Cách chọn bạn mà chơi khôn ngoan nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn bạn mà chơi khôn ngoan nhất

19/04/2015 09:16 AM
2,127

Cách chọn bạn mà chơi khôn ngoan nhất. Ông bà ta thường khuyên con cháu: "Chọn bạn mà chơi". Trong cuộc sống, không ai lại không có bạn bè. Nhưng bạn cũng có các loại bạn. Tình bạn là đóa hoa hồng và là mối quan hệ cần thiết cho sự phát triển cá nhân từ tuổi nhỏ.


 



CÁCH CHỌN BẠN MÀ CHƠI
Giúp trẻ chọn bạn để chơi

Với những trẻ lớn, khi nhận thấy trẻ đang chơi với bạn không tốt, cha mẹ nên trao đổi tế nhị với trẻ để trẻ dần nhận ra.

Với những trẻ lớn, khi nhận thấy trẻ đang chơi với bạn không tốt, cha mẹ nên trao đổi tế nhị với trẻ để trẻ dần nhận ra.


1. Vì sao cần dạy con trẻ cách chọn bạn mà chơi?

Có 3 lý do chủ yếu sau đây thường được các bậc cha mẹ quan tâm:

- Trẻ em thường có xu hướng bắt chước bạn: Người lớn chúng ta đôi khi bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh mình. Với trẻ con, điều này càng dễ dàng hơn bởi “sức đề kháng” ở trẻ chưa cao. Những năm đầu đời của thời thơ ấu, khi nhân cách của trẻ đang được định hình, sẽ thật là nguy hiểm nếu để trẻ bị ảnh hưởng xấu từ bạn. Khi quan sát những thái độ đó của trẻ lúc trẻ đùa vui, xem tivi, chơi với bạn bè khác… cha mẹ có thể nhận ra được con trẻ có học điều xấu từ bạn không. Hãy dạy trẻ cách trang trí vững vàng để biết cách chọn lựa hành vi của bản thân.

- Trẻ chọn bạn xấu rất nguy hiểm: Đây là lý do khiến nhiều cha mẹ phải hướng dẫn con cách chọn bạn chơi. Khi ảnh hưởng tính cách xấu từ bạn, trẻ có nguy cơ sẽ phải chịu hậu quả từ những tính cách này. Dưới đây là hai nguy hiểm có thể đển với trẻ nếu trẻ không được cảnh báo, hướng dẫn cách chọn bạn chơi:

+ Trẻ sẽ bị lợi dụng: Không phải tất cả bạn bè của trẻ đều là xấu nhưng có thể có một số bạn bè sẽ lợi dụng trẻ. Chính vì vậy, trẻ cần được cảnh báo về bạn bè, những bạn hay quan tâm quá mức đến vật chất nơi trẻ. Cha mẹ có thể nói cho trẻ biết đó đó là những bạn ích kỷ, khi đạt được mục đích, họ sẽ rời bỏ trẻ.

+ Trẻ chịu tác hại gây ra từ bạn: Có rất nhiều những tác hại nghiêm trọng vây quanh trẻ: rượu, ma túy, tình dục, mang thai, bệnh tật, tội phạm… Hãy chỉ cho trẻ thấy những nguy hiểm, những tình huống từ thực tế đời sống xung quanh.

- Trẻ chọn bạn xấu sẽ làm cha mẹ xấu hổ: Khi trẻ đi theo con đường xấu, cha mẹ sẽ phải chịu đau buồn và xấu hổ bởi những gì trẻ gây ra do không được hướng dẫn, uốn nắn. Chính nỗi sợ hãi cá nhân này càng thôi thúc cha mẹ cần có sự can thiệp vào việc định hướng chọn bạn chơi cho trẻ. Mục tiêu nuôi dạy con cái không phải là giữ chặt và kiểm soát trẻ mà là nỗ lực để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, giúp trẻ có định hướng đúng đắn. Hãy để trẻ biết cách tự kiểm soát bản thân mình và độc lập. Nên giúp con trẻ lựa chọn bạn bè một cách khôn ngoan.

2. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con

Trẻ con khá ngây thơ và không ai khác, cha mẹ chính là người hướng dẫn trẻ mọi bài học trong cuộc sống từ những bài học đầu đời đến những bài học phức tạp hơn, theo từng độ tuổi của trẻ.

Nhiều người quan niệm, hãy để trẻ phát triển tự nhiên, cha mẹ không nên can thiệp nhiều – “uốn cong” trẻ theo ý mình muốn. Tuy nhiên, để trẻ phát triển tự nhiên không có nghĩa cha mẹ không có sự can thiệp, hướng dẫn trẻ đi theo chiều chuộng tốt. Mọi việc đều cần sự chỉ bảo và cha mẹ định hướng cho trẻ hướng đi đúng, trẻ sẽ không bị lệch lạc.  Để dạy trẻ chọn bạn một cách khôn ngoan, cha mẹ hãy gạch ra cho mình những việc cần làm để theo dõi quá trình của trẻ.

- Trước tiên, cha mẹ cần thận trọng giúp trẻ, tránh để trẻ quá tự tin vào bản thân mà bỏ ngoài tai những hướng dẫn từ cha mẹ. Trẻ cần được trang bị thái độ lắng nghe những góp ý từ cha mẹ. Cha mẹ cũng cần cảnh giác để phát hiện những thay đổi của con mình. Khi trẻ mất 8 tiếng học và chơi tại trường nội trú, lúc trẻ ở nhà, cha mẹ cần chú ý nghe trẻ kể chuyện bạn bè, trường lớp. Hãy hỏi trẻ những người bạn xung quanh, “ai là người con chơi thân nhất?”, “bạn có gì nổi bật không?”… Khi cha mẹ hỏi han và thân mật, trò chuyện với trẻ như người bạn, trẻ sẽ tin tưởng kể về bạn bè mình. Qua lời kể, cha mẹ có thể đoán được phần nào bạn bè chơi cùng trẻ. Đồng thời hãy chú ý đến những biểu hiện của trẻ tại nhà xem trẻ đang học những tính tốt hay xấu từ bạn.

- Cha mẹ cần trao đổi với trẻ nguyên tắc chọn bạn bè ngay khi trẻ còn nhỏ. Những kiến thức về việc ứng xử, chơi với bạn, kết bạn cần được cha mẹ giúp trẻ tìm hiểu trước khi trẻ bước vào môi trường đi học, tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn. Cha mẹ hãy nói với trẻ cách phân biệt bạn tốt và xấu qua lời nói, thái độ và hành động từ bạn bè xung quanh. Một người bạn tốt khác với người bạn lợi dụng trẻ và hãy giúp trẻ phân biệt.

- Cha mẹ cũng nên nhấn mạnh với trẻ: “Một đứa trẻ ngoan sẽ được người lớn yêu thương” nhưng cũng không nên đặt ra những quy định khắt khe như: trẻ chỉ được chơi với bạn học giỏi, nhà khá giả… Rất nhiều bà mẹ chọn bạn sẵn cho con theo khuôn định sẵn như trên. Điều này vô tình khiến con trẻ từ bài học chọn bạn mà chơi sang chọn những người bạn mà trẻ cho rằng “cùng đẳng cấp”. Một người mẹ thông minh là người mẹ dạy con biết cách phân biệt bạn tốt, bạn xấu. Học những tính tốt và tránh những tính xấu từ bạn.

- Với những trẻ lớn, khi nhận thấy trẻ đang chơi với bạn không tốt, cha mẹ nên trao đổi tế nhị với trẻ để trẻ dần nhận ra. Tránh áp đặt trẻ và làm tổn thương tâm lý trẻ. Với trẻ là con gái, người mẹ nên gần gũi hơn, giúp trẻ định hướng không chỉ chọn bạn cùng giới mà cả với bạn khác phái vì bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ có những thay đổi tâm sinh lý. Lúc này chỉ cần kết bạn xấu, trẻ sẽ rất dễ bị hư hỏng và chịu hậu quả đáng tiếc.


Con người, nhất là thời trẻ, rất dễ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ xã hội. Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “Hãy cho tôi biết bạn bè của anh là ai, tôi sẽ cho biết anh là người thế nào”. Những gì tốt hoặc xấu, nếu cứ lặp đi lặp lại mãi trước mắt và bên tai sẽ ăn sâu vào tiềm thức và sẽ ảnh hưởng đến cách nghĩ và cách ứng xử của con người.

Trong cuộc sống, nếu cứ thường xuyên giao tiếp thân thiết với những người có lối sống tiêu cực thì rất dễ bị ảnh hưởng xấu. Những người luôn miệng than vãn khó khăn chẳng những làm tiêu hao dần ý chí, nghị lực của bản thân, mà còn  ảnh hưởng tai hại đến sự hăng hái, nhiệt tình, cảm hứng của những người xung quanh. Điều thường thấy trong xã hội là những đứa trẻ, dù xuất thân từ gia đình nghèo khó hay giàu sang, nhưng nếu cứ giao du với nhóm bạn hư hỏng thì sớm muộn cũng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu. Ngạn ngữ châu Âu có câu: “Khi một con bồ câu giao du với loài quạ, lông của nó vẫn trắng, nhưng tâm hồn của nó thì hóa đen”.

Thái độ sống tích cực, lạc quan đem lại cho bản thân và cả những người xung quanh sự vui vẻ, yêu đời và niềm tin. Mối quan hệ với những người thành công sẽ kích thích tinh thần lạc quan, niềm tin và ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Trái lại mối quan hệ với người có lối sống tiêu cực sẽ đầu độc tinh thần, bóp nghẹt giấc mơ. Đừng lãng phí thời gian và cuộc sống của mình cho những mối quan hệ với người tiêu cực. Mark Twain nhà văn và diễn giả nổi tiếng Mỹ có lời khuyên: “Tránh xa những người tầm thường luôn xem thường khát vọng của bạn. Những người vĩ đại khuyến khích bạn tin mình cũng có thể trở nên vĩ đại”.

Vậy, để chọn bạn mà chơi, hãy tự hỏi: Những người xung quanh ta sẽ có tác động đến ta thế nào?


Dạy trẻ tìm bạn mà chơi

Xem hình












Ai cũng biết “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, ông bà chúng ta ngày xưa đã dạy như vậy và còn nhấn mạnh “Học thầy không tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng trong việc chọn bạn mà chơi của con cái.

Khi con cái bước vào ngưỡng cửa trung học, bạn bè là yếu tố quan trọng trong cuộc sống học đường, chúng có thể vì bạn mà học tốt hay ngược lại.
 
 Có nhiều em đang là học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, bỗng dưng trở thành học sinh cá biệt, học hành giảm sút. Tệ hại hơn có em trở thành những phần tử không tốt trong xã hội mà nguyên do có một phần lớn do bị bạn bè lôi kéo, thành sa ngã. Một ví dụ rất cụ thể như việc năm em học sinh lớp 7 ở Hải Dương tự tử tập thể đã khiến cả nước bàng hoàng cách đây không lâu!
 
 Ai cũng biết “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, ông bà chúng ta ngày xưa đã dạy như vậy và còn nhấn mạnh “Học thầy không tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng trong việc chọn bạn mà chơi của con cái.
 
 Các chuyên gia giáo dục khuyên các bậc phụ huynh hãy chú ý đến vấn đề kết bạn của con cái và đề ra những biện pháp sau đây giúp phụ huynh dạy con làm sao biết cách chọn bạn mà chơi.
 
 1. Tìm người bạn mà con bạn có thể tin được
 
 Tình bạn sẽ nảy nở theo thời gian, nhưng ngay từ đầu hãy biết quan sát. Tập cho con biết nhận xét lời nói và hành động của bạn mình có đi đôi với nhau không và nhất là nên hỏi ý kiến của người khác xem họ nghĩ sao về bạn mình.
 
 2. Hãy tìm hiểu xem bạn mình quan niệm như thế nào về tình bạn
 
 Nên nhớ một người bạn tốt không bao giờ có thái độ bất tín, “một lần bất tín vạn sự bất tin” – câu nói này tuy có vẻ cứng nhắc nhưng đây là một thái độ rõ rệt trong cuộc sống, không ai trong chúng ta ưa cách này của bất cứ người nào.
 
 3. Thật thà và hết lòng với bạn là chất keo gắn kết tình bạn bền chặt nhất
 
 Trong tình bạn không có chuyện “mèo vờn chuột” và chắc chắn rằng sự gần gũi, thương yêu, giúp đỡ nhau thật lòng là cách đẩy sự gian tà tránh ra xa nhất.
 
 4. Cần biết tôn trọng ý thích hay ý kiến riêng của nhau vì đó là chìa khoá tình bạn lâu dài
 
 Bất đồng ý kiến không làm chấm dứt tình bạn, nhưng thu mình che giấu hay trốn tránh các cuộc tranh cãi cũng không nên, không bao giờ được làm quá theo kiểu “ăn hiếp” bạn, dồn bạn vào đường cùng đuối lý và dành phần tranh cãi thắng cuộc về mình.
 
 5. Hãy giải quyết các bất đồng khi chúng vừa chớm
 
 Đừng nuôi cay đắng trong lòng vì như vậy là đẩy tình bạn ra xa và mang mặc cảm bị bạn bè xa lánh. Phải biết cách thảo luận, bàn bạc vấn đề với bạn bè một cách chân tình và thoải mái. Hãy nhớ nhu cầu sống và quan điểm sống sẽ thay đổi theo thời gian, cố chấp với bạn bè không phải là thái độ của một người bạn tốt.
 
 6. Hãy biết lắng nghe và chia sẻ với bạn bè một cách thật lòng
 
 Khi bạn có tâm trạng cần chia sẻ ta phải lắng nghe, đừng ngắt lời bạn và không nên có ý kiến gì trước cho dù bạn kể lể dài dòng. Chính thái độ bao dung này là sự chia sẻ và đồng cảm. Tập nhìn vấn đề bằng nhãn quan của người bạn sau khi đã tự nhận xét, phân tích theo cách của mình.
 
 7. Hãy biết xin lỗi
 
 Người ta đã chứng minh rằng lời xin lỗi là lời khó nói nhất và cũng là lời nói có hiệu quả nhất. Hãy tập nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi có thể vụng về, có thể cộc lốc, có thể tiếu lâm nhưng chân thật hay không người nghe sẽ nhận ra ngay. Ai cũng có thể có lỗi lầm, vấn đề quan trọng là lời xin lỗi phải xuất phát từ chính mình nhận biết và thành tâm muốn sửa sai.
 
 8. Không bao giờ dựa dẫm vào bạn bè
 
 Mọi việc sẽ kết thúc nhanh chóng nếu chơi với bạn mà luôn dựa vào bạn hay lợi dụng lòng tốt của bạn. Kính trọng và tự tin là hai yếu tố chính làm cho tình bạn bền vững. Tương tự như vậy không nên hà tiện lời khen đối với bạn nếu bạn thật sự được khen tặng. Lời khen thật lòng là sợi dây nối kết tình bạn hữu hiệu nhất.
 
 9. Tình bạn cũng như tình yêu
 
 Hãy làm phong phú tình bạn như chia sẻ với bạn về một say mê nào đó, tỉ như một bộ phim, một cuốn sách hay, một thú vui mới… Tình bạn đôi khi có qua thử thách, nhiều khi rất khó khăn và cay đắng người ta mới hiểu hết ý nghĩa hai từ “bạn thân” và thế nào là tình bạn.
 
 10. Điều cuối cùng là bạn bè chơi với nhau phải dựa trên cơ sở các quan hệ lành mạnh, từ ý nghĩ cho đến quan niệm sống. 
 


Chọn bạn mà chơi" ở trường

Hãy cùng điểm xem bạn từng gặp phải những đối tượng nào đáng phải suy nghĩ lại chuyện kết giao hoặc tự rút kinh nghiệm cho bản thân để chống "sốc".

Ở trường thực chất không khác gì một xã hội thu nhỏ. Nơi đây có sự "pha trộn" của nhiều kiểu nhân vật với các cá tính đối lập khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng bạn tìm được người bạn tốt thì không có người bạn xấu tồn tại. Hãy cùng điểm xem bạn từng gặp phải những đối tượng nào đáng phải suy nghĩ lại chuyện kết giao hoặc tự rút kinh nghiệm cho bản thân để chống "sốc".

"Chọn bạn mà chơi" ở trường 1
Ảnh minh họa.


Kiểu “lấy chuyện làm quà”

Họ chuyên nghe ngóng tin tức khắp nơi, rồi "buôn dưa lê" với tất cả những người họ gặp trong trường, khiến mọi người phát ngán và thậm chí là kinh hãi! Mọi người sợ, còn họ thì cho rằng đó là cách tốt nhất để thân thiết với mọi người.

Đối với những thành phần "phát thanh viên" bừa bãi kiểu này, cách tốt nhất để bắt đầu với họ là nên tỏ ra có chính kiến, quan điểm rõ ràng. Cố gắng tập trung vào chuyện học hành mỗi khi nói chuyện với họ. Những cuộc nói chuyện ngắn, bình bàn về giá cả, thời tiết thì sẽ tốt hơn là những câu chuyện mang thông tin riêng tư như bàn về điểm, số tiền ba mẹ trợ cấp cho mỗi tháng, hoàn cảnh gia đình hay chuyện yêu đương này kia.

Kẻ chuyên “đeo bám”

Đại diện cho tuýp nhân vật này là những người luôn sà đến bên bạn, dù bạn đang tối mắt tối mũi ở thư viện hay hối hả ôn bài ở căn tin. Cô ấy vẫn luôn có thể luyên thuyên về những câu chuyện tầm phào mà cô ấy mới "vớt" được ở đâu đó từ trong trường ra tới ngoài đường. Thi thoảng, đối tượng này xuất hiện cả ở những anh chàng mang giới tính mập mờ.

Cách tốt nhất để thoát khỏi sự bủa vây không đúng lúc của những cá nhân này là nên tìm cách chuyển đề tài hoặc cắt ngang câu chuyện một cách lịch sự. Bạn hãy nói rằng hiện giờ bạn đang bận. Khi bị tụt hứng, họ sẽ bỏ bạn để tìm đối tượng khác rảnh hơn.

Những nhân vật “lố quá đà”

"Chọn bạn mà chơi" ở trường 2
Ảnh minh họa.


Là những cô nàng/cậu chàng luôn cố tỏ ra cá tính và khác người một cách quá mức. Với những kiểu nhân vật "lố" mà không bao giờ biết mình lố như vậy, hãy cứ tôn trọng họ ở mức bạn có thể và lẳng lặng tránh xa khi cần.

Kẻ mang phong cách “hai mặt”

Khi đứng với bạn, họ sẵn sàng chê bai thầy A, cô B dạy chán hay cặp tóc mới của bạn C sao quá quê mùa. Nhưng khi gặp A, B, C thì chính bạn mới là chủ đề được nói xấu. Đặc điểm nhận dạng của những kẻ hai mặt là họ luôn có nụ cười khuyến mãi thường trực trên môi, cách nói chuyện cởi mở dễ khiến bạn tin tưởng mà mở lòng mình nói cho họ nghe những bí mật của bản thân. Sau đó họ biến mất và câu chuyện của bạn như được mang ra "thông cáo báo chí".

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tỉnh táo khi nói về đời tư của bản thân với bất kì ai trong tập thể mới. Tốt nhất là chỉ nên dừng lại ở những câu chuyện về học hành, tin tức thời trang, âm nhạc mà thôi.

Biểu tượng của "chủ nghĩa" than thở

Kiểu này là nhóm người hay thích than phiền với mọi người về tất cả các vấn đề, không cần biết người đối diện có đang thoải mái và sẵn lòng muốn nghe hay không. Trong khi họ đang vui vẻ hạnh phúc trút bỏ được những bực bội bằng cách than vãn thì bạn lại cảm thấy mệt mỏi khi phải hứng chịu.

Cứ im lặng lắng nghe một lát và lịch sự đứng dậy để nghe điện thoại, đi vệ sinh hoặc chạy đi đâu đó có việc gấp. Tránh ngồi thêm nếm những lời bình luận, động viên an ủi vì nó sẽ chỉ làm cho đối tượng kia thấy bạn là cái thùng rác không đáy mà thôi!  

Cách “chọn bạn” đâu chỉ để... chơi của teen

Tình bạn vốn được hiểu là vô tư và không vụ lợi. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp teen "chơi" với bạn chỉ để nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.

Chỉ chơi với “người nổi tiếng”

Rõ ràng tình bạn là không hề có một ranh giới nào phân biệt: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, kể cả quan điểm sống hay những thói quen. Nhưng thực tế hiện nay đã cho thấy, một bộ phận không nhỏ giới trẻ kết thân với nhau chẳng vì một thứ tình bạn giản dị bình thường theo đúng định nghĩa, họ chọn bạn theo cái cách: chỉ chơi với "người nổi tiếng”.

Cô nàng Lan Phương (lớp 12) có cách chọn bạn thật đáng để người khác phải…. "mở to mắt”. Hầu hết bạn bè của Phương đều là “hot boy”, “hot girl” cả. Không trường nọ thì cũng lớp kia, nói chung cô nàng rất lấy làm tự hào về điều này. Chẳng biết tình cảm thân thiết đến đâu nhưng nhìn wall Facebook là đủ hiểu.

Hết hôm nay đi chơi với nàng A xinh xắn lại tụ tập nhà chàng B đẹp trai. Chưa kể đến rất nhiều album ảnh Phương tự design để tặng cho các bạn của mình, rồi bao nhiêu công sức đổ dồn trong những món quà đắt giá handmade đều được “trưng diện” trên facebook, đên mức một số bạn bè còn đặt cho cô nàng biệt danh “nữ hoàng lăng xê thuê”.

Chưa dừng lại ở đó, “người nổi tiếng” ở đây không chỉ là những chàng trai cô gái “so hot” mà đôi khi còn là các “anh chị tên tuổi” trong giới…. "giang hồ”. Quốc Dũng kể: “ Chẳng việc gì lại không kết thân được. Ra đường có bị đứa nào bắt nạt thì còn biết đường gọi người thân trợ giúp chứ.

Nhiều lần thoát hiểm rồi nên tớ thấy không sao cả. Mà mình cũng phải biết cách đối xử tốt lại, cái gì mà chả có giá của nó”. Thì tất nhiên rồi, Dũng đã tốn không biết bao nhiêu tiền chi cho việc ăn uống, mua sắm cho “các đại ca” của mình cơ mà.

Bạn thì bạn, phải có “tiêu chuẩn”

Cô bạn My My (17t) là một ví dụ điển hình cho điều này. Vốn được sinh ra trong một gia đình có điều kiện rất khá giả, lại là con út trong nhà nên cô nàng rất được cưng chiều. Mới lớp 11 nhưng cuộc sống của My “vương giả” chẳng khác nào một cô công chúa: từ xe ga đời mới, điện thoại “xịn” cho tới vô số quần áo mỹ phẩm hàng hiệu.

Phương Anh ( bạn cùng bàn với My) chia sẻ: “ Hic. Tớ phải công nhận bạn í hoàn hảo đến đáng sợ. Nhà giàu, xinh gái, học hành cũng khá. Nhưng có cái tính “kiêu kì” là khó thể chấp nhận được. Như tớ, ngồi cùng bàn luôn nhưng ngoài thời gian trên lớp ra có mấy khi hai đứa nói chuyện.

Chắc tại nhà tớ bình thường không khá giả, tớ lại mù tịt về mấy khoản thời trang nữa. Hôm trước tớ mua đôi xăng đan, vừa ngồi xuống bàn đã bị bạn í chê “lỗi thời”. Tớ cũng chẳng muốn đáp lời”.

Hay như câu chuyện của Thùy Linh (17t) không biết nên gọi là kì cục hay đáng nực cười nữa. Linh chọn bạn theo chuẩn từ …chính con người mình. Đơn cử như việc cô nàng cao 1m65 thì bạn bè cũng phải từ 1m60 trở lên, nếu không sánh đôi với nhau sẽ bị…”lạc đề”.

Đến mức nhiều chàng trai muốn kết bạn với Linh, chỉ vì chiều cao không đúng “tiêu chuẩn” mà chẳng dám “đến gần”, sợ Linh chê bai. Rồi sở thích, tích cách cũng đều được cô nàng liệt kê ra cả. Linh ghét màu hồng, tức là bạn bè cũng đừng thích thú.

Và một khi cô nàng rất thích ngồi ở quán café “ruột” nào đó, các cuộc đi chơi vì thế mà sẽ  đồng nghĩa với việc cả hội phải đóng quân tại tụ điểm này. Tất nhiên những người bạn của Linh đều chấp nhận vì đã được “kiểm định” cả.

Và chơi với bạn để được… san sẻ quyền lợi

Vân Anh (lớp 12) bức xúc kể lại: “Quả thực bạn bè dùng chung đồ của nhau cũng không sao nhưng một khi quá đà thì không chịu đựng nổi. Tớ có cô bạn, bình thường chơi với nhau khá thân nhưng lạ cái là tớ cứ có đồ gì mới y như rằng nàng lại mò đến, không mượn thì cũng phải cố thử bằng được.

Đợt nọ chị tớ đi công tác mua cho tớ cái váy, tớ chưa kịp mặc thì nàng đã đến mượn để đi chơi với gia đình. May mà nấn ná định xin nhưng tớ nhất quyết không cho”.

Đấy là vấn đề đồ dùng, còn học tập thì sao. Câu bạn Duy Anh (18t) chia sẻ: “ Tớ học hành yếu kém nên phải chơi với đứa học giỏi thôi. Bài tập không làm được thì có đứa để mà…làm hộ chứ. Đổi lại, tớ mua mấy đồ nó thích. Có sao đâu”.

Tình bạn vốn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và trong sáng. Thậm chí vẫn có câu tình bạn quý hơn cả tình yêu đó thôi. Với bạn bè, sự chân thành, nhiệt tình, không màng danh hoa vụ lợi luôn được coi trọng nhất.

Bạn bè là một phần cuộc sống, là tri kỉ, không phải thứ đồ “trang sức” tô điểm. Vậy nên hãy sống hết mình, sống đúng và chơi đúng, để tình bạn của mình thực sự tươi đẹp và có ý nghĩa, teen nhé!

 

Chọn bạn mà chơi

By Nguyễn Minh Tiến


Hầu hết mọi người đều chấp nhận một sự thật là chúng ta chịu ảnh hưởng tốt hoặc xấu của những người mà chúng ta gần gũi nhiều nhất. Con cái chịu ảnh hưởng của cha mẹ, và ngược lại. Vợ chồng chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Anh chị em một nhà cũng vậy. Chúng ta cũng còn chịu ảnh hưởng của những người đồng sự trong công việc, rồi bạn bè, hàng xóm...


Dĩ nhiên là có những trường hợp mà chúng ta có rất ít – hoặc không có – khả năng lựa chọn những người gần gũi, chẳng hạn như trong công việc. Trong những trường hợp này, thường thì chúng ta chỉ có thể vận dụng tốt nhất điều kiện hiện có. Điều này đôi khi cũng đúng với một số thành viên nào đó trong gia đình. Bạn phải gần gũi họ không phải vì bạn yêu thích, mà chỉ đơn giản vì họ sống trong gia đình – bạn không có khả năng lựa chọn nào khác.


Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc sẽ gần gũi với những ai. Thí dụ như bạn bè và những người mà chúng ta mời đến nhà, hoặc nói chuyện qua điện thoại.


Thời gian và năng lượng là những sở hữu quý giá và quan trọng nhất của bạn. Bởi vậy, điều cực kỳ quan trọng là phải có những chọn lựa thật chín chắn và khôn ngoan trong việc sẽ thường xuyên giao tiếp với những ai. Liệu bạn có giao tiếp với những người mà thật sự giúp bạn (và gia đình bạn) trở nên tốt hơn, hay là bạn chọn lựa bạn bè theo cách ngẫu nhiên? Nếu thật lòng, bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên với câu trả lời của chính mình. Có thể là bạn đã quan hệ với một số người mà bạn không thật sự biết được là vì sao – hoặc chỉ do sự thuận tiện hay hoàn toàn theo thói quen.


Không phải nói thế nghĩa là bạn nên cắt đứt quan hệ hiện có để hình thành những quan hệ mới. Cũng không có nghĩa là tất cả quan hệ bạn bè dựa trên tập quán, nghĩa vụ, hay kinh nghiệm đã qua là không tốt hay sai trái. Tôi chỉ đơn giản khuyên bạn hãy đánh giá lại và nhận thức một cách trung thực cảm giác của mình như thế nào trong mỗi lần giao tiếp cùng ai đó, hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó. Liệu người mà bạn đang giao tiếp có giúp bạn phát triển tốt hơn? Liệu người ấy có phải là người mà bạn ngưỡng mộ và kính trọng? Liệu bạn và người ấy có thể giúp nhau cùng hoàn thiện? Liệu các bạn có cùng chia sẻ với nhau được những giá trị chung? Liệu bạn có thấy thoải mái về cách thức, thời gian giao tiếp của mình trong những quan hệ trực tiếp hoặc là qua điện thoại? Nếu bạn trả lời không cho những câu hỏi này, cũng không có nghĩa là bạn không thể tiếp tục làm bạn cùng người ấy, chỉ có điều là, có lẽ nên đi đến quyết định sử dụng ít thời gian hơn cho những quan hệ giao tiếp như vậy, để dành thời gian nhiều hơn cho những quan hệ mới, hoặc ở yên một mình.


Đề xuất này không liên quan gì đến việc đưa ra phán đoán về người khác. Nếu bạn xác định rằng có những người mà bạn không muốn dành thời gian để cùng giao tiếp, điều đó không có nghĩa là bạn không tôn trọng, kính nể những người ấy, hoặc bạn không nghĩ rằng đó là những con người tuyệt vời. Cũng không có nghĩa là bạn cho rằng bạn có gì tốt hơn họ, hoặc là họ không có được những phẩm chất tốt đẹp. Chỉ đơn giản là, cân nhắc hết thảy mọi mặt, bạn thấy muốn sử dụng thời gian hiện có để được ở một mình, hoặc là với một người khác.


Hãy luôn nhớ rằng mỗi chúng ta chỉ có một khoản thời gian nhất định để giao tiếp cùng người khác, có lẽ là ít hơn nhiều so với mong muốn. Hoàn toàn tùy thuộc nơi mỗi chúng ta để chọn lựa cách tốt nhất có thể có. Trong đời tôi chẳng hạn, tôi đã gặp đến hàng trăm người mà tôi rất thích, bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng lại không muốn dành thời gian để cùng giao tiếp. Và trong phần lớn trường hợp, tôi đoán là những người ấy cũng đều cảm nhận về tôi giống như vậy. Tôi rất thích được ở một mình, và nếu dành thời gian giao tiếp cùng ai, tôi muốn rằng đó phải là một mối quan hệ mà tôi thật sự yêu thích.


Mỗi người có những ý thích khác nhau trong việc chọn bạn mà chơi. Lấy ví dụ như, nói chung tôi không thích dành quá nhiều thời gian với những người dễ cáu gắt, bực bội. Tôi cũng tránh gần gũi những người dễ thương cảm và hay than phiền. Một phần trong sở thích của tôi xuất phát từ việc tôi thừa nhận là mình chịu ảnh hưởng của những người chung quanh. Bởi vậy, nếu tôi gần gũi với những người hay than phiền, bản thân tôi rồi cũng sẽ có khuynh hướng hay ca cẩm nhiều hơn. Và nhiều quan hệ khác cũng tương tự như vậy.


Giải pháp này có khả năng tạo một ảnh hưởng lớn đối với việc hoàn thiện cuộc sống của bạn. Những người quanh bạn, nhất là những người mà bạn chọn để giao tiếp, có một ảnh hưởng rất lớn đến thái độ sống và trạng thái lành mạnh của bạn. Nếu biết chọn bạn mà chơi, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn và giảm đi rất nhiều căng thẳng.



Cách trói chàng để tình yêu bền lâu mãi mãi
Bí quyết chọn gà chọi hay
Cách chọn gà chọi ngon
Cách chọn gà chọi ngon
Cách chọn cọ trang điểm để làm đẹp thêm chuyên
Cách lấy lòng bố mẹ chồng tương lai cho cô dâu
Cách tán tỉnh bạn gái hữu hiệu nhất -
Cách chọn giày tennis để chơi hiệu quả nhất




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý