Món ăn ngon Gia Lai hấp dẫn khách diu lịch

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn ngon Gia Lai hấp dẫn khách diu lịch

19/04/2015 09:37 AM
719

Món ăn ngon Gia Lai hấp dẫn khách diu lịch. Món ăn ngon luôn là yếu tố quan trọng biến phố núi Gia Lai thành điểm đến hấp dẫn trong mắt khách du lịch, những món ngon nổi tiếng: phở khô Gia Lai, gỏi, lụi nướng, ... luôn khiến du khách thèm thuồng mỗi khi dừng chân ghé lại.


Phở khô Gia Lai

Nói đến ẩm thực Gia Lai phải nói đến phở khô. Người dân ở đây đã sáng tạo nên món ăn ngon này và tự hào mang đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng. Phở khô còn có tên gọi khác là phở hai tô, đây là món ăn đặc trưng của người dân phố Núi. Phở có tên gọi hai tô là gồm một tô bánh phở và một tô nước súp. Khác với bánh phở của người Sài Gòn, phở khô có sợi nhỏ như sợi hủ tiếu gõ, nhưng săn và hơi dai, nhờ đó khi trộn chung với các loại gia vị khác, bánh phở sẽ không bị nát.
 

món ăn ngon

Phở khô Gia Lai - Món ngon đặc sản

Khi đem ra cho khách, bánh phở sẽ được chần chín và để riêng, một ít giá chần, hành phi và thịt lợn nạc băm nhuyễn được phủ đều lên. Nước súp được để riêng trong một tô, bạn có thể ăn với thịt bò tái, bò viên hoặc là thịt gà. Đặc biệt, nước súp của phở khô Gia Lai được làm không quá đậm đà và cũng không quá nhạt, nên khi ăn kèm với bánh phở bạn sẽ thấy rất vừa miệng.

Gỏi đu đủ gan bò - Món ăn ngon Gia Lai

Gỏi đu đủ gan bò là món ăn ngon rất phổ biến ở phố núi, được chế biến đơn giản với hai thành phần chính là đu đủ và gan bò. Trước hết, phải chọn đu đủ già, mới hái, thịt còn cứng, khi bào ra sợi mới giòn, ngon. Bổ đôi trái, bỏ hạt, bào thành sợi nhỏ ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối để hết mủ và đắng. Xả nước lã và vắt ráo nước đổ ra rổ.
 

Món ăn ngon - Gỏi đu đủ gan bò

Món ăn ngon

Gan bò thái thành từng lát cỡ hai ngón tay, rửa sạch bằng nước muối có pha giấm. Để ráo, ướp gan bò với nước tương, tiêu, đường, muối, bột ngọt, một ít sả, tỏi bằm và chút bột cà ri, để trong vòng mấy tiếng cho gia vị thấm đều.

Cho chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng bỏ gan vào chiên. Khi gan đã vàng hai mặt thì vớt ra, cho vào một chiếc chảo khác. Đổ phần nước ướp gan bò còn lại vào chảo, chế nước dừa tươi vào ngập phần gan, canh lửa nhỏ đến khi cạn hết nước dừa thì tắt lửa.

Lấy một chiếc đĩa, cho đu đủ bào, gan bò thái nhỏ vừa ăn, rắc rau thơm lên, trộn đều với nước mắm chanh tỏi ớt và thưởng thức. Ngoài hai thành phần chính, nước mắm sẽ quyết định hương vị thơm ngon của món ăn. Nước mắm pha phải thật nhạt, đảm bảo có đầy đủ các hương vị: ngọt thơm của nước mắm, chua chua hấp dẫn của giấm, cay the nhưng không quá nồng của ớt.

Dùng đũa trộn đều, gắp một ít gỏi và thưởng thức. Cái hấp dẫn của món ăn chính là sự kết hợp hài hòa giữa vị giòn giòn cùa đu đủ bào, cái giòn mềm đậm vị của gan bò với vị chua, cay, mặn, ngọt vừa như tách biệt, vừa như hòa quyện vào nhau của nước mắm.

Địa chỉ: Quán nướng Pleiku - 001 Lô E chung Lê Thị Riêng, đường Nguyễn Giản Thanh, phường 15, quận 10, TP HCM.

Lụi nướng phố núi

Đây là món ngon dễ làm, đơn giản nhưng rất nổi tiếng với giới trẻ ở phố núi Pleiku. Lụi là từ địa phương (một động từ, tương tự như từ xiên), người dân ở đây dùng hình thức chế biến để đặt tên cho món ăn. Món ăn với bánh tráng mỏng, bên trong cuộn một ít hỗn hợp thịt xay, nấm mèo, cuộn nhỏ lại, dùng một cây tre nhỏ lụi qua, nướng trên bếp than hồng.

lụi nướng - món ăn ngon Gia Lai

Món ngon Gia Lai

Lụi được chế biến với hai thành phần chính là bánh tráng và thịt heo. Thịt heo mua về được rửa sạch, bằm nhỏ trộn chung với nấm mèo thái nhỏ. Dùng một miếng bánh tráng mỏng, cho vào một ít hỗn hợp đã chế biến, gói lại hình chữ nhật, gần bằng ngón tay út người lớn.

Sau khi chuẩn bị xong, dùng que tre nhỏ lụi qua từng miếng và nướng trên bếp than hồng. Khi nướng, nhớ trở đều tay để những cây lụi không bị cháy xém. Khi lớp bánh tráng bên ngoài được nướng giòn vàng, tỏa hương ngào ngạt thì lấy xuống, cho vào đĩa và thưởng thức với mắm me.

Nước chấm là một điểm cộng của món ăn, vị chua chua, ngọt ngọt nhưng hơi cay cay làm thực khách vừa ăn vừa xuýt xoa. Trong cái khi trời se se lạnh của phố núi, vừa ngồi co ro bên bếp than hồng vừa thưởng thức những que lụi nướng nòng hổi, giòn rụm thì không còn gì thú vị bằng.

Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này tại địa chỉ: 001 Lô E- chung cư Lê Thị Riêng, đường Nguyễn Giản Thanh, phường 15, quận 10, TP HCM. Quán bán từ 16h đến 22h hàng ngày. Mỗi que lụi có giá 3.000 đồng.

Bún mắm cua

Đây là món ăn rất đặc biệt, ai chưa ăn chỉ cần ngửi mùi là không thích ngay. Nhưng khi đã ăn rồi thì nó trở thành món ăn không thể nào quên được. Để có một bát bún mắm cua ngon, người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.

Bún mắm cua.

Bún mắm cua. Ảnh: Khánh Hòa.

Nguyên liệu rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Cua đồng là một thành phần quan trọng của món ăn này nên người bán thường lựa chọn cua rất kỹ. Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.

Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn... tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn lạ miệng.

Gỏi đu đủ gan bò

Đây là món ăn vặt rất được giới trẻ ở đây ưa thích. Gỏi được chế biến với hai thành phần chính là đu đủ và gan bò. Chọn đu đủ già, mới hái, bổ đôi trái, bỏ hạt, bào thành sợi nhỏ ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối, sau đó vớt ra rổ để ráo.

Gỏi đu đủ gan bò.

Gỏi đu đủ gan bò. Ảnh: Khánh Hòa.

Gan bò thái thành từng lát cỡ hai ngón tay, rửa sạch bằng nước muối có pha giấm. Để ráo, ướp gan bò với nước tương, tiêu, đường, muối, bột ngọt, một ít sả, tỏi bằm và chút bột cà ri, để trong vòng mấy tiếng cho gia vị thấm đều.

Cho chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng bỏ gan vào chiên. Khi gan đã vàng hai mặt thì vớt ra, cho vào một chiếc chảo khác. Đổ phần nước ướp gan bò còn lại vào chảo, chế nước dừa tươi vào ngập phần gan, canh lửa nhỏ đến khi cạn hết nước dừa thì tắt lửa. Lấy một chiếc đĩa, cho đu đủ bào, gan bò thái nhỏ vừa ăn, rắc rau thơm lên, trộn đều với nước mắm chanh tỏi ớt và thưởng thức. 

 
Lẩu nấm bò

Thành phần món ăn không có gì đặc biệt với nấm rơm, nấm bào ngư, thịt bò cùng các loại rau... đơn giản là thế nhưng lại được nhiều người ưa thích, có lẽ chính cái lạnh của phố núi đã làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Lẩu nấm bò.

Lẩu nấm bò. Ảnh: Khánh Hòa.

Hai thành phần chính của món ăn là thịt bò và nấm. Thịt bò dùng để nấu lẩu là thịt gân hoặc sườn, đuôi... nấu kèm với nấm rơm, nấm bào ngư. Ngoài hai thành phần đó, trong nồi lẩu còn có tàu hũ non, tiết... Ăn kèm là các loại rau: cải cúc, mồng tơi, cải bẹ xanh, rau dền và bún khô.

Đặt nồi nước lẩu lên bếp, cho các nguyên liệu như nấm, tiết, đậu phụ, thịt bò vào nấu chung. Khi nồi lẩu vừa sôi, cho các loại rau vào, bún khô vào chần sơ qua, để vào chén, chan nước lẩu cùng các nguyên liệu vào và thưởng thức. Lẩu nấm bò đơn giản là thế nhưng ai đã thưởng thức một lần thì không thể quên được hương vị thơm ngon rất riêng của nó. 



Cháo lòng bánh hỏi

Cháo lòng bánh hỏi lại được bán nhiều trên các con đường ở thành phố Pleiku, trở thành món ăn sáng bình dị được nhiều người ưa thích. Ngồi vào bàn gọi món cháo lòng bánh hỏi, bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh hỏi với lòng heo thái miếng bên trên, bên cạnh là bát cháo nóng hổi cùng chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt. Đĩa lòng phải có đủ tim, cật, gan, phèo non...

Cháo lòng bánh hỏi.

Cháo lòng bánh hỏi. Ảnh: Khánh Hòa.


BÒ MỘT NẮNG HAI SƯƠNG

Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà. Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một nắng hai sương”.

Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.

Đúng gu nhất là đợi than cháy đượm hồng cho bò lên nướng vừa cháy rám đều hai mặt là được vì sau khi phơi thịt bò đã chín dốt, nếu quá lửa thịt sẽ cứng xảm, mất vị ngọt. Bò một nắng nướng phải xé mới đúng điệu, dùng dao kéo cắt là coi như hỏng, mất cái ngon. Thịt bò xé tơi ra từng sớ đỏ hồng, chấm với muối kiến vàng kèm lá é, càng nhai càng bắt bởi cái vị là lạ mà hoang sơ.

MUỐI KIẾN VÀNG

Muối kiến vàng được xem là một tuyệt chiêu của người Gia Lai vùng Ayun Pa, Krông Pa. Để làm món muối lạ lùng này người ta phải vào rừng… bắt kiến. Trong rừng sâu mới có loại kiến vàng to con, vàng ươm, bụng căng mọng. Kiến bắt về rang sơ qua lửa rồi giã với ớt rừng, lá thèn len và vài loại lá rừng khác. Kiến vàng có vị mặn đồng thời bụng kiến chứa đầy thứ dịch chua, vậy là món chấm vừa có vị chua vừa hơi măn mẳn tương tự như muối và chanh. Tuy nhiên muối kiến vàng thật sự ngon đậm khi có thêm muối hột giã nhỏ hoà cùng.

RAU DỚN

Có thể với những vị khách muốn ăn dớn rừng với hương vị nguyên thuỷ của nó thì chỉ cần nhón tay nhặt những ngọn non tơ mỡ màng, rửa sạch cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho rau không bị nhừ. Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt hiểm là cũng đủ ngắc ngư.

Những người kén ăn hơn thì có thể chế biến món rau dớn trộn tôm thịt. Dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích của mỗi người và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.

 

Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khẻn, thứ hạt tiêu thơm lựng mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Mùi thơm hăng hắc của hạt tiêu bám vào từng ngọn rau xanh biếc, giòn giòn còn vương chút nhớt đọng lại nơi đầu lưỡi như tôn thêm vị thơm ngon nguyên sơ và đậ

Dù ở đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì loại rau thuộc họ quyết, trông gần giống cây dương xỉ, chỉ mọc ở bờ suối, con khe, những nơi ẩm ướt trong rừng vẫn góp cho đời những món ăn mà ai đã một lần nếm thử chắc chắn sẽ không thể nào quên được dư vị núi rừng dân dã ấy.

- See more at: http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-gia-lai/mon-ngon-gia-lai#sthash.nqkY6MU1.dpu

Lòng được thái thành từng miếng vừa ăn và sắp đều trên đĩa bánh hỏi. Nước luộc lòng dùng để nấu cháo. Bát cháo lòng ăn kèm hơi loãng, bên trong có một ít tiết lợn, được rắc lên một ít hành lá, rau răm và tiêu bột. Trong những buổi sáng se lạnh của phố núi, bước vào quán ăn, gọi bát cháo lòng bánh hỏi và thưởng thức cùng bạn bè thì không còn gì bằng. 

Ngoài ra, phố núi còn nhiều món ăn khác như nem chua, bánh canh, bánh bột lọc... cũng rất ngon miệng mà bạn không thể bỏ qua.

Đến Gia Lai ăn gì, ở đâu


1.Phở : phở 2 tô hay còn gọi là phở khô có thể nói là đặc điểm nổi bật ở Pk . Tô phở khô được dọn lên, ngoài chén nước dùng, các loại rau, còn một gia vị không thể thiếu là tương xay và sa tế. Tương có vị vừa mặn nhưng vẫn có chút ngòn ngọt của đậu được lên men . Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế.
Phở Tàu Lý -Trần Phú, phở Ngọc Linh – Sư Vạn Hạnh , phở Hồng – Nguyễn Văn Trỗi, phở Ngọc Sơn – Hùng Vương

2. Khu ăn uống đập Đức An (đường Thống Nhất)
- Đặc sản: gỏi, ốc um, trứng vịt lộn, nem chua, bánh ướt, chè các loại,... nhưng món được teen ưa thích nhất là món gỏi gan bò. Món này hơi cay một chút nhưng ăn thêm vài li chè là hết ý.
Ăn xong còn có thể qua hồ dạo chơi ngắm cảnh còn gì thú vị hơn
- Thời gian: từ chiều đến tối.

3. Khu ăn uống đường Hùng Vương (đối diện bưu điện TP)- Đặc sản: cơm cháy chiên giòn, cút, gà nướng, ốc um, trứng vịt lộn,... Trong đó, cơm cháy chiên nóng giòn, phết mỡ hành và nước mắm là hấp dẫn nhất.
- Thời gian: từ 17g trở đi.

4. Bánh xèo Bà Tám (05 Trần Bình Trọng)
- Địa điểm teen đến ăn đông nhất là quán bánh xèo bà Tám: bánh xèo bò ,bánh xèo trứng ,...cuốn với rau sống, bánh tráng. Bánh xèo ngon cũng nhờ nước mắm được pha chế ngon cực kì luôn!
Ăn bánh xèo xong, mời bạn “lê” người qua quán chè sát bên để tráng miệng nữa nhé!
Nhắn nhỏ nè: bạn có thể đợi hơi lâu vì quán rất đông khách
- Thời gian : từ 6g sáng đến trưa.

5. Bánh mì
- Được “truyền tụng” là nơi bán bánh mì ngon nhất Gia Lai, bánh mì bà Mỹ (89B Đinh Tiên Hoàng) có nhân rất ngon, pa-tê có mùi vị rất đặc trưng không thể lẫn với nơi khác được.
- Thời gian : từ chiều đến tối.
- Bánh mì Loan Phú (41 Sư Vạn Hạnh) cũng có mùi vị rất riêng, nhân lạ miệng. Ngoài bánh mì ổ, còn có phở bò kho, mì xíu mại, sữa đậu, ...
-Thời gian: từ 6g sáng đến trưa.
- bánh mì Tam Ba với rất nhiều loại bánh mì khác nhau,bánh mì ngọt,mặn và bánh mì thịt với nhiều loại hương vị …

6. Lụi (122 Cao Bá Quát)
Quán lụi được teen Gia Lai “yêu thích” nhất là quán lụi Bà Sáu, ngoài món chính là lụi (500đ/xiên), còn có thịt nướng (1000đ/xiên), bánh cuốn (3000đ/cuốn)...đặc biệt, nước tương me dùng chấm lụi rất ngon! Vừa ăn vừa nướng, ăn bao nhiêu nướng bấy nhiêu nhé!
- Thời gian: từ chiều đến tối.

7. Bún cua
- Là món bún được nhiều teen Gia Lai mê mẩn. Nổi tiếng về bún cua phải kể đến Khu chợ nhỏ, hẻm Lê Lợi và Số 87 Phan Đình Phùng, mỗi nơi có một hương vị khác nhau.
Giá chỉ 3000đ/tô, bạn có thể ăn kèm với chả cây, nem chua; ngoài ra còn có nhiều loại giải khát, sinh tố, nước mía,... tha hồ lựa chọn.
- Thời gian : từ chiều đến tối.

8. Chè, giải khát
-Khu giải khát đường Hai Bà Trưng (nằm đối diện bên phải siêu thị Vinatex) có nhiều loại sinh tố, cocktail, kem, xôi mặn... Không gian ở đây rộng rãi, thoáng mát, bán vào buổi tối
- Chè bà Dũng (05 Nguyễn Thái Học, đối diện trường tiểu học Cù Chính Lan) có tất tần tật các loại chè, từ chè nóng cho tới chè đá, các loại cocktail... Chỉ có 3000đ-5000đ/món.
- Chè Thái (17 Võ Thị Sáu, đối diện Nhà Sách Thanh Niên đi lên) tập hợp rất nhiều loại sinh tố lạ miệng, si rô nhiều mùi vị, chè Thái, kem, trái cây... Khám phá hết mùi vị các thức uống nơi đây cũng thích lắm chứ! Giá cả từ 5000đ trở đi.
- Thời gian: qui tụ khách đông nhất là từ chiều đến tối.
- kem : Thanh Long – Hoàng Văn Thụ , lên hồ Diên Hồng kem cũng ngon
- yaout : ở Nguyễn Du hoặc Cù Chính Lan ,trên Cù Chính Lan bạn còn có thể thưởng thức 1 rừng các loại bimbim…thích lắm nha
- chè ở dọc wừu hoặc gần trường Hùng Vương : với các loại chè,gỏi,xoài,me ngâm,bắp xào sẽ tha hồ cho bạn thưởng thức

9. Bánh canh : có 2 loại là bánh canh gạo và bánh canh mì .Bánh canh mì sợi dai dai, được nấu với giò heo , chả, riêu …
1 số quán như : bánh canh Nhớ - Phan Đình Phùng , bánh canh Nguyễn Đình Chiểu , bánh canh bà Bảy – Cù Chính Lan …bánh canh Nguyễn Trường Tộ
- Thời gian từ chiều tới tối
Ngòai ra bạn còn có thể thưởng thức món bánh canh chả cực ngon ở chợ trên đường Nguyễn Thái Học vào buổi sáng hoặc ở cổng sau trường Nguyễn Huệ đường Sư Vạn Hạnh vào buổi chiều …

10.Bánh bèo : nếu thích những món bánh theo kiểu này bạn có thể thưởng thức ở 1 quán nằm trên hướng lên trường Cao đẳng sư phạm , với bánh bèo,bánh bột lọc,bánh nậm … chủ quán là người Huế nên làm những món này cực ngon ..

Ngòai ra bạn cũng có thể thưởng thức những món này ở đường Nguyễn Đình Chiểu ..

Còn 1 số món nữa như :
- bún thịt nướng ở Phan Đình Phùng hoặc ở Cù Chính Lan ..hoặc trên A1
- cơm gà : Mỹ Tâm – Nguyễn Văn Trỗi , Hải Nam – Hai Bà Trưng
- trà sữa : quán này rất hợp cho teen ở đường Hai Bà Trưng đối diện Vinatex
- ăn sáng buffet ở khách sạn Tre Xanh
- mì quảng ở Nguyễn Đình Chiểu
- bún riêu quán Chi – Phan Đình Phùng

đến với Pk là bạn đã đến với 1 cái thiên đường những quán cà phê , hầu như dọc đường nào cũng có những quán cà phê , vì là xứ cà phê mà ….
- Hạ Vàng , Cà Phê Đen ở đường Lê Qúy Đôn , Email với thủy tạ ngay hồ Diên Hồng
- Cà phê ở khách sạn Hoàng Anh Gia Lai : bạn có thể ngắm nhìn cả thành phố Pk về đêm , sẽ rất đặc biệt đấy … đ/c 01 Phù Đổng
- Hoàng Nhật , New Wonder, Lucky ở đường Nguyễn Du
- Hình Như Là, An An, Đùng Đình , cà phê Nhạc Trịnh , Dáng Xưa ở đường Wừu …
- Biển hồ Xanh ….
Địa điểm uống cafe nữa đó là ngay cổng Biển Hồ , không gian cực thoáng buổi tối gió se se lạnh thú vị ( đặc biệt là đi cùng ai đó để cảm nhận cái ấm áp





Món ăn truyền thống của người Mường
Món ăn truyền thống của người Mông -
Món ăn truyền thống của Indonesia
Món ăn truyền thống của dân tộc Thá
Món ăn truyền thống của Campuchia
Món ăn truyền thống của người miền Bắc Việt Nam




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý