Cách chọn điểm lấy nét cho bức ảnh của bạn đẹp hoàn hảo. Kỹ thuật lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không dễ trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm 2 phần để tăng hiệu quả việc lấy nét: sử dụng phím lấy nét phía sau thân máy và 'lấy nét rồi dịch khung'.
CÁCH CHỌN ĐIỂM LẤY NÉT CHO BỨC ẢNH CỦA BẠN ĐẸP HOÀN HẢO
1. Lấy nét:
a) Khi e chụp một mẫu, e lấy nét ngay mắt của mẫu và khi di chuyễn khung hình thay bố cục lại (điểm lấy nét trong khung hình thay đổi không còn ngay mắt mẫu) vậy thì khi hình chụp ra điểm nét tại mắt còn nét hay k? hay là nét tại điểm ngắm trong khung hình vậy?
b) Khi e chụp một lúc 4 mẫu, nếu để auto focus thì máy focus tùm lum chỗ, còn chỉnh manual focus chỉ có 1 diểm lấy nét thôi, e thường lấy net vào 1 mẫu và rồi khép khầu nhỏ để nét toàn bộ 4 mãu. Không biết e làm có đúng k? và còn cách nào k không vậy?
2. Khóa nét:
_ Hiện tại e đang sử dụng canon 60D, cho e hỏi khóa nét là gì? và mình cách thực hiện nó như thế nào?
3. Đo sáng:
_ Các bác có thể cho e lời khuyên khi nào dùng đo sáng nào k? E thì hay chụp out door và trong quán cafe, chủ yếu là chân dung và đồ ăn.
a) Evaluate mettering: khi nào xài?
b) Partial mettrirng? .............?
c) Spot metting ............?
d) Center weighted avarag
Làm chủ kỹ thuật lấy nét của bạn
Phím lấy nét sau thân máy
Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy. Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng, bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.
Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions (C. Fn) > Shutter/AE lock button > ...
Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm, còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím * |
Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.
Lấy nét rồi dịch khung
Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó, có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình. Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm, khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa, lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động, đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.
Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) hoặc Tv (ưu tiên tốc độ). Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.
Lợi ích của kỹ thuật
Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.
Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng hẳng hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường.
Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung, bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.
lấy nét
Ở đây chúng ta sẽ bàn đến mọi thứ liên quan đến việc chụp rõ hình. Lưu ý là rõ ở đây là clear chứ k phải là tối hay thiếu sáng gì đó.
Minh họa để chủ đề cụ thể hơn.
Chụp tự động:
Khi máy ảnh đặt ở chế độ auto thì việc lấy nét đơn giản bằng cách: nhấn nhẹ nút shot, giữ yên 1 lúc cho biểu tượng lấy nét hoàn tất là.. nhấn mạnh để chụp luôn
Khi máy ảnh để chế độ Manual: Có nghĩa là bạn muốn tự mình chủ động lấy nét thay vì giao phó cho máy thì bạn gạt nút A-M trên thân ống kính và điều chỉnh lấy nét tay bằng cách xoay vòng ngoài ống kính (vòng trong là zoom)
Vậy muốn lấy nét chỉ 1 phần trong ảnh như hình trên thì sao?
Độ sâu trường ảnh (Depth of field - DOF)
Khi bàn đến độ nét của hình cúng ta đã đụng đến 1 khái niệm cơ bản của dân nhiếp ảnh là DOF (độ sâu trường ảnh). Đó là khoảng cách mà các vật trong khoảng đó in rõ trên màn hình cảm biến
Vậy những gì nằm ngoài khoảng cách đó, sẽ bị mờ. Gần quá cũng mờ mà xa quá cũng mờ. Nói như thế, bạn sẽ hình dung ra được những tấm hình chụp phong cảnh sẽ có DOF rất lớn, để đảm bảo mọi vật trong ảnh rõ đều như nhau, không kể gần hay xa người chụp. Vậy chúng ta cần giá trị DOF nhỏ trong những trường hợp nào? chắc chắn bạn sẽ hỏi như thế. Đó là khi bạn muốn làm nổi bật 1 chủ thể nào đó trên 1 nền mờ xa xăm. mà phổ biến trong chụp chân dung hay cảnh nghệ thuật
Vậy muốn chủ thể nào rõ, chỉ cần đưa "hắn" vô DOF là xong. Vấn đề là làm sao để điều chỉnh DOF ?
Khẩu độ (Aperture)
Máy ảnh quản lý lượng ánh sáng dựa trên 2 giá trị chủ yếu là khấu độ (aperture) và tốc độ (Speed), thông qua hoạt động của màng trập. Màng trập mở lớn thì ánh sáng vào nhiều, hiện tượng tương tự nếu màng trập đóng chậm.
Hãy chỉ quan tâm đến khẩu độ vì giá trị này liên quan trực tiếp đến DOF. (d3100 f-36 - f-5.3)
Việc tăng giảm khẩu độ ngoài việc điều tiết lượng ánh sáng in lên cảm biến, còn làm thay đổi kích thước ống kính. Và điều này ảnh hưởng trụwc tiếp đến giá trị DOF của chúng ta. Cụ thể là đóng khẫu đọ lại (như f/22) sẽ làm tăng DOF và ngược lại mở khẫu độ ra to (như f/1.8) sẽ làm giảm chiều dài DOF
Ống kính máy ảnh có cái gọi là khẩu độ (lens diaphragm, aperture) có khả năng mở rộng hay thu hẹp lại y như con ngươi của con mắt. Khi ra sáng con ngươi nhỏ lại để ánh sáng không vào mắt nhiều quá làm chói lòa, khi vô chỗ tối con ngươi mở rộng ra cho đủ ánh sáng vào mắt đề nhìn rõ được mọi vật. Với máy ảnh, nếu chúng ta set qua automatic, cái lens diaphragm của nó cũng mở lớn hay thu nhỏ theo cường độ ánh sáng một cách tự động y như vậy. Ðộ đo aperture của ống kính được gọi là f-numbers (f-stop) được khắc trên ống kính như là: 22 (f/22),16 (f/16), f/11, f/8.0, f/5.6, f/4.0, f/2.8, f/2.0, f/1.8. Ống kính có f-number nhỏ được gọi là “sáng” hơn ống kính có f-number lớn, vì ánh sáng vào mặt film càng nhiều khi f-number càng nhỏ. Ngày nay hiếm có máy digital camera loại thông dụng ống kính sáng tới f/1.8 (nhóm Olympus C-x0x0, thí dụ C-4040, trang bị ống kính sáng cở nầy), không thấy ống kính cở F/1.4 trên digital camera. Ống kính có f-stop càng nhỏ càng khó chế tạo nên đắt tiền. Nói thêm cho quí bạn tò mò là con số nầy được tính theo công thức N=f/D (f là focal length, D là đường kính của cái lổ diaphragm).
Quí bạn đóng cái diaphragm lại nhỏ (thí dụ f/22) thì DOF càng dài, mở cái diaphragm ra to (thí dụ f/1.8) thì DOF ngắn lại. Quí bạn lưu ý là ống kính máy digital camera thông dụng thường chỉ có f-stop nằm trong giới hạn f/2.8 – f/8 mà thôi. Còn việc tại sao đóng ống kính lớn nhỏ theo ý thì xin được bỏ qua, viết thêm quí bạn càng rối.
Quí bạn thấy hai hình bên cạnh có độ DOF khác nhau rất xa. Ảnh hoa trắng rất rõ nét, trong khi bức tường hoa văn phía sau nằm cách đó chưa tới 50 cm mở hẳn đi. Ở tấm ảnh ngôi nhà thờ thì trái lại bông hoa nằm cách máy ảnh chừng 2 mét cho tới cái nhà thờ nằm cách máy ảnh khoảng 30 mét đều rõ nét.
B. Thực Hành.
Khi chụp ảnh, chúng ta muốn cho vật ở rất gần tới vật ở thật xa (ảnh phong cảnh) đều rõ thì nên đóng ống kính lại càng nhỏ càng tốt (với máy digital camera thì mở tối đa tới f/8). Còn như chỉ muốn nơi vật lấy thước rõ, còn những vật gần hơn hay xa hơn mờ đi thì hãy mở ống kính càng to càng tốt (với máy digital camera thì mở tới f/2.8). Tới đây có bạn sẽ hỏi làm cách nào để set khẩu độ, tôi sẽ hướng dẫn sau.
Với đa số bà con chơi ảnh tay ngang thì chụp rõ từ gần tới xa dễ hơn là chụp rõ ở nơi focus mà thôi. Như chúng ta đã biết đa số máy digital camera chỉ có thể mở ống kính tối đa đến f/3.5 hay f/2.8. Với cở f-stop nầy thì không có cách chi chụp được tấm ảnh kiểu như tấm “Nương Cửa Phật” vì DOF của các ống kính loại nầy thường dài hơn 1 mét, hai vật cách nhau 50cm chưa ra khỏi vùng DOF. Vậy thì làm cách nào chụp được như vậy? Thưa quí bạn còn một yếu tố nữa mà ít ai chỉ cho quí bạn, ngay có khi dân trong nghề cũng không để ý tới, đó là cái optical zoom. Quí bạn càng zoom nhiều thì DOF càng ngắn lại. Lý do là vì khi zoom thì distance focal của máy ảnh dài thêm ra. Khi focal length dài thì DOF ngắn lại. Máy digital camera có focal length 5,8mm-58mm (10x zoom), tương đương với máy chụp film 35mm có focal dài 38mm-380mm. Với focal cở nầy thì DOF rất là ngắn. Còn lý do tại sao thì bí mật, đâu nói quí vị nghe được. Tôi đùa thôi, nói dài thêm thành ra bài viết vô chuyên môn quá sâu.
Ở đây chúng ta chỉ cần nhớ hai điều để làm giãm DOF, thứ nhất là mở ống kính càng to càng tốt, thứ hai là zoom càng lớn càng tốt. Nếu quí bạn áp dụng cả hai thì sẽ chụp được ảnh mà “chỉ gương mặt người mẫu thì rõ, cái hoa hồng xa hơn một tí đã nhòe đi”.
"chụp xóa phông" 1 thời là phong trào của dân chụp ảnh. Xóa phông tạo hiệu ứng xa gần, làm bật chủ thể.
dùng chế độ Aperture Priority (A) rồi tăng khẩu (giảm số f) tối đa. Tới chừng f2.8 là ok.
f = số khẩu độ. Số f càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, càng có nhiều ánh sáng vào, chụp thiếu sáng càng tốt. Nhưng mà số f càng nhỏ thì DOF (Depth of Field) càng mỏng nên những gì xa (như hậu cảnh) sẽ bị mờ. Còn cụ thể quang học nó thể nào thì em lười type ra lắm.
- Ở chế độ A hoặc M, chỉnh cho trị số f giảm đến mức nhỏ nhất có thể (vd: f2.8 ; f2.0 ...)
- Tăng zoom lên hết cỡ (vd: 4x ; 5x ...)
- Đặt mẫu trước 1 hậu cảnh có chiều sâu
- Ngắm mẫu, lấy nét và chụp
Muốn xóa phông, bắt buộc phải hội đủ các yếu tố sau đây:
1. Tele (Zoom) càng nhiều càng tốt. Từ 135mm trở lên hoặc 10x
2. Dí máy càng gần vật chụp càng tốt, phong cảnh sau lưng vật chụp càng xa càng tốt.
3. Mở khẩu độ tối đa. Thông thường là F 2.8 dành cho ống Tele - hoặc là 1.8 với ống 50mm hoặc 1.4 là tuyệt vời khi chụp chân dung.
Từ các yếu tốt trên, kết luận là phải cần 1 máy có ống kính rời, và gắn ống kính có tiêu cự từ 135mm trở lên.
Quyết định DOF - độ sâu trường ảnh mỏng (chụp ảnh nhòe hậu cảnh ) gồm 3 yếu tố
- Khẩu độ ống kính (khẩu càng lớn DOF càng mỏng)
- Tiêu cự ống kính (tiêu cự càng lớn DOF càng mỏng)
- Khoảng cách từ máy đến đối tượng chụp (khoảng cách càng gần DOF càng mỏng).
Các loại máy ảnh compact có ống kính ZOOM thường là ống kính 2 khẩu (vì việc chế tạo ống kính zoom một khẩu LỚN là rất phức tạp đồng thời ống kính zoom một khẩu LỚN có cấu tạo rất cồng kềnh, có khi nó còn nặng gấp mấy lần cái thân máy). Ví dụ ống kính của Canon G9 là 7.4-44.4mm f/2.8-4.8 nghĩa là khẩu độ lớn nhất ở tiêu cự 7.4mm là 2.8, còn khẩu độ lớn nhất ở tiêu cự 44.4 là 4.8. Đây là lý do vì sao bác manhdoixanh mở khẩu 2.8, khi zoom tối đa đến tiêu cự 44.4 thì khẩu tự khép vào còn 4.8.
Ống kính của máy compact bị hạn chế rất lớn về tiêu cự (thường là tiêu cự nhỏ), và khẩu độ (khẩu độ nhỏ). 2 hạn chế này khiến cho việc chụp ảnh DOF mỏng trở nên khó khăn. Việc khắc phục duy nhất là chọn tiêu cự hợp lý để mình có thể đứng CÀNG GẦN ĐỐI TƯỢNG CÀNG TỐT, mở khẩu tối đa và chụp. Một mẹo nhỏ nữa là khi chụp nên chọn bối cảnh đối tượng càng xa hậu cảnh càng tốt. Trong trường hợp này thật ra DOF vẫn thế nhưng nếu hậu cảnh ở càng xa đối tượng chụp thì sẽ càng bị nhòe nhiều hơn.
Trường hợp bác Quick2silver_mx zoom tối đa 16x để chụp toàn thân theo em không khả thi lắm. Vì lúc này khẩu độ ống kính sẽ bị khép lại (làm DOF dài ra) và khoảng cách từ máy đến đối tượng cũng quá xa (làm DOF dài ra). Nếu zoom tối đa như vậy, bác chụp head shot (chụp mặt và vai) thì mới có hiệu quả, vì lúc này bác sẽ đứng gần đối tượng hơn.
Bản chất của chụp xóa phông và chụp chân dung
rất nhiều người hỏi thế nào là chụp xóa phông, làm thế nào để xóa phông, thay vì trả lời cho từng máy em xin phép trả lời chung luôn cho cái bản chất của vụ chụp xóa phông và chụp chân dung
theo tính chất vật lí của hệ thấu kính thì khoảng cách 1 vật càng xa điểm ảnh cho ảnh rõ nét trên màn chiếu thì càng mờ.
trong máy ảnh thì Màn chiếu chính là chip cảm biến CCD/Cmos, điểm ãnh rõ nét là điểm dc ấy Focus vào đó.
trong trường hợp chụp ảnh xóa phông nền thì tỉ lệ khoảng cách giữa máy và phông so với máy với mẫu càng thì phông càng mờ hơn.
còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra .
trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn -> phông nhòe
còn nếu Tele thì sao :
với PnS : khi tele thì hệ số khẩu đọ giảm rất nhìu lần->tiêu điểm xa ra,trong khi bạn phải tăng khoảng cách từ máy đến vật cần chụp, dẫn đến tỉ lệ khoảng cach bị giảm -> ảnh ko thể nhòe bằng
với DSLR : tại sao lại là tele cứ ko phải wide, rất đơn giản là khi lấy tỉ lệ giữa Tiêu điểm,điểm ảnh,điểm nền vẫn cho dc 1 tỷ lệ khá lớn đủ để xóa phông chứ ko như PnS, quan trọng nhất là khẩu độ (tiêu điểm hệ thấu kính).
1 cái wan trọng nữa mà ít ai biết đến là phải kể đến tỉ lệ giữa tiêu cự thấu kình và Đường kính thấu kính, với những máy ảnh PnS thì hệ số này rất nhỏ, trong khi với DSLR với đường kính ống lớn hơn, nên trong cùng các thông số về tiêu cự, khoảng cách nhưng khác đường kính là cái cái phông nó khác rùi
và tại sao ng ta khuyên dùng ống Tele chụp chân dung : các bạn nên nhớ qui luật "mọi đường thẳng song song đều tụ lại tại chần trời", và các bộ phận trên cơ thể con người ko bao giờ nằm cùng 1 mặt phẳng, nếu chụp khi đứng gần thì tỉ lệ khoảng cách mặt cắt giữa các bộ phận trên cơ thể là rất lớn nên khi chụp sẽ thấy các bộ phận trên cơ thể to nhỏ ko đúng thật(như kỉu chụp ống mắt cá ấy), còn chụp xa thì tỉ lệ này xấp xỉ = 1 nên cho 1 cái ảnh mà tỉ lệ các bộ phận nó đúng hơn.
lí do duy nhất để khiến ng ta khuyên chụp ống Tele khi chụp chân dùng là : tỉ lệ cơ thể chính xác chứ ko phải xóa phông
đó là lí do tại sao ........
nói chung nhắc đến nhiếp ảnh và các kĩ xảo thì chính là kiến thức quang học đã học ở phổ thông thôi, chịu khó tìm hiểu kĩ thì coi như ta ko những làm dc nhìu trò mà còn giải thích dc nhìu câu hỏi "tại sao" "bản chất nó thế nào"
kèm theo 2 tấm ví dụ = chính máy Canon 810IS (gần tuong duong SD750)
chế độ chụp : Wide hết cỡ,Macro phông xóa dc ngay (vì khẩu lúc này cũng to nhất)
_Theo em (theo em,chứ ko fãi theo sách vở,hìhì). khi Khẩu mở lớn nhất,ás lọt nhiều nhất.và khi lọt wá,bị "cháy" -> nên ngta mở khẩu to nhưng cũng cho tốc độ nhanh. Khi này, vật ở gần ống kính nhất sẽ được thu vào sớm nhất,và màn chập đóng lại,những vật ở phía sau không kịp thu vào,nên bị mờ & bung nhoè. Cụ thể hơn, Khẩu to-Tốc nhanh sẽ nhanh chóng chớp lấy vậy thể mà nó thấy trước,còn các vật thể sau thì không rõ được.
_Ngược lại,khi ép khẩu nhỏ lại,tốc vừa đủ,thì thấy đằng sau cũng như đằng trước rõ đều.vì khi đó,Khẩu nhỏ-Tốc thấp thì các vật sau cũng kịp thời "chui" vào màn phim (hay CCD/CMOS).
_Xin hết ạ.nếu có j sai xin cứ sửa để em biết thêm ....
sai rùi em, nó ko liên quan đến độ nhạy sáng em ạ
khẩu độ tức là tỉ lệ giữa đường kính thấu kính và tiêu cự, giờ dẹp cái vụ tiêu cự wa 1 bên
khi em mở khẩu thì đường kính tăng.
theo tính chất vật lí của thấu kính thì 1 vật chỉ có thể tạo dc 1 ảnh rõ nét duy nhất cách xác định ảnh thì xem hình bên dưới, càng mở rộng đường kính thấy kình thì biên độ lệch do các tia sáng đi qua rìa thấu kình càng lớn nên những điểm ko năm trong vùng lấy nét thì nó sẽ có độ giãn ánh sáng rộng hơn, em có thể thử áp dụng cách vẽ như bên dưới cho 2 hệ thống thấu kính có cùng tiêu cự nhưng khác đường kính xem, điểm lấy nét (ảnh rõ của vật) sẽ ko đổi, và em hãy thử vẽ thêm 1 vật khác cách vật cho điểm nét trên màn xem, rùi nhìn vào ảnh em nhận dc trên màn em sẽ thấy có 1 phần giãn ra khác nhau giữa 2 thấu kính
phần này liên wan chặt chẽ đến môn vật lí, ít ng nghiên cứu,nhưng khi nắm bắt dc rùi thì muốn xóa phông với bất kì ống kiếng nào cũng dc, và nó là tiền đề để ta setup góc chụp
Tự động lấy nét khi chụp chuyển động
Chụp cảnh chuyển động vẫn luôn là một thách thức với người mê chụp ảnh. Cùng với việc thường xuyên luyện tập, một số gợi ý sau đây chắc chắn giúp bạn tự tin hơn mỗi khi nỗ lực ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống.
|
Không dễ để chụp được những bức ảnh sắc nét khi đối tượng thường xuyên di chuyển |
Trước hết, bạn cần phải lựa chọn kiểu lấy nét sẽ sử dụng khi chụp cảnh chuyển động. DSLR có hai kiểu lấy nét tự động cơ bản: một dành cho cảnh tĩnh và một chụp cảnh di chuyển.
Chế độ lấy nét tự động cho một lần chụp (single-shot) hay còn gọi One-Shot AF (với máy Canon) và Single-Servo AF (của Nikon) là lựa chọn tốt nhất để chụp cảnh đứng yên, chẳng hạn chân dung, phong cảnh… Tuy nhiên ngược lại, bạn sẽ không thể thành công khi dùng chế độ chụp này với cảnh có đối tượng dịch chuyển.
Điểm hạn chế của chế độ tự động lấy nét single-shop là khi tiêu cự bị “khóa” vào một khoảng cách xa cụ thể nào đó, máy sẽ tiếp tục chọn điểm lấy nét này khi bạn giữ nút bấm chụp. Khi chủ đề bất ngờ di chuyển lại gần hoặc xa máy ảnh, tiêu cự lúc trước sẽ bị mất và chủ đề trở nên lờ mờ. Cách duy nhất để xử lý trong trường hợp này là bạn thả tay khỏi nút chụp, rồi nhá phím chụp (half press) để bắt đầu lấy nét lại. Với cảnh chủ đề di chuyển liên tục, có thể nói đây là một việc cực chẳng đã.
Thay vào đó, bạn hãy chuyển sang chế độ chụp tự động lấy nét tiếp diễn, còn được gọi là Al Servo AF (Canon) hoặc Continuous-servo AF (Nikon). Lúc đó, máy sẽ tự động tiếp tục điều chỉnh tiêu cự của ống kính khi bạn giữ nhẹ nút nhấn chụp. Nếu chủ đề di chuyển trước khi bạn chụp sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Hệ thống lấy nét sẽ tiếp tục “bắt” đúng đối tượng đến khi bạn rời tay khỏi nút chụp.
|
Với chế độ AF liên tiếp, bạn nhấn giữ (half-press), hệ thống tự động lấy nét sẽ điều chỉnh liên tục để theo dấu đối tượng di chuyển |
1. Tùy chọn giữa các chế độ lấy nét
|
Chế độ AF single-shop sẽ hiển thị đèn LED trên ống ngắm khi đã lấy được nét. Máy sẽ chỉ ghi hình cho đến khi bạn đã lấy được nét, khác với chế độ AF liên tiếp |
Một điều cần lưu ý là máy của bạn sẽ không thể tự động chuyển đổi giữa các chế độ lấy nét. Thay vào đó, bạn sẽ phải tự thực hiện. Một số máy ảnh có nút “AF”, bạn chỉ cần nhấn và xoay bàn điều khiển của máy để chỉnh các chế độ lấy nét.
Với những dòng máy cao cấp như Nikon D300s tích hợp tính năng lấy nét nhanh chóng, bạn có thể dễ dàng chọn chế độ chụp hợp lý bằng cách trực tiếp nhấn các nút C (Continuous - tự động tiếp tục lấy nét khi đối tượng di chuyển), C (Single - lấy nét mỗi lần chụp) hoặc M (Manual – lấy nét thủ công).
Thường những người mới làm quen với máy ảnh không tính trước được khi nào cần đổi chế độ tự động lấy nét, do đó các thiết bị chụp ảnh hiện nay được trang bị sẵn tính năng tự động chuyển đổi chế độ chụp ảnh.
Thiết lập máy ảnh của bạn sang Al Focus AF (máy Canon) hoặc Auto Select AF (máy Nikon), máy sẽ tự động chuyển đổi sang chế độ lấy nét cho một lần chụp hoặc tiếp tục lấy nét khi đối tượng di chuyển.
2. Máy có tự động lấy nét khi bạn di chuyển theo đối tượng và chọn chế độ lấy nét liên tiếp?
|
Với chế độ AF liên tiếp, bạn nhấn giữ (half-press), hệ thống tự động lấy nét sẽ điều chỉnh liên tục để theo dấu đối tượng di chuyển |
Câu trả lời là có, miễn là đối tượng di chuyển vẫn nằm trong điểm tiêu cự hoạt động. Máy ảnh có nhiều điểm lấy nét, xung quanh trung tâm của khung hình. Bạn có thể chọn một hoặc tất cả điểm lấy nét này để chụp. Số lượng điểm lấy nét càng nhiều, kết hợp dày đặc bao nhiêu, máy càng có thể bắt được đối tượng khi di chuyển chính xác bấy nhiêu.
Bạn có thể chuyển sang chế độ lấy nét thủ công, chọn từng điểm tiêu cự một, vì chế độ này có những lợi thế nhất định. Nếu tất cả điểm tiêu cự hoạt động và bạn chụp những đối tượng không lớn trong kính ngắm hoặc cảnh có nhiều chi tiết rắc rối ở hậu hoặc tiền cảnh, hệ thống lấy nét có thể không bắt được đối tượng. Lựa chọn phương án lấy nét thủ công từng điểm tiêu cự đơn, máy sẽ chỉ tập trung lấy nét vào vùng bạn chọn. Bạn có thể di chuyển máy để giữ điểm lấy nét gắn với đối tượng.
Một điểm cần lưu ý là bạn sẽ gặp khó khăn để bắt đối tượng di chuyển khi sử dụng một điểm lấy nét tự động nhỏ và duy nhất.
|
Tự động lựa chọn AF: Trên Canon ghi Al Focus, Nikon ghi Auto Select AF và Sony ghi Automatic AF, chế độ chụp lý tưởng nếu chụp cảnh, đối tượng xen kẽ động và tĩnh khi máy sẽ tự động chuyển đổi giữa chế độ AF một lần chụp và AF liên tiếp |
3. Có nên thiết lập chụp liên tiếp khi sử dụng chế độ tự động lấy nét tiên tiếp?
Câu trả lời là có. Chế độ này cho phép bạn chụp hàng loạt ảnh khi nhấn nút. Tốc độ mà camera có thể bắt đầu lấy nét đối tượng di chuyển cũng rất quan trọng khi chụp.
Có hai cách để cải thiện chất lượng. Bạn có thể sử dụng khẩu độ ở mức tối đa f/2.8, để tận dụng cảm biến lấy nét tự động hai chiều ngang dọc (cross-type) để cải tiến độ chính xác. Lấy nét trước từ khoảng cách bạn dự đoán đối tượng có thể di chuyển tới sẽ giảm gánh nặng cho hệ thống lấy nét AF.
|
Lấy nét thủ công: Với đối tượng chuyển động nhanh, chế độ AF sẽ khó có thể chụp được. Nếu bạn dự đoán được hướng chuyển động của đối tượng, hãy thiết lập sẵn điểm sẽ ghi hình bằng cách chuyển sang cách lấy nét thủ công |
4. Có nên chuyển sang chế độ lấy nét thủ công để chụp cảnh chuyển động?
Ngay cả những hệ thống lấy nét siêu nhanh cũng phải hoạt động hết công suất để giữ nét khung hình. Chẳng hạn, trong trường hợp chụp cảnh xe đua, tốc độ di chuyển của xe là nhanh hơn hẳn so với khả năng tự động lấy nét của máy ảnh. Thông thường dự đoán được cảnh này, người chụp nên lấy nét trước bằng cách chuyển sang hệ thống lấy nét cho chụp đơn, sau đó chuyển sang lấy nét thủ công để giữ khoảng cách lấy nét đã thiết lập. Khi xe di chuyển qua đúng vị trí dự đoán đã lấy nét, người chụp có thể nhanh tay bấm máy để có được bức ảnh sắc nét như ý.
ối với ảnh phong cảnh, thông thường người ta mong mỏi có được vùng ảnh rõ rộng nhất. Và giải pháp mà hầu như ai cũng chọn, đó là "khép nhỏ khẩu độ".
Tuy nhiên, vấn đề cũng chẳng đơn giản như thế, mỗi ống kính đều có vùng khẩu độ tối ưu, và khi chọn khép khẩu độ nhỏ hơn, sẽ khiếnhiện tượng "phân rã ánh sáng"(diffraction - nhiễu xạ) xuất hiện, và nó làmgiảm độ "vi tương phản của hình ảnh", chọn khẩu độ khép nhỏ nhất, sẽ có được vùng ảnh rõ thật rộng, nhưng đánh đổi lại, là chất lượng hình ảnh bị giảm sút khá nhiều.
Trong quá khứ, người ta có quan tâm đến "điểm ngoại tiêu" (hyperfocal point), và nó được đưa sẵn lên dãy khẩu độ đôi của các ống kính đơn tiêu cự. Nhưng kể từ khi các ống kính đa tiêu cự (zoom) ra đời, rồi các thế hệ ống kính AF xuất hiện, khiến cho không còn "chỗ" để đưa dãy khẩu độ đôi vào nữa. Thật đáng tiếc!
Về lý thuyết, tương ứng với mỗi trị số khẩu độ, khi chọn điểm lấy nét tại vô cực, thì nơi bắt đầu xuất hiện "nét", người ta gọi đó là "điểm ngoại tiêu". Và nếu ta chọn điểm lấy nét tại điểm ngoại tiêu, thì vùng ảnh rõ "cực đại", nó sẽ rõ từ phân nửa khoảng cách từ điểm ngoại tiêu đến máy ảnh, và trải dài ra đến vô cực.
Lý thuyết khá phức tạp, nhưng đơn giản nhất là chọn giải pháp "áng chừng", bằng cách chọn vùng 1/3 phía dưới của khung ảnh (tương ứng với đường mạnh dưới), để đặt làm điểm lấy nét, là tương đối tạm ổn, điều này chỉ mang tính thực nghiệm, cần tùy tình huống cá biệt, để có những tùy chọn tối ưu.
Kinh nghiệm chụp ảnh phong c���nH
Chụp phong cảnh thường cần nét sâu (DOF dày) nên người chụp phải khép khẩu nhỏ, lưu ý từ f5,6 đến f11.
Với những tay máy chuyên nghiệp, việc ghi lại cảnh đẹp không phải quá khó, tuy nhiên phần đông người cầm máy lại gặp khó khăn khi mô tả lại những cảnh quan hoành tráng mà họ đã trông thấy. Có lúc là lỗi kỹ thuật - bầu trời trắng ngắt không đường nét, có khi lại là lỗi thẩm mỹ - hình cứ bẹt bẹt bố cục không rõ ràng…
Dưới đây là một số lưu ý về chụp ảnh phong cảnh.
Thiết bị.
Chân máy là thiết bị quan trọng trong chụp ảnh phong cảnh.
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng thiết bị tối ưu nhất cho chất lượng hình ảnh: máy phim khổ lớn (large format), máy phim hoặc lưng số (digital back) cỡ trung (medium format) hoặc SLR. Ống kính góc rộng và tele, kể cả tilt-shift. Chân máy và đầu gắn (tripod, head). Filter các loại (polarizer, ND, graduated ND filter…). Các phụ kiện quan trọng khác: dây bấm mềm, đo sáng…
Tuy nhiên, với nhu cầu phổ thông: chia sẻ trên mạng và in hình ở khổ vừa và nhỏ thì bất cứ thiết bị chụp ảnh nào cũng có khả năng gây sửng sốt cho người xem, từ máy ảnh DSLR dòng khởi điểm với ống kit, hay máy compact, siêu zoom, thậm chí là điện thoại; nếu chúng ta nắm được các yếu tố kỹ thuật và chau dồi một chút thẩm mỹ.
Độ sâu trường ảnh: Chụp phong cảnh thường cần nét sâu (DOF dày) và do đó cần khép khẩu nhỏ, lưu ý từ f5,6 đến f11, nhưng không phải càng khép khẩu thì ảnh càng nét, bởi khép nhỏ quá sẽ chịu hiệu ứng tán xạ (diffraction) làm ảnh mờ mềm trên toàn khung hình. Tùy loại máy mà ngưỡng ảnh hưởng tán xạ tại F nhỏ sẽ khác nhau đôi chút.
Chọn điểm lấy nét đúng: Cho dù lấy nét tự động hoặc nét tay thì điểm lấy nét cần ở vị trí sao cho khoảng nét rõ sâu nhất (trừ khi bạn muốn chụp đặc tả). Những tay chơi nâng cao có thể lưu ý khái niệm hyperfocal distance (khoảng nét tới vô cực) khi chụp cảnh xa tới chân trời. Điểm lấy nét đúng không phải là vô cực, mà là một điểm cụ thể nào đó gần hơn, tùy tiêu cự và khẩu độ. Lý tưởng là có bảng tham chiếu để có trị số hợp lý nhất. Nếu không có thì có thể tương đối chọn điểm nét lấy nét cách chỗ đặt máy vài chục mét.
Đo sáng: Thường là đo toàn khung (matrix, evaluative) hoặc chỉnh tay hoàn toàn tùy theo kinh nghiệm, nhưng nguyên tắc chung là không để bị cháy vùng sáng và tối mất chi tiết vùng sẫm, thậm chí có thể chụp liên tiếp chênh sáng (Ev Bracketing) để ghép lại khi làm hậu kỳ nếu bối cảnh quá chênh sáng. Nên kiểm tra histogram và điều chỉnh thông số sau mỗi lần bấm máy.
Chống rung: Các tay máy chuyên nghiệp gần như không thể thiếu hệ thống nâng đỡ máy vững chắc (tripod), người nghiệp dư cũng nên trang bị một chân máy bình dân, nhưng cũng đem lại giá trị rất tốt. Trong điều kiện không có chân máy thì phải lưu ý tốc độ tối thiểu để rung tay không ảnh hưởng quá lớn tới chất lượng hình. Ngoài ra cũng có thể để máy tại một vị trí vững vàng và hẹn giờ (2 giây hoặc 10 giây) để tránh rung.
Bố cục ảnh.
Địa điểm và ý tưởng chụp: Một cảnh rất đẹp không đảm bảo cho một bức hình đẹp vì mắt người thường nhìn khá chọn lọc và cảm thấy vẻ đẹp của từng chi tiết. Tuy nhiên, máy ảnh thì lại ghi lại toàn bộ khung cảnh, bởi vậy trước khi chụp, cần mường tượng như đang vẽ một bức tranh và tìm điểm nhấn cho khung hình. Không nên tham quá nhiều chi tiết mà chỉ tập trung vào những gì muốn mô tả.
Bố cục Một phần ba: Nên tuân thủ theo bố cục một phần ba để cho bức hình được cân đối, chỉ phá vỡ và sáng tạo khi hiểu rõ bố cục và biết mình làm gì.
Tiền cảnh hậu cảnh: Một bức ảnh đẹp kinh điển sẽ có đủ tiền cảnh, hậu cảnh. Một bức ảnh phong cảnh đẹp nên có tiền cảnh để tạo chiều sâu cho bức hình, lưu ý chọn tiền cảnh sao cho không quá sáng và chi tiết làm phân tâm người xem.
Thời khắc chụp: Các cảnh chụp thiên nhiên đẹp là vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi đó ánh sáng có độ bão hòa màu cao, không gắt và có hướng giúp ảnh có kịch tính và chiều sâu.
Xác định phong cách chụp: Đây là yếu tố mang tính cá nhân, xác định phong cách chụp cho riêng mình. Phong cách thợ săn - liên tục di chuyển "bám đuổi ánh sáng" tìm những góc chụp biến thiên khoảnh khắc, cảm hứng mới lạ. Phong cách thợ câu - xác định vị trí chụp và chờ đợi. Người chụp đã biết trước một số vị trí chụp đẹp, nhưng để ấn tượng phải cần các yếu tố phù hợp về thời tiết, khoảnh khắc ánh sáng.
Chụp phong cảnh đòi hỏi di chuyển nhiều và ở trong những bối cảnh khá khắc nghiệt về thời tiết, độ ẩm và bụi, thiết bị có thể hư hỏng bất cứ lúc nào, vì vậy tốt nhất nên mang thêm máy phụ đề phòng trục trặc. Lưu ý bảo quản chống dính nước, cát, bụi và va đập.
Thiết bị tốt nhất là thiết bị bạn đang có trong tay, hãy sử dụng thành thạo và nắm các nguyên tắc căn bản về kỹ thuật và thẩm mỹ, công thêm một chút hậu kỳ, bạn sẽ có những tấm ảnh phong cảnh ưng ý.
Lấy nét (Focus)
Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh sắc nét, ấn tượng
Cách chọn áo cưới đẹp cho cô dâu lộng lẫy nhất
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Cách lấy lòng bố mẹ chồng tương lai cho cô dâu
Những tiêu chuẩn chọn vợ hiền
Cách chọn điểm câu sông thú vị nhất
Bí quyết nuôi chào mào -
Cách trang điểm mắt một mí
(ST)