Có một số loại thực phẩm không tốt cho trẻ nhỏ. Và các mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm không tốt cho bé nhé!
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO BÉ
Khi cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây, các bà mẹ trẻ phải hết sức lưu ý:
1. Lòng trắng trứng
Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn lòng trắng trứng vì lòng trắng trứng có lượng protein quá cao có thể khiến cho trẻ bị dị ứng.
Với lòng đỏ trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ sau 9 tháng tuổi. Lưu ý trẻ rất dễ nghẹn khi ăn lòng đỏ trứng luộc vì vậy nên cho trẻ ăn từ từ, ít một.
2. Mật ong
Trong mật ong có chứa chất botulism, là thành phần không tốt đối với tiêu hóa của trẻ. Kể cả qua chế biến, hay đun nấu chất botulism cũng không bị phân hủy.
Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
3. Thạch
Thành phần chủ yếu của thạch là carrageenan và nước, chất nhũ hóa, sodium alginate, agar , chất kết đông gelatin, hương liệu,… nên không phải là chế phẩm từ hoa quả. Các chất trong thạch có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ các dưỡng chất khác của trẻ.
Các loại hương liệu trong thạch không những không có chút dinh dưỡng nào mà còn có một độc tố nhất định dễ tích tụ lại trong cơ thể trẻ.
Đặc biệt, trong số các dị vật đường thở thường gặp thì thạch là loại dị vật gây tổn thương nặng nề nhất cho trẻ. Vì vậy các bác sỹ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch.
4. Đường trắng
Đường trắng có tính axit nên trẻ ăn nhiều lâu dài sẽ hình thành thể chất và não mang tính axit, ảnh hưởng không tốt đến phát triển trí lực của bé.
Mặt khác đường và đồ ngọt đều không tốt cho sự phát triển răng của trẻ, gây sâu răng.
5. Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh thường gây nghiện với trẻ. Trẻ ham ăn đồ ăn nhanh rất dễ mắc bệnh béo phì. Các chất như cholesterol trong đồ ăn nhanh có thịt sẽ tích tụ lại trong máu và gây bệnh về tim mạch, ngăn cản sự lưu thông máu dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trans Fat là một loại chất béo cực kỳ nguy hiểm có trong hầu hết các loại đồ ăn nhanh với tỉ lệ khá cao.
Điểm mặt những thực phẩm có lợi và có hại cho bé
Để con phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh, các bậc cha mẹ hãy lựa chọn những loại thực phẩm có lợi và tránh cho con ăn những thực phẩm không có lợi theo gợi ý dưới đây nhé!
“Hãy cho con làm và ăn bất cứ thứ gì con thích” là một câu nói mà nhiều mẹ tự nhắc bản thân mình. Và thông điệp thực sự mà các bà mẹ muốn gửi gắm trong câu nói này đó là bạn hãy cho con mình làm những hành động đúng đắn và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe, phát triển thể chất hợp lý.
Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé
Dầu cá
Dầu cá rất có lợi cho sức khỏe cho mọi người nói chung, đặc biệt của trẻ nhỏ nói riêng, nó không chỉ bổ sung axít béo thiết yếu tốt cho tim mạch mà nó còn cải thiện tâm trạng của bé.
Dầu cá có rất nhiều công dụng: nó có tác dụng phòng chống ung thư, điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể, hơn cả, nó giúp bảo vệ mắt cho bé yêu của bạn, giúp da, tóc bé được cải thiện, hệ xương khớp của bé được chắc khỏe, thêm vào đó, dầu cá còn giúp bé nhanh liền sẹo, tránh viêm khi va quệt.
Rau củ quả
Ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe tim mạch, khiến hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện. Ngoài ra chúng còn bảo vệ bé khỏi các căn bệnh ung thư tiềm ẩn, căn bệnh về đường ruột, tiêu hóa chống lại bệnh đục thuỷ tinh thế, và suy giảm thị lực.
Bậc phụ huynh nên linh hoạt thay đổi thực đơn rau xanh, trái cây cho con. Các loại rau tốt phải kể đến rau bina, súp lơ xanh, cải chip, cải xoăn, bí ngô, cà rốt; hoa quả gồm: cam quýt, bưởi, dứa...
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan chứa ít calo, chúng tốt cho những trẻ béo phì, trẻ đang trong giai đoạn cố gắng giảm cân, chúng giầu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra chất sắt và vitamin C khổng lồ chứa trong đó giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, các axit folic và vitamin B6 tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ.
Đậu Hà Lan còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giúp bé tăng năng lượng.
Yến mạch và ngũ cốc giàu chất xơ
Ngũ cốc được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ em ăn ngũ cốc không chỉ giúp phát triển cơ thể cân đối mà nó còn phòng ngừa được một số bệnh như tim mạch, tiêu hóa...
Ngũ cốc có rất nhiều tác dụng, chúng chứa một lượng xơ khổng lồ nên có tác dụng giúp trẻ thanh lọc cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, nâng cao khả năng hấp thu, tăng cường chức năng bài tiết.
Nếu con bạn mắc bệnh béo phì thì đây là thực phẩm rất tốt cho bé, chất xơ khi vào trong hệ tiêu hóa sẽ có dạng như chất keo, dạng này sẽ khiến trẻ duy trì cảm giác no lâu, thèm đói chậm, từ đó giúp phụ huynh kiểm soát cân nặng của trẻ được dễ dàng.
Thêm vào đó, ngũ cốc rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp chặn đứng chứng táo bón khó chịu ở trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, giúp hệ xương khớp của trẻ được cải thiện.
Cuối cùng, ngũ cốc cải thiện cơ nhai của trẻ, và làm sạch răng miệng, ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ.
Dầu Oliu
Khi nói đến dầu Oliu thì đa số mọi người nghĩ ngay đến tác dụng tuyệt vời trong làm đẹp. Nhưng ngoài ra, dầu Oliu còn có rất nhiều công dụng trong việc phòng các bệnh cho trẻ như bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư ruột kết và điều trị táo bón…
Tác dụng của dầu ôliu trước tiên phải kể đến đó là nó chứa một lượng axit béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa rất cao giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính khác ở trẻ. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng dầu ôliu tốt cho tim mạch bởi nó giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol có lợi cho sức khỏe.
Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bé
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh (đồ ăn nhanh chứa không ít chất bảo quản, chúng được tẩm ướp và chứa nhiều mỡ), đồ chiên rán, gan động vật, pho mát đặc, thịt mỡ… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh tim của trẻ tăng cao. Do đó, nếu các bậc cha mẹ muốn con khỏe mạnh thì nên tránh cho con ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Kẹo cao su, bánh kẹo, bánh kem,.. có chứa nhiều chất làm ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm lượng hóa chất, chất bảo quản nhất định có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bậc phụ huynh có thể khuyến khích trẻ ăn hoa quả, trái cây như cam quýt, bưởi.
Thực phẩm có chứa các chất phụ gia và chất tạo màu
Bạn cũng nên tránh cho bé ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp. Vì nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc cơ thể, xuất hiện đầy bụng, đầy hơi, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa… không những thế, chất tạo mầu còn có khả năng gây sỏi trong niệu đạo của trẻ.
Đồ uống có ga
Những thực phẩm tốt nhưng cần thận trọng khi cho bé ăn
Những thực phẩm này sẽ có hại cho trẻ đơn giản vì bố mẹ không biết cách cho con ăn phù hợp với độ tuổi.
Khi con của bạn lớn dần, bé sẽ tò mò và háo hức thử các món mà bố mẹ đang ăn và chính bạn cũng muốn làm giàu chế độ dinh dưỡng của con như của người lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn cho bé của bạn.
Những thực phẩm tốt nhưng dùng không đúng độ tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa vẫn trong quá trình phát triển của bé và có hại cho trẻ.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm bạn nên tránh cho con ăn theo độ tuổi.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
Tất cả các thực phẩm và đồ uống ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé sơ sinh trong 6 tháng đầu.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 4 - 12 tháng tuổi
Mật ong
Mật ong có thể chứa Clostridium botulinumf - loại bào tử có khả năng gây ra ngộ độc. Hệ tiêu hóa đã phát triển toàn diện của một người trưởng thành có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này. Nhưng đối với hệ tiêu hóa đang phát triển của một đứa trẻ, các bào tử này có thể phát triển và sản sinh độc tố đe dọa đến tính mạng.
Sữa bò và sữa đậu nành
Tuy rất gần với sữa mẹ và sữa bột nhưng hai loại sữa này thực sự phù hợp chỉ từ sau sinh nhật một tuổi của bé. Nguyên nhân là vì bé con của bạn chưa thể tiêu hóa được protein trong sữa bò và sữa đậu nành trong năm đầu tiên. Thực tế hai loại sữa này không có tất cả các chất dinh dưỡng bé cần trong năm đầu đời và còn chứa lượng các khoáng chất có thể làm hư thận của bé.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Sữa ít chất béo
Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ em mới biết đi cần chất béo cũng như năng lượng của sữa nguyên chất để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu con bạn có nguy cơ bị béo phì hoặc bệnh tim thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bé dùng sữa ít chất béo trước 2 tuổi.
Thực phẩm nên tránh với bé từ 24 - 36 tháng tuổi
Nguy cơ nghẹt thở vì thức ăn
Mặc dù ở độ tuổi này, các bé đã có thể ăn nhiều món hơn, nhưng nếu không để ý bé sẽ vẫn có thể bị nghẹn thức ăn. Các mẹ vẫn cần tránh các mối nguy hiểm liệt kê dưới đây đồng thời tránh cho con ăn trong lúc đi bộ, hay vừa ăn vừa xem ti vi hoặc làm bất cứ điều gì khác mà có thể làm bé mất tập trung vào bữa ăn của mình.
Các mối nguy hiểm khác cần lưu ý để bé không bị nghẹn hoặc nghẹt thở vì thức ăn:
- Những thực phẩm có kích thước lớn hơn một hạt đậu cũng có thể làm bé bị nghẹn trong khi ăn. Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu xanh cần được băm hoặc thái nhỏ khi nấu.
Bạn cũng nên cắt những trái cây như nho, cà chua, dưa hấu thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Tương tự thịt và pho mát cũng nên được cắt thật nhỏ.
- Thực phẩm nhỏ nhưng cứng như kẹo, bỏng ngô hay các loại hạt có thể là nguyên nhân tiềm năng gây nghẹn hay nghẹt thở cho bé. Các loại hạt có thể là quá nhỏ để bị nghẹt thở nhưng lại có khả năng bị kẹt trong đường hô hấp của bé và gây ra nhiễm trùng.
- Thực phẩm mềm nhưng dính như kẹo dẻo, thạch cũng có thể làm bé gặp khó khăn khi nuốt hoặc bị kẹt trong cổ họng bé.
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn thức ăn đặc trước một tuổi hoặc thậm chí muộn hơn với lí do các thức ăn này chứa những chất gây dị ứng phổ biến nhất, đặc biệt với trẻ em nhạy cảm với dị ứng. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) mới đây đã nghiên cứu và cho thấy việc cho trẻ ăn những thức ăn này muộn hơn cũng không giúp ngăn chặn bệnh dị ứng tốt hơn.
Thực phẩm không tốt cho bà bầu
Thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp
Thực phẩm không tốt cho "chuyện ấy"
Thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày
Ăn nhiều chuối có tốt không
Ăn rau sống có tốt không?
Thực phẩm tốt cho tinh trùng
(ST)