thao tác này phải thật khéo léo, vừa thực hiện vừa theo dõi tình trạng của bé nhằm tránh tình trạng ngạt do mũi và miệng bị bịt chặt. 

Kỹ thuật “chặn gốc lưỡi” giúp đẩy đờm từ sau họng ra ngoài miệng:
 

Kỹ thuật này cần tính chuyên nghiệp cao, không nên thực hiện nếu không qua huấn luyện vì khả năng gây nguy cơ trào ngược và làm tổn thương lưỡi của trẻ. 

Khi gia đình chưa có điều kiện đưa trẻ đến bệnh viện để được chuyên gia vật lý trị liệu xử trí, ba mẹ có thể tự làm ở nhà biện pháp bơm nước muối cho đờm bớt đặc, sau đó dùng boa hút (mua ở nhà thuốc) để hút đờm nhớt cho trẻ. 

"Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện ngạt do đờm nhớt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị toàn diện bệnh lý hô hấp - nguyên nhân chính gây ra nạn ứ đọng đờm", bà Yến khuyên.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng. cách chữa trị ra sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Tre so sinh bj ho co don va so mui chua tri the nao
xin cho biết ách trị đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Lamj de be het ngat muj va het dom o co
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý