Cách chọn mũ bảo hiểm tốt an toàn và rất thời trang. Mỗi sản phẩm được bày bán đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, không gây độc hại, dị ứng... là những tiêu chí để khách chọn được những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng.
CÁCH CHỌN MŨ BẢO HIỂM TỐT
Cách chọn mũ bảo hiểm chuẩn
Hỏi: Xin hỏi, có tiêu chí nào để chọn mũ bảo hiểm chuẩn không? - Hồng Nhi (Hà Nội).
Ông Lại Huy Doanh, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tư vấn: Mũ bảo hiểm đạt chất lượng phải có cấu tạo 3 lớp với lớp vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ, dây và quai đeo, mũ phải được sản xuất bằng vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.
Về hình dáng, khối lượng, đối với mũ che cả đầu, tai và hàm không được lớn hơn 1,5kg nếu là mũ cỡ lớn; không được lớn hơn 1,2kg nếu là mũ cỡ trung và cỡ nhỏ. Mũ che cả đầu, tai và loại che nửa đầu không được lớn hơn 1kg nếu là mũ cỡ lớn và không được lớn hơn 0,8kg nếu là mũ cỡ trung và cỡ nhỏ. Bề mặt ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc, các đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
Mũ phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có nhãn phù hợp theo quy định, được dán tem CR, phù hợp với tiêu chuẩn công bố.
Mách người dùng cách chọn mũ bảo hiểm “xịn”
Mũ phải vừa nhẹ, đẹp lại vừa cứng … đảm bảo cả tính an toàn và thẩm mỹ.
Quy định chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong quy chuẩn về mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định, mũ phải đạt các yêu cầu về: khối lượng, phạm vi che chắn, khả năng chịu va đập và hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên, độ bền của quai đeo, yêu cầu về tầm nhìn, kính chắn gió và yêu cầu chung đối với vật liệu sản xuất mũ.
- Kiểu mũ: mũ che nửa đầu; che cả đầu và tai; che cả đầu, tai và hàm.
- Mũ phải đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ; quai đeo.
- Đều phải có tem: Tất cả mũ bảo hiểm lưu hành trên thị trường (gồm cả trong nước và nhập khẩu) đều phải dán tem CR và tem “đã kiểm tra” đối với hàng nhập khẩu.
Không dễ dàng để chọn mua một chiếc mũ vừa xịn vừa tiện dụng (Ảnh minh họa)
- Thông tin sản phẩm: Kiểu dáng mũ phải đáp ứng yêu cầu như ghi tên sản phẩm là mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, ghi tên và địa chỉ các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, xuất xứ hàng hóa, ngày tháng năm sản xuất.
- Các loại mũ bảo hiểm có lưỡi trai: Đối với các loại mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không quá 70mm, góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn của người sử dụng. Mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không được lớn hơn 50mm.
Kinh nghiệm khi mua thực tế
- Càng kín càng tốt: Một trong những tiêu chuẩn và kinh nghiệm của người sử dụng mũ bảo hiểm để đạt được độ an toàn tối đa là mũ càng kín càng tốt. Hiện nay trên thị trường có ba loại mũ bảo hiểm: loại mũ che nửa đầu, che cả đầu, tai và mũ che cả hàm. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tốt nhất nên chọn loại mũ che chắn cả đầu, tai và hàm. Tuy nhiên, loại mũ này thích hợp nhất khi sử dụng đi đường dài, xa và tốc độ cao, nếu hay phải đi trong điều kiện như vậy thì tốt nhất bạn nên có sẵn trong nhà một chiếc. Nếu bạn thường xuyên đi trong nội thành hoặc đường ngắn, lại là chị em phụ nữ thì loại mũ che cả tai và hàm này tuy an toàn nhất nhưng lại không tiện dụng nên chị em có thể chọn loại mũ che nửa đầu. Nhưng dù là loại nào thì ngoài những tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ở trên, khi đi mua mũ bạn nên đội vào tháo ra vài lần và chọn chiếc mũ vừa khít với đầu, không được lỏng cũng không được chặt quá.
Nên chọn những mũ có thương hiệu uy tín (Ảnh minh họa)
- Nhẹ và không gây mỏi cổ: Cỡ mũ được khuyến nghị là 520 mg, 540 mg, 560 mg, 580 mg và 600 mg (6 lạng). Trọng lượng mũ càng nhẹ càng tốt, đặc biệt đối với người dùng là các chị em. Không nên chọn loại mũ nặng quá 1 kg sẽ gây mỏi cổ, khó chịu khi điều khiển xe máy, ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông.
- Lưu ý chọn lớp xốp bảo vệ: Lớp đệm bảo vệ thường được dùng là mút xốp. Mút xốp càng mềm càng chịu được sự va đập cao. Khi xem mũ, bạn có thể kiểm tra bằng cách để ngược mũ và dùng ngón tay đẩy nhẹ miếng mút xốp bên trong, mút xốp mềm sẽ bị xẹp.
- Vỏ, quai đeo và khóa mũ: Vỏ mũ cần có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc đồng thời phải cứng, chịu được sự va đập và đâm xuyên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Quai đeo tốt là quai không giãn quá nhiều, bạn có thể thử bằng cách dùng tay co thử. Khi thử quai, nên thử luôn khóa mũ để chọn chiếc có khóa vừa nhạy khi mở, đóng, vừa có độ giữ chắc khi đóng.
|
|||
|
Cách chọn mũ bảo hiểm chất lượng
Công ty Nhựa Huyền Anh ra đời từ nằm 2007 và là một trong những công ty phát triển mạnh trong lĩnh vực phân phối mũ bảo hiểm tại Hà Nội. Đến nay, hệ thống cửa hàng của Huyền Anh đã có mặt tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bao gồm Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông, Từ Liêm, Long Biên. Ông Mai Việt Anh, quản lý chuỗi cửa hãng cho biết, mục tiêu của công ty trong năm 2013 là tăng độ phủ trên thị trường Hà Nội. Cụ thể, công ty sẽ mở liên tiếp nhiều cửa hàng tại các quận trung tâm và ngoại thành Hà Nội, để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm chính hãng của người dân.
|
Mũ bảo hiểm nửa đầu Andes. |
Những sản phẩm mũ bảo hiểm tại Huyền Anh đến từ những thương hiệu lớn, có uy tín trong và ngoài nước như Andes, HJC, AGV, GRS, Arai, Protec, xTrum, Napoli... Mỗi sản phẩm được bày bán đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng TCVN 5756:2001 hoặc TCVN 6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em.
Để có được chiến mũ bảo hiểm tốt và chất lượng, bạn có thể xem xét đến các yếu tố như vật liệu làm mũ phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, không gây độc hại, dị ứng cho da tóc và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Khối lượng mũ không nặng quá 1,5kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1kg đối với mũ che nửa đầu. Mũ cho trẻ em không quá 1,2kg đối với mũ che cả hàm và 0,8kg đối với mũ che nửa đầu.
|
Mũ bảo hiểm trùm đầu HJC. |
Mũ và các vật gắn trên mũ không được có các gờ sắc, nhọn, không sử dụng các bu lông, ốc, vít bằng kim loại. Vỏ cứng của mũ phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và phải đảm bảo tầm nhìn cho người đội. Mũ phải chịu được va đập (không nứt vỡ) và hấp thụ được xung động. Khi thử đâm xuyên, mũi chuỳ không được chạm tới phần đầu.
Mặt khác, quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ giãn phải nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo độ ổn định theo tiêu chuẩn. Kính chắn gió (nếu có) không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn dễ gây thương tích cho người đội.
Ngoài các dòng sản phẩm thời trang, Huyền Anh còn cung cấp những sản phẩm có đặc tính riêng, chuyên dùng cho người yêu thích du lịch "phượt" như có thiết kế khí động học, kính chống lóa, chống bụi và có khả năng nhìn tốt trong mưa, chất liệu bằng sợi thủy tinh hoặc kevlar…
Chọn mũ bảo hiểm cho bé
Để mua 1 chiếc mũ bảo hiểm trên phố bây giờ có lẽ không khó, nhưng để chọn được chiếc mũ tốt, phù hợp, an toàn cho bé yêu của bạn lại không dễ.
Với đặc điểm xương cổ còn yếu, chỉ thích thoải mái, nhẹ nhàng để được “quay dọc, quay ngang” khi ngồi trên xe, hay khi bé chập chững đi lại vui chơi, chiếc mũ sao cho phải có trọng lượng nhẹ, ôm gọn đầu, có độ đàn hồi tốt… thì việc bố mẹ cần đầu tư thông tin và tiền bạc để chọn cho con 1 chiếc tốt nhất là điều cần thiết hơn cả.
Bạn nên chọn chiếc mũ sao cho phải có trọng lượng nhẹ, ôm gọn đầu, có độ đàn hồi tốt. Ảnh: internet
Những mách nhỏ sau sẽ giúp bạn tìm thấy chiếc mũ ưng ý nhất cho bé:
- Hãy chọn chiếc mũ với vỏ ngoài là nhựa dẻo, tốt, bao bọc bên trong là 1 lớp xốp/ bọt cực kỳ nhẹ làm đệm dày khoảng 2,5cm để bảo vệ đầu em bé khi rơi xuống trên gỗ cứng và gạch không bị đau. Hầu hết mũ của các hãng có uy tín đều lưu ý đến điều này, vì thế, bạn cần thiết phải mua mũ bảo hiểm của 1 hãng có thể tin tưởng được.
- Một chiếc mũ lý tưởng thường có có lớp lót bằng thun co giãn, hoặc lưới giúp bé cảm thấy thoải mái và không bị bó vào đầu, thoáng khí để làm bé không không bị đổ mồ hôi đầu.
- Dây đai choàng qua cằm bé an toàn và tăng giảm được.
- Với trẻ càng nhỏ, bạn càng phải lưu tâm đến trọng lượng của chiếc mũ. Chiếc mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 3 tuổi giúp dễ dàng đi lại, hoạt động vui chơi cần siêu nhẹ với trọng lượng khoảng 100 gr; không đè nặng lên đầu và cổ bé. Với trẻ lớn hơn, bạn cần thử để ý đến sự dễ chịu của bé khi đội thử mũ, bạn cũng có thể đội thử để ước lượng trọng lượng.
Màu sắc cũng phần nào khích lệ sự yêu thích của bé với chiếc mũ bảo hiểm. Ảnh: internet
- Màu sắc cũng phần nào khích lệ sự yêu thích của bé với chiếc mũ bảo hiểm. Bạn có thể lựa các màu mạnh mẽ như xanh, đen, vàng với họa tiết siêu nhân, người nhện… cho bé trai. Mũ màu hồng với hình công chúa, mèo Kitty… lại là lựa chọn hiệu quả cho các bé gái.
- Nếu bé thường xuyên phải dùng mũ để đến trước với khoảng cách xa, bạn có thể chọn loại mũ có kính che mặt linh động để bảo vệ sức khỏe của bé.
- Bạn nên đưa bé đi cùng khi chọn mua mũ bảo hiểm. Cần phải ướm vào mới biết chiếc mũ ấy có vừa với vòng đầu, vùng trán, dây bảo vệ cằm của bé hay không… để chủ nhân của chiếc mũ ấy luôn thoải mái khi đội.
- Cuối cùng, quan trọng nhất là bạn cần tạo thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé dù chỉ di chuyển gần nhà.
Tự trang trí mũ bảo hiểm xì tin -
Scandal Hồ Ngọc Hà không đội mũ bảo hiểm
Chọn kiểu mũ phù hợp với khuôn mặt
Cách chọn quà sinh nhật cho chàng
Cách tết tóc ngắn vừa lạ vừa đẹp vừa tha hồ đội mũ bảo hiểm
Cách dưỡng tóc uốn cho mùa đông
Chọn mũ len hợp với khuôn mặt
Cách chăm sóc tóc nhuộm uốn cho tóc chắc khỏe
(ST)