Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm không tốt cho bé dưới 1 tuổi sau đây.
THỰC PHẨM "CẤM" TRẺ DƯỚI 1 TUỔI
Muối
Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.
Đường
Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc. Chính vì vậy, các mẹ chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết thôi nhé.
Các mẹ nên đặc biệt hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đường nhé (Hình minh họa)
Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần phải lưu tâm nhé.
Dâu
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
Trứng
Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng các mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé, vì các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.
Các mẹ nhớ chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng đã chín kỹ thôi nhé (Hình minh họa)
Trái cây ép
Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
Một số loại cá
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,… bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (Hình minh họa)
Pate
Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
Sữa bò
Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Nhưng không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Không giống sữa công thức và sữa mẹ, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.
Một số loại phômai
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.
CÁC MẸ THAM KHẢO THÊM 5 SIÊU THỰC PHẨM CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI NHÉ
Lời khuyên về chế độ ăn uống cho trẻ dưới 1 tuổi
Trong 1 năm đầu đời, trẻ phát triển nhanh, do đó chúng cần được bổ sung một lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng. Sự tăng trưởng của trẻ không phải dần dần mà đôi khi có sự bùng phát, và nghĩa là khẩu vị và cơn đói của trẻ là không thể đoán trước được. Lượng thức ăn và sự ngon miệng của trẻ khác nhau từng ngày. Điều này là hết sức bình thường và sẽ không gây ra bất cứ vấn đề nào cho trẻ nếu con bạn phát triển tốt.
Cai sữa
Khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm các đồ ăn đơn giản khác nhau, đây có thể xem là thời gian “cai” sữa. Đây là thời điểm trẻ được chuyển từ việc chỉ ăn sữa sang việc ăn các thức ăn dặm. Khoảng từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ sẵn sàng để ăn các thức ăn thông thường trong gia đình.
Tập ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi
Sữa mẹ và sữa bột là thức ăn quan trọng nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhưng thức ăn dặm phải được đưa vào đúng thời điểm. Vào khoảng 6 tháng tuổi, trữ lượng sắt của trẻ thấp, do đó trẻ cần được cung cấp các loại thức ăn khác ngoài sữa để tránh các vấn đề suy dinh dưỡng về sau này như thiếu sắt. Hãy bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào các nhu cầu phát triển của trẻ.
Ăn dặm quá sớm có thể gây nên vấn đề
Trẻ khi đói phải được cho bú sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức khác cho đến khi chúng sẵn sàng ăn dặm. Một số bậc phụ huynh muốn thử cho con ăn dặm dưới 4 tháng tuổi vig nghĩ rằng điều này có thể giúp trẻ tăng trưởng nhanh hơn, ngủ ngon hơn hoặc cứng cáp hơn.
Cho ăn dặm quá sớm ít khi đạt được điều này và lại dẫn đến các vấn đề khác cho trẻ, bao gồm:
Tăng nguy cơ dị ứng thức ăn
Tăng trưởng chậm, nếu các thức ăn này thay thế hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Phân không tốt hoặc tiêu chảy, nếu như trẻ không tiêu hóa được các thức ăn này.
Không ăn dặm quá muộn
Ăn dặm cũng không được để quá muộn vì điều này có thể gây ra một số vấn đề dinh dưỡng ở trẻ bao gồm:
Tăng trưởng chậm do thiếu hụt năng lượng
Thiếu máu và thiếu sắt
Thiếu hụt kỹ năng ăn uống, đặc biệt nếu không bắt đầu được ăn dặm trước khoảng 7 đến 9 tháng tuổi.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm.
Dấu hiệu trẻ sẵn sàng thử các thức ăn mới bao gồm:
Quan sát và nhoài người ra trước khi thấy thức ăn
Cho tay vào miệng
Há miệng khi được cho thức ăn
Di chuyển lưỡi lên và xuống một cách tích cực
Đưa tay ra với thức ăn hoặc thìa.
Các kỹ năng ăn khi trẻ lớn hơn
Từ 9 đến 12 tháng trẻ sẽ phát triển các kỹ năng ăn uống khác bao gồm:
Thể hiện sự vui thích tự xúc ăn
Có khả năng nhai thức ăn có cục
Tự dùng được cốc ăn
Tự ăn với một vài sự giúp đỡ.
Sự sẵn sàng về thể chất cho việc ăn dặm.
Các cơ quan và cơ thể của con bạn tăng trưởng và phát triển chủ yếu và nhanh trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Điều này chỉ ra rằng cơ thể chúng đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Quá trình lớn lên này bao gồm:
Hệ tiêu hóa: Các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn phát triển
Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch ở ruột chống lại các chất hóa học đã phát triển đầy đủ.
Miệng và lưỡi: Trẻ có thể dùng lưỡi đưa thức ăn về sau miệng và nuốt một cách an toàn.
Đầu và cổ: Trẻ có thể tự nâng đầu; việc này sẽ giúp trẻ ngồi thẳng và nuốt được.
Thận: Thận của trẻ giờ có thể kiểm soát được số lượng chất lỏng tăng lên do các thức ăn dặm tạo nên.
Dấu hiệu khi trẻ no
Các dấu hiệu khi trẻ no hoặc không thích ăn có thể bao gồm: việc ngậm chặt miệng và quay đầu đi chỗ khác khi được cho ăn. Chúng có thể khóc khi thức ăn đưa tới hoặc có thể đẩy thìa ra. Nếu việc này xảy ra khi lần đầu tiên bạn cho con ăn thì hãy bình tĩnh và thử lại vào vài ngày tới. Mặc dù hầu hết trẻ đều nhè thức ăn ra một cách tự nhiên khi lần đầu tiên được ăn dặm nhưng sau đó nhanh chóng trẻ lại tập nuốt khi bạn tiếp tục cho con ăn.
Học cách nhận biết khi con bạn đói hoặc no rất quan trọng để có được bữa ăn vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc.
Một số lời khuyên cho việc tập ăn dặm cho con
Thức ăn không được để trong chai, bình mà phải được dùng bằng thìa nhỏ. Các gợi ý cho việc tập ăn dặm cho con bao gồm:
Bình tĩnh và thoải mái khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn
Đảm bảo chắc chắn trẻ ngồi ngay ngắn thoải mái và không quá đói
Ở cùng con khi con ăn. Cho con ngồi chung với gia đình trong bữa ăn để con học và quan sát.
Kiên nhẫn. Ban đầu con bạn có thể bắt đầu chỉ với 1 thìa đầy, nhưng có thể tăng dần thời gian và thực hành lên.
Hãy chuẩn bị tinh thần là bữa ăn sẽ rất bừa bộn
Ở cùng trẻ khi trẻ ăn để tránh tai nạn khi ăn như nghẹn, hóc.
Nếu trẻ từ chối ăn trong lần đầu, hãy thử lại vào ngày hôm sau
Chờ vài ngày sau trước khi giới thiệu đồ ăn mới cho trẻ.
Gợi ý thức ăn đầu tiên
Các loại thức ăn đầu tiên có thể chuẩn bị dễ dàng và rẻ ngay tại nhà mà không có muối, các loại gia vị và chất làm ngọt. Ban đầu thức ăn nên được nghiền và dễ nuốt, nhưng sau đó vài tháng có thể chuyển sang thức ăn nghiền ít nhuyễn hơn. Các gợi ý chung bao gồm:
Bắt đầu với một loại thức ăn đơn giản chứ không là hỗn hợp thức ăn
Bắt đầu với bột gạo vì bột gạo cung cấp chất sắt và là thức ăn tốt nhất để bắt đầu
Tiếp theo cho trẻ ăn thêm rau và quả
Tập cho trẻ ăn các loại thịt và gà bắt đầu từ 7 đến 8 tháng tuổi. Tất cả trẻ từ 8 đến 9 tháng tuổi phải được bổ sung thịt hoặc xen lẫn với các loại khác rau đậu khác như đậu xanh hoặc đậu Hà Lan
Sữa chính cho trẻ dưới 12 tháng phải là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên với trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi có thể bạn có thể cho ăn các loại thức ăn có sữa bò trong đó như bánh trứng, sữa chua.
Nếu gia đình có tiền sử với bệnh dị ứng thì không được cho trẻ ăn các loại lạc, hạt, các loại có vỏ như tôm, cua, sò… trong 2 năm đầu. Thảo luận với bác sĩ gia đình hoặc các chuyên gia sức khỏe y tế về các thức ăn kiêng cho trẻ.
Tránh các thức ăn cứng nhỏ như các loại hạt và các loại rau quả cứng, chưa nấu vì trẻ có thể bị hóc hoặc nghẹn.
Các loại nước ép hoa quả chưa thích hợp với trẻ.
Làm thô dần thức ăn cho trẻ
Trong khi đồ ăn dặm đầu tiên của trẻ thường phải được nghiền và thật nhuyễn, nhưng càng lớn trẻ sẽ nhanh cần các loại thức ăn về độ nhuyễn cũng như các loại thức ăn khác nhau. Một số các gợi ý:
Cho trẻ từ khoảng 7 tháng tuổi các thức ăn cầm được bằng tay như vài miếng rau nấu kỹ, vài mẩu vỏ bánh để khuyến khích trẻ nhai và tự ăn.
Cho trẻ chiếc thìa nhỏ để khuyến khích trẻ tự xúc ăn, thậm chí ngay khi bạn đang cho trẻ ăn.
Khuyến khích và dạy trẻ uống nước bằng cốc từ 7 – 8 tháng tuổi
Chuyển từ thức ăn nghiền nhuyễn sang thành ít nhuyễn hơn và sau đó là thức ăn băm nhỏ.
Khi hết 12 tháng tuổi, con bạn phải được sẵn sàng ăn các loại thức ăn thông thường trong gia đình.
Tập cho trẻ bắt đầu với sữa bò.
Các gợi ý bao gồm:
Sữa bò không giàu chất sắt và sẽ không bao giờ có thể thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tiếp tục sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi.
Sữa bò chứa các mức protein, muối khoáng và kali cao hơn ở sữa mẹ và sữa công thức. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho thận.
Có thể bổ sung lượng nhỏ sữa bò vào món trứng sữa hoặc sữa chua hoặc ngũ cốc.
Sữa phải được coi là thức uống chính cho đến khi trẻ được 1 tuổi hoặc trẻ ăn được các loại thức ăn khác nhau mỗi ngày, bao gồm thịt hoặc các loại thịt xen lẫn.
Dị ứng và ăn chay.
Có vài điểm cần xem xét khi con bạn được cho ăn các thức ăn khác nhau, đặc biệt khi con bạn có các dấu hiệu của dị ứng hoặc khi gia đình ăn chay.
Dị ứng: Nếu gia đình có tiền sử dị ứng rõ ràng hãy cẩn thận và chú ý khi cho trẻ ăn dặm đầu tiên. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Ăn chay: Con bạn phải cần các chất dinh dưỡng bổ sung nếu chỉ được nuôi bằng các loại rau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Các loại thức ăn không thích hợp
Một vài loại thức ăn không thích hợp cho các trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Những thứ này bao gồm:
Mật ong: có nguy cơ nhiễm khuẩn tiềm ẩn từ mật ong.
Trà: Trà có chứa chất ta-nanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin
Các loại hạt: phải tránh không dùng vì trẻ sẽ có nguy cơ bị hóc. Nếu tiền sử gia đình không có bệnh dị ứng, thì có thể sử dụng bột hạt đã nhào để cho trẻ trên 12 tháng.
Nước trái cây: không chứa các chất béo và có thể làm giảm lượng sữa đã hấp thụ.
Sữa giảm béo: Không thích hợp cho trẻ dưới 2 tuổi.
Một số điểm cần nhớ:
Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khoảng từ 6 tháng tuổi.
Đồ ăn dặm phải được nghiền nhừ và thật mềm, sau đó chuyển dần lên thô và cứng.
Trẻ ban đầu có thể chỉ ăn 1 thìa đầy, nhưng sau đó sẽ tăng được thêm do luyện tập.
Tài liệu này được tư vấn và cung cấp bởi: Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Úc– Khoa dinh dưỡng.
Lưu ý quan trọng khi nấu cháo cho bé dưới 1 tuổi
Còn nữa là em với mẹ chồng rất mâu thuẫn về vấn đề ăn bột của bé. Cho em hỏi là bé 6 tháng thì đã ăn được bã thịt chưa ạ? Vì lần nào bé ăn có bã cũng rất hay khóc. Và quấy bột cho bé có cần cho nhiều nước mắm không?
Cảm ơn bác sĩ, mong bác sĩ sớm trả lời cho mẹ con em. (Ruby Truong - rubytruong...@icloud.com)
Nếu mẹ thêm muối, mắn vào cháo cho bé dưới 12 tháng tuổi, nguy cơ bé bị mắc các bệnh về thận rất cao. (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Với thông tin bạn cho biết chúng tôi chỉ có thể trả lời như sau:
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới biểu hiện rối loạn giấc ngủ của bé (…ban đêm bé rất hay quấy khóc, lại hay ưỡn người như là mỏi lắm. Vỗ nhẹ bé nhất định ko chịu mà phải bế lên ru tiếp bé mới ngủ …), bệnh còi xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitaminD và canxi chỉ là một trong số đó. Do không trực tiếp thăm khám cho bé nên tôi không đưa ra chẩn đoán xác định.
Mặt khác con trai của bạn hiện có tình trạng đe dọa suy dinh dưỡng gầy mòn, tức là có cân nặng ở giới hạn bình thường thấp so với chuẩn (trung bình bé trai 6 tháng tuổi nặng 7,9kg, cao 67,6cm), nghĩa là bé có biểu hiện thiếu hụt các chất dinh dưỡng (cả đa lượng và vi lượng, ví dụ như glucid, lipid, protein… canxi, sắt, kẽm, vitamin…), sự thiếu hụt này sẽ dẫn tới tình trạng chậm tăng trưởng và các rối loạn khác của bé. Do vậy bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc dùng thuốc gì và sử dụng như thế nào sẽ được bác sĩ hướng dẫn sau khi trực tiếp thăm khám cho bé, bạn không nên tự ý sử dụng vì dễ gây ảnh hưởng bất lợi cho bé.
Từ tròn 6 tháng tuổi nên cho bé ăn dặm bằng bột nấu/ cháo xay (đầy đủ 4 nhóm thực phẩm) và tốt nhất là ninh cháo nhừ xay nhuyễn cả bã (gạo + thịt). Nhu cầu muối của trẻ <12 tháng tuổi được cung cấp đủ từ thức ăn, hơn nữa chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện nếu khi nấu cháo cho bé mẹ cho nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, do vậy chưa nên cho trẻ ăn mắm muối.
Bạn lưu ý cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: “ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…” nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt, tròn 7 tháng sang tháng thứ 8 mới nên cho bé tập ăn tôm (cua, cá…).
Chúc bạn và bé luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc!
Thực phẩm không tốt cho bà bầu
Thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp
Thực phẩm không tốt cho "chuyện ấy"
Thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày
Ăn nhiều chuối có tốt không
Ăn rau sống có tốt không?
Thực phẩm tốt cho tinh trùng
(ST)