Cách chọn mua máy chiếu bền đẹp, hình ảnh sắc nét. Với nhiều chủng loại khác nhau, bao gồm mục đích sử dụng (trình chiếu, chiếu phim, chơi game), công nghệ (LCD, DLP, LCOS),… là những gì mà công nghệ máy chiếu hiện nay mang đến. Vậy đâu là mẫu máy chiếu phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn?
Những nguyên tắc chọn mua máy chiếu
|
Máy chiếu ngày càng thịnh hành hơn đối với người dùng |
Dưới đây là những thông tin hữu ích tư vấn bạn có thể tiến hành chọn một máy chiếu phù hợp.
Loại hình ảnh mà bạn có kế hoạch trình chiếu
Về cơ bản có 4 loại hình ảnh bạn có thể trình chiếu trên một máy chiếu: dữ liệu, video, hình ảnh và các trò chơi. Bất kỳ máy chiếu đều có thể hiển thị bất kỳ loại hình ảnh nào khác nhau, nhưng điều quan trọng bạn phải hiểu rằng bất kỳ máy chiếu nào cũng có khả năng xử lý chuyên dụng. Do vậy, bạn sẽ phải chọn một máy chiếu đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Một máy chiếu dữ liệu hỗ trợ tốt các bài thuyết trình, bảng tính và tập tin PDF, trong khi một máy chiếu phim có khả năng xử lý các video chuyển động ở chế độ đầy màn hình một cách khá tốt.
Độ phân giải của máy
Cần chú ý xem thông tin độ phân giải của máy chiếu (số lượng điểm ảnh vật lý trên màn hình hiển thị của máy chiếu) phù hợp với mục đích sử dụng thường xuyên của bạn.
Đối với một bài thuyết trình PowerPoint điển hình, chất lượng hiển thị SVGA (800 x 600) được xem là tốt nhất. 1080p là chất lượng độ nét cao hiện hành phù hợp nhất cho việc trình chiếu video từ một đầu phát Blu-ray hoặc thiết bị giải trí tại gia khác. Tuy nhiên, chất lượng trình chiếu còn phụ thuộc vào cáp mà bạn sử dụng, nếu cáp loại VGA hay DVI bạn sẽ chỉ nhận được ở chất lượng độ phân giải thấp hơn.
Ngoài ra, một số video và game cần đến yếu tố widescreen (màn hình rộng). Nay cả đối với máy chiếu dữ liệu, độ phân giải màn hình rộng cũng trở nên phổ biến.
Độ sáng của máy chiếu
Hiện không có một cấp độ về độ sáng tốt nhất và sáng hơn không phải luôn luôn tốt hơn. Đối với một máy chiếu rạp hát tại gia, bạn có kế hoạch sử dụng trong một căn phòng tối thì độ sáng 1000 đến 1200 lumen mang đến một hình ảnh lớn, tươi sáng trong khi đó nếu sử dụng máy chiếu có độ sáng cao 2000 lumen có thể làm đôi mắt bạn khó chịu khi xem bởi quá chói.
Mặt khác đối với một máy chiếu dữ liệu di động, bạn có lẽ mong đợi sử dụng nơi có đủ ánh sáng thì độ sáng là 2000-3000 lumen là thích hợp đối với bạn.
|
Độ sáng máy chiếu ảnh hưởng nên chọn phụ thuộc vào khu vực chiếu |
Điểm đáng chú ý là mức tốt nhất của độ sáng phụ thuộc vào lượng ánh sáng xung quanh, kích thước của hình ảnh và thậm chí là cả chất lượng màn chiếu mà bạn đang sử dụng.
Tỷ lệ tương phản của máy
Tỉ lệ tương phản là tỷ số giữa độ sáng của vùng sáng nhất với tối nhất một máy chiếu xuất ra. Tất cả những thứ khác bằng nhau, một tỷ lệ tương phản cao hơn cho thấy nó thêm phần sôi động hơn, màu sắc bắt mắt và thể hiện cụ thể hơn trong các vùng tối trên màn hình. Tuy nhiên, bởi vì có những yếu tố khác cũng tham gia nên tỷ lệ tương phản không cho bạn kết quả đặc biệt.
Khe cắm kết nối
Hầu hết các máy chiếu cung cấp ở mức độ tối thiểu là kết nối SVGA (analog) với máy tính cũng như các thiết bị video. Đối với nguồn video, sự lựa chọn cao cấp là kết nối HDMI, nhưng để thu được chất lượng này, bạn cần dây cáp HDMI gắn với thiết bị số đó, còn một đầu trang bị kết nối DVI để nối với máy chiếu.
Những công nghệ bạn cần quan tâm
Hiện nay, máy chiếu được dựa trên 4 công nghệ hình ảnh: DLP, LCD, LCOS và Raster Laser. Bạn không nên nhầm lẫn về Raster Laser là máy chiếu phát ra tia laser, thực chất là nó sử dụng tia laser như là nguồn sáng cho công nghệ hình ảnh, giống như là một chip DLP hay LCOS.
Hầu hết các máy chiếu DLP đều rẻ tiền và một số máy chiếu pico trên cơ sở LCOS. Chúng hay bị hiệu ứng cầu vồng, với các vùng ánh sáng trên màn hình chia thành hình cầu vồng nhỏ khi người dùng thay đổi hướng nhìn hoặc di chuyển một cái gì đó trên màn hình, có thể gây phiền nhiễu cho bạn.
Máy chiếu LCD không gặp vấn đề này nhưng có xu hướng lớn hơn và nặng hơn so với một máy chiếu tương đương. Hiện nay, tiêu chuẩn chiếu LCOS được tin tưởng nhất bởi nó cung cấp những hình ảnh chất lượng tốt nhất, nhưng nó cũng có giá đắt hơn. Hiện chưa có gì kết luận về khả năng của công nghệ Laser Raster còn mới mẻ.
Hỗ trợ âm thanh và 3D
Không phải tất cả máy chiếu bao gồm tính năng phát âm thanh bởi đôi khi nó thật sự là vô ích. Nếu bạn cần âm thanh cho các bài thuyết trình hay để xem video thì cần mua máy tích hợp cổng kết nối đầu ra audio.
Hiện những máy chiếu 3D đang được các hãng sản xuất hàng đầu tiến hành phát triển, đặc biệt là hỗ trợ cho các game hay các bộ phim 3D.
Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều chương trình 3D có sẵn và giá của nó còn khá mắc, vì vậy việc sở hữu một máy chiếu 3D cũng chưa cần thiết cho lắm.
|
Nội dung 3D hiện đã đang dần phong phú, đó chính là lý do máy chiếu 3D cũng được quan tâm |
Trình chiếu trong một phòng nhỏ
Cuối cùng, bạn hãy lưu ý về khoảng cách mà máy chiếu đó hỗ trợ. Những dòng máy chiếu cao cấp có khả năng chiếu hình ảnh lớn lên màn hình dù cho nó được đặt ở khá gần màn chiếu, nghĩa là nó sẽ rất thích hợp với những không gian chật hẹp, cho phép bạn xem những nội dung ngay trong căn phòng nhỏ của mình.
Không có định nghĩa chung, nhưng thường thì một máy chiếu có thể chiếu một hình ảnh rộng khoảng 2 mét ở khoảng cách xa từ 4-5 mét, trong khi đó với bề rộng này thì khoảng cách chiếu ngắn nhất mà một máy chiếu hiện nay hỗ trợ là khoảng từ 1-2 mét mà thôi.
Mua máy chiếu, điều gì cần biết nhất?
|
Đối với những người có nhu cầu trang bị hệ thống giải trí gia đình, việc chọn mua máy chiếu không dễ khi chúng liên tục lỗi mốt.
Cần một số hiểu biết nhất định
Sở dĩ nói khó mua là bởi, tuy có rất nhiều dòng máy chiếu trên thị trường, nhưng người mua cần có một số hiểu biết nhất định về loại sản phẩm này mới có thể chọn được loại máy đáp ứng đúng chất lượng, giá cả và yêu cầu sử dụng.
Mặc dù giá thành máy chiếu liên tục giảm, nhưng hiện nay mức trung bình vẫn được tính bằng đơn vị chục triệu đồng, do vậy bạn cần cân nhắc xem loại sản phẩm này có thực sự thích hợp với mình, đặc biệt là khi đặc thù của nó có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, tỉ lệ tương phản của máy chiếu không được xuất sắc. Đây là tỉ lệ giữa màu đen nhất và màu trắng nhất có thể được thể hiện. Khả năng thể hiện độ đen càng lớn thì tỉ lệ này càng lớn, mà đối với một thiết bị hoạt động bằng cơ chế chiếu sáng thì mức độ đen "kịt" hầu như là "bất khả thi".
Rõ ràng là tỉ lệ tương phản 3000:1 thì tốt hơn 1000:1, nhưng chớ nên tin vào tỉ lệ do nhà sản xuất quảng cáo. Đây chỉ là tỉ lệ lý thuyết, được lấy từ mẫu tốt nhất mà họ có được của một loại sản phẩm, do đó một máy chiếu có tỉ lệ tương phản lý thuyết cao hơn chưa chắc đã thực sự cho hình ảnh sắc nét hơn một máy chiếu có tỉ lệ này thấp hơn. Cách tốt nhất là bạn phải lựa chọn thật kỹ bằng mắt mình.
Một vấn đề đặc thù nữa của máy chiếu là "hiệu ứng cửa ra màn hình" (screen-door effect). Hãy thử nhìn kỹ vào phần trắng hoặc sáng màu của hình ảnh được chiếu lên, đối với một số máy chiếu bạn có thể thấy một đường chéo rất mờ ở khu vực này. Mặc dù trong phần lớn các trường hợp, đường chéo này không rõ lắm và bạn chỉ nhìn thấy khi nhìn thật gần, nhưng bạn vẫn cần thận trọng kẻo mua phải máy chiếu có đường chéo này rõ tới mức bạn nhìn thấy nó ngay cả từ khoảng cách xem bình thường. Vấn đề này thường xảy ra ở loại máy chiếu DLP rõ ràng hơn so với ở máy LCD.
Ống kính và màn hình
Máy chiếu có các loại ống kính khác nhau, do đó bạn cần chọn loại máy có ống kính chiếu được kích cỡ hình ảnh phù hợp từ một khoảng cách phù hợp với diện tích căn phòng mà bạn định sử dụng. Bên cạnh đó, chỉ số bù góc vuông của máy cũng khá quan trọng bởi chúng quyết định tính linh hoạt trong việc bố trí máy. Số góc có thể bù càng lớn, bạn càng có thể đặt máy chiếu lệch hơn so với điểm chính giữa nhiều hơn mà vẫn đạt được hình ảnh vuông vắn, trung thực.
Bạn cần nhớ rằng khi dùng máy chiếu, bạn sẽ phải thay bóng đèn, thường là sau khoảng 2.000 - 3.000 giờ sử dụng, tức là trung bình khoảng 2 - 3 năm. Do đó, giá cả của bóng đèn cũng là một yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn máy, bởi nó sẽ làm phụ trội tổng chi phí cho máy. Bóng đèn thường có giá vài triệu đồng, nhưng cũng có loại lên tới hơn chục triệu đồng. Một số loại phải nhờ tới bàn thay chuyên nghiệp mới thay được, trong khi một số loại máy chiếu mới cho phép người dùng tự thay bóng đèn. Một số máy chiếu có chế độ chạy tiết kiệm, cho phép kéo dài tuổi thọ bóng đèn, nhưng chế độ này sẽ làm giảm độ sáng của hình ảnh.
3. Cách chọn máy chiếu tại gia đình
Máy chiếu (projector) được lòng dân mê điện ảnh vì dễ bố trí và cho hình ảnh lớn, đẹp. Tuy nhiên, cách sử dụng và bảo quản đồ vật hàng nghìn USD này cũng rắc rối hơn TV đôi chút.
“Ngay cả máy chiếu hàng nghìn USD, nếu không được cài đặt tốt thì chất lượng hình ảnh cũng không như ý muốn”, ông Nguyễn Tuấn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật công ty DigiWorld, đơn vị phân phối độc quyền máy chiếu Infocus tại Việt Nam, khẳng định.
Đa phần những người đam mê nghệ thuật thứ bảy đều công nhận projector là đối thủ đáng gờm nhất của dòng TV cỡ lớn hiện nay. Ưu thế của thiết bị thu hình truyền thống nổi bật nhất ở điểm dễ sử dụng và lắp đặt. Nhưng máy chiếu, ngoài kích thước hình ảnh lớn hơn, còn có ưu thế về giá, chất lượng hình ảnh và khả năng bố trí. So sánh các chỉ số kỹ thuật, máy chiếu ấn tượng hơn màn hình LCD hoặc plasma có cùng giá tiền cả về độ phân giải, độ sáng và tương phản. Nhưng sản phẩm “xuất thân” từ phòng họp của các công ty lớn này cũng khó tính hơn các anh em khác trong dòng thiết bị nghe nhìn và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt.
Lựa chọn công nghệ: LCD và DLP
“Hiện tại, một số projector thuộc dòng phổ thông cũng có công nghệ xử lý ánh sáng số DLP vốn chỉ có trong những dòng máy chuyên dụng cỡ lớn ở rạp chiếu phim”, ông Thành nói.
Trong công nghệ LCD (liquid crystal display – màn hình tinh thể lỏng) trước đây, máy chiếu tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB). Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu. Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh, màu đen không thật và hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhòe.
Công nghệ DLP đem lại sự nhỏ gọn của máy chiếu tại gia đình.
Khắc phục nhược điểm này, công nghệ DLP sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Digital Micromirror Device) được tích hợp hàng nghìn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Vi gương dao động hàng nghìn lần/giây và thể hiện được 1.024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người (tương tự như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt phổ biến trong điện ảnh). Ưu điểm của DLP là tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh, độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ nhẹ. Nhờ đưa thêm màu trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra bởi máy chiếu DLP sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết. Điểm ảnh trong máy chiếu “khít” hơn, hình ảnh sắc nét hơn so với LCD.
Chỉ số kỹ thuật
Độ sáng, độ tương phản và độ phân giải là ba chỉ số cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh của máy chiếu. Thông thường, độ sáng được quan tâm nhiều nhất bởi chỉ số này càng cao thì chất lượng hình ảnh càng độc lập với ánh sáng bên ngoài. Đây cũng là căn cứ thể hiện sự khác biệt giữa 2 dòng máy chiếu gia đình và văn phòng.
Phòng họp tại các công ty thường có ánh sáng phức tạp, người có thể đi lại, cần ánh sáng để ghi chép… nên đòi hỏi projector cho nguồn ánh sáng mạnh. Người sử dụng máy chiếu tại gia đình hay thiết kế phòng riêng để thưởng thức, khi xem phim thường tắt hết đèn nên độ sáng chỉ khoảng từ 1.500 - 2.200 Ansilumen là có đáp ứng được yêu cầu. Gia tăng thêm cường độ ánh sáng chỉ có sự khác biệt về… tiền mua máy và tiền điện.
Ngược lại, độ tương phản và phân giải những máy chiếu cho gia đình lại được gia tăng đặc biệt. Nếu độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động, trung thực. Màn LCD hiện nay có độ tương phản phổ biến ở mức 500 – 700:1, trong khi máy chiếu thông thường có độ tương phản từ 1.700 – 2.200:1. Những biểu đồ, đồ thị trong các buổi thuyết trình tại văn phòng không đòi hỏi quá khắt khe về yếu tố này, nhưng đây lại là điểm làm nên sức hút cho những bộ phim DVD. Mỗi projector có thể tương thích với nhiều độ phân giải, chế độ SVGA (800 x 600 pixel) thích hợp với những phòng rộng và tối vì điểm ảnh khá lớn. Chế độ chuẩn XGA (1024 x 768) phù hợp với đa số phòng chiếu gia đình.
Chỉ số bù góc vuông khá quan trọng nhưng thường ít được người mua để ý. Đây là khả năng định hướng luồng sáng của máy chiếu ánh sáng vuông góc với màn ảnh, cho hình ảnh vuông vắn và trung thực. Số góc có thể bù càng lớn, khả năng bố trí máy càng linh hoạt.
Projector dùng để xem phim tại nhà không cần loại có sẵn loa vì chúng thường có công suất vừa phải, chỉ thích hợp với phòng họp nhỏ. Mặt khác, hệ thống rạp hát gia đình thường đi kèm với đầu ampli, máy chơi DVD và dàn âm thanh chuyên dụng.Do đó, những tính năng hỗ trợ chiếu khuôn hình rộng (16:9), chuẩn kết nối DVI, HDTV,… quan trọng hơn để có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Bảo quản và sử dụng
Không như màn hình TV, máy chiếu có bóng đèn công suất lớn tỏa nhiều nhiệt nên chúng cần được bố trí vận hành tại nơi thoáng mát, nguồn điện ổn định. Sau mỗi lần xem, người dùng phải đợi một lúc cho máy nguội mới cất vào hộp hoặc che phủ tránh bụi. Một số gia đình thiết kế giá treo projector trên trần nhà để đảm bảo yếu tố này mà lại tiết kiệm được không gian. Bóng đèn cũng là linh kiện cần được “chăm sóc” kỹ càng nhất. Thông thường, toàn bộ thân máy chiếu được bảo hành 1-2 năm, nhưng riêng đèn hình chỉ được bảo hành 1 tháng hoặc 90 giờ chiếu. Người dùng cần thường xuyên quan sát bóng đèn, nếu có hiện tượng nhòe hình thì nên thay ngay.
Để tiết kiệm diện tích, người dùng có thể tận dụng bức tường phẳng sơn nhẵn để chiếu hình. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh không thể bằng tấm phông chiếu chuyên dụng. Tấm màn này được phủ sơn phản quang để ánh sáng phản xạ đến mắt người nhiều nhất. Phần lớn màn chiếu có màu trắng, nhưng cũng có loại màu xám để chống chói và tăng sắc đen cho ảnh. Nếu yêu cầu chất lượng cao hơn, khách hàng có thể yêu cầu loại cao cấp trong sơn có pha hạt kim loại tăng độ nét và độ sáng.
Hiện tại, khách hàng mua máy chiếu thường dựa vào thương hiệu hoặc “tư vấn” của bạn bè vì loại sản phẩm này còn mới đối với nhiều người. Những thương hiệu phổ biến ở Việt Nam có Epson, Canon, Infocus, Optoma, Sony… Sản xuất các loại máy chiếu nhỏ gọn cho văn phòng nhỏ và giải trí tại gia đình ngày càng được các nhà sản xuất chú trọng.
4. Máy chiếu LCD hay máy chiếu DLP
Máy chiếu nói chung có thể phân loại theo hai công nghệ, DLP (Digital Light Processing) hay LCD (Liquid Crystal Display). Công nghệ này liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh. Trên thị trường, sự cạnh tranh giữa 2 nhóm máy chiếu công nghệ LCD (đại diện tiêu biểu là Máy chiếu 3M) với máy chiếu công nghệ DLP (tiêu biểu là Acer), ngày càng quyết liệt.
Điều này giúp cả hai công nghệ tự hoàn thiện mình hơn nữa để chất lượng hình ảnh ngày càng rõ, đẹp, tự nhiên. Đồng thời, giá thành sản phẩm cũng vì thế mà rẻ đi. Sự khác biệt chất lượng giữa các công nghệ phóng hình (LCD, DLP và LCOS) giờ đây còn rất nhỏ. Máy chiếu được phân loại theo một số tiêu chí thông dụng như tính trong suốt (transparent), tính phản chiếu (reflective) đối với ánh sáng truyền; hoặc 3 tấm, 1 tấm theo số lượng tấm tạo ảnh; hoặc LCD, gương, LCOS theo cấu tạo. Về nguyên lý, ánh sáng phát ra từ đèn công suất cao phải đi qua nhiều thấu kính để điều chỉnh cho ổn định, đồng nhất trước khi đến lăng kính điều chế hình ảnh cũng như lúc xuất ra. Hai phương pháp thường được dùng hiện nay là trong suốt cho xuyên qua và phản chiếu bằng gương.
Phương pháp trong suốt thường dùng tấm LCD trong khi phương pháp phản chiếu lại sử dụng hàng ngàn gương nhỏ tương ứng hàng ngàn điểm ảnh. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng song mức khác biệt chất lượng hiện tại đã được rút ngắn đến mức khó phân biệt. Tiếc là vẫn chưa có máy chiếu nào toàn năng đến mức đáp ứng tốt cả trình diễn nghiệp vụ và chiếu phim. Chính vì thế để lựa được máy chiếu phù hợp với mục đích sử dụng, bạn cần hiểu rõ công nghệ trước.
Cả hai công nghệ LCD hay DLP đều có những ưu điểm riêng, điều quan trọng là hiểu rõ mỗi công nghệ mang lại điều gì.
CÔNG NGHỆ DLP
Digital Light Processing là giải pháp hiển thị kỹ thuật số. Công nghệ DLP sử dụng một vi mạch bán dẫn quang học, gọi là Digital Micromirror Device (tạm dịch là thiết bị phản chiếu siêu nhỏ kỹ thuật số) hay DMD để tái tạo dữ liệu nguồn.
Trái ngược với phương pháp trong suốt cho ánh sáng truyền qua của LCD, công nghệ DLP do Texas Instruments phát triển độc quyền vào năm 1997 sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Direct Micromirror Device) được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Vì gương dao động hàng ngàn lần/giây và thể hiện được 1.024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người (tương tự như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt phổ biến trong giới thanh niên vào những năm 1990).
- light source: nguồn sáng
- optics: bộ phận quang học
- color filter: bộ lọc màu
- circuit board: bo mạch
- DMD: chip DMD
Ưu điểm của DLP
* Hiệu ứng "ca-rô" (lưới) nhẹ hơn vì các ảnh điểm gần nhau hơn. Điều này không cho nhiều khác biệt với dữ liệu, nhưng nó cho hình ảnh video mịn hơn.
* Có thể đạt độ tương phản (contrast) cao hơn.
* Gọn nhẹ, dễ di động hơn do có ít thành phần hơn.
* Một số nghiên cứu cho rằng máy chiếu DLP có tuổi thọ cao hơn máy chiếu LCD.
Ưu điểm của DLP là tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh; tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm. Mặt khác, cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ và nhẹ hơn.
Nhờ đưa thêm màu trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra bởi máy chiếu DLP sáng hơn và có màu trắng rất thuần khiết; tuy nhiên, điều này lại làm cho tỷ lệ cân bằng giữa các màu chênh lệch và làm giảm sắc độ màu biểu diễn. Để khắc phục, máy chiếu DLP trong rạp hát gia đình có thể dùng bánh quay 6 màu (2 bộ màu RGB) và có trường hợp bổ sung thêm màu lục đậm, xanh dương đậm (bánh quay 7 màu hoặc 8 màu). Việc loại bỏ màu trắng và dùng bánh quay nhiều màu giúp máy chiếu DLP thể hiện màu tươi, phong phú sắc độ hơn nhưng độ sáng bị giảm xuống; vì thế để xem phim tốt với máy chiếu DLP, không gian phòng chiếu cần tối.
Khuyết điểm của DLP
* Độ bão hoà màu thấp hơn (ảnh hưởng nhiều đến dữ liệu hơn video).
* Hiệu ứng "cầu vồng", xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng loé lên, thường theo sau những vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay khi từ hình ảnh chiếu trên màn ảnh quay sang nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Chỉ có ít người nhìn thấy hiệu ứng này, hoặc ta có thể thấy bằng cách nhìn nhanh ngang qua màn ảnh. Có 2 loại máy chiếu DLP, loại cũ có 4 phần trên bộ lọc màu, loại mới có 6 phần và bộ lọc màu quay nhanh hơn, điều đó làm giảm hiệu ứng "cầu vồng" và tăng độ bão hoà màu.
* Hiệu ứng "vầng hào quang" (hay lộ sáng). Nó có thể gây khó chịu cho những người sử dụng máy chiếu xem phim tại nhà. Về cơ bản, đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh, gây ra do ánh sáng "đi lạc" bị bật ra khi đụng các cạnh của các tấm gương nhỏ trên chip DLP. Có thể khắc phục bằng cách tạo một đường biên đen rộng vài inch quanh màn ảnh, "vầng hào quang" sẽ rơi trên đường biên này. Tuy nhiên, hiệu ứng "vầng hào quang" ít thấy rõ trên các chip DLP mới, chẳng hạn như chip DDR.
* Nói chung, DLP là công nghệ tốt hơn LCD cho việc xem phim tại nhà. Một số máy chiếu dành cho việc xem phim tại nhà hầu như không bị hiệu ứng "vầng hào quang".
Nhược điểm của DLP không phải mọi người đều nhận thấy. Tùy thuộc vào khả năng xử lý hình ảnh của não mà một số người cảm thấy nhức đầu, hoa mắt và thấy vệt cầu vồng viền quanh đối tượng chuyển động nhanh. Hiện tượng này xuất hiện là do đối tượng chuyển động quá nhanh nên có sự xê dịch trong quá trình tổng hợp các lớp ảnh đơn màu diễn ra trong não. Để loại bỏ hiện tượng này triệt để, dĩ nhiên máy chiếu DLP cũng được phát triển theo hướng sử dụng 3 chip DMD nhưng giá thành hiện nay còn rất cao, khoảng trên 20.000 USD một máy. Một số nhà sản xuất máy chiếu DLP 1 tấm khác đang tìm cách tăng tốc độ quay và tăng số màu trên bánh quay màu. Điều này đã phân hóa dòng máy chiếu DLP: hướng đến phòng chiếu phim gia đình, nhà sản xuất dùng bánh quay 6 màu, tốc độ 120Hz (tương đương 7.200 vòng/phút) trong khi máy chiếu cho ứng dụng nghiệp vụ thì vẫn dùng bánh quay 4 màu (có màu trắng) với tốc độ quay từ 120Hz cho đến 180Hz. Tuy vậy, cách khắc phục này không thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng vệt cầu vồng.
CÔNG NGHỆ LCD
Máy chiếu LCD (liquid crystal display, tạm dịch là hiển thị tinh thể lỏng) tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương (RGB) như cơ chế đang được dùng phổ biến trong chế tạo màn hình, in ấn. Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu.
- light source: nguồn sáng
- red dichroic mirror: gương sắc đỏ
- blue dichroic mirror: gương sắc xanh
- dichroic mirror "wavelength selector": gương chọn lọc bước sóng
- mirror: guơng phản chiếu
- LCD: bộ phận hiển thị tinh thể lỏng
- dichroic combiner cube: thành phần tổng hợp 3 sắc đỏ, xanh lục, xanh
- lens: thấu kính
Ưu điểm của LCD
* LCD nói chung có "hiệu quả ánh sáng" hơn DLP (hình ảnh sẽ sáng hơn với LCD, với đèn có cùng công suất).
* LCD có khuynh hướng cho độ bão hoà màu cao hơn. Tuy nhiên, độ bão hoà màu cao hơn làm cho ta thấy máy chiếu nhìn toàn bộ là sáng hơn, dù là máy chiếu DLP trắng có thể sáng hơn.
* Vì lý do này, nếu đặt một máy chiếu LCD 1000 lumen kế bên một máy chiếu DLP 1200 lumen và cho chiếu hình màu, ta có thể thích máy chiếu LCD do độ sáng của nó.
* LCD có khuynh hướng cho hình ảnh sắc nét hơn (hội tụ chính xác hơn).
Ưu điểm của máy chiếu LCD 3 tấm là thể hiện phong phú sắc độ màu, sắc nét và độ sáng cao. Do tổ hợp cùng lúc 3 màu RGB với nguồn sáng ổn định, không suy giảm, máy chiếu LCD 3 tấm tái hiện màu phong phú và chuyển tiếp màu mượt hơn công nghệ DLP 1 tấm. Độ sắc nét của máy chiếu LCD 3 tấm trội hẳn DLP trong các ứng dụng nghiệp vụ. Độ hiệu quả ánh sáng (ANSI lumen xuất ra/công suất đèn) của máy chiếu LCD cũng có phần nhỉnh hơn DLP.
Khuyết điểm của LCD
* Hiệu ứng "ca-rô" làm hình ảnh trông bị "vỡ hạt".
* Cấu tạo lớn hơn, vì có nhiều thành phần bên trong hơn.
* Hiện tượng "điểm chết" - các ảnh điểm có thể luôn tắt hay luôn mở, được gọi là điểm chết. Nếu máy chiếu có nhiều điểm chết, nó sẽ gây khó chịu cho người dùng.
* Các tấm kính LCD có thể bị hỏng và thay thế rất đắt tiền. Chip DLP cũng có thể bị hỏng nhưng tương đối hiếm vì có ít linh kiện bên trong hơn.
Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh và màu đen không thật. Tuy nhiên, với thế hệ máy chiếu phân giải XGA hiện nay, mắt thường rất khó phân biệt được điểm ảnh. Với thế hệ D4 mới nhất mà Epson chế tạo, khoảng phân cách giữa hai điểm LCD đã giảm từ 3 micron xuống 2,5 micron. Còn để tạo được màu đen tự nhiên, Epson vừa áp dụng kỹ thuật thay đổi động cường độ sáng trong mẫu máy Dreamio EMP-TW200H. Chế độ cinema tối ưu cho mục đích chiếu phim tự động giảm công suất nguồn đèn trong khoảng 1.500lm đến 500lm.
Để thể hiện được những chi tiết khuất trong vùng tối hoặc vùng sáng, Epson có chức năng tăng cường mức trắng và đen (black & white level enhancer): đường gamma sẽ được chỉnh cong lên khi khung hình tối và chỉnh cong xuống trong trường hợp khung hình sáng. Kính lọc cinema mà Epson vừa đưa vào giúp lọc bớt màu lục, xanh dương nên màu da người có phần hồng hào hơn, màu sắc chuyển mượt và sâu hơn. Texas Instruments từng tài trợ một thử nghiệm để chứng minh máy chiếu LCD nhanh xuống màu hơn DLP. Kết quả thử nghiệm cho kết quả đúng nhưng tuổi thọ của tấm LCD giờ đã được nâng lên nhiều nhờ công nghệ chế tạo LCD HTPS (high temparature polysilicon) của Epson cho phép LCD chịu được nhiệt độ 1.000 độ C.
CÔNG NGHỆ LCOS - Liquid Crystal on Silicon
Công nghệ LCOS là giải pháp kết hợp đượcPhương thức LCOS 3 tấm gi���a 2 công nghệ LCD và DLP. Bên trên lớp đế gương phản chiếu là lớp phủ thạch anh lỏng. Ứng với trạng thái đóng hoặc mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không, tạo ra điểm sáng hoặc tối. Hơn nữa, việc chế tạo LCOS có thể thực hiện ngay trên những dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn hiện có nên chi phí sản xuất dễ chấp nhận hơn.
Ưu điểm của LCOS
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ LCOS là tạo được hình ảnh mượt, không hề lộ điểm và vượt qua cả chip DLP Mustang phân giải cao (1280x720). Độ sắc nét của LCOS trội hơn DLP đồng thời thể hiện màu tự nhiên hơn. Một điểm khác cũng hết sức quan trọng là máy chiếu LCOS hoàn toàn không gây ra hiện tượng vệt cầu vồng hay hoa mắt cho người xem.
Khuyết điểm của LCOS
Điểm yếu hiện tại của công nghệ này là độ tương phản chưa cao: hiện mới chỉ đạt đến 800:1 trong khi công nghệ LCD và DLP hiện tại đã đạt đến 6.000:1. Ngoài ra, tuổi thọ bóng đèn LCOS còn đang ở mức 1.500 giờ và giá thay thế còn rất cao.
KẾT LUẬN
Máy chiếu công nghệ DLP nhìn chung được ưa thích cho việc xem phim tại nhà và tính di động. Máy chiếu LCD thì tốt hơn cho các đòi hỏi cao về màu sắc.
5. Chơi HD bằng máy chiếu
Xem phim HD bằng máy chiếu đem lại cho người xem cả không gian và không khí thực như đang thưởng thức phim trên màn ảnh rộng tại rạp.
Theo một số người sành chơi, có nhiều cách xem phim HD nhưng để thưởng thức "mãn nhãn" nhất phải là máy chiếu. Ngay cả các TV LCD hay Plasma màn hình cực lớn vẫn nhỏ mà không đem lại cho người xem một không gian cũng như không khí xem phim thực như ở rạp, anh Nguyễn Long thành viên box HD Film Club của diễn đàn Nghe Nhìn Việt Nam chia sẻ.
Xem phim HD bằng máy chiếu đem lại 1 cảm giác rất "Xi-ne" (Ảnh V-zone)
Tại Việt Nam, thị trường máy chiếu giải trí gia đình - Homecinema Projector - có sự góp mặt của rất nhiều sản phẩm đến từ các tên tuổi uy tín như Canon, Panasonic, Sanyo, Sony, Toshiba hay Optoma với giá bán trung bình khoảng 20 - 40 triệu đồng. Tầm tiền này tương đương với một HDTV tốt, cỡ lớn, như Panasonic Plasma TH-P50S10S 50 inch giá 28 triệu đồng hay Samsung LCD LA52B550 52 inch giá 39,5 triệu đồng. Khi xem phim HD trên những TV này, người xem không thấy được sự khác biệt về không gian, đơn giản vẫn là xem TV. Với máy chiếu, khả năng chiếu hình có thể gấp cả 10 lần độ lớn màn TV, lên đến cả 100 inch nhưng vẫn đảm bảo cho chất lượng hình ảnh tốt.
Máy chiếu đáp ứng tốt các yếu tố kỹ thuật cần thiết cho việc trình chiếu phim HD. Ví dụ, mẫu Sony VPL-BW7 giá chỉ 18 triệu đồng, có khả năng chiếu hình 40 - 300 inch, hỗ trợ độ phân giải HD 720p. Máy sử dụng đèn chiếu 3LCD BrightEra độ sáng 2.000 ANSIlumens, có độ tương phản 1.000:1. Sony VPL-BW7 tích hợp sẵn ngõ vào HDMI giúp kết nối với các thiết bị như đầu phát HD, đầu Blu-ray, PC hay máy chơi game Play Station 3. Bên cạnh đó, nếu muốn xem TV qua máy chiếu cũng hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng khi kết nối với PC hay laptop có bộ thu truyền hình số tích hợp sẵn hoặc có thể mua và gắn ngoài qua cổng USB.
Một khoảng tường rộng quét sơn trắng và mịn trong phòng có thể là màn chiếu tốt
(ảnh Saaria)
Vấn đề phông chiếu cũng được đơn giản hóa, có thể sử dụng các màn phông chiếu chuyên dụng hay dùng ngay một khoảng tường rộng quét sơn trắng và mịn trong phòng để làm màn chiếu khuôn hình lên, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa kinh tế. Lên đến tầm chuyên nghiệp, các tay chơi có khả năng còn dựng riêng phòng chiếu chuyên dụng được thiết kế với điều kiện ánh sáng phù hợp và cách âm, cũng như trang bị các dàn âm thanh cao cấp để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu xem phim tại gia thực như đi rạp.
Phòng chiếu chuyên dụng rộng 40m2 bố trí khoảng cách chỗ ngồi xem cách tường hoặc màn chiếu 100 inch tầm 3 mét là lựa chọn phù hợp. Không nên đặt máy chiếu ngay tại phòng khách vì thế sẽ làm loãng không khí "xi-nê" và dễ bị yếu tố ánh áng làm ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Ngoài ra tính cơ động cao của máy chiếu cũng được đánh giá cao, bởi với trọng lượng khoảng 3 kg, người chơi có thể dễ dàng di chuyển máy đến vị trí phù hợp hay tới nhà bạn bè để cùng thưởng thức phim.
Nhưng một nhược điểm của máy chiếu là sau một thời gian thưởng thức phim HD, người dùng sẽ phải thay bóng chiếu, trung bình là từ 2-3 năm và giá tiền khoảng trên 200 USD tùy thuộc loại bóng mà máy sử dụng.
Cách chọn mua máy chiếu phim tại gia
Một TV mỏng màn hình lớn tầm 50" trở lên là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay những TV màn hình lớn, chất lượng cao lại hợp túi tiền vẫn chưa nhiều. Ưu thế của thiết bị thu hình truyền thống nổi bật nhất ở điểm dễ sử dụng và lắp đặt. Nhưng máy chiếu, ngoài kích thước hình ảnh lớn hơn, còn có ưu thế về giá, chất lượng hình ảnh và khả năng bố trí. So sánh các chỉ số kỹ thuật, máy chiếu ấn tượng hơn màn hình LCD hoặc Plasma có cùng giá tiền cả về độ phân giải, độ sáng và tương phản. Cảm giác rất “xi-nê" - là nhận xét của mọi người khi được xem những bộ phim chiếu bằng máy chiếu (Projector). Đó là một lý do hết sức quan trọng để dân nghiền phim ảnh tìm đến với các loại máy chiếu.
Đối với những người có nhu cầu trang bị hệ thống giải trí gia đình, việc chọn mua máy chiếu không dễ, khi chúng liên tục lỗi mốt. Dưới đây là nhưng điều cần lưu ý để người dùng chọn nhanh một máy chiếu dành cho các rạp chiếu phim gia đình.
Lựa chọn máy chiếu sử dụng công nghệ LCD hay DLP:
Có những khác biệt khá cơ bản giữa máy chiếu công nghệ LCD (liquid crystal display – màn hình tinh thể lỏng) và DLP. Trong đó, mỗi loại có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cụ thể với đèn có cùng công suất thì LCD cho ảnh sáng hơn, hình ảnh có vẻ sắc nét hơn, khoảng dịch thấu kính rộng hơn (đến 2x). Nhược điểm của máy chiếu LCD thường thể hiện khi chiếu phim là lộ điểm ảnh, màu đen không thật và hình ảnh chuyển động nhanh sẽ bị nhòe, thường cồng kềnh. Trong khi đó, máy chiếu công nghệ DLP cho cảm giác hình mịn hơn, độ tương phản cao,không lộ điểm ảnh,không bị hiện tượng lệch hội tụ và khá gọn nhẹ. Nhưng chúng cũng có khiếm khuyết là có những máy bị xuất hiện hiệu ứng cầu vồng hay hiệu ứng hào quang (vệt xám xung quanh rìa hình ảnh). Tuy nhiên, ngày nay, với nỗ lực không ngừng cải tiến công nghệ của các hãng sản xuất, ranh giới giữa LCD và DLP ngày càng khó phân biệt, cả về bộ thông số và chất lượng hiển thị.
Độ sáng
Thường được quan tâm nhiều nhất bởi chỉ số này càng cao thì chất lượng hình ảnh càng độc lập với ánh sáng bên ngoài. Đây cũng là căn cứ thể hiện sự khác biệt giữa 2 dòng máy chiếu gia đình và văn phòng.
Độ sáng của máy chiếu thường tính bằng ANSI lumen. Đối với máy chiếu phim tại gia, độ sáng thông thường cần 700-2.000 lumen hoặc cao hơn. Môi trường xem là yếu tố chính quyết định giá trị của thông số này. Nói chung các rạp phim tại gia dành riêng (phòng điều chỉnh được ánh sáng và không hề có ánh sáng bên ngoài) sẽ không yêu cầu máy chiếu phải có độ sáng cao bằng các phòng quá sáng với nhiều cửa sổ hay đèn
Đối với các phòng chiếu phim dành riêng, độ sáng 700 lumen trở lên là đủ. Tuy nhiên, với phòng có đèn, độ sáng tối thiểu phải đạt 900 lumen và nếu xem phim trong không gian có độ sáng cao thì độ sáng của máy chiếu cần thiết là 2.500 lumen.
Lưu ý, nhiều trường hợp, nhà sản xuất chỉ đưa ra độ sáng dành cho hiển thị văn bản, số liệu, chứ không phải là độ sáng ở chế độ chiếu phim và độ sáng dành cho chiếu phim thường không cao bằng hiển thị dữ liệu.
Độ tương phản và Độ phân giải
Độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động, trung thực. Màn LCD hiện nay có độ tương phản phổ biến ở mức 500 – 700:1, trong khi máy chiếu thông thường có độ tương phản từ 1.700 – 2.200:1. Những biểu đồ, đồ thị trong các buổi thuyết trình tại văn phòng không đòi hỏi quá khắt khe về yếu tố này, nhưng đây lại là điểm làm nên sức hút cho những bộ phim DVD.
Mỗi projector có thể tương thích với nhiều độ phân giải, chế độ SVGA (800 x 600 pixel) thích hợp với những phòng rộng và tối vì điểm ảnh khá lớn. Các định dạng WXGA-H (1.280 x 720) và XGA (1.024 x 720 pixel) cho màn hình tỷ lệ 4:3 là những độ phân giải được khuyến nghị người dùng nên chọn vì hứa hẹn tiếp nhận tốt các thước video độ nét cao, HDTV. Còn nếu bạn chỉ cần xem phim với đĩa DVD và không quan tâm đến các nguồn HDTV của tương lai, các máy chiếu có độ phân giải WVGA (854 x 480) là những phương án phù hợp.
Chỉ số bù góc vuông
Đây là chỉ số khá quan trọng nhưng thường ít được người mua để ý. Đây là khả năng định hướng luồng sáng của máy chiếu ánh sáng vuông góc với màn ảnh, cho hình ảnh vuông vắn và trung thực. Số góc có thể bù càng lớn, khả năng bố trí máy càng linh hoạt.
Loại kết nối
Kết nối và độ tương thích là hai nhân tố quyết định đến độ trong trẻo, sắc nét của hình ảnh. Các máy chiếu phim gia đình thường được thiết kế với nhiều cổng video, vi chip xử lý hình ảnh cho từng cổng và nhiều tính năng khác.
Khi mua máy chiếu phim, người dùng nên chọn máy có ít nhất một cổng component video. Đôi khi, cổng component video trông khá giống cổng composite video, nhưng cổng này thường được nhận biết bằng ba cổng liền nhau với ba màu cơ bản để phân biệt. Bạn cũng có thể nhận một tín hiệu component qua đầu vào VGA. Sau DVI và HDMI, component video là cổng cho chất lượng cao khá phổ biến hiện nay.
Gần như tất cả các máy chiếu đều có ít nhất một cổng composite và S-video. Cáp S-video khác cáp composite là nó tách tín hiệu ra làm hai thành phần độ chói và màu sắc. Do đó, có thể coi S-video là loại hình cải tiến của composite video. Tuy nhiên, composite lại là loại cổng tiện dụng nên vẫn được duy trì trong các máy chiếu hiện nay.
DVI và HDMI là hai loại cổng mới nhất dành cho kết nối các nguồn độ nét cao (HD - High Definition). Cả hai cùng giúp thể hiện trung thực các tín hiệu độ nét cao nhưng có vài điểm sai khác. HDMI nhỏ hơn và cho phép truyền dẫn cả tín hiệu tiếng - audio. Đây là những lựa chọn cần thiết để truyền tải các nội dung video tiên tiến của tương lai, nên ngày càng nhiều hãng sản xuất máy chiếu, đầu DVD và bộ thu HDTV trang bị.
Một số điểm lưu ý khác
Máy chiếu là một thiết bị hiển thị có một độ phân giải cố định, thường được gọi là độ phân giải tự nhiên và hầu hết nhìn vào độ phân giải này ta biết được máy chiếu này thuộc tỷ lệ cạnh truyền thống 4:3, 5:4 hay màn ảnh rộng 16:9. Tỷ lệ 16:9 chủ yếu được thiết kế dành cho các dàn home theater. Đó là vì hai ứng dụng trình chiếu của chúng chủ yếu là DVD và HDTV đu có định dạng màn ảnh rộng. Các fan của môn nghệ thuật thứ bảy sẽ chuộng tỷ lệ 16:9 vì nó gần với định dạng film gốc 35 mm hơn. Các máy chiếu tỷ lệ 4:3 vẫn có thể hiển thị các tín hiệu 16:9 nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất cho các rạp xi-nê tại gia.
Projector dùng để xem phim tại nhà không cần loại có sẵn loa vì chúng thường có công suất vừa phải, chỉ thích hợp với phòng họp nhỏ. Mặt khác, hệ thống rạp hát gia đình thường đi kèm với đầu ampli, máy chơi DVD và dàn âm thanh chuyên dụng.Do đó, những tính năng hỗ trợ chiếu khuôn hình rộng (16:9), chuẩn kết nối DVI, HDTV,… quan trọng hơn để có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Tóm lại , những thông số chính mà người mua máy chiếu phim cần lưu ý là: độ phân giải cao, độ sáng phù hợp, tương phản cao, tuổi thọ đèn chiếu dài, đa tỷ lệ cạnh khung hình, có chế độ chia hình PIP hoặc POP, chế độ "cinema mode" để hình nét hơn màu sắc thật hơn, quạt làm việc êm ả, cổng DVI hỗ trợ bảo vệ nội dung HDCP hoặc HDMI, remote có đèn nền, dịch thấu kính linh hoạt và lắp đặt dễ dàng, hỗ trợ progressive scan và bù tỷ lệ.
Cách chọn mua kính xem phim 3 D cực chuẩn
Cách chọn mua tivi Led thông minh nhất -
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu
Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
(ST)
|