Bệnh tim trong thời kì mang thai có rất nhiều loại, trong đó thường gặp nhất là bệnh tim phong thấp, thứ đến là bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim phong thấp là căn bệnh do van tim bị viêm sau khi bị nhiễm khuẩn liên cầu dung huyết kết thành sẹo, van tim đã mất đi tính đàn hồi mềm dai. Vì vậy không thể căng ra đầy đủ, đã ngăn cản sự lưu thông tuần hoàn máu, y học gọi nó là hẹp van tim hoặc là van tim sau khi bị tổn thương đóng không kín làm cho máu chảy ngược trở lại, gọi là đóng không hoàn toàn. Bệnh tim bẩm sinh là tim có khuyết tật ngay ở thời kì còn là phôi thai. Có rất nhiều loại khuyết tật : khuyết tật ở vách ngăn tâm thất, khuyết tậ ở vách ngăn tâm nhĩ. Trước đay cho rằng nữ thanh niên mắc bệnh tim phong thấp nhiều hơn, chiếm khoảng 70 % còn bệnh tim bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 20 % . Gần 10 năm trở lại đây, do sử dụng rộng rãi thuốc Pênixilin, có thể phòng ngừa và khống chế có hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn liên cầu tính dung huyết, làm cho tỉ lệ mắc bệnh tim phong thấp giảm đáng kể. Đồng thời do phương pháp chẩn đoán mới ví dụ như: phương pháp kiểm tra điện tâm đồ siêu thanh, đã sửa tên bệnh tim bẩm sinh ( van 2 đầu thoái hóa ) trước đây chẩn đoán nhầm là bệnh tim phong thấp, nên đã giảm đươc đáng kể trường hợp nghi là mắc bệnh này.
Căn cứ vào khả năng đảm đương và chịu dựng các hoạt động thể lực với cường độ khác nahu, trong y học đại để chia công năng của tim thành 4 cấp, mỗi người có thể tự mình kiểm tra:
Chức năng của tim cấp I: lúc bình thường có thể tham gia các loại lao động thể lực, lúc làm việc không có biểu hiện chức năng tim không hoàn thiện như tim đập nhanh, loạn nhịp, tim đập gấp, hoạt động thể lực không bị hạn chế như những người bình thường.
Chức năng tim cấp II: lúc bình thường chỉ có thể làm một số việc nhẹ, hoạt động thể lực có phần bị hạn chế, khi tiến hành hoạt động thể lực hàng ngày cảm thấy ngực nôn nao, tim đập mạnh , đoản hơi.
Chức năng tim cấp III: lúc bình thường cũng không thể làm việc được, phải nghỉ ngơi liên tục mới thấy dễ chịu, hoạt động thể lực bị hạn chế nhiều.
Chức năng tim cấp IV: cho dù nghỉ ngơi không hoạt động thì vẫn có hiện tượng tim đập mạnh, đoản hơi, không thể tiến hành bất cứ hoạt động gì.
Vấn đề kết hôn sinh đẻ của phụ nữ mắc bệnh tim cần xem xét một cách thận trọng, sinh hoạt tình dục sau khi kết hôn là một loạt hoạt động toàn thân, nó không chỉ làm cho bộ máy sinh dục, vỏ đại não ở trạng thái hưng phấn , mà còn cần đến sự tham gia của hệ thần kinh, cơ bắp, mạch máu toàn thân, dẫn đến khối lượng làm việc cả tim tăng lên, tuần hoàn huyết dịch tăng nhanh, huyết áp lên cao, nhịp mạch tăng nhanh, thở gấp, có thể bắp toàn thân căng ra… có người ví nó bằng nửa cuộc thi bơi ếch 25 mét nếu như sinh hoạt tình dục liên tục thì sẽ làm gánh nặng cho tim, nếu lúc đó công năng tim không tốt thì không thể chịu đựng nổi. Cũng có tài liệu cho biết về trường hợp người mắc bệnh tim chết trong khi sinh hoạt tình dục.
Phụ nữ sau khi mang thai , dung lượng máu tăng lên 30 %, trọng tải của tim tăng cao, đặc biệt là từ tuần 28- 32 sau khi mang thai thì tim phải chịu gánh nặng nhất, cộng thêm lúc đó tử cung phình to, cơ ở hoành cách mô phồng lên, ảnh hưởng tới huyết dịch chảy về tim, cũng có thể làm gánh nặng đối với tim. Dùng sức khỏe khi đẻ làm công suốt của tim tăng lên, cơ thể cần thêm dưỡng khí, thai nhi sau khi chui ra , áp lực ở bụng giảm xuống, tuần hoàn máu ở cuống rốn chấm dứt, làm cho lượng máu về tim trong cơ thể mẹ tăng lên, trọng tải của tim đột nhiên tăng vọt, rất dễ làm cho tim suy kiệt. Vì vậy người mắc bệnh tim cần hạn chế sinh hoạt tình dục sau khi kết hôn, còn có thể mang thai hoặc sinh nở tự nhiên hay không thì phải căn cứ vào trạng thái công năng tim của mình để xem xét quyết định.
Nói chung, người bệnh với chức năng tim cấp I và II có thể kết hôn, sinh đẻ nhưng cần chú ý tăng cường bảo vệ sức khỏe trong thời kì mang thai, quang tâm tới tình hình chức năng tim, phòng chống tim suy kiệt. Còn người bệnh chức năng tim cấp III và IV thì tạm thời chưa nên kết hôn , nên chữa suy tim, sau khi chức năng tim được cải thiện mới nên xem xét việc kết hôn, người đã kết hôn thì kiên quyết tránh thai; nếu đã mang thai thì nên nạo thai ngay từ thời kì đầu, chấm dứt mang thai, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là người bệnh chức năng cấp IV, quyết không được trông chờ sự may rủi.
(st)