Cách chọn trứng ngỗng cho bà bầu sinh con thông minh. Ăn bảy trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn chín trứng ngỗng sinh con gái; muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng… là những kinh nghiệm mà trong “thế giới các bà bầu” vẫn thường hay mách nhau thực hiện.
CÁCH CHỌN TRỨNG NGỖNG CHO BÀ BẦU SINH CON THÔNG MINH
Không cần chi nhiều tiền, bạn vẫn có thể mang lại sinh lực mới cho ngôi nhà cũ. Trứng là thực phẩm có thể chế biến được rất nhiều món ngon và bổ dưỡng, nhưng lại dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo quản.
Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sử dụng trứng an toàn dưới đây:
1. Chọn trứng sạch và tươi
Khi mua trứng, nên chọn những quả có lớp vỏ bên ngoài sạch sẽ và còn tươi (mới) từ khu vực quầy hàng đông lạnh. Không mua những quả trứng có nhiều vết bẩn, bị nứt hoặc có lỗ thủng vì chúng có thể bị nhiễm những loại vi khuẩn rất nguy hiểm.
2. Cách bảo quản trứng lại nhà
- Sau khi mua về, cần nhanh chóng cho trứng vào tủ lạnh. Đặt trứng trong hộp đựng làm bằng giấy carton hoặc nhựa mềm vì trứng rất dễ hấp thu mùi của tủ lạnh. Trứng tươi có thể để lạnh được khoảng 5 tuần sau khi được đóng gói. Nếu trên bao bì của hộp trứng không ghi rõ ngày đóng gói, có thể giữ lạnh chúng trong khoảng 3 tuần kể từ khi mua về.
- Cho lòng trắng trứng còn sống vào hộp nhựa và đậy kín rồi giữ lạnh chúng để bảo quản trong khoảng 4 ngày. Cũng có thể đặt chúng vào ngăn đông và trữ trong khoảng 1 năm.
- Đối với lòng đỏ trứng chưa bị vỡ và đã cho thêm nước, hãy cho chúng vào hợp nhựa có nắp kín để giữ lạnh trong 2 ngày, không nên giữ đông lòng đỏ trứng.
- Để làm đông toàn bộ quả trứng, bạn cần trộn đều lòng đỏ và lòng trắng rồi cho hỗn hợp này vào hộp nhựa kín và đặt vào ngăn đông, bảo quản được trong khoảng 1 năm.
- Trứng đã luộc chín và còn vỏ có thể giữ lạnh để dùng trong vòng 7 ngày.
3. Xử lý trứng vỡ
Khi lỡ tay làm trứng bị vỡ, chú ý không để vỏ trứng rơi vào phần trứng sống. Ngoài ra, khi tách trứng, bạn cũng không nên dùng hai nửa vỏ trứng để tách phần lòng đỏ ra khỏi lòng trắng bởi vì vi khuẩn hiện diện trên vỏ trứng có thể xâm nhập và lây nhiễm vào cả lòng đỏ và lòng trắng. Thay vào đó, hãy sử dụng rây chuyên dụng để lược và tách riêng lòng đỏ với lòng trắng.
4. Chú ý đến vấn đề vệ sinh
Phải luôn rửa tay, dụng cụ nấu nướng và mặt kệ bếp thật sạch sẽ sau khi chế biến xong các món có sử dụng trứng. Bên cạnh đó, các món trứng nóng cần được ăn ngay khi vừa nấu xong. Nếu chưa ăn thì phải bảo quản lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn. Đối với các món trứng lạnh như salad trứng… hãy giữ lạnh ngay sau khi nấu.
Trứng ngỗng... bổ đến đâu?
Khác với trứng gà, trứng vịt hay trứng chim cút., những người dùng trứng ngỗng hầu hết chỉ là phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ cho biết họ chẳng có hứng thú gì khi ăn trứng ngỗng vì nó không ngon, mùi vị lại rất ngang. Mặt khác giá một quả trứng ngỗng khá đắt, có khi bằng giá cả chục quả trứng gà. Do kén khách nên phần lớn người nuôi ngỗng thường ấp trứng để nuôi lấy thịt chứ ít nơi chuyên nuôi ngỗng đẻ để bán trứng. Hơn nữa loài ngỗng thường hay chết dịch hàng loạt nên không được nông dân ưa chuộng như các loại gia cầm khác. Do vậy, trứng ngỗng ngày càng trở thành của quý...
TRỨNG NGỖNG - MẶT HÀNG "QUÝ TỘC"
Không biết từ bao giờ, chị em phụ nữ mang thai đều được "nghe nói" đến công dụng vượt trội của việc ăn trứng ngỗng so với các loại trứng thông dụng khác như trứng gà, trứng vịt... Giờ đây, trứng ngỗng đang được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng quý hiếm, thậm chí nhiều người còn truyền nhau bí quyết nếu muốn sinh con gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng, còn nếu muốn có con trai thì ăn 7 quả (?!). Ngoài quan niệm có thể dùng trứng ngỗng để ấn định giới tính cho con, nhiều người cho rằng trứng ngỗng rất bổ, giàu calcium nên khi mang thai nếu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh hơn. Ðiều này khiến trứng ngỗng từ chỗ rất ít người biết đến đã trở thành mặt hàng cao cấp được bán với giá "trên trời". Phải chăng, người ta lợi dụng tâm lý của những phụ nữ sắp làm mẹ muốn dành cho con mình tất cả những gì tốt đẹp nhất mà vẽ vời để trục lợi? Không ít người cho biết chỉ vì chiều mẹ chồng, lại nghe nhiều người khuyên là dùng trứng ngỗng bổ, nhiều dinh dưỡng, ăn vào sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh... nên cứ nhắm mắt mà ăn, chứ thật ra chẳng thấy ngon lành gì; Mỗi lần cố gắng lắm mới ăn hết được một quả vì có mùi rất ngang. Khó ăn là vậy nhưng hiện nay việc tìm trứng ngỗng không phải dễ. Cách đây 1-2 năm, ở Hà Nội hầu như không có mặt hàng này. Người nào muốn mua phải gửi tận miền Nam mang ra. Ðặc biệt vào mùa hè nóng nực rất khó tìm mua trứng ngỗng, vì ngỗng thường chỉ đẻ vào mùa xuân và mùa thu. Bởi vậy trứng ngỗng vào mùa hè thường lên cơn "sốt", hàng thì khan hiếm mà nhu cầu của các "bà bầu" lại không hề giảm. Càng hiếm, tất nhiên giá càng đắt. Muốn mua, các chị, các cô có nhu cầu phải tìm đến những chợ lớn như chợ Ðồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Kim Liên nhưng không phải lúc nào cũng có; Còn các chợ cóc thường không bán món "quý tộc" này vì nó rất kén khách. Theo những người bán hàng, hằng năm chỉ vào dịp gần Tết mới có nhiều trứng ngỗng và giá cũng rẻ nhất, khoảng 6.000-7.000đ/quả.
Trứng ngỗng thường được cung ứng từ các vùng đồng bãi ven đê. Gần đây do nhu cầu ăn trứng ngỗng của phụ nữ mang thai tăng cao nên tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Thái Bình... xuất hiện phong trào nuôi ngỗng đẻ để cung ứng trứng cho Hà Nội. Những ngày cuối hè 2003, tại chợ Thành Công, chúng tôi thấy có bày vài rổ trứng ngỗng. Hỏi giá được biết loại nhỏ (trứng ngỗng so) chỉ to hơn trứng vịt một chút giá 30.000đ/quả, nếu to hơn phải 60.000đ/quả. Khi được hỏi sao giá cao thế, chị bán hàng nhăn nhó phân trần: "Chị có muốn tăng đâu, ai chẳng muốn giữ khách. Nhưng mùa này có phải mùa ngỗng đẻ đâu mà trứng rẻ. Sở dĩ có trứng bán là do chị đặt hàng ở một trang trại tận Thái Bình, vì chỉ duy nhất ở đó mới có trứng quanh năm".
TRỨNG NGỖNG... BỔ ÐẾN ÐÂU?
Chúng tôi được biết hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện nguồn trứng ngỗng nhập lậu từ Trung Quốc. Khi chúng tôi thử hỏi trứng ngỗng bày bán là của ta hay nhập từ Trung Quốc, hầu hết người bán hàng đều lấp lửng: "Ngỗng nào chẳng là ngỗng". Các khách hàng thì đa số là phụ nữ mang bầu, năm thì mười họa mới có nhu cầu tìm mua trứng ngỗng, nên họ cũng chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc lựa chọn trứng; Vì vậy thật khó có cơ sở bảo đảm không mua phải trứng ngỗng để lâu hay trứng nhập lậu từ Trung Quốc được bảo quản bằng hóa chất.
Theo GS. Từ Giấy - Hội Dinh dưỡng Việt Nam: "Các chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng không hơn gì các loại trứng gia cầm khác, dù mỗi loại có sự khác biệt rất nhỏ. Còn quan niệm ăn 7 quả sinh con trai, 9 quả sinh con gái là hoàn toàn nhảm nhí, không có cơ sở khoa học".
Tuy nhiên như đã trình bày, thật khó có thể phân biệt đâu là trứng ngỗng nhập lậu cũng như chúng có bị tẩm các chất bảo quản để giữ lâu hay không? - và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của cả mẹ và con nếu thai phụ ăn phải loại trứng ấy. Tuy là chuyện nhỏ nhưng vấn đề bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai khi ăn trứng ngỗng dường như chưa được mấy ai quan tâm.
\
Trên thực tế, trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn trứng ngỗng. (ảnh minh họa)
Ăn trứng ngỗng có đẻ con như ý muốn?
Khác với trứng gà, trứng vịt hay trứng cút… những người ăn trứng ngỗng đa phần là phụ nữ mang thai. Nhiều người khi được hỏi cũng thật thà cho biết chẳng thích thú gì khi ăn loại trứng này vì mùi vị nhạt nhẽo, không ngon. Đã có trường hợp bà bầu ăn trứng ngỗng không quen nhưng vì tin loại thực phẩm này có thể giúp sinh con như ý muốn nên đã cố ăn đến nỗi bị nôn ói. Thêm vào đó, giá bán của loại trứng này cũng khá đắt đỏ, một quả trứng ngỗng có khi bằng cả chục quả trứng gà nên càng khiến nhiều người nghĩ: “chắc tại quý quá nên mới đắt vậy”.
Trứng ngỗng - Hiếm chứ không quý
Thật ra, do rất kén người ăn nên phần lớn người nuôi ngỗng chỉ ấp trứng để nuôi con lấy thịt chứ ít nơi chuyên nuôi ngỗng đẻ để bán trứng. Hơn nữa ngỗng là loại gia cầm thường hay chết dịch hàng loạt nên không được nông dân ưa chuộng như các loại gia cầm khác. Cũng chính vì vậy mà trứng ngỗng ngày càng trở thành của hiếm trên thị trường. Nhưng hiếm chứ không quý. Bởi trứng ngỗng cũng giống trứng vịt, thậm chí còn không được sạch bằng. Nhiều người buôn bán trứng ở Việt Nam đã lợi dụng tâm lý của những phụ nữ sắp làm mẹ muốn dành cho con mình tất cả những gì tốt đẹp nhất mà vẽ vời ra những tác dụng không đúng để trục lợi.
Trên thực tế, trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn trứng ngỗng. (ảnh minh họa)
Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng tuy giàu prôtein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5% còn trứng gà chỉ 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipid cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ có thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã có lời khuyên, thay vì cố ăn trứng ngỗng một cách không thích thú, các bà bầu nên sử dụng trứng gà.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ: “Trứng gà là một trong những thức ăn hoàn thiện nhất mà nhân loại đã biết. Thành phần các chất prôtein, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng trong trứng có tỷ lệ hợp lý, giúp bồi dưỡng sức khoẻ rất tốt”.
Đừng ăn quá nhiều để rồi mang họa
Cần khẳng định ngay rằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi mang thai nếu bà bầu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, khoẻ mạnh hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Quan niệm ăn bảy trứng sẽ sinh con trai, chín trứng sinh con gái cũng là không có cơ sở khoa học. Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên quan giữa trứng ngỗng với sự hình thành giới tính và phát triển trí thông minh của trẻ.
Nếu mẹ bầu ăn uống đủ chất thì con sinh ra sẽ khoẻ mạnh,
trí thông minh được phát huy tối đa. (ảnh minh họa)
Trên thực tế, nếu mẹ ăn uống đủ chất thì con sinh ra sẽ khoẻ mạnh, trí thông minh được phát huy tối đa. Để có đủ chất, người mẹ nên ăn uống đa dạng, trong đó trứng cũng là thực phẩm quan trọng. Kinh nghiệm thực hành dinh dưỡng đã cho thấy bồi bổ bằng trứng gà được coi là tốt nhất trong các loại trứng gia cầm. Các sản phụ chỉ nên ăn trứng ngỗng khi thấy thích và tuyệt đối không nên ăn vì những đồn đại này nọ.
Người Mỹ hầu như không ăn trứng ngỗng vì cholesterol nhiều. Thực tế trong điều trị cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bà bầu bị béo phì vì đã lạm dụng thái quá thực phẩm giàu lipid như trứng ngỗng. Mặc dù chưa có kết luận nào về việc bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ bị bệnh tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim… nhưng về lý thuyết dinh dưỡng, cholesterol có liên quan, và là thủ phạm gây ra những bệnh lý này.
Với những quan điểm trên, hy vọng chị em bầu đã có cái nhìn toàn diện về vai trò của trứng ngỗng khi mang thai. Bà bầu không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng và đặc biệt không nên gượng ép mình ăn loại thực phẩm này nếu không thích. Để thai kỳ được khỏe mạnh như ý muốn, chị em nên ăn một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lại chuyện trứng ngỗng và bức xúc của chị em
Trứng giả hay trứng hỏng?
Mấy ngày nay, Chị Oanh (có nick name Mẹ Dưa hấu) cảm thấy rất hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của bản thân và đứa con trong bụng mình. Lý do là bởi, thấy chị Oanh mang thai, mẹ chồng thường xuyên mua trứng ngỗng về cho con dâu tẩm bổ. Lần gần đây nhất, khi mẹ chồng mua trứng buổi sáng, đến trưa, chị đập trứng đem ra chưng thì thấy "lòng đỏ hòa lẫn vào lòng trắng, loãng như nước, để một lúc trong nồi thì thành phẩm trở nên đặc quánh, vón cục như bột".
Đã có một thời gian dài ăn trứng ngỗng với mong muốn sinh con ra khỏe mạnh, thông minh... Nhưng cứ nghĩ đến "thành phẩm" ngày hôm đó là chị tâm trạng bất an, không biết phải chọn trứng thế nào để bồi dưỡng cho em bé trong bụng. Chị cũng phân vân không rõ mẹ chồng mình mua phải trứng giả hay trứng bị hỏng?
Chia sẻ của chị Oanh (mẹ Dưa Hấu) trên Facebook
Cũng như trường hợp chị Oanh, chị Ngọc Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng "váng đầu" với bài toán chọn trứng ngon, trứng mới. Chị chia sẻ: “Mình có bé đầu là bé trai, cả nhà mình sôi sục mong muốn bé thứ 2 phải là bé gái. Mẹ chồng tìm rất nhiều ‘chiêu thức’ để mong đạt được ý nguyện và trứng ngỗng là một trong những chiêu đó. Mình đã ‘thịt’ được 5 quả, còn 4 quả nữa nhưng 5 quả trứng trước để đảm bảo độ tin cậy và có thể ăn được thì phải lựa chọn vô cùng kỹ càng, khắt khe. Không ít lần mình đã mua phải trứng hỏng. Đúng là việc chọn trứng thế nào cho an toàn sức khỏe quả thật rất đau đầu”.
Chị Mai cũng chia sẻ thêm rằng trứng ngỗng rất khó ăn, chị chẳng muốn ăn chút nào nhưng vì sức ép từ mọi người trong gia đình, rồi vì những câu truyền miệng của các chị em khác "ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh, khỏe mạnh...", nên chị đành phải cố.
Cùng chuyên gia chọn trứng
Trăn trở của chị Oanh và chị Ngọc Mai cũng là những khó khăn của vô số những bà bầu khác. Chọn trứng thế nào cho tốt? Ăn trứng ngỗng có thực sự tốt cho thai nhi và sinh con được như ý muốn?
Từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học quy mô nào khẳng định rằng phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng thì tốt cho thai nhi hơn các loại trứng khác hoặc ăn 7 quả sinh bé trai, 9 quả sinh bé gái.
Theo chuyên gia ẩm thực Bích Liên (hiện đang công tác tại Trung tâm Dạy nghề quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trứng là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu cho bếp gia đình.
Từ trứng người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và không mất nhiều thời gian. Vì thành phần dinh dưỡng lớn nên trứng là sự lựa chọn của đa số bà bầu.
Đối với trường hợp của chị Oanh, cô Liên chia sẻ rằng, theo miêu tả về thành phẩm sau khi chị Oanh mang trứng đi chưng thì có thể chị đã mua phải trứng hỏng. Để chọn lựa được những quả trứng ngon, đảm bảo về chất lượng, an toàn cho sức khỏe, cô Liên khuyên chị em nên lựa chọn những quả trứng có hình dáng đầu tròn hơi dài. Cô Liên đã phân tích cả 3 loại trứng: gà, vịt và trứng ngỗng như sau:
Cô Liên nhấn mạnh rằng chỉ nên coi trứng ngỗng là thực phẩm giàu protein, nên ăn ít vì nó rất khó tiêu.
Vỏ trứng gà có màu đỏ hồng, trứng vịt có màu hồng xanh và đặc biệt trứng ngỗng có màu xanh trắng. Cả 3 loại trứng này muốn biết là mới hay cũ thì chỉ cần nhìn vào phao của quả trứng (buồng khí). Nếu phao trứng ít thì đó là quả trứng mới và ngược lại phao trứng nhiều có nghĩa giai đoạn “sống sót” của quả trứng lâu và đó đích thị là trứng cũ.
Lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều canxi và vitamin A, lòng trắng tuy có chứa chất abumin nhưng vì có cả canxi nên không gây đầy bụng.
Thế nhưng trong trứng vịt lại có nhiều abumin hơn chính vì thế dẫn tới tình trạng đầy bụng, bởi vậy các mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt.
Trong khi đó, trứng ngỗng lại chứa nhiều canxi và phốt pho (những thành phần rất tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi). Đây chính là nguyên nhân để chị em lựa chọn loại trứng này cho thai nhi của mình. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn tối đa 7 quả trứng ngỗng, không nên quá lạm dụng.
Chị em chỉ nên coi đó là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng và trong một lúc không nên ăn nhiều vì protein rất khó tiêu. Với một quả trứng ngỗng to như vậy chị em nên chia làm 2 - 3 lần ăn cho đỡ ngấy.
Ngoài ra, trong trứng ngỗng còn có nhiều cholesterol và giàu lipid (13,2%) là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol cao nếu lạm dụng những thực phẩm như trứng ngỗng.
Bởi nếu xét một cách khoa học thì trứng ngỗng chứa ít vitamin hơn trứng gà, trứng vịt, nhất là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Thành phần các chất dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, các vitamin và khoáng chất trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp rất hợp lý, an toàn giúp bồi bổ sức khoẻ tốt.
Tóm lại, nếu chị em bồi dưỡng bằng trứng gà thì sẽ tốt hơn.
Cô Liên còn khuyến cáo chị em cần "tinh mắt" để không mua nhầm những quả trứng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
THAM KHẢO CÁCH CHỌN VÀ CHẾ BIẾN THỊT NGỖNGCách chọn và chế biến thịt ngỗng
Không phải chợ nào cũng có bán thịt ngỗng, thậm chí ở một số chợ được cho là đầu mối cũng chỉ thỉnh thoảng mới bán. Sáng nay mình đã lặn lội qua hai chợ, đến chợ Mỹ Đình mới tìm được loại thực phẩm này. Thịt ngỗng cũng không đắt lắm, thậm chí còn rẻ hơn cả thịt gà ta.
Sáng nay mình mua miếng thịt có tỏi ngỗng với giá 120.000 đồng/kg. Mình rất ưng ý với miếng thịt này bởi thấy thịt có vẻ chắc, dày, da mỏng. Tuy thịt ngỗng rẻ hơn thịt vịt nhưng lòng mề ngỗng lại đắt hơn lòng gà, lòng vịt. Một bộ lòng ngỗng giá 15.000 đồng. Mẹ nào khéo tay có thể mua đoạn cổ ngỗng về làm món dồi. Đoạn cổ có giá 70.000 đồng/kg.
Tiện nói về ngỗng, mình hỏi luôn giá trứng ngỗng là 30.000 đồng/quả. Mình thấy trứng bán luôn ở hàng bán thịt ngỗng nên trộm nghĩ đây chắc là loại ngỗng nhà nuôi chứ không phải ngỗng nuôi công nghiệp lấy thịt.
Có thể chế biến được nhiều món từ ngỗng như: ngỗng quay, ngỗng nướng, ngỗng luộc, ngỗng hấp, ngỗng giả cầy, ngỗng hun khói, ngỗng tái chanh, ngỗng tẩm bột, ngỗng ninh măng… hay thậm chí là tiết canh ngỗng, dồi cổ ngỗng. Mỗi món lại có một hương vị đặc trưng riêng, tuy nhiên mình thì lại luôn “trung thành” với món ngỗng quay và ngỗng xào lăn.
Một điểm chú ý nho nhỏ nữa khi các mẹ chế biến các món từ ngỗng là da ngỗng khá dai so với da vịt và da gà, vì vậy nếu luộc hay hấp thì các mẹ nên nấu lâu hơn một chút. Khi ăn các món ngỗng xong thì các mẹ không nên tráng miệng bằng quả lê, bởi vì theo kinh nghiệm dân gian thì nếu làm như vậy sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm hoặc sốt cao.
Một số món ăn ngon cải thiện từ trứng ngỗng cho bà bầu
!
1. Salad trứng ngỗng
Nguyên liệu:
- 01 quả trứng ngỗng
- 100 g xà lách
- ½ của hành tây
- 1 quả cà chua
- Gia vị: 1 thìa dầu ôliu, ½ thìa đường, ½ thìa giấm; ½ thìa muối (súp)
Chế biến:
- Trứng ngỗng luộc chín cắt khoanh.
- Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
- Cà chua, hành tây rửa sạch. Cắt khoanh tròn mỏng.
- Pha hỗn hợp giấm, đường rồi thả hành tây vào ngâm. Sau khi hành tây ngấm giấm, đường vớt ra bát. Thêm hỗn hợp dầu ôliu, muối vào giấm, đường đánh cho tan muối.
- Sắp rau ra đĩa, xếp cá chua, trứng, hành tây lên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng. Khi ăn trộn đều.
2 .Trứng ngỗng lá hẹ
Nguyên liệu:
- 01 quả trứng ngỗng
- Lá hẹ: 100 g
- Gia vị: Hạt nêm. mì chính, dầu ăn.
Chế biến:
- Trứng ngỗng đánh tan, cho ít hạt nêm khuấy đều. Lá hẹ rửa sạch, cắt phần trắng. Thái nhỏ rồi cho vào trứng trộn đều.
- Đặt chảo lên bếp đợi nóng chảo cho dầu vào rồi đổ trứng vào tráng. Khi trứng chín cho ra đĩa.
Bây giờ thì có thể thưởng thức được rồi.
Trứng ngỗng hay trứng gà đều rất tốt cho bà bầu. Đổi vị với trứng sẽ giúp cho bà bầu ăn sẽ ngon miệng hơn. Bạn cũng có thể thay trứng ngỗng bằng trứng gà.
3. Trứng ngỗng chiên nấm
Nguyên liệu:
- 01 quả trứng ngỗng
- 200 g nấm mỡ
- 1 ít thịt bò băm
- Gia vị: Hành, tỏi, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, hành băm nhỏ
Chế biến:
- Trứng ngỗng đánh tan cho hạt nêm, mì chính. Nấm mỡ ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt thành lát dọc, mỏng, băm nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp đợi nóng chảo đổ dầu và phi thơm hành tỏi rồi cho nấm vào xào khoảng 2 phút rồi cho ra đĩa.
- Thịt bò băm: Cho hành vào phi thơm cho thịt bò vào xào chín cho ra bát.
- Đặt chảo lên bếp đợi dầu sôi cho trứng vào rồi nấm vào rải đều. Khi trứng còn ướt đậy vùng lại đợi trứng chín, cho hành vào xúc ra đĩa rồi cho thịt bò vào.
Bạn sẽ có món trứng ngỗng chiên nấm thơm ngon.
Cách rán trứng ngon vào bếp ngay kẻo lỡ
Hướng dẫn làm trứng muối cực thơm ngon
Chế biến món ăn từ mực trứng ngon, bổ
Hướng dẫn làm thịt kho hột vịt ngon
Cách chế biến rau chân vịt
Trứng cút lộn xào me
Cách làm món vịt giả chồn cuốn hút cả nhà
(ST)