Cách chọn điểm câu sông thú vị nhất. Những bãi sậy ngập nước, và những khúc lõm vào của đoạn sông nước chảy chậm, điểm cuối của bờ kè xuôi theo dòng chảy (chỗ nước bùng), bãi lở, dòng nước ở hai bên mạn đuôi tầu, gầm tàu đậu. Những đoạn nước chảy quẩn dưới mố cầu hướng xuôi theo dòng chảy, đuôi của các bãi bồi, gò nổi giữa sông, suối là những điểm câu đẹp nhất.
CÁCH CHỌN ĐIỂM CÂU SÔNG
câu cá Chép ở hồ hiệu quả nhất là vào mùa thu,cuối thu và mùa xuân.
Mùa xuân
Những điểm câu cá Chép hiệu quả nhất vào mùa xuân là những điểm sau
- Khu xoáy hõm cạnh bên của cửa cống xả nước ra khỏi hồ .
- Khu vực cửa cống lấy nước vào hồ(xem hình minh họa để biết thêm chi tiết)
- Khu vực cỏ nước mọc gần cửa cống lấy nước vào hồ mới được dọn sạch cũng là điểm câu rất hay.
Thời gian câu hiệu quả tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối.
Mùa thu
-Chọn điểm câu là các góc khuất của hồ nơi có dòng chảy chậm cách xa cửa cống lấy nước vào hồ.
- Nơi có cọc chìm,cạnh bãi ngâm gỗ,tre nứa, cạnh chân lều hỏng ít người lui tới. vào mùa này chúng thường trú ngụ tại các điểm trên
-Khu vực có những bè rau muống,lục bình ,cỏ nước gần bờ mới được dọn cũng là các điểm câu hay vào buổi sáng sớm và buổi tối
Cuối thu đầu đông
Điểm câu hay nhất ở các hồ vào mùa này là điểm sâu nhất của hồ nơi có nhiệt độ nước ấm hơn các khu vực khác
Đón đọc phần 2: Chọn điểm câu cá Chép ngoài sông,suối tự nhiên.
Cách chọn điểm câu sông,suối
Mùa hè và mùa thu
Những bãi sậy ngập nước, và những khúc lõm vào của đoạn sông nước chảy chậm,điểm cuối của bờ kè xuôi theo dòng chảy(chỗ nước bùng), bãi lở, dòng nước ở hai bên mạn đuôi tầu ,gầm tàu đậu ,những đoạn nước chảy quẩn dưới mố cầu hướng xuôi theo dòng chảy .khu nước ở đuôi của các bãi bồi,gò nổi giữa sông suối là những điểm câu đẹp nhất.
Mùa Xuân
-Phía trên của dòng chảy nơi những dòng sông con chảy ra hòa vào sông lớn(điểm mép của hai dòng nước hòa nhau phía gần sát bờ)
-Nơi có dòng nước chảy rối(chảy quẩn mép dưới cùng xuôi theo dòng chảy của bãi đá ngầm hoặc vật cản)
-Mép ngoài cùng của thác nước,cửa cống xả nước ra sông miệng cống cao hơn mặt nước của dòng sông
Mùa Đông
Những khu vực sâu , miệng hang động ngầm là những điểm câu nhiều cần thủ tới lui:matcuo.
THAM KHẢO CÁC CÁCH CÂU CÁ CỦA DÂN CHUYÊN NGHIỆP
Cách câu Chép của người châu á
Cách câu cá chép Mồi nhậy ,cần tốt , lưỡi bén !!!
Nếu ko hiểu được địa hình sông hồ cũng khó câu chép ( chuyện nắng mưa là kinh nghiệm)
Khi ra hồ câu mà chưa ai chỉ dẫn rồi tự hỏi ? ta chọn nơi nào để câu ? mà ở điểm nào ?
Vài nét để giúp ta hiểu sơ qua những nơi cá trú ẩn
Hồ theo dòng nước chảy vô , số 1 tới 10 là những điểm cá hay trú ẩn
Dòng sông ,cá chép hay thả mình theo dòng nước để kiếm ăn , số 1 tới 8 chạm ngưng
U đấy nửa chìm nửa nổi ,chép hay lên lấy oxy
Chép hay tụ dưới thân cây (khó câu dễ đứt nhợ ,hãy bả mồi cách đó 30 mét để lừa chúng ra) .Nếu di chuyển thân cây là ta sẽ làm mất ổ cá
Đáy sông hồ nhiều rong rêu
Dưới chân cầu
Đáy sông hồ nhiều đá sỏi ,chép hay bới để săn tép và ốc
Bí quyết câu cá chọn thời điểm, địa điểm câu cá - câu cá
Bí quyết câu cá chọn thời điểm, địa điểm câu cá
(nhantai.org.vn)
Chọn thời điểm
Lúc mưa to gió lớn, cá sẽ sợ hãi, không đi tìm mồi; khi ánh nắng chiếu thẳng xuống, vì tia nắng quá mạnh, cá cũng không ra.
Mùa xuân là mùa lúc có hoạt động sôi nổi nhất. Chúng đuổi nhau để giao phối và rất dễ mắc câu. Đến đầu mùa hè, khi trời khó chịu, cá thi nhau chết nổi trên mặt nước, không nên câu lúc này. Nhưng sau khi mưa, trời tạnh ráo, mát mẻ dễ chịu, cá lại đua nhau đi kiếm thức ăn. Nếu câu vào lúc này, nhất định bạn sẽ về với xâu cá nặng tay.
Chọn địa điểm
Cá không bao giờ tập trung ở những nơi trống trải. Vì vật, nên thả câu ở những chỗ gần bụi cỏ, cành cây, rễ cây, núi đá… Cá thường ở những chỗ tĩnh lặng, cho nên bạn nên chọn chỗ vắng vẻ mà câu.
Nhìn mặt nước: Bóng người hay cần câu in xuống nước sẽ làm cho cá cảnh giác, bỏ đi; Nếu chỗ nước nào có bọt sóng hoặc thường xuyên có bong bóng nổi lên thì nhất định cá ở đó.
.
Kỹ thuật câu cá căn bản câu Lục cách câu chủ động-
Kỹ thuật câu cá căn bản câu Lục cách câu chủ động
Câu Lục
Câu Lục cách câu chủ động
Người ta nói rằng có hai kiểu câu: chủ động và bị động. Chủ động là phải giật thì mới được cá còn bị động là cá ăn mồi tự làm mắc lưỡi, người câu chỉ có việc kéo lên (như cách câu bơm bắt cá mè, cá mùi, hay câu chìm bắt cá tra).
Về phương diện thể thao thì cách chủ động hấp dẫn hơn, trí óc và chân tay làm việc nhiều hơn, tính ganh đua (với con cá) dữ dội hơn vì thế mà sảng khoái hơn, hưng phấn cao hơn. Trong cách câu chủ động thì câu Lục được xếp vào hàng khó nhất vì con cá chỉ chạm nhẹ dây câu chứ không ăn mồi như cách thông thường. Các nghệ sỹ câu Lục cho rằng câu Lục là cách duy nhất “muốn bắt con gì thì được con ấy” (!). Lúc đầu nghe tưởng nói ngoa, sau học theo mà thử nghiệm thì thấy cũng có lý. Bài này tôi xin chia sẻ với bạn hữu những gì mà tôi góp nhặt được về cách câu này trong suốt 40 năm qua. Nếu tính theo mức độ quan trọng thì những người thạo Lục chọn trật tự sau đây:
Mồi nhử
Ben
Vị trí câu
Lữơi Lục
Dây câu
Cần & máy câu
Phao
Cách giật & dòng cá khi dính Lục
Chúa Trời chia đám cần thủ chúng ta thành 3 loại: Loại đi câu để mà đi thế thôi, loại thứ hai là vì con cá, còn loại cuối cùng là những người tò mò muốn khám phá những bí mật làm thế nào bắt được con cá (có khi bắt xong lại thả ra). Ai đi câu mà chả mong đạt đến cái ngưỡng “nhìn thấy tăm hay cái xoáy nước mà biết được con cá gì và cách bắt nó lên như thế nào”. Là mong thế chứ đạt tới ngưỡng thì không phải dễ. Trong đời, tôi mới gặp có vài người cự phách như thế. Chuyện tôi kể hầu các bạn dưới đây cũng là góp nhặt từ những câu chuyện chỉ hé lộ ra lúc trà dư tửu hậu của những con người ấy. Chắc chắn là không đầy đủ, nhưng như thế lại hay vì còn chỗ cho đầu óc ta bay bổng, tưởng tượng và sáng tạo thêm. Nào, chúng ta bắt đầu nhé.
MỒI NHỬ
Cách câu Lục truyền thống (từ khoảng thập niên 1960 trở về trước) là ném thính dụ cho con cá đến rồi vê một nhúm mồi khoai (khoai lang nướng + cơm nghiền nhuyễn) vào dây câu cách lưỡi Lục khoảng nửa gang cho con cá đến đớp làm nhún phao là giật. Lúc đó ở trong nước chưa có máy câu, dây buộc thẳng vào đầu cần như câu cần tay bây giờ nhưng đầu cần phải khá cứng chứ không dẻo quẹo để tăng độ giật xốc. Gặp cá quá to thì tay cao thủ sẽ buông cần mà bơi theo hù cho con cá mệt nổi bụng mới lôi lên còn đa số thì cố giằng đến đứt dây trước sự tiếc nuối của mọi người. Bắt đầu từ thập niên 1970, những tay câu lão luyện ở Hà Nội (chủ yếu sống quanh Hồ Tây và bãi Phúc Xá ngoài bờ sông Hồng) phát hiện ra rằng câu mồi treo như trên thì đa phần gặp cá nhỏm ham mồi, họa hoằn lắm mới gặp cá to còn nếu câu dây không thì lại thường gặp cá rất to. Phát hiện này dẫn đến một kiểu câu mới: câu Lục với ổ thính. Cách câu này hiệu quả đến mức người ta quên hẳn cách câu truyền thống ngày trước.
Bí quyết ở đây là ổ thính. Đó là loại mồi nhử được thả xuống đáy hồ bằng ben. Người câu đặtlưỡi Lục cạnh ổ thính chờ cá đến ăn mồi chạm vào dây câu là giật. Mồi càng thơm ngon càng hấp dẫn nhiều cá đến và xác suất chạm dây câu càng cao. Từ trước đến nay, thành phần tạo nên mồi nhử siêu hạng luôn luôn được xem là bảo bối gia truyền không hé môi cho người ngoài biết. Làm thính còn phụ thuộc vào loại cá muốn câu: Mè, Trôi, Trắm, Chép, Rô phi, Tra, Trê … có “khẩu vị” khác nhau, nên công thức cũng khác nhau. Nhiều người nhất trí rằng câu hồ hay câu sông thì cá Chép vẫn là nhất hạng, không chỉ vì thịt nó thơm ngon hay tương lai hóa rồng sáng lạn của nó mà là nó rất tinh khôn (tôi đã rình câu một con chép 5kg trong suốt nửa ngày trời từ lúc nhìn thấy cái tăm của nó to cỡ đầu ngón chân). Công thức làm mồi nhử dưới đây chuyên dùng câu cá chép:
* Ruột cá, cơm nguội, khoai lang, chuối chín hay trái dâu ta chín nấu nhừ.
* Cám gạo, bột đậu tương, bột ngô (bắp), bột đậu xanh rang vàng cháy, cánh hồi nướng vàng nghiền nhỏ.
* Mộng thóc, mẻ, nước ngâm thóc thối.
* Đất sét khô đập vụn.
Sau này có người còn thêm vào trứng kiến, cám tanh … cũng tốt
Tất cả trộn với nhau cho đều, lấy tay mà bóp kỹ rồi phải rửa sạch bằng xà bông thơm nếu không muốn cái mùi kinh khủng kia phảng phất dai dẳng nhiều ngày… dai hơn cả mùi xạ hương đấy. Mồi phải nguyễn, không cứng quá và cũng không nhão quá. Mồi phải rất ngon và hấp dẫn đối với cá nhưng lại không xơi ngốn ngấu được (vì có đất sét vừa giữ cho mồi không bị rã, vừa khó xơi nên ổ mới bền). Nếu hồ hay đầm có cá chép thì đảm bảo một khi hắn đã ngửi thấy thì như có một ma lực cuốn hút, hắn không thể bỏ đi được. Công thức nêu trên rất công hiệu đối với loại cá Chép tự nhiên hay có bạn gọi là cá Chép ta hay cá Chép dài, đối với cá chép Đỏ hay cá chép Lai nhưng nuôi kiểu tự nhiên cũng rất thích mồi này. Tuy vậy, cá Chép công nghiệp được nuôi dưỡng bằng bột tanh từ nhỏ đến lớn thì có vẻ thờ ơ. Cũng nói thêm rằng loại mồi này hợp với nước ngọt hơn nhiều so với nước lợ. Ở vùng nước lợ, có người cho trùng chỉ thêm vào lúc thả ben, công hiệu thấy rõ !
BEN
Ben là vật dụng dùng để đưa mồi đến đúng chỗ mình muốn. Câu Lục với ổ thính cần nhất là mồi tụ chứ không tản. Ném thính thì thính tản khắp nơi, không đạt yêu cầu. Ben có hai loại ben hình nón cụt hay ben tròn và ben hình lập phương hay ben vuông. Khi thả mồi, người ta cho mồi vào đầy ben rồi dùng cần mà thả từ từ xuống đến tận đáy nơi đã định trước. Khi nhấc lên, mồi nằm lại dưới đáy ao, ben được kéo lên. Vì nó có công dụng giống như chiếc xe ô tô ben đổ đất hay cát nên dân Hà Nội gán cho nó cái tên đó.Thả ben cũng là một nghệ thuật. Khối anh thả xong dò mãi không biết ổ thính nằm ở đâu mà đặt Lục chệch ra ngoài xem như … thua ! Người cẩn thận thường hay chuẩn bị 2 cần, một cần đặt vào chỗ đã chọn cho phao nổi lên làm đích, một cần thả ben đúng sát ngay sau phao. Nếu không có 2 cần thì phải chọn một vật cố định phía trước mặt như cột điện, cái cây … làm chuẩn và lúc ben vừa chạm đáy phải đo khoảng cách từ đầu cần (dây vuông góc với cần) vào đến một vật làm mốc như vị trí giá đỡ chẳng hạn. Như vậy mới biết chắc ổ thính nằm ở đâu. Theo kinh nghiệm bản thân thì ben tròn dùng hay hơn ben vuông vì mồi tụ hơn, tìm vị trí đặt Lục dễ hơn. Tuy nhiên, vì ben vuông xếp lại được gọn nên nhiều người thích dùng hơn.
VỊ TRÍ CÂU
Chọn vị trí câu cũng lắm công phu chứ không đơn giản. Đáy phẳng hay dốc, bùn nhiều hay ít, có vật lạ dưới nước hay không (gốc cây, cọc, bao ni-lông,…), nước sâu hay nông, trong hay đục, đầu gió hay cuối gió, phía trên đầu có vật cản hay không (cành cây, mái nhà …), bờ dốc hay thoải, đất bờ mềm hay cứng … tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Đi câu chọn được chỗ tốt xem như thắng một nửa rồi.Chép thích ăn ở nơi cuối gió, đáy phẳng, hơi trũng, đáy có bùn, độ sâu lý tưởng khoảng 1,5 – 1,8 mét. Nông quá Chép không vào, sâu quá cũng có cái hay (ca dao chẳng tổng kết rằng “muốn ăn cá cả thì thả câu dài” đó sao) nhưng thường cần câu Lục không với tới. Biết đặc tính này, có chủ ao cho đào đáy ao hình chữ V … dốc vào giữa. Khối anh thả ben xong cứ thấy giữa hồ nổi tăm đùng đùng còn chỗ mình thả lại êm re.
Câu Lục cần yên tĩnh. Cá đang vào mà thấy động thì bỏ đi ngay. Vì vậy nên tránh chỗ người câu cá Mè dùng phao nổi (bom, pom hay pomme nghĩa là cái phao to tròn như quả táo theo tiếng Pháp) hay người câu chìm ném tới. Tốt nhất là chọn chỗ cuối gió, yên tĩnh, nước sâu vừa phải, có bùn. Người câu giỏi có thể ngồi khất dưới lùm tre, dù giật rất khó nhưng đổi lại, thật yên tĩnh. Đáy phải có bùn là yêu cầu không thể thiếu khi câu Lục vì lưỡi Lục sẽ chìm trong lớp bùn non, phía trên chỉ là sợi cước mảnh mà con cá tưởng lầm là sợi rong hay rêu bình thường. Bạn có thể kiểm tra xem đáy hồ nhiều bùn hay ít bằng cách ném xuống một hòn đá. Nếu bọt nổi lên nhiều thì nhiều bùn, ngược lại thì ít, không nổi thì gặp đáy cứng, cái Lục không nơi ẩn nấp phơi ra lộ liễu thì con gì dám mò đến !
Bạn cũng nên dùng ngay Lục để rà đáy quanh chỗ định câu để kiểm tra xem có bằng phẳng hay không. Đôi khi chỉ vì một cái rễ cây, một cái cọc ngầm hay một bịch rác chìm dưới đáy lại là nguyên nhân làm ta mất cá.
LƯỠI LỤC
Trên thế giới, chỉ ở Việt Nam có lưỡi Lục và chỉ làm thủ công. Nếu theo đúng luật câu của nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức … thì câu Lục bị cấm hoàn toàn ! Ở bên ấy câu sông, câu biển cũng phải có license (tiền thuế) còn ở ta thì vô tư và có lẽ còn lâu vẫn thoải mái.Chữ Lục nghĩa là sáu được gán cho loại giàn 6 lưỡi câu được buộc thành 3 cặp xếp chồng lên nhau tỏa ra thành hình tròn. Sau này cũng có người kết 8 lưỡi nhưng vẫn gọi chung là Lục chứ không gọi là bát. Lưỡi Lục không có ngạnh để tạo độ xuyên ngọt và thường đã dính cá thì đóng từ 2 lưỡi trở lên nên con cá cũng khó mà thoát thân. Hình dáng của cái lưỡi đơn là nguồn cảm hứng cho người ta đặt tên Lục: tay đao, tay quỷ, lưỡi hái… nghe rất tàn sát.
Lục có 3 cỡ là tiểu, trung và đại. Người sành chơi Lục thường chọn loạt tiểu, nhỏ, gọn và cực sắc.Nếu bạn xòe bàn tay áp nhẹ lên lưỡi Lục để ngửa trên bàn mà Lục bám theo thì đáng chọn. Loại trung và đại chỉ dành cho người mới tập, cứ nghĩ to có khi lại chụp được nhiều con một lúc ! Lâu lắm rồi, có một người bạn là thợ cơ khí bậc 7/7 làm tặng tôi một bộ 10 cái Lục cỡ nhỏ thật đặc sắc. Lưỡi Lục hình lưỡi liềm cụp cong đều, mảnh và sắc ngọt. Chính tôi vì sơ ý đã bị nó đâm xuyên ngập vào ngón tay mà không thấy đau. Nước thép được tôi hay đến mức câu hoài vẫn sắc bén chứ không tù hay vẹo đi. Với bộ Lục ấy, tôi đã kéo lên ngót nghét cũng gần trăm con Chép cỡ từ 1 đến 5kg.Như đã nói trên, câu Lục phải không để hở lưỡi, nghĩa là Lục phải chìm trong bùn. Chìm nhiều hay ít là do hòn chì kẹp giữa Lục, phía dưới dầy hay mỏng. Kích thước của hòn chì cũng quyết định đến việc lựa chọn phao vì chì nhẹ thì chỉ đi với phao nhỏ chứ dùng phao to như loại chống sóng thì phao nâng cả Lục lên mất. Tôi thích dùng chì loại khá trở lên chứ không thích chì nhỏ vì tôi thích dùng phao chống sóng, nó dài, chìm sâu tính từ mặt nước nên gió to, sóng mạnh phao vẫn đứng chứ không nghiêng ngả. Bạn cứ tưởng tượng cái đuôi phao ngấn xanh ngấn đỏ ấy cứ từ từ lịm xuống mặt nước trong xanh thì còn cơ hội nào hơn nữa …
DÂY CÂU
Dây câu Lục có 2 phần: phần chính là cuộn dây đi với máy và phần phụ là dây nối với lưỡi Lục dài khoảng 50 – 60 cm gắn vào sợi chính bằng khóa móc, thường gọi là dây Link. Nguyên tắc câu Lục với ổ thính là để cá vào ăn mồi thì vô tình đè lên dây câu. Chỗ cá đè chỉ cách lưỡi Lục một gang tay trở lại đó chính là đoạn dây nối với lưỡi Lục. Đoạn này phải mảnh và dai (tôi thích dùng 0.25mm đến 0.28mm) tốt nhất là loại cước tàng hình (fluorcarbon).Nếu loại này mà thô (từ 0.35 mm trở lên) thì con cá nghi ngờ và né tránh. Tôi đã thử nhiều lần với nhiều loại dây câu từ rất mảnh đến to đùng. Có những con Chép khôn đến mức biết kiểm tra cái dây thõng từ trên giời kia xuống có đáng ngờ không bằng cách dùng vây ngực hay đuôi quạt một cái, nếu thằng dây kia mà uốn éo như sợi rong rêu thì hắn yên tâm sục mồi, còn nếu ngược lại cứ trơ trơ ra một cách đáng ngờ thì hắn sẽ lảng ra. Lúc con cá thử kiểm tra dây, phao sẽ nháy như nhảy tăng gô. Khối chàng mắm môi nín thở giật ngược lên văng cả Lục lên ngọn cây rồi kêu Trời rằng … trượt cá to ! Bậc lão luyện nhìn tăm biết cá, quan sát phao biết tính cá lại che miệng cười. Chúng ta sẽ trở lại ý này ở mục sau.Cần & máy câu.
Trước kia câu Lục chỉ là cần tay, thường là cần trúc cắt bớt phần mảnh dẻ trên ngọn để đảm bảo độ sốc. Trông cũng tương tự như cần rê cá Quả (Lóc) dùng bát (Đài) để quay dây. Cái khiếm khuyết lớn nhất của loại cần này là gặp con cá lớn thì hoặc đứt cước (phần nhiều là trường hợp cá kéo duỗi thẳng cần kèm theo tiếng nổ cước …) hoặc phải buông cần ! Ngày nay, khiếm khuyết ấy được bù đắp bằng cách lắp thêm máy câu. Bây giờ vấn đề là cái cần. Cần máy bán sẵn có độ dài khoảng 4.5 mét trở lại. Nói chung, cá chép là lũ khôn ngoan, chúng chỉ vào gần bờ lúc sáng sớm và chiều tối. Vì vậy mà, theo kinh nghiệm của tôi 4.5 mét trở xuống là ngắn. Phải dài ít nhất cũng 5 mét, hơn càng tốt, nhưng kiếm đâu ra ? Hồi đi câu ở New Port Bish bên California tôi thấy mấy ông bạn người Đài Loan câu trên bờ kè đá chắn sóng bằng một loại cần máy rất dài để khi dính cá thì có thể nâng con cá lên hẳn mặt kè chứ không bị mắc kẹt ngay chân kè nếu dùng cần ngắn. Sục tìm trong nhiều siêu thị ở Los Angeles không thấy bán loại cần đó, hỏi ra mới biết họ mang từ Đài Loan qua. Về nước, tôi đi sắm một chiếc cần tay dài 6 mét có đầu hơi cứng, mua bộ khoen lắp vào và.. ha, ha,… tôi đã có một cây đánh Lục tuyệt vời và siêu rẻ. Vì dài nên … nặng, không thể cầm lâu được. Thế là tìm đến sự trợ giúp của cái chống cần (tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong hình mà ký giả Torture Rùa giới thiệu trong bài “Tôi đi câu thi ở châu Âu” người ta cầm những cái cần dài đến … vô tận đến trên 11 mét mà không thấy cái chống cần đâu cả. Phục thật !). Với cái cần tự chế này, tôi đã câu được rất nhiều Chép tầm U3 trở lên.
Phao là cái mà người câu ngắm nghía nhiều nhất trong cuộc đờiđi câu cho dù có thể nó là cái nhỏ nhất, nhẹ nhất hay rẻ nhất so với các thành phần khác của bộ dụng cụ đi câu. Ấy thế mà nhiều người lại hơi coi thường nó ! Ai nhìn phao nháy mà biết con gì, to hay bé, chạm đầu, mình hay đuôi, có nên giật hay không thì lại xem cái phao như một phương tiện để thưởng thức nghệ thuật câu ! Với những người này, họ chọn lựa, nâng niu từng cái phao, giữ gìn trong những ống nhựa chắc chắn để phao không bị gãy. Có người còn ghim nhiều phao lên tường ở phòng khách, xòe ra hình quạt bên chiếc cần câu đặt chéo như một nét trang trí riêng của cần thủ gia.
Để câu Lục có hai cách chọn phao: loại chống sóng và không chống sóng. Loại sau ngắn, gặp gió sóng nổi hay bị lật nên ít ai dùng, có chăng chỉ ở những hồ nhỏ, lặng. Tôi thích câu ở hồ lớn hay đầm, được khúc sông cụt thật lặng cũng hay vì thế mà ưa dùng phao chống sóng. Phao chống sóng dài từ 28 cm đến 60 cm tùy nơi sóng ít hay nhiều.
Bạn phải thử phao trước để xem lưỡi Lục (có gắn chì) có đủ sức kéo chìm cái phao xuống không. Nếu phao lấp lửng thì không đạt vì sức nâng của phao gần cân bằng với trọng lượng của Lục nên sẽ nâng nó lên khỏi mặt bùn. Trước kia tôi tự làm lấy phao, sau này thấy phao chống sóng nhập từ Hàn Quốc về dùng khá hay nên mua dùng. Cái nhà anh Hàn này khôn đáo để, anh ta biết sản xuất hàng loạt “mũ phao” xanh đỏ bán kèm để khi thấy chóp phao mờ đi thì chụp cái mũ mới vào, lại mới !
CÁCH GIẬT VÀ DÒNG CÁ
Đây là những phút giây sung sướng nhất của cuộc đời cầm cần. Ấy thế mà theo thống kê thì có đến 50% trường hợp niềm vui ấy trở nên không trọn vẹn vì rất nhiều lý do: đứt cước, oác lưỡi, sút lưỡi … và … mất cá. Phản ứng của mọi người rất khác nhau trong trướng hợp này: bần thần, tiếc nuối, có người la ầm ĩ, chửi thề um sùm lại có người run cầm cập hồi lâu như lên cơn sốt rét. Một trong số các cao thủ câu Lục nay đã ngoài 70 lại nói một cách đầy mâu thuẫn rằng được hay mất đều sướng như nhau, kỷ niệm người ta nhớ dai hơn chính là những lần mất cá. “Con cá sảy là con cá to” các cụ chả dạy như thế là gì ! Mà các cụ đã dạy thì chớ có bao giờ sai …
Cách giật và dòng cá trong câu Lục khác với các cách câu khác đôi chút. Sau khi đặt mồi (làm ổ thính) một lúc (nhanh hay chậm tuỳ hồ có nhiều cá hay ít) bạn sẽ thấy tăm xuất hiện.Mè hầu như không có tăm, Rô phi tăm chùm nhỏ lăn tăn, tăm Trê sùng sục, tăm Trắm, Trôi gần giống nhau nổi đôi hay ba, riêng tăm Chép thì khác hẳn. Tăm chép đi ăn mồi là tăm đơn, nếu nhỏ bằng đầu ngón tay út thì cá nhỏ, chỉ vài lạng đến dưới 1 kg, nếu to bằng đầu ngón tay trỏ thì khoảng trên 1 kg đến 2 kg, nếu to bằng đầu ngón tay cái thì phải tầm 2 – 3 kg, còn nếu cỡ ngón chân cái thì phải 4 kg trở lên ! Tăm càng to, cá càng lớn và càng thận trọng.
Thường thì sau khi đặt mồi, bọn Mè sẽ vào trước tiên (chả hiểu đám ăn nổi này tại sao mũi lại thính thế không biết !), ngay sau đó là Rô phi, tiếp đến là Trôi, Trắm, còn Chép thì 20 phút sau mới lảng vảng tới ở khoảng cách vài mét. Nó vào rất chậm, khoảng cách được rút gần xuống 1.5 mét rồi 1 mét, rồi … 0.5 mét đôi khi lâu cả tiếng đồng hồ. Chép có đôi mắt to, luôn luôn quan sát xung quanh, nó nhận ra ổ thính không chỉ vì đánh hơi được mùi lan tỏa trong nứơc mà còn nhận biết qua hành vi nhộn nhịp của đám cá đến trước. Vì thế, nếu bọn Rô phi nhào vô trước thì bạn đừng vội nản vì khi Chép xuất hiện thì chúng sẽ tản đi thôi.
Cách bọn cá chạm vào dây câu Lục tạo nên những chuyển động rất khác nhau của cái phao. Cá càng to càng … khiêm tốn, càng nhỏ càng nghịch ngợm. Nếu phao nháy rất nhanh thì chắc chắn là cá nhỏ, còn từ từ chìm thì lại là cá lớn. Rô phi bao giờ cũng nháy cập cập trước khi kéo chìm phao, cá Trê hay Tra thì kéo lút phao giữa đám bọt tăm, Trắm hay Trôi thì “đấm” trước “tỳ” sau, riêng Chép thì khác hẳn ! Khi vào gần sát ổ thính thì Chép không nhả tăm nữa ! Quan sát từ lúc tăm Chép xuất hiện cách ổ thính hàng mét đến khoảng dưới nửa mét thì thấy ngưng. Lúc này bạn phải sẵn sàng, hai tay đặt sẵn vào vị trí (vì cần nặng nên bạn không thể giật cá bằng một tay) và thật chăm chú quan sát cái phao. Những con Chép khôn ngoan thường hay đề phòng. Đúng lúc này mà có tiếng động đột ngột như tiếng ném pom bên cạnh chẳng hạn thì nó bỏ đi ngay (trừ đám Chép công nghiệp nuôi bè ngờ nghệch), nếu không nó sẽ quan sát tất cả những gì quanh ổ mồi. Chắc chắn nó nhìn thấy sợi dây cước mảnh cạnh ổ mồi. Nếu nó tưởng nhầm đó là một sợi rêu như nó thường gặp ở khắp nơi trong hồ thì nó sẽ không để ý và chầm chậm tiến đến thưởng thức mâm cỗ đã dọn sẵn. Không biết cá Chép có uy quyền gì mà khi nó xuất hiện thì các đa số các con cá khác phải lùi ra nhường chỗ. Tôi đã thử kiểm tra bằng cách đeo kính lặn ngậm một ống thở dẫn lên mặt nước, lấy một đám rong buộc che người, ôm đá im lặng chờ và quan sát hành vi của đám cá trong một cái đầm sen nước khá trong.
Quan sát trực tiếp cho thấy cá Chép có cách hành xử oai vệ, từ tốn như chẳng đi đâu mà vội. Chính vìthế mà khi chạm dây câu, nó làm cái pháo từ từ lún xuống. Cần phải giật đúng vào thời điểm này và cách giật cần câu Lục là giật xung chỉ nhằm mục đích đóng lưỡi Lục vào con cá. Bạn phải dùng cả hai tay bật cành câu lên một góc 45 độ như kiểu búng đầu cần. Nếu dính cá, đầu cần sẽ khựng lại ngay. Trong một phần giây định thần vì bị bất ngờ, con cá bắt đầu chúi ghì sát đáy tìm cách chạy trốn, cá càng to thì sức ghì càng mạnh. Nhiều người đặt bộ phận hãm dây ở chế độ tự xả để tránh nổ cước. Tuy nhiên, câu Lục cần nhất ở cú giật, nếu để ở chế độ này thì nhiều khi Lục đóng không sâu. Vì vậy, tôi thường nhanh chóng mở chốt hãm và dùng tay để điều chỉnh thu hay xả cước tùy sức ghì của con cá theo nguyên tắc “cương nhu tuỳ biến” để dòng con cá.Con Chép ghì sát đáy một lúc lâu thì nổi dần lên, đó là lúc nó đã mệt. Lúc này đừng vội mà nên nhẹ nhàng dìu con cá lại gần trong tư thế sẵn sàng xử lý khi con cá đột ngột vùng vẫy (mà cách tốt nhất là thả tay quay cho xả cước tự do). Nhờ cách này tôi đã thu hoạch một con Chép khá to chỉ dính đúng một lưỡi vào … râu ! Chờ cho con cá liệt hẳn mới thu cước và dùng vợt bắt cá. Đừng bao giờ cầm vào sợi dây vì lúc cùng đường con cá sẽ vùng vẫy lần cuối và nếu có điểm tựa thì nó sẽ có cơ hội thoát thân. Có người quên vợt, cá to không nâng lên được lại sợ chạm vào cá mà dính Lục thì có khi lộn cổ xuống hồ với cá. Thế nhưng nếu mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn sàng thì con cá khó mà thoát được. Bây giờ bạn hãy quan sát kỹ xem Lục đóng vào đâu trên mình con cá. Nếu vào vùng đầu (nhất là quanh mõm) là OK, bạn đã đặt lưỡi đúng vị trí so với ổ thính (10 điểm). Nếu vào vây ngực thì cũng còn khá (8 điểm) nhưng nếu vào sười hay thân cá thì bạn đã đặt lệch ra ngoài (4 điểm) còn nếu vào … đít cá thì bạn đã đặt cách xa quá (2 điểm), hiệu quả thấp. Điều này giúp bạn điều chỉnh vị trí đặt lưỡi Lục so với vị trí ổ thính.Câu Chép là cả một nghệ thuật và có lẽ cái làm cho người ta hứng thú là tự mình khám phá, một phát hiện nhỏ đưa vào áp dụng thành công
Kỹ thuật câu mồi giả (sông, hồ, biển)
|