Món ăn ngon miền Tây hút hồn thực khách

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn ngon miền Tây hút hồn thực khách

19/04/2015 09:39 AM
664

Món ăn ngon miền Tây hút hồn thực khách. Cùng tham khảo thêm thông tin thú vị về những món ăn ngon nên thử khi đến miền đất này nhé


Những món lẩu ngon nên ăn khi đến miền Tây


Lẩu mắm, lẩu cá linh, lẩu cháo cua đồng là những món ăn ngon miệng, hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây Nam bộ.

Người miền Tây Nam bộ còn gọi lẩu là cù lao, một loại món ăn phổ biến xuất phát từ Mông Cổ. Một nồi lẩu bao gồm một bếp (ga, than hay điện) đang đỏ lửa và nồi nước dùng đang sôi. Các món ăn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng. Thông thường đồ ăn dùng làm món lẩu là thịt, cá, lươn, rau, nấm, hải sản... Ở nhiều nơi, món lẩu thường được ăn vào mùa đông nhằm mục đích giữ thức ăn nóng sốt.

Ở miền Tây, khi ăn món lẩu sẽ không thể thiếu những loại rau ăn kèm. Ví như bên một nồi lẩu mắm lúc nào cũng là rổ rau mang ra cao ngất ngưởng với hàng chục thứ rau "hương đồng cỏ nội" như cải xanh, bông bí, hoa súng, so đũa, rau đắng... Lẩu cá linh lại không thể thiếu hoa so đũa vàng rực. Còn lẩu cháo cua đồng thì ăn kèm sẽ là mướp hương, rau ngót, rau má... Chỉ nhìn thôi đã thấy thèm.

Lẩu mắm

Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng.

Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng.

Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy trong văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Khi nhắc đến Cần Thơ, thực khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu mắm dân dã thơm ngon, đặc trưng. Mắm chính là nguyên liệu đã tạo nên hương vị thơm lừng và đặc trưng cho nồi lẩu.

Một nồi lẩu mắm ngon phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của mắm. Người dân miền Tây có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Nồi lẩu sóng sánh, thơm phưng phức kết hợp cùng rất nhiều rau như hoa bí, rau đắng, hoa súng, cù nèo... trở thành một đặc sản trong các quán ăn, từ bình dân đến các nhà hàng cao cấp và có mặt khắp nơi như một món ăn ngon không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực vùng miền.

Lẩu cá linh

Đây chính là món ăn đặc sản ngon và đậm chất chỉ có vào mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ.

Đây chính là món ăn đặc sản ngon và đậm chất chỉ có vào mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ.

Cá linh có vào mùa nước nổi miền Tây Nam bộ, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Loại cá này được xem là đặc sản của các tỉnh như Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang... và đây cũng là mùa mà loại hoa điên điển nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang màu sắc vàng ươm đẹp mắt.

Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Tất cả hương vị và gia vị đã càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.

Có dịp đến Cần Thơ, Hậu Giang hay An Giang... vào mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức món ăn đậm nét Tây Nam bộ này.

Lẩu cháo cua đồng

Lẩu cháo cua đồng ăn mát, bổ dưỡng mà lại giúp hạ đường huyết.

Lẩu cháo cua đồng ăn mát, bổ dưỡng mà lại giúp hạ đường huyết.

Các món ăn làm từ cua đồng đã gắn liền với những thứ rất dân dã đồng quê. Với con cua đồng, người dân có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: cua đồng rang me, chiên giòn… Thú vị hơn, thịt cua đồng có thể nấu bún riêu hoặc canh rau… Ngày nay, cách thức dùng thịt cua đồng nấu lẩu kết hợp nhúng với nhiều loại rau xanh đã tạo cho món lẩu cháo cua đồng nét khác biệt riêng, tuy lạ lẫm nhưng rất gần gũi và trở thành món ăn khá thú vị.

Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân dã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.

Nếu có dịp ghé Bến Tre hoặc căn tin khu cư xá Sao Mai, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, bạn sẽ được thưởng thức qua món ăn ngon này.


Ngày Tết thưởng thức những món ngon độc đáo của miền Tây


Mấy ngày Tết có thể bạn sẽ ngán ngẩm với các món ăn quá quen thuộc như thịt kho, lạp xưởng, chả lụa, pa-tê, giò thủ, thịt hầm, gà, vịt… Tìm thưởng thức những món tươi, ngon, lạ của vùng đất phương Nam sẽ cho bạn nhiều thú vị với nghệ thuật ẩm thực dân dã nhưng không kém phần độc đáo.

Miền Tây xưa nay nổi tiếng về các món đặc sản vùng sông nước. Xin giới thiệu với bạn đọc vài món ẩm thực đặc trưng của xứ sở này.

Cá lóc hấp mẻ: Trong các loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc chế biến được rất nhiều món, từ nướng, chiên, hấp, nấu canh… Bạn hãy thử dùng qua món “cá lóc hấp mẻ”!

Cá lóc hấp mẻ

Sử dụng cá lóc đồng chừng 800g tới 1kg mới đánh bắt, còn sống. Hấp mẻ cũng như nướng, ta không đánh vảy, cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị trước. Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men với một loại vi sinh vật. Cơm mẻ có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Làm món này cũng khá đơn giản. Hành cọng cắt khúc dài, sắp xuôi, hành củ sắc mỏng lá lụa, lót dưới khay hấp, cá ngâm nước muối vài phút, rửa sạch, để lên trên bổi. Kế tiếp đắp, phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy cá nhăn nhíu da là cá đã chín, gắp ra dĩa, giẻ, banh xác cá dài ra là có thể thưởng thức. Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc cùng với rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và thịt lỗ tai heo luộc! Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.

Vị chua nhẹ, dịu của cơm mẻ, thịt cá thơm lừng, vị ngọt lựng của hành gốc, làm cho bạn thấy ngon miệng!

Lẩu chua bông súng cá rô đồng: là một món ngon đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ. Nồi lẩu được nấu toàn nguyên liệu tươi sống tại chỗ nên rất hấp dẫn. Cá rô là loại cá có thịt ngọt, thơm, béo. Cá chừng non ba ngón tay khép lại, người ta gọi là cá rô “mề”, loại này đạt chất lượng nhất. Làm chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vảy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con.

Lẩu chua bông súng cá rô đồng


Rau ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú như: bông súng, đậu bắp, rau muống, cù nèo, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng. Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng…  Loại rau này hình cọng, mọc ngầm dưới nước. Hoa bông súng màu tím than khi nở rất đẹp. Cọng bông súng tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.

Nồi nước bắc lên, khi nước sôi dằn ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát để vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà, khóm, me vô nồi nước. Nếu có con mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mù om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.

Cá rô thả vào nồi lẩu vừa chín vớt ra dĩa, giẻ chấm với nước mắm ngon nguyên chất. Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu ít nhiều tùy theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ làm cho du khách khoái khẩu, ăn xuất mồ hôi “giải nghể”!

Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối


Ở ĐBSCL, ốc đắng có khá nhiều và quanh năm trên những cánh đồng, sông rạch, mương vườn. Chỉ cần cầm rổ thưa lội xuống kinh, rạch, mương, ao mò xúc khoảng non giờ đồng hồ là bạn có thể bắt được vài ký ốc đắng đem về lấy ruột làm gỏi, hoặc kho sả ớt…

Ốc đắng rửa sạch bùn đất, cho vào thau và ngâm vài tiếng đồng hồ với nước vo gạo cho ốc nhả cặn, nhớt, đất trong miệng ra, đem chà rửa sạch sẽ cho vào nồi luộc với ít lá sả, lá ổi cho thơm, khoảng 10 phút sau thấy ốc tróc mày, đổ ra rổ, cho ráo nước, dùng tăm cứng, gai nhọn lể lấy ruột bỏ riêng vào tô.

Nếu muốn ăn nhanh, ta có thể ngâm ốc đắng vào thau nước sạch có pha giấm.

Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không đen. Sau đó, ta vắt bóp nhẹ bắp chuối cho ráo nước, rưới vào gỏi nửa chén nước giấm có vài miếng tỏi ớt đâm dập và ít gia vị như bột ngọt, đường cát, nước mắm ngon. Cho ruột ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối và một ít da heo luộc xắt mỏng, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn. Nếu có thịt ba chỉ luộc xắt mỏng sắp đều quanh dĩa gỏi thì tuyệt vời!

Gắp gỏi ốc trộn bắp chuối kèm ít rau thơm như rau húng nhủi, quế, rau răm, chấm với nước mắm tỏi ớt để ăn cơm, hay nhâm nhi với chút rượu nếp ngon, bạn sẽ cảm nhận và thú vị với hương vị đậm đà của món ăn dân dã miền sông nước ĐBSCL.

Cá chạch nướng: một món rất hấp dẫn ở miền Tây.   

Cá chạch bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ hơi nhọn, dài khoảng gang tay, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Cá chạch ăn các sinh vật phù du có trong đất.

Cá chạch bắt lên rửa nước phèn chua cho sạch, sắp lên dĩa. Cơm mẻ tán nhuyễn ra, dằn chút muối, đường, bột ngọt cho dịu; ớt băm nhỏ trộn vào thử vừa ăn là được. Rau sống ở vườn gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai, mù ôm rửa sạch cũng được đươm ra dĩa. Sau đó là bếp than hồng đỏ rực được đem ra.

Cá chạch sắp lên vĩ nướng, khi nghe mùi thơm bắt mũi, da cá nhăn dúm lại, bong ra là chấm cơm mẻ dùng được.

Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ chua chua, mằn mặn, ngon ngót, cay cay, nhâm nhi vài cốc rượu đế ngon với vài người bạn thì thật là tuyệt vời.

Lươn ruồng sả là món “độc”!


Lươn cỡ ngón chân cái người lớn trở lại, rộng vài hôm cho chúng nhả cặn, bọt, sạch ruột. Để nguyên con không mổ bụng, không cạo nhớt. Lá sả tươi chừng một nạm tay, lót dưới nồi, ơ. Cho lươn vào và chụm lửa liu riu, đậy nấp he hé. Lươn bị nóng sẽ tìm đường thoát. Chúng chui, luồn vào đám sả để trốn. Sức nóng và lá sả bén, cùng tinh dầu sả sẽ làm khô sạch nhớt của con lươn. Khi thấy da lươn nức, có màu vàng bóng là thịt lươn đã chín. Do không mổ bụng, nên máu lươn sẽ thấm, rút vào thịt, vì vậy thịt lươn rất ngọt, thơm và “zin” do không sử dụng bất kỳ một thứ gia vị nào. Gắp lươn ra dĩa có lót sả cọng và rau răm. Món này chấm với nước mắm cốt dừa rất bắt.

Gỏi trái sung khô cá lóc


Một món ẩm thực đơn giản nhưng rất khoái khẩu. Nướng khô cá lóc xẻ bằng bàn tay xòe trên bếp lửa than hồng cho vừa chín. Xé khô ra lấy thịt khô trộn với xoài sống băm, rưới nhẹ ít nước giấm đường trộn đều. Trái sung xanh bằng đầu ngón tay cái, xắt lát ngang mỏng, ngâm với nước muối mươi phút. Sau cùng trộn khô, xoài, sung cho thấm đều là dùng được. Có thể nhâm nhi vài cốc bia hoặc rượu đế ngon với món gỏi độc đáo này.

Món ngon chẳng ở đâu xa, có những thứ cách đây vài mươi năm còn là những món ẩm thực dân dã, quê mùa, ngày nay đã trở thành đặc sản quý hiếm! Xưa kia cá kèo, tôm, tép, cua, ốc, cá rô, cá linh là món ăn của dân nghèo và giới bình dân!

Ngày Tết, tìm đến những món ăn dân dã nhưng độc đáo của sông nước vùng ĐBSCL, bạn sẽ có nhiều cảm xúc và ấn tượng với vùng đất “Chín rồng”- phương Nam của đất nước mến yêu.


Những món ngon miền Tây


1. Lẩu mắm

2. Canh chua cá linh bông điên điển

3. Chuột đồng nướng lu

4. Bánh xèo

5. Tép rang dừa

6. Gỏi sầu đâu trộn khô cá sặc, cá khoai

7. Gỏi củ hủ dừa

8. Mắm tép, mắm còng, mắm cá lóc, mắm cá linh

9. Nem chua Lai Vung

10. Ếch đồng xào lăn

11. Cá lóc nướng trui

12. Cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng rau thơm

13. Rắn xào xả ớt cuốn bánh tráng

14. Chim cuốc rô ti

15. Lẩu gà nồi

16. Đuông dừa nướng

17. Nhộng ong nướng lá nhàu

18. Mắm Ba khía Cà Mau

19. Bánh Cống Sóc Trăng

20. Gỏi cá suốt Phú Quốc

21. Hủ tíu Mỹ Tho

22. Bánh tằm bì Bạc Liêu

23. Bún nước kèn An Giang

24. Bún nước lèo Sóc Trang

25. Vịt nấu chao Cần Thơ

26. Mắm trứng cá lóc, cá rô Cà Mau

27. Lạp xưởng bò An Giang

28. Cháo cua đồng

29. Bánh đúc lá dứa Cần Thơ


Cách làm một số món ngon Miền Tây



Về miền Tây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng lạ miệng, độc đáo như gỏi củ hủ dừa, cơm cháy khô cá dứa hay cơm chiên cá mặn.

Miền Tây gạo trắng, nước trong được thiên nhiên ưu đãi nhiều ưu đãi nhiều sản vật quý, món ăn ngon. Xuôi về nơi đây, thực khách được thưởng thức nhiều món ăn dân dã bình dị nhưng lạ miệng, độc đáo như gỏi củ hủ dừa, cơm cháy khô cá dứa hay cơm chiên cá mặn…

Gỏi củ hủ dừa

Món ăn miền Tây: bình dị mà độc đáo, Ẩm thực, mon an mien tay, dac san mien tay, goi cu hu dua, com chien ca man, com chay kho ca dua, kho ca dua, ga noi nuong muoi ot, am thuc, mon ngon moi ngay, mon ngon de lam, mon ngon, nau an

Nguyên liệu:

Củ hủ dừa: 200g
Tôm sú: 200g
Thịt heo: 100g
100g chả lụa, 100g hành tây, 100g cà rốt, 50g dưa leo, 100g đậu phộng, 10g hành lá, rau thơm, 50ml dầu ăn; Bánh phồng tôm, nước mắm chua ngọt
Nước trộn gỏi: Trộn đều 2 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê giấm trắng, 1 thìa súp tương, 1 thìa cà phê giấm trắng, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê ớt sừng.

Cách làm:

Củ hủ dừa rửa sạch, xé nhỏ.

Tôm sú rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, chẻ lưng lấy chỉ đen. Thịt heo rửa sạch, thái miếng mỏng. Tôm và thịt heo luộc chín. Chả lụa thái miếng mỏng vừa ăn.

Hành tây lột vỏ, bào mỏng. Cà rốt, dưa leo thái sợi. Hành lá cắt gốc, trụng sơ. Rau thơm thái sợi. Bánh phồng tôm chiên giòn. Đậu phộng rang chín, tróc vỏ.

Cho củ hủ dừa, tôm, thịt heo, hành tây, cà rốt, dưa leo, rau thơm vào tô, rưới nước trộn gỏi lên, đảo đều, rắc đậu phộng lên. Cho hỗn hợp vào miếng chả lụa, cuộn tròn, dùng hành lá buộc cố định.

Dọn gỏi ra đĩa, ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.

Mách nhỏ: Nên chọn củ hủ dừa xiêm, đọt vừa, không quá to, ăn ngon hơn. Sau khi rửa sạch, ngâm củ hủ dừa với nước đá pha nước cốt chanh để giữ độ giòn và trắng.

Cơm chiên cá mặn

Món ăn miền Tây: bình dị mà độc đáo, Ẩm thực, mon an mien tay, dac san mien tay, goi cu hu dua, com chien ca man, com chay kho ca dua, kho ca dua, ga noi nuong muoi ot, am thuc, mon ngon moi ngay, mon ngon de lam, mon ngon, nau an

Nguyên liệu:

Cơm nguội: 2 chén
Cá mặn: 50g
Tôm sú: 50g
50g thịt cua, 2 quả trứng gà, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 nhánh hành lá, 20g xà lách, 2 trái dưa leo.
Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, dầu ăn.

Cách làm:

Cơm nguội rưới thêm ít nước lọc cho bớt khô, bóp tơi. Cá mặn thái hạt lựu hoặc xé nhỏ. Tôm bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, chần sơ, thái hạt lựu. Thịt cua xé nhỏ.
Trứng gà tách vỏ cho vào chén, đánh tan. Hành lá rửa sạch, cắt hạt lựu. Xà lách rửa sạch, để ráo, thái chỉ. Dưa leo rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

Làm nóng 2 thìa súp dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho cá mặn, tôm, thịt cua vào đảo đều khoảng 2 phút cho nguyên liệu chín. Cho trứng gà vào trộn đều, sau đó tiếp tục cho cơm vào chiên chung, nêm muối, hạt nêm, bột ngọt vừa ăn. Chiên khoảng 10 phút cho tất cả nguyên liệu thấm đều, tắt bếp.

Khi vừa tắt bếp cho hành lá và rau xà lách vào trộn thật đều. Dọn cơm ra thố, ăn kèm với dưa leo.

Mách nhỏ: Nên cho ít gừng vào đảo chung với cơm chiên để khử bớt mùi tanh của cá khi ăn đồng thời giúp dễ tiêu hóa. Giữ lửa lớn suốt quá trình chiên để cơm đều màu.

Cơm cháy khô cá dứa

Món ăn miền Tây: bình dị mà độc đáo, Ẩm thực, mon an mien tay, dac san mien tay, goi cu hu dua, com chien ca man, com chay kho ca dua, kho ca dua, ga noi nuong muoi ot, am thuc, mon ngon moi ngay, mon ngon de lam, mon ngon, nau an

Nguyên liệu:

Cơm trắng: 200g
Cá dứa: 200g
Hành hoa: 10g
20g tóp mỡ, ½ thìa cà phê tỏi băm, 4 thìa súp dầu ăn.

Cách làm:

Làm nóng chảo, cho 2 thìa súp dầu ăn vào tráng đều sau đó cho cơm vào dàn mỏng đều bề mặt chảo. Hạ lửa vừa, xoay đều chảo trong khoảng 20 phút cho tới khi cơm kết thành lớp màu vàng là được, tắt bếp, lấy cơm cháy ra.

Khô cá dứa cắt thành miếng vuông khoảng 4 cm. Ngâm khô cá dứa với nước đun sôi khoảng 5 phút cho bớt mặn và mềm sau đó vớt ra để ráo. Hành hoa rửa sạch, cắt nhỏ. Tóp mỡ cắt hạt lựu.

Làm nóng dầu ăn còn lại, phi thơm tỏi, cho khô cá dứa vào chiên giòn, vớt ra để ráo dầu.

Dùng chảo khác, làm nóng dầu ăn, cho hành hoa vào phi thơm, thêm tóp mỡ vào đảo nhanh tay, tắt bếp.

Dọn khô cá dứa ra đĩa, cơm cháy cắt miếng vừa ăn, quết mỡ hành lên trên, dùng nóng.

Mách nhỏ: Khô cá dứa giống khô cá tra nhưng dưới lớp da không có mỡ. Có thể chiên khô cá dứa bằng mỡ heo, chiên cho đến khi mỡ ngấm vào trong khô cá như vậy cá sẽ giòn và thơm hơn.

Gà nòi nướng muối ớt

Món ăn miền Tây: bình dị mà độc đáo, Ẩm thực, mon an mien tay, dac san mien tay, goi cu hu dua, com chien ca man, com chay kho ca dua, kho ca dua, ga noi nuong muoi ot, am thuc, mon ngon moi ngay, mon ngon de lam, mon ngon, nau an

Nguyên liệu:

Gà nòi: 1 con
Lá chanh tươi: 20g
Ớt tươi: 20g
10 củ tỏi, 3 thìa súp muối hột, 2 thìa súp tiêu xay, 3 thìa cà phê hạt nêm, một ít rau răm.

Cách làm:

Gà làm sạch, để ráo nước, dùng mũi dao nhọn khứa nhẹ lên phần thân cho dễ thấm gia vị. Lá chanh rửa sạch, thái nhuyễn.

Ớt tươi nhặt bỏ cuống, bỏ hạt, cắt đôi. Tỏi bóc vỏ, đập giập. Cho ớt, muối hột, tiêu, hạt nêm vào máy xay nhuyễn. Thoa đều hỗn hợp vừa xay lên mình gà, để 30 phút cho thấm gia vị.

Cho gà vào khay cùng với tỏi, nướng ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 30 phút khi thấy da gà vàng đều, dậy mùi thơm thì cho lá chanh cắt nhỏ lên trên mặt, cho lại vào lò nướng thêm khoảng 1 phút để lá chanh dậy mùi thơm là được.

Lấy gà ra đĩa, chặt nhỏ, ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh.

Mách nhỏ: Không nên cho lá chanh vào cùng nướng với gà ngay từ đầu lá sẽ bị khô và không dậy mùi, nếu nướng quá lâu dễ gây mùi khét.




Các món ăn vặt miền Tây được ưa chộng nhất -
Cách làm bánh đúc lá dứa đặc sản miền Tây Nam Bộ
Thực đơn món ăn miền Tây dung dị mà đậm đà
Cách làm bún mắm miền Tây
Món ăn truyền thống của người Chăm
Món ăn truyền thống của dân tộc Tày



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý