Cách chọn kính râm tốt bảo vệ đôi mắt bạn. Giá cả và kiểu dáng là thứ mà hầu hết mọi người quan tâm khi mua kính râm, nhưng lại bỏ qua yếu tố quan trọng là khả năng bảo vệ của nó trước các tia sáng có hại, một khảo sát mới vừa tìm thấy.
CÁCH CHỌN KÍNH RÂM TỐT
Cách chọn mua kính râm tốt
Đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan, Hiệp hội nhãn khoa ở Mỹ, đơn vị thực hiện khảo sát, nhận định.
"Việc tiếp xúc quá mức với tia cực tím gây ra nhiều vấn đề, như hiện tượng đục nhãn mắt liên quan đến tuổi tác và sự suy thoái của giác mạc. Những rối loạn khác có thể bắt gặp là sự tăng trưởng bất thường của bề mặt mắt, thậm chí bị bỏng mắt. Nhưng rối loạn này có thể khiến bạn nhìn mờ, chảy nước mắt, đỏ mắt, rách mắt, giảm thị lực hoặc trong một số trường hợp là mù", tiến sĩ Gregory W. Good, một bác sĩ nhãn khoa và là phát ngôn viên dự án, cho biết.
Ông cũng đề nghị mọi người đeo kính râm chất lượng tốt bất cứ khi nào họ ra ngoài.
Để ngăn cản các tia cực tím gây hư hại cho mắt, Hiệp hội nhãn khoa khuyến cáo:
- Đeo kính mắt có tác dụng chặn tia cực tím kể cả trong những ngày có mây và trong mùa đông.
- Chọn loại kính chất lượng, có thể ngăn cản 99 đến 100% các tia cực tím (A và B) và cho phép lọt qua 75 đến 90% ánh sáng nhìn thấy.
- Đảm bảo rằng kính hợp với bạn về màu sắc và không bị méo hoặc biến dạng hình ảnh.
- Lựa chọn mắt kính màu nâu vì chúng làm giảm cường độ ánh sáng vào mắt mà không làm thay đổi màu sắc của vật, nghĩa là chúng cho bạn khả năng nhìn gần giống tự nhiên nhất.
- Kiểm tra mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt, duy trì thị lực tốt và cập nhật các sản phẩm mới nhất có khả năng bảo vệ khỏi tia cực tím.
- Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng phải đeo kính bảo vệ mắt bởi hai nhóm này thường dành thời gian dưới nắng mặt trời nhiều hơn người lớn, nghĩa là nguy cơ hư hại mắt lớn hơn.
đấy! Kính râm không chỉ đơn thuần là một phụ kiện thời trang mà còn là vật dụng bảo vệ cho đôi mắt. Thế nên, việc lựa chọn kính sao cho chuẩn là điều cực kỳ quan trọng để giữ cho "cửa sổ tâm hồn" được an toàn đó!
Các tiêu chuẩn vàng cho kính râm
Tác dụng chính của kính râm là để chắn bụi và chống tia UV (tia tử ngoại) - một loại tia có khả năng gây tổn thương cho mắt nếu tiếp xúc quá lâu. Có ba tiêu chuẩn cơ bản nhất để xác định khả năng ngăn tia UV của kính râm:
- Theo tiêu chuẩn Úc, kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, hạng 4 có mức độ bảo vệ mắt tốt nhất và hạng 0 là thấp nhất. Theo đó, loại kính có ký hiệu AS 1067 là loại không có khả năng chống tia cực tím.
- Tiêu chuẩn của Mỹ thì kính râm đảm bảo cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.
- Tiêu chuẩn châu Âu với 3 hạng, mức 0 không có khả năng ngăn tia UV và mức 3 có thể ngăn được hoàn toàn.
Cách chọn kính râm bảo vệ mắt
Kính râm đã quá phổ biến, thế nhưng hiểu cho đúng và đủ về kính râm, dùng kính gì và dùng như thế nào cho các hoạt động ngoài trời, nhất là khi mùa hè đang tới gần lại có vẻ là vấn đề. Dưới đây là tư vấn của BS Hoàng Cương, BV Mắt TƯ.
Ai cũng biết là ta đeo kính râm để bảo vệ mắt và che chắn bớt ánh nắng mặt trời cùng với những tia năng lượng cao trong nó, tránh những tổn hại hay khó chịu cho mắt. Trong vô vàn các cặp kính màu bày tràn lan từ vỉa hè, góc chợ cho tới những shop đèn màu lung linh thì đâu là cặp kính bạn cần?
Kính râm dùng để nhìn rõ hơn và dễ chịu hơn?
Trong một vài hoàn cảnh thì đúng vậy. Nó giúp bạn chống lóa khi tham gia giao thông, nhìn vào mặt nước. Khi bạn bị giãn đồng tử do chấn thương, bệnh lý hay do dùng thuốc giãn đồng tử, kính râm sẽ giúp cho bạn có thị giác gần như bình thường. Người bị bệnh bạch tạng, do thiếu hắc tố nên rất khó chịu khi ra nắng. Kính râm gọng rộng là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ họ.
Kính râm bảo vệ mắt?
Đúng vậy. Ngoài việc che chắn bụi, côn trùng, hóa chất khỏi chui vào mắt, kính râm còn giúp bạn ngăn ngừa tia tử ngoại (tia cực tím) - một loại tia có hại trong phổ ánh sáng mặt trời khỏi gây hại cho mắt. Tia cực tím - tia UV đã được biết đến từ lâu là mối nguy hiểm tức thì và tiềm tàng cho mắt. Bỏng mắt do tia UV hay gặp với người tắm nắng quá lâu. Lâu dài nếu phơi nhiễm với tia UV quá đáng, ta có thể bị lên mộng mắt, ung thư da mi, đục nhân mắt và thoái hóa hoàng điểm.
Các phi công cũng phải đeo kính vì càng lên cao tầng ozon càng mỏng, đậm độ tia UV cũng tăng. Các phi công bắt đầu đeo kính râm từ năm 1936.
Người đã mổ thể thủy tinh hay đang mang kính tiếp xúc vẫn nên đeo kính râm khi cần thiết bởi vì kính râm có độ phủ rộng hơn nhiều so với kính nội nhãn hay kính tiếp xúc.
Có phải kính càng màu đậm thì càng lọc được tia UV nhiều?
Đậm độ tia UV phụ thuộc vào độ cao, càng lên cao thì đậm độ tia UV càng lớn. Người leo núi, trượt tuyết nên đeo kính râm vì họ ở độ cao lớn lại bị tia UV phản xạ từ băng tuyết vào mắt nhiều. Tia UV có nhiều trong ánh sáng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Màu da, màu mắt của chúng ta cũng quan trọng trong việc cản lọc tia UV. Màu càng đậm thì cản lọc tia UV càng tốt. Còn đối với kính râm thì độ lọc tia UV tùy thuộc vào màu kính và chất liệu làm kính. Kính làm bằng polycarbonat, CR39 có khả năng lọc khoảng 50% lượng tia UV. Màu vàng hổ phách và đen nhạt được cho là lọc tia UV tốt nhất. Ánh sáng xanh hay nhóm tia năng lượng cao phổ nhìn được bị qui kết là có thể gây ra thoái hóa hoàng điểm. Kính màu đồng, nâu đỏ được cho là lọc ánh sáng xanh tốt hơn màu khác.
Nếu bạn thấy nghi ngờ thì nên nhờ các nhà chuyên môn về phân tích quang phổ, họ sẽ cho biết chính xác kính của bạn có bảo vệ bạn 100% khỏi tia UV hay không.
Trẻ em cần kính râm nhiều hơn người lớn?
Trẻ em vui chơi và hoạt động ngoài trời nhiều hơn người lớn. Do vậy, cha mẹ cũng cần trang bị kính râm cho trẻ. Tuy nhiên cần chọn loại gọng dẻo, kính nhẹ làm bằng polycarbonat để trẻ dễ chịu khi đeo.
Nên chọn màu gì?
Màu xám được người Mỹ ưa chuộng nhất. Kính màu xám được cho là thích hợp cho mọi hoạt động thông thường trong khi vẫn đảm bảo cho thị lực tốt, màu sắc trung thực.
Màu nâu được dân chơi gôn, trượt tuyết ưa dùng.
Màu cam nên dùng cho người chơi môn bắn súng.
Màu đỏ thích hợp với nơi quá nắng.
Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển.
Kính như thế nào là đạt chuẩn?
Tiêu chuẩn ISO-2004 đã được các nhà sản xuất áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tại châu Âu là tiêu chuẩn CE, tại Úc là tiêu chuẩn AS/NZ1067:2003. Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn trên.
Tiêu chuẩn CE chia cấp độ lọc tia UV làm 7 cấp, trong đó cấp 6 - 7 được coi là hoàn hảo. Khối Bắc Mỹ chia khả năng lọc tia UV của kính làm 4 cấp độ.
Kính phân cực được coi là chống lóa tốt nhất, do vậy rất thích hợp với người lái xe, làm việc hay vui chơi thể thao ngoài trời, câu cá, đi biển.
Một vài dạng đặc biệt được chế tạo để làm việc với màn hình tinh thể lỏng -LCD, xem phim 3D.
Kính khá đắt tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một đôi.
Học cách chọn kính râm "chuẩn không cần chỉnh"
Ngày xưa, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Nhưng ngày nay, đa số tròng tốt, bền hơn thì đều được làm bằng plastic vì nó có tác dụng lọc tia cực tím. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh.
Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn.
Ngoài ra, trên thị trường còn có loại tròng kính gương có khả năng phản quang. Loại này có khả năng chặn ánh sáng tốt nhưng tác dụng chống tia UV không cao.
Sự ảnh hưởng của màu kính đến mắt
- Các màu kính thông thường như xám, nâu và xanh ve ít gây xáo trộn màu sắc cảnh vật nhất nên dù bạn đeo lâu, khả năng nhận biết màu sắc của mắt vẫn được an toàn.
- Kính màu vàng, cam lọc được cả những tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Các loại kính này nếu không được lựa chọn và kiểm tra cẩn thận có thể làm một số bạn vốn tiềm tàng bệnh về mắt bị chóng mắt, thậm chí mất khả năng xác định màu trong một thời gian ngắn.
- Kính xanh hoặc hổ phách có thể giúp bạn nhìn vật ở xa dễ dàng hơn, ngay cả dưới ánh sáng mờ nhưng tròng nhựa màu xanh có thể gây khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là màu sắc đèn giao thông. Quan trọng nhất là không phải kính có tròng xanh nào cũng bảo vệ bạn khỏi tia cực tím được đâu nhé!
Ngoài ra, chúng ta còn có những loại kính đổi màu tự động, đậm màu lên khi ra ngoài nắng (gọi là photochromic) cũng lọc được tia cực tím vì có chất lọc UV được tráng bên ngoài lớp kính. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại kính này, bạn cần chú ý kiểm tra nhãn hiệu rất cẩn thận để tránh gặp phải hàng nhái, chất tráng bên ngoài bằng hóa chất không tốt gây hại cho mắt.
- Hãy chọn loại kính râm có tròng lớn nhưng ôm vừa vặn với khuôn mặt, bao bọc quanh mắt để có thể ngăn cản ánh nắng mặt trời tốt hơn.
- Chọn kính có hình dáng đối nghịch với khuôn mặt của các ấy.
- Không bao giờ nhìn trực tiếp lên mặt trời, ngay cả khi đã đeo kính râm để tránh các bệnh mãn tính về mắt.
- Một số loại kính áp tròng cũng có khả năng chống tia UV nhưng do không bao quát cả mắt. Vì vậy, bạn vẫn nên sử dụng kính mát để mắt được bảo vệ toàn diện.
Cách chọn kính râm cho từng khuôn mặt?
Hiểu rõ cấu trúc, hình dáng khuôn mặt của mình là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn tìm được một kiểu kính hoàn hảo giúp cân bằng lại những đặc điểm trên gương mặt. Khuôn mặt thường có 7 hình dạng tiêu biểu là: hình oval, hình trái tim, dài, tròn, vuông, hình thoi và hình trái lê. Để xác định được hình dáng khuôn mặt của mình, bạn nên chia mặt ra thành 3 phần: phần từ trán tới lông mày, từ lông mày đến mũi và từ mũi đến đấy cằm.
Mỗi khuôn mặt khác nhau lại thích hợp với từng kiểu kính khác nhau
Mặt hình oval
Mặt oval được xem là khuôn mặt chuẩn. Đặc điểm nổi bật của mặt hình oval là độ dài mặt dài gấp 1,5 so với chiều rộng khuôn mặt, đồng thời phần trán hơi rộng hơn so với cằm. Và rất may mắn cho những người sở hữu hình dáng khuôn mặt này vì họ có thể sử dụng bất kỳ kiểu kính râm nào.
Mặt trái tim
Mặt trái tim là gương mặt có phần trán rộng nhất và phần cằm hẹp. Vì thế khi chọn kính, các nàng nên tìm kiểu kính giúp làm giảm chiều rộng của phần trán, đồng thời tăng phần chiều rộng của phần dưới khuôn mặt. Và các kiểu kính mắt mèo và kính mắt tròn chính là những sự lựa chọn thích hợp nhất.
Mặt dài
Mặt dài chính xác là khuôn mặt khá dài và bên cạnh đó, còn khá hẹp. Để tạo nét đầy đặn hình oval cho gương mặt dài bạn nên chọn các kiểu kính oversize hoặc ôm mặt như Gisele Bundchen, Sarah Jessica Parker và Liv Tyler
Mặt tròn
Khuôn mặt tròn thường có phần cằm tròn, khuôn mặt rộng và đường chân tóc nối với khuôn mặt hình vòm. Để tạo nét sắc sảo cho gương mặt tròn bầu bĩnh, bạn hãy chọn kính vuông, hoặc kính góc nhọn bản rộng nhé.
Mặt vuông
Khác hẳn với mặt tròn, mặt vuông có phần cằm vuông, khuôn mặt rộng và đường chân tóc nối với mặt cũng hình vuông. Và tất nhiên ngược lại với mặt tròn, các nàng hãy chọn kiểu kính gọng tròn hoặc gọng oval để cho khuôn mặt mềm mại hơn.
Mặt hình thoi
Gương mặt hình thoi là gương mặt có phần trán hẹp, gò má rộng và cằm hẹp. Các người đẹp như Vanessa Paradis, Jennifer Aniston and Selma Blai sở hữu khuôn mặt hình dạng này và họ chọn cho mình các kiểu kính gọng oval hay kính không gọng vì kiểu kính này không rộng hơn chóp của gò má
Khuôn mặt hình trái lê
Cách chọn kính râm cho nữ thời trang và sành điệu
Cách chọn kính râm cho bé đôi mắt khỏe mạnh .
Cách chọn kính râm cho nam phong cách và cá tính
Cách bảo vệ cho đôi mắt sáng khỏe
Cách chọn phụ kiện cực chuẩn phối đồ cực cool
Cach chăm sóc da bị lão hóa cho làn da mịn đẹp
Dùng kem chống nắng đúng cách
Xu hướng thời trang đi biển cực hot trong năm 2013
(ST)