Cách chọn kiem chống nắng đi biển cho da không sạm đen. Khi đi biển, bạn nên chọn kem có chỉ số chống nắng SPF từ 30 - 40, và có dòng chữ waterproof hoặc water resistant (không trôi, không thấm nước). Kem chống nắng phải được bôi trước khi xuống nước 30 phút.
CÁCH CHỌN KIEM CHỐNG NẮNG ĐI BIỂN CHO DA KHÔNG BỊ SẠM ĐEN
Cách chọn kem chống nắng
Chống nắng đúng cách - Bạn đã biết?
Khi đi biển, bạn nên thoa kem chống nắng và kiên nhẫn chờ trong khoảng thời gian ít nhất 20 phút trước khi ra nắng để kem bảo vệ da bạn dưới nắng tối đa nhất.
Ở nước ta không khó để bắt gặp hình ảnh những anh chàng “Tây trắng” nằm phơi mình trên các bãi cát để tận hưởng ánh nắng rực rỡ ở một xứ sở nhiệt đới hoặc những cô nàng “tóc vàng” tung tăng trên phố với áo hai dây xinh xắn, trẻ trung. Trái ngược với hình ảnh đó là chị em chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu” với nắng bằng những trợ thủ đắc lực là khẩu trang, áo khoác, găng tay,… Vậy tại sao trong khi những người bạn nước ngoài có vẻ rất “yêu” nắng thì chúng ta lại sợ nắng như vậy? Cùng tìm hiểu các quan niệm về nắng và chống nắng của chị em chúng ta xem có đúng không nhé!
Quan niệm 1: Ánh nắng mặt trời chỉ làm cho da bị đau rát, bỏng đỏ, chứ không có lợi gì cho cơ thể chúng ta cả.
Sai. Thật ra đúng là ánh nắng mặt trời ẩn chứa các tác nhân gây hại với làn da, vì trong ánh nắng có chứa tia UVA và UVB là kẻ thù của da. Đây là nguyên nhân khiến cho da bị sạm đen, bỏng đỏ, làm xuất hiện các nếp nhăn, nghiêm trọng hơn là tình trạng da lão hóa sớm và có khả năng ung thư da. Tuy nhiên, ta cũng phải kể đến những lợi ích to lớn của ánh nắng mang lại cho cơ thể như: Tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe, làm ấm cơ thể và có khả năng giúp điều trị một số bệnh. Ánh nắng trước 9h sáng là tốt nhất cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần tìm cách bảo vệ da, hạn chế các tác hại từ nắng để tự tin đón nắng.
Quan niệm 2: Cách tránh nắng thông dụng của chị em phụ nữ khi ra ngoài trời nắng là trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, khẩu trang, kính râm, …. Với suy nghĩ rằng không để miếng da nào lộ ra ngoài thì chẳng lo nắng chiếu đến da.
Sai. Bạn có biết tia UV có thể xuyên qua các vật dụng che chắn trên. Dù bạn đội nón rộng vành hay che dù thì tia UV vẫn bị khúc xạ lên mặt đường và hắt lại lên người bạn. Thậm chí khi ngồi trong xe ô tô thì tia UV vẫn có thể xuyên qua kính xe. Ngoài ra, không phải lúc nào bạn cũng có thể che chắn, có những lúc bạn muốn làm điệu với chiếc áo hai dây xinh xắn hay bộ bikini gợi cảm, vậy bí quyết cho bạn là sử dụng kem chống nắng có khả năng chống nắng cao để giúp bạn bảo vệ làn da. Đây chính là thói quen của những người bạn nước ngoài để giúp họ luôn tự tin khoe da trong nắng.
Quan niệm 3: Dạo gần đây hay nghe báo chí nói ung thư da là do nắng gây ra. Từ nhỏ mình hay chạy chơi dưới nắng, đến khi lớn lên cũng đi lại dưới trời nắng và không che chắn gì nhiều nhưng thấy da không bị gì cả. Vậy nắng có phải nguyên nhân gây ung thư da?
Đúng. Nguy cơ mắc bệnh ung thư da có ở những người mà da của họ không được bảo vệ khi tiếp xúc với nắng hoặc do sử dụng các nguồn hóa chất không an toàn khi làm đẹp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng hơn 90% các trường hợp ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng, điều đó chứng tỏ ánh nắng mặt trời là nguy cơ cao nhất dẫn đến bệnh ung thư da. Do vậy, bạn cần hình thành thói quen sử dụng kem chống nắng – cách chống nắng hiệu quả nhất ngay từ bây giờ để tránh căn bệnh này.
Quan niệm 4: Nếu phải vận động liên tục ngoài trời hay dưới nước dưới trời nắng gay gắt, mình cần chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng thật cao
Đúng. Khi lựa chọn kem chống nắng, bạn cần quan tâm đến 2 chỉ số chống nắng SPF và PA. SPF cho biết thời gian và hiệu quả bảo vệ da dưới tia UVB, còn PA biểu hiện khả năng chống lại tia UVA. Loại sản phẩm chống nắng có chứa cả SPF và PA với chỉ số cao sẽ bảo vệ và có hiệu quả chống nắng tốt cho da.
Bạn cần lưu ý rằng, nếu sau khi xuống nước hoặc vận động ra nhiều mồ hôi, lớp kem chống nắng sẽ bị “suy yếu” và giảm tác dụng, cho nên nhớ thoa lại mỗi 2 tiếng để có hiệu quả tốt nhất.
Quan niệm 5: Khi đi biển, thoa kem chống nắng xong có thể tắm biển ngay vì da đã có lớp kem chống nắng bảo vệ.
Sai. Kem chống nắng cần có thời gian để thẩm thấu qua da và phát huy hiệu quả của nó. Vậy bạn nên thoa kem chống nắng và kiên nhẫn chờ trong khoảng thời gian ít nhất 20 phút trước khi ra nắng để kem bảo vệ da bạn dưới nắng tối đa nhất.
Sau khi biết được thói quen sử dụng kem chống nắng trước khi tham gia các hoạt động ngoài trời nắng của các người bạn nước ngoài thì các chị em yên tâm không phải chạy trốn nắng nữa mà vẫn thoải mái, tự tin chơi đùa dưới trời nắng . Điều quan trọng là chúng ta cần lựa chọn một loại kem chống nắng chất lượng tốt, phù hợp cho da với cái nắng nóng quoanh năm như ở nước ta.
Nói đến kem chống nắng, nhiều người rất tin dùng sản phẩm của Sunplay, vì Sunplay là sản phẩm chống nắng và bảo vệ da số 1 tại Việt Nam đó. Sunplay với chỉ số chống nắng SPF, PA cao giúp ngăn tia UV hiệu quả, đồng thời dưỡng da mềm mịn, không bị khô ráp. Sunplay còn đa dạng về sản phẩm thích hợp với từng hoàn cảnh sử dụng.
Khi tắm biển, bơi lội, bạn nên chọn Sunplay Super Block với chỉ số chống nắng cực cao SPF 81, PA+++. Khi chơi thể thao, nên kết hợp Sunplay Super Cool SPF 50+, PA+++ đem lại cảm giác man mát dễ chịu cho da . Với trẻ con và các bạn có làn da nhạy cảm thì nên thử Sunplay Baby Mild, cực kỳ dịu nhẹ cho làn da nhưng vẫn bảo vệ da hiệu quả với SPF35, PA++. Ngoài ra, Sunplay còn có sữa chống nắng dưỡng trắng da Sunplay Whitening UV SPF 50, PA+++, sản phẩm dùng khi đi dã ngoại hoặc vận động ngoài trời Sunplay Out-Going SPF45, PA++.
1. Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).
2. Có bao nhiêu loại tia tử ngoại (tia cực tím, UV)?
Tia tử ngoại (UV) chia làm 3 loại chính: UVA, UVB và UVC. Ở cường độ nhẹ (lúc nắng sớm), tia cực tím có tác dụng tốt với sức khỏe như kích hoạt sản xuất vitamin D hoặc giúp điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh ngoài da khác. Ngược lại ở cường độ mạnh thì tia cực tím có nhiều tác hại.
Nếu chị nào chưa hình dung tia tử ngoại nguy hiểm như thế nào thì hãy thử để một cái ruột xe cao su (săm xe) hoặc một hộp nhựa ngoài nắng, sau một tháng sẽ thấy chúng nhạt màu và có nhiều vết rạn (trừ khi các sản phẩm đó được thêm chất hấp thụ tia UV). Đó chính là do sự phá hoại của tia tử ngoại.
Hình bên là một đèn pha xe hơi bị tia cực tím làm đục đi. Với vật dụng mà còn thế thì nói gì đến làn da của chúng ta, các chị nhỉ!
Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC.
UVB và UVA gây ảnh hưởng xấu đến làn da với mức độ biểu hiện khác nhau:
Tia UVB tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng), là tác nhân chính gây cháy nắng, đen da và có thể dẫn đến ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ 10h đến 14h trong ngày, và mạnh nhất vào mùa hè. UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước. Nói đến UVB là nói tới cháy nắng và ung thư da.
Tia UVA (chiếm 95% bức xạ tia cực tím): UVA luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không, vì thế khi trời râm mát thì tia UVA vẫn làm tổn hại đến da (mà các chị không biết). UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải.
Mặc dù UVA không làm đen da nhưng lại tạo ra các gốc tự do, phá huỷ collagen và elastin (một loại protein tương tự như collagen) gây lão hoá da. UVA có thể gián tiếp gây ung thư và đột biến DNA.
Nói tóm lại, khi nghĩ đến UVA, các chị hãy nghĩ đến những vết nám, vết nhăn và sự lão hóa da.
3. Có bao nhiêu loại kem chống nắng?
Kem chống nắng được chia làm 2 loại : sunblock và sunscreen
Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.
Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.
Để đảm bảo khi mua sunblock, các chị hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.
Với sunblock, các chị không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).
Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.
Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA, nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen.
Ngoài ra khi dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da.
Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không nhé.
4. Chỉ số SPF là gì?
SPF chỉ khả năng chống UVB. Về cơ bản, SPF càng cao thì da càng được bảo vệ khỏi tia UVB, cũng như thời gian được bảo vệ lâu hơn (mà không phải bôi kem lại).
Tất cả kem chống nắng đều bảo vệ làn da khỏi UVB.
Đối với UVA, do trước đây người ta cho rằng UVA không gây hại, cho nên nhiều kem chống nắng không có tác dụng chống UVA.
Để biết loại kem chống nắng đó có bảo vệ da khỏi tia UVA hay không thì các chị cần chú ý một trong bốn dấu hiệu sau:
- Trên nhãn có chữ UVA trong một vòng tròn: sản phẩm đã được kiểm chứng, có ít nhất 3 ngôi sao (do EU quy định), 4-5 sao thì hiệu quả càng cao.
- Hoặc biểu hiện bằng chỉ số PA (protection factor of UVA – khả năng lọc tia UVA). Dấu + phía sau chữ PA là thước đo thời gian hiệu quả chống nắng. PA+ tức là làn da của các chị sẽ được bảo vệ trong khoảng 4h, PA++ trong 8h và PA+++ là loại kem chống nắng cực mạnh, có thể bảo vệ các chị 12h.
- Hoặc sản phẩm có ghi 2 chỉ số, ví dụ: SPF 60-12, nghĩa là đó là khả năng bảo vệ chống tia UVA-UVB, hoặc ghi rõ thành SPF 20A 20B, hoặc UVA/UVB, hoặc SPF 60 A=B.
- Hoặc sản phẩm có ghi chữ “broad spectrum” hoặc “full spectrum” (phổ rộng): hạn chế được cả UVA và UVB.
Nếu một sản phẩm dù ghi UVA nhưng không có bất kì biểu tượng nào như trên thì chưa chắc có tác dụng chống UVA, các chị cẩn thận nhé.
biển, cần chọn kem chống nắng không trôi
Theo ThS. BS. Lê Thái Vân Thanh - Giảng viên bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM, thực chất nếu chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 50 - 80, thì hiệu quả chỉ tăng thêm vài phần trăm. Do vậy khi đi biển, bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 - 40, và có dòng chữ waterproof hoặc water resistant (nghĩa là: không trôi, không thấm nước). Kem chống nắng phải được bôi trước khi xuống nước 30 phút. Nắng ở biển từ lúc 9g - 10g sáng đến 3 - 4g chiều chủ yếu là tia UVB, mạnh gấp 1000 - 2.000 lần UVA. "Với dòng chữ waterproof hoặc water resistant, các sản phẩm chống nắng này đã được Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (American Food and Drug Administration - FDA) công nhận. Trong khi điều chế, các nhà sản xuất đã thêm các hoạt chất, để khó trôi khi tiếp xúc với nước, 4giờ sau vẫn còn hiệu quả chống nắng. Thậm chí, nhiều sản phẩm còn có hiệu quả chống nắng đến 8g dù có tiếp xúc với nước," BS. Vân Thanh giải thích. Điều quan trọng để phát huy hiệu quả, kem chống nắng phải được bôi lên da trước khi xuống biển 30 phút. Theo BS. Vân Thanh, đa số kem chống nắng bảo vệ da về mặt hóa học chứ không phải cơ học. "Để hiệu quả bảo vệ da cao, những sản phẩm sau khi bôi lên da, sẽ tạo ra những phản ứng tạo ra những hoạt chất có khả năng hấp thụ tia UV từ nắng mặt trời. Thành thử, để có phản ứng xảy ra, chúng ta cần 15 phút sau khi bôi," BS. Vân Thanh cho biết. Bình thường ở trên cạn, kem chống nắng phát huy tác dụng, kéo dài 3 - 4 giờ đồng hồ. Nhưng khi xuống nước, do lực tác động của sóng biển, hoặc là khi cọ xát với quần áo, hoặc va chạm với phao bơi... kem chống nắng mất dần đi. Lúc đó, chúng ta phải bôi lại lần thứ hai, thứ ba. Càng tốt hơn nữa, nếu kem chống nắng có thể chống được tia UVA, tức là chỉ số PA (protection factor of UVA) +, ++, +++. Cách chọn kem chống nắng hợp với da ? Kem chống nắng ngăn chặn sự xâm nhập của tia UV vào da bạn. Điều này giúp ngăn ngừa ung thư da, thậm chí giảm các dấu hiệu lão hóa, trong đó có các đốm trên da, sự thay đổi trong kết cấu và nếp nhăn. Hàng ngày, làn da của chúng ta tiếp xúc nhiều với bức xạ của tia cực tím, ngay cả trong ngày nhiều mây. Đó là lý do vì sao bạn nên duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng vào mỗi sáng trước khi bước ra khỏi nhà. Bước vào những ngày hè, chị em luôn băn khoăn biện pháp nào bảo vệ làn da của mình hiệu quả nhất. Bôi kem chống nắng cũng là một bước quan trọng trong chế độ chăm sóc da hàng ngày.
Đối với da dầu Bạn nên chọn loại kem chống nắng không dầu (đề bên ngoài hộp là oil-free) và chứa nhiều nước vì đặc điểm của làn da này là thừa dầu nhưng thiếu nước. Ngoài ra, nên chọn kem chống nắng có thành phần hóa học là avobenzone và oxybenzone để bảo vệ da lý tưởng nhất. Sử dụng loại kem dạng nước hoặc gel cho làn da dầu. Loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao sẽ phù hợp với làn da dầu. Nên chọn kem có chỉ số SPF 45. Đối với da hỗn hợp Nếu khu vực chữ T trên gương mặt bạn tiết nhiều chất nhờn, hãy chọn kem chống nắng dành riêng cho da nhờn. Nếu không, bạn có thể tìm loại kem phù hợp với làn da hỗn hợp. Kem chống nắng với thành phần protein được chiết xuất từ yến mạch có thể bảo vệ làn da, đồng thời giữ ẩm. Cách chọn kem chống nắng ngăn ngừa nám 1. Nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da. Với da dầu, dạng gel SPF 15/UVA 8 không nhờn. Nếu da khô, dùng xịt chống nắng với chỉ số tương tự. Nếu da sạm nám, dùng kem chống nắng, tẩy nám và tẩy trắng da SPF 20/UVA 10. Còn với da nhạy cảm, sản phẩm thích hợp là kem chống nắng SPF 60/UVA 16 không chứa chất bảo quản và tinh dầu.
2. Làn da chúng ta có thể chịu đựng ánh nắng trong một giới hạn cho phép. Vượt quá giới hạn đó thì không một loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ được. Ví dụ, trung bình da bạn chịu nắng được 10 phút. Chỉ số SPF của loại kem bạn đang sử dụng là 30. Như vậy, sau 300 phút, tức 6h, (lấy thời gian chịu nắng nhân với chỉ số SPF) đi nắng, lớp kem mà bạn thoa sẽ có tác dụng.
3. Các chỉ số cao (ecran total) từ 60 - 100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt có sự bảo vệ tối ưu (không hay dị ứng nắng). Theo nguyên tắc thì chỉ số 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì lọc được có 97% (chỉ hơn 2%). Vì vậy, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương.
5. Da mặt, da cổ và mu bàn tay là những nơi dễ bị tổn thương hơn những phần da khác trên cơ thể. Vì vậy, bạn nên dùng kem có công thức riêng cho phần da này. 6. Để thoa đủ cho cả người, bạn cần ít nhất một lượng kem to bằng quả banh đánh golf. Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng khoảng 1/4 lượng cần thiết, cho nên hiệu quả của kem SPF30 sẽ giảm xuống chỉ còn SPF7. Nếu lớp kem quá mỏng, khả năng bảo vệ da sẽ không tương đồng với chỉ số chống nắng ghi trên nhãn. 7. Nếu đi biển, đi bơi hay làm việc liên tục dưới ánh nắng mặt trời, nên thoa một lớp kem chống nắng trước khi thoa tiếp lớp kem hay phấn nền có cùng tác dụng. Đặc biệt các loại kem tạo làn da nâu khi tắm nắng không có tác dụng chống tia UV, do đó nếu muốn chống ung thư da cũng cần phải sử dụng kem chống nắng.
8. Nên thoa lại kem mỗi 2h - và thường xuyên hơn khi bạn đi bơi hoặc chơi thể thao. Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên khi ở ngoài nắng, ít nhất là 2h/lần. Nếu là bơi lội hoặc ra mồ hôi thì cần phải bôi lại ngay khi lên bờ.
Lưu ý khi dùng kem chống nắngKem chống nắng là sản phẩm đang được bán rất chạy, nhất là những loại được quảng cáo ngăn tia tử ngoại với chỉ số cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không thể biết được chất lượng thực tế của chúng.
Tại một đại lý mỹ phẩm lớn trên đường Cầu Giấy (Hà Nội), nhân viên bán hàng tư vấn tận tình rằng ở đây có rất nhiều loại kem chống nắng, đều là hàng tốt cả, "chống được 70, 80, 100% tia cực tím tác động đến da, an toàn hàng chục giờ đồng hồ ngoài trời nắng". Cụ thể, cửa hàng đang bán khoảng 30 loại, chủ yếu là hàng ngoại, giá giao động từ 50.000 đồng đến hàng triệu đồng một hộp.
Chị Nguyễn Thị Yên, chủ một cửa hàng hóa mỹ phẩm ở phố Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho biết: “Ở cửa hàng chị, loại kem chống nắng ngăn 80% tia tử ngoại giá 55.000 đồng/hộp đang được nhiều người mua nhất. Nhiều người đến đây lấy cho bạn bè người quen dùng, vì giá rẻ mà lại có hiệu quả cao”. Cũng theo bác sĩ Diệp, chỉ số SPF cao không có nghĩa là khả năng bảo vệ da tốt mà đó là chỉ số thể hiện định mức đo lường thời gian trung bình da bạn được bảo vệ. Còn bảo vệ da được nhiều hay ít dưới ánh nắng là phù thuộc vào chất lượng của từng loại kem. Bình thường, khả năng chống nắng tự nhiên của da từ 10 đến 15 phút, mỗi độ chống nắng SPF có khả năng bảo vệ da 10-15 phút. Như vậy, nếu dùng loại kem có SPF 30 da bạn sẽ được bảo vệ trong 300 phút (theo công thức 10x30). |