Cách chọn trường chọn ngành phù hợp để không hối hận. Bên cạnh việc xác định sở thích nghề nghiệp, các bạn nên cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, chọn trường.
CÁCH CHỌN TRƯỜNG CHỌN NGÀNH
Cách chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng
"Nên chú ý khả năng và sở thích của mình khi chọn ngành học" có vẻ là lời khuyên hướng nghiệp "nhàm chán". Nhưng làm thế nào để tìm đúng ngành học theo sở thích thật sự của mình và chọn được trường vừa sức với khả năng để có hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT không phải là chuyện dễ đối với rất nhiều học sinh.
Dựa trên kết quả học tập bậc THPT, nhất là năm cuối ở lớp 12, các bạn có thể tự xác định nên đi theo hướng nào: ĐH, CĐ hay Trung cấp nghề và khối gì (A,B,C,D,V,H...), đồng thời nhận diện những điểm còn yếu cần phải cải thiện để đạt được mục tiêu.
Làm thế nào để chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng
- Tự nhận biết khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi như: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối B: Toán, Hóa, Sinh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ (chia ra D1 là Anh, D2 là Nga, D3 là Pháp, D4 là Trung, D5 là Đức, D6 là Nhật). Ngoài ra còn các khối H, N, M, T, V, S, R, K - Các khối này ngoài môn thi như các môn học phổ thông đã kể trên thì các bạn phải thi các môn năng khiếu như Vẽ, Đọc diễn cảm, Hát, TDTT...
Các bạn xác định xem mình học tốt môn nào thì chọn khối thi tương ứng. Tuy nhiên việc chọn khối thi xong còn phải xác định khả năng của mình để chọn ngành thi có điểm chuẩn tương ứng với khả năng thì cơ hội trúng tuyển mới cao.
- Xác định khả năng của mình thông qua việc thử giải các đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà bạn dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật. Tiếp theo, các bạn tìm những ngành phù hợp với sức học có điểm chuẩn với mức điểm mà mình có thể đạt được.
- Lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì mình có đáp ứng được không, như: giao tiếp, ngoại hình, sức khỏe...; xem xét về nhu cầu việc làm của xã hội sau này, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi.
- Mỗi trường có các điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, vì vậy khi đã quyết định được ngành học, bậc học của trường nào phù hợp với sức học của mình thì các bạn nên đăng ký đúng nguyện vọng 1 (NV1) ngay vào ngành học của trường đã chọn đó, không nên thi "cầu may" vào ngành học của trường khác có điểm chuẩn quá cao so với khả năng của mình. Bởi nếu quá khả năng của mình bạn sẽ không đậu (xem như mất NV1), đến khi dự tuyển NV2 lại phải cạnh tranh và có khả năng không đủ điểm. Nhất là điểm chuẩn NV 2 nhóm ngành kinh tế thường có biến động rất lớn so với NV1. Do số thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển ở các trường ĐH có điểm chuẩn NV1 từ 19 trở lên khá nhiều, khi xét tuyển NV2 số thí sinh này chiếm số lượng khá lớn khiến điểm chuẩn NV2 tăng vọt. Ở nhiều trường, điểm chuẩn NV2 các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kiểm toán... tăng 3-5 điểm so với NV1.
Ngày nay, chi phí cho việc học Đại học không phải là nhỏ và có quá nhiều chuyên ngành để lựa chọn. Trong khi mục đích quan trọng cho sự nghiệp tương lai là có được tấm bằng để có một nghề nghiệp thích hợp, thành công trong công việc đó và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Lại nữa, cơ hội nghề nghiệp không phân biệt xuất thân nghèo hay giàu mà tùy vào kiến thức khi ra trường, đó là chỉ cần chứng minh mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở mức nào. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.
Xem tiếp: Làm thế nào để chọn ngành học theo sở thích: Khám phá sở thích ở đây, nghĩa là bạn tự trả lời về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp mà bạn quan tâm...Hiểu được sở thích nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Cách chọn ngành học phù hợp với bản thân
Việc chọn đúng ngành nghề cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi các nhân sau này. Để chọn đúng ngành bạn phải xác định bạn thích làm công việc như thế nào, sức học của bạn đến đâu và điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Tìm những ngành học phù hợp với sở thích
Điều này đồng nghĩa là bạn tự trả lời về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp mà bạn quan tâm, những kỹ năng cá nhân (năng khiếu của bạn) mà bạn thích, thiên về ngành gì: máy móc (kỹ thuật chế tạo – sửa chửa), nghiên cứu khoa học, mỹ thuật, giảng dạy, kinh doanh, hành chính, hoạt động xã hội vv… (Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu... của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc... tùy trường hợp mà người sử dụng chọn phương pháp phù hợp nhất).
“Cảm thấy thích” những ngành nghề “có giá”, lương cao và thích chỉ huy, thích làm quản lý… thì hẳn nhiên rồi, không cần phải tìm hiểu. Nhưng nhiều bạn không biết học ngành đó ra trường làm gì. Vậy làm sao biết ngành nào hợp với mình? Mình thích ngành nào, cứ mạnh dạn ghi ra và phải tìm hiểu thông tin ngành mình quan tâm qua báo chí, các phương tiện truyền thông…
Để chọn ngành, chọn trường, các bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng, có đam mê, sở thích, và có khả năng thực hiện. Vì thế, ngành học nào “có giá” nhất? - Kinh tế, kỹ thuật hay xã hội…? Câu trả lời là lĩnh vực nào cũng có thể mang đến cho bạn thành công, vấn đề là bạn phải thích, quan tâm dành thời gian và trang bị cho mình đủ khả năng để theo mục tiêu đó. Thay vì chỉ mong muốn có sự thành công và chờ may mắn, bạn hãy có quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu của mình. Đây chính là sự khác biệt, bản thân chúng ta thành công nếu biết biến khó khăn thành cơ hội và cố gắng hết mình.
Nếu chọn được ngành học phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho ngành đã chọn, sẽ gắn bó lâu dài với nghề và ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này và hẳn nhiên là cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ nhiều hơn.
Bên cạnh việc xác định sở thích nghề nghiệp, các bạn nên cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, chọn trường.
Cả nước có trên 4.000 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH, CĐ với tạo ở nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp bản thân. Tuy nhiên, do điểm đầu vào của các ngành học ở các trường khác nhau nên thí sinh cần xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi. Dựa trên kết quả học tập bậc THPT, nhất là năm cuối ở lớp 12, các bạn có thể tự xác định nên đi theo hướng nào: ĐH, CĐ hay Trung cấp nghề và khối gì (A,B,C,D,V,H…), đồng thời nhận diện những điểm còn yếu cần phải cải thiện để đạt được mục tiêu.
Xác định khả năng của mình thông qua việc thử giải các đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà bạn dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật. Tiếp theo bạn tìm những ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình, lưu ý thêm các thông tin về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi. Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ luôn mỉm cười với các bạn.
Mỗi trường có các điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, vì vậy khi đã quyết định được ngành học, bậc học của trường nào phù hợp với sức học của mình thì các bạn nên đăng ký đúng nguyện vọng 1 (NV1) ngay vào ngành học của trường đã chọn đó, không nên thi “cầu may” vào ngành học của trường khác có điểm chuẩn quá cao so với khả năng của mình. Bởi nếu quá khả năng của mình bạn sẽ không đậu (xem như mất NV1), đến khi dự tuyển NV2 lại phải cạnh tranh và có khả năng không đủ điểm. Nhất là điểm chuẩn NV 2 nhóm ngành kinh tế thường có biến động rất lớn so với NV1. Do số thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển ở các trường ĐH có điểm chuẩn NV1 từ 19 trở lên khá nhiều, khi xét tuyển NV2 số thí sinh này chiếm số lượng khá lớn khiến điểm chuẩn NV2 tăng vọt. Ở nhiều trường, điểm chuẩn NV2 các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kiểm toán... tăng 3-5 điểm so với NV1.
Ngày nay, chi phí cho việc học Đại học không phải là nhỏ và có quá nhiều chuyên ngành để lựa chọn. Trong khi mục đích quan trọng cho sự nghiệp tương lai là có được tấm bằng để có một nghề nghiệp thích hợp, thành công trong công việc đó và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Lại nữa, cơ hội nghề nghiệp không phân biệt xuất thân nghèo hay giàu mà tùy vào kiến thức khi ra trường, đó là chỉ cần chứng minh mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở mức nào. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.
Cách xác định lực học chọn trường vừa sức
|
Nhiều câu hỏi do chính thí sinh đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển sinh tựu trung là nên chọn nghề, chọn ngành học hay chọn trường thi? Trả lời câu hỏi này, các bạn phải xác định nên đi theo hướng nào, ĐH, CĐ hay CĐ nghề, trung cấp nghề?
Hàng năm có trên 2 triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, có 69% thí sinh đến dự thi, trong đó 22,2% trúng tuyển. Có 79,3% thí sinh dự khối thi và điểm chuẩn khác nhau, có nhiều ngành học được đàothi là học sinh tốt nghiệp năm 2009, 20,7% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên là 33,9%, trong đó 6,3% là thí sinh tốt nghiệp các năm trước. Như vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa biết tự lượng sức mình để chọn hướng đi phù hợp sau tốt nghiệp THPT.
Cả nước có trên 4.000 ngành tuyển sinh ở trình độ ĐH, CĐ với tạo ở nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp bản thân. Tuy nhiên, do điểm đầu vào của các ngành học ở các trường khác nhau nên thí sinh cần xác định khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi, theo các bước sau:
Bước 1 - Xác định khối thi nổi trội nhất
Việc chọn ngành nghề theo sở thích nghề nghiệp còn tùy thuộc sức học của bạn. Sức học có thể được đo lường dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT. Kỳ thi tuyển sinh ĐH có các khối thi A, B, C, D với các môn thi tương ứng: Toán, Lí, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Văn, Sử, Địa; Toán, Văn, Ngoại ngữ. Căn cứ kết quả học tập THPT của các môn nói trên, thí sinh có thể tự xác định hai khối thi nổi trội nhất.
Để xác định, đầu tiên các bạn phải tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng ĐTB năm học của từng môn ở cả ba năm lớp 10, 11 và 12. Trong đó, do đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 nên điểm của lớp 12 cần được xem xét quan trọng hơn bằng cách nhân hệ số. Nếu bạn chọn hệ số 2 cho điểm của lớp 12, khi tính ĐTB năm học của một môn nào, các bạn sẽ lấy tổng điểm của môn đó (sau khi đã nhân hệ số 2 cho điểm năm lớp 12) chia cho 4. Cộng ĐTB ba môn bạn sẽ được điểm học tập của khối.
Ví dụ ĐTB môn Toán = (ĐTB năm học môn Toán lớp 10 + ĐTB năm học môn Toán lớp 11 + ĐTB năm học môn Toán lớp 12x2)/4. ĐTB môn Toán: (9,7+9,0+8,9×2)/4 = 9,1; ĐTB môn Hóa: (8,4+8,0+8,3×2)/4 = 8,3; ĐTB môn sinh: (8,0+8,4+8,0×2)/4 = 8,1. Như vậy, điểm học tập khối B sẽ là: 9,1+8,3+8,1 = 25,5 điểm.
Bước 2 - Xác định khả năng tự làm bài thi tuyển sinh
Bạn có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh (của khối thi tương ứng), gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý của người làm bài thi... Do vậy các bạn có thể tự ước đoán hệ số T hoặc có thể tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà thí sinh dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật.
Chẳng hạn, khối A, B là hai khối mà các bạn có ĐTB khối cao nhất, bạn sẽ tính hệ số T của hai khối này bằng cách lấy kết quả làm bài của ba môn thi chia cho 30 (công thức: TA = (kết quả làm bài thi môn Toán + môn Lí + môn Hóa)/30 hoặc TB= (kết quả làm bài thi môn Toán + môn Sinh + môn Hóa)/30).
Ví dụ, bạn thử làm đề thi tuyển sinh năm 2009 của ba môn khối B là 21 điểm, nghĩa là hệ số T khối B của bạn sẽ là: 21/30=0,7.
Bước 3 - Ước đoán kết quả thi ĐH
Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, các bạn bắt đầu tính toán mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với T. Ví dụ, với điểm học tập khối B của bạn là 25,5 điểm và hệ số T là 0,7, điểm ước đạt của bạn là 25,5 x 0,7 = 17,8 điểm.
Tiếp theo bạn tìm những ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp và có điểm chuẩn phù hợp với mức điểm ước đạt của mình, lưu ý thêm các thông tin về ngành, nơi đào tạo, vị trí việc làm, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi. Như vậy biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ luôn mỉm cười với các bạn.
ự trắc nghiệm để chọn ngành, chọn trường
Khi được hỏi về việc chọn ngành, chọn trường trong kỳ thi tuyển sinh, Có bạn nói: “Em xin thi Bách khoa vì gần hết lớp của em thi vào đó, em không thi mà đi nơi khác buồn chết”. Có bạn lại nói “ bố mẹ em bắt em thi trường y nên em phải thi trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường.
Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này.” Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách, sở thích của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:
Bước thứ nhất: các bạn tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của bạn ở hướng đó. Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9 ), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5.
Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm. Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm. Sau đó, bạn tính tổng điểm của mỗi phiếu. Ví dụ:
Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.
Phiếu A |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Có tính tự lập |
|||||
2. Có đầu óc thực tế |
|||||
3. Dễ thích nghi, linh động |
|||||
4. Vận hành máy móc, thiết bị |
5. Làm các công việc thủ công |
6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật |
7. Làm công việc mang tính thực hành |
8. Thấy được kết quả công việc |
9. Làm việc ngoài trời |
Tổng điểm |
Phiếu B |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Tính tìm hiểu, khám phá |
|||||
2. Có đầu óc phân tích |
|||||
3. Tính logích |
|||||
4. Quan sát, phản ánh, nghiên cứu |
|||||
5. Tổng hợp, khái quát, suy diễn |
|||||
6. Điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá |
|||||
7. Tự tổ chức công việc |
|||||
8. Thực hiện những vấn đề phức tạp |
|||||
9. Khả năng giải quyết các vấn đề |
|||||
Tổng điểm |
Phiếu C |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Dễ xúc động |
0 |
||||
2. Có óc tưởng tượng |
0 |
||||
3. Tự do, không khuôn mẫu, bốc đồng |
0 |
||||
4. Trình diễn, diễn xuất |
0 |
||||
5. Có thể chụp ảnh, vẽ, trang trí, điêu khắc |
0 |
||||
6. Năng khiếu âm nhạc |
0 |
||||
7. Khả năng viết, trình bày ý tưởng |
0 |
||||
8. Sáng tạo ý tưởng, chương trình... mới |
0 |
||||
9. Thoải mái biểu lộ ý thích riêng |
0 |
||||
Tổng điểm |
0 |
Phiếu D |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Tính thân thiện, giúp đỡ người khác |
0 |
||||
2. Thích gặp gỡ, làm việc với con người |
0 |
||||
3. Lịch thiệp, tử tế |
0 |
||||
4. Khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải |
0 |
||||
5. Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ |
0 |
||||
6. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng |
0 |
||||
7. Hoạt động vì mục tiêu xã hội, cái chung |
0 |
||||
8. Đóng góp để thế giới tốt đẹp hơn |
0 |
||||
9. Khả năng hòa giải, giải quyết sự việc |
0 |
||||
Tổng điểm |
0 |
Phiếu E |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Tính phiêu lưu, mạo hiểm |
0 |
||||
2. Tính quyết đoán |
0 |
||||
3. Năng động |
0 |
||||
4. Diễn đạt, tranh luận, thuyết phục |
0 |
||||
5. Quản lý, chỉ đạo, xbạn xét, đánh giá |
0 |
||||
6. Đặt ra mục tiêu, kế hoạch và quyết định |
0 |
||||
7. Gây ảnh hưởng đối với người khác |
0 |
||||
8. Cạnh tranh, vượt lên người khác |
0 |
||||
9. Được sự kính trọng,vị nể |
0 |
||||
Tổng điểm |
0 |
Phiếu F |
Mức độ đúng với tôi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
1. Có đầu óc tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp |
|||||
2. Cẩn thận, tỉ mỉ |
|||||
3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy |
|||||
4. Tính toán, so sánh, ghi chép số liệu |
|||||
5. Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin |
|||||
6. Dự kiến về chi tiêu, ngân sách |
|||||
7. Làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng |
|||||
8. Lên kế hoạch, điều phối công việc |
|||||
9. Làm việc với con số, theo các quy định |
|||||
Tổng điểm |
0 |
Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của bạn, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:
-
Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...
-
Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...
-
Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...
-
Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...
-
Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...
-
Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán…
Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó.
Với một ngành, có thể có nhiều trường cùng có chuyên ngành đào tạo giống nhau. Lúc bấy giờ, bạn phải tự xác định học lực của mình.
-
Nếu loại khá, giỏi thì chọn trường “top trên” - điểm chuẩn trên dưới 20
-
Nếu tự nhận học lực trung bình khá hoặc khá thì có thể chọn trường “top giữa” (điểm chuẩn 16 trở lên)
-
Nếu học lực trung bình, trung bình khá thì chọn trường ngang bằng điểm sàn thì “bảo đảm” hơn.
Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào.
Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày “mò mẫm khổ sở” để tìm lối “vượt vũ môn”. Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong mùa thi sắp tới.
Cách chống buồn ngủ khi học
Kinh nghiệm cho bé đi học mẫu giáo
Có nên cho con đi du học?
Cách đi giày cao gót
Cách chọn phụ kiện cực chuẩn phối đồ cực cool
Cách chọn gà chọi ngon
Người đẹp học dốt
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
(ST)