Cách chọn máy quay phim kĩ thuật số ưng ý

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn máy quay phim kĩ thuật số ưng ý

19/04/2015 09:39 AM
386

Cách chọn máy quay phim kĩ thuật số ưng ý. Thị trường máy quay phim gia đình khá sôi động với rất nhiều loại, model cũng như thương hiệu khác nhau, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi muốn mua một sản phẩm vừa ý.





CÁCH CHỌN MÁY QUAY PHIM KĨ THUẬT SỐ
Tư vấn mua máy quay phim gia đình


Các loại máy quay phim phổ biến

Máy quay phim hiện nay được phân loại dựa trên phương tiện lưu trữ hình ảnh quay được, gồm lưu trên băng MiniDV, lưu trên đĩa DVD, lưu trên ổ cứng và lưu trên thẻ nhớ. Ngoài ra còn có một số dòng máy hybrid có khả năng hỗ trợ nhiều phương tiện lưu trữ, như vừa lưu trên thẻ nhớ vừa lưu trên DVD, hoặc vừa lưu ổ cứng vừa lưu thẻ nhớ.

Theo khảo sát của vnReview, các máy quay lưu trên băng MiniDV tuy có chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt, ổn định, giá máy rẻ nhưng không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do không tiện lợi khi cần chép dữ liệu sang các thiết bị khác như băng VHS, đĩa VCD, DVD, máy tính..., bởi dữ liệu được chép theo chiều dài của cuộn băng, một clip dài 1 giờ thì cũng sẽ mất 1 giờ để chép sang thiết bị khác. Để biên tập đoạn phim, người dùng cần phải capture vào máy tính rồi mới xuất ra nên khá mất thời gian và chất lượng cũng suy giảm ít nhiều trong hai quá trình nhập, xuất. Ngoài ra người dùng cũng dễ bị ghi nhầm dữ liệu mới đè lên phần cũ. Chất lượng băng suy giảm sau nhiều lần ghi đè dữ liệu.

Máy quay dùng đĩa DVD có ưu điểm về độ tiện lợi khi người dùng có thể đưa đĩa vào đầu phát và xem ngay sau khi quay, tuy nhiên máy khá đắt tiền trong khi rất dễ bị lỗi đọc/ghi và phụ thuộc vào đĩa. Khả năng lưu trữ của đĩa DVD cũng thấp, cao nhất là 100 phút mỗi đĩa nên khi cần quay nhiều sẽ phải dự trữ sẵn vài ba đĩa, đang quay dở lại phải dừng để thay đĩa. Việc truy xuất và biên tập sau khi quay, nhất là khi cần ghép nối nội dung các đĩa với nhau sẽ phức tạp.

Máy quay phim dùng thẻ nhớ có ưu điểm là gọn nhẹ, tiện lợi trong sử dụng vì cách dùng cũng tương tự như máy ảnh số. Tốc độ và chất lượng ghi hình của máy không cao và ổn định bằng máy quay ổ cứng, nhưng tiết kiệm pin và ít bị hư hỏng do đánh rơi hay va đập. Giá máy quay dùng thẻ nhớ khá rẻ, phần lớn có giá nằm trong khoảng từ 2 – 10 triệu đồng. Dung lượng thẻ nhớ phổ biến hiện nay là 16GB (giá khoảng 500.000 – 700.000 đồng cho các loại thẻ phổ thông), 32GB (giá từ 1,2 triệu đồng); thẻ nhớ 64GB còn hiếm và giá đắt, từ 2,5 triệu đồng; mức dung lượng cao nhất hiện tại của thẻ nhớ dùng cho máy ảnh/máy quay là 128GB nhưng hầu như không có hàng bán trên thị trường. Người dùng gia đình với túi tiền eo hẹp có thể chọn dòng máy quay này cùng với một thẻ nhớ 16GB hoặc 32GB là thừa đủ cho nhu cầu ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ với người thân.

Riêng dòng máy quay ổ cứng hiện nay đều có xu hướng tích hợp khe cắm thẻ nhớ, cho phép người dùng có thể tùy chọn lưu hình ảnh lên ổ cứng của máy hoặc lên thẻ nhớ ngoài, giúp mở rộng dung lượng quay khi cần. Các máy quay ổ cứng hiện giờ đã hỗ trợ dung lượng ổ cứng lên đến 240GB nhưng với nhu cầu sử dụng trong gia đình, người dùng chỉ nên chọn các mức dung lượng từ 16-64GB là đã đủ để quay từ hơn 10 giờ phim rồi, nếu cần thêm dung lượng thì có thể sử dụng thẻ nhớ ngoài. Các máy có mức dung lượng thấp hơn 16GB có thể đã lỗi thời và không được tích hợp nhiều tính năng hiện đại nên người dùng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi mua. Thực chất dung lượng ổ cứng chỉ có ý nghĩa khi bạn đi xa và muốn lưu thật nhiều hình ảnh trên máy trước khi phải "đổ" ra máy tính, hoặc bạn muốn lưu phim trên máy để có thể nối ra TV xem bất cứ lúc nào mà không cần phải ghi ra đĩa.

Giá máy quay ổ cứng đa số đắt hơn dòng máy quay chỉ dùng thẻ nhớ, thường các dòng trên 10 triệu đồng mới có chất lượng tốt, nên nếu túi tiền "xông xênh" một chút thì người dùng nên chọn mua loại này, bởi chất lượng ghi hình của máy quay ổ cứng nhanh và ổn định, dễ truy xuất và biên tập hậu kỳ.

Các máy quay hybrid có khả năng lưu trữ trên cả đĩa DVD và thẻ nhớ cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn lưu một số hình ảnh trực tiếp lên đĩa DVD. Tuy nhiên các máy quay này thường chỉ hỗ trợ định dạng quay phim DVD/SD chứ chưa hỗ trợ HD.

Các thông số máy quay cần lưu ý

Ngoài việc lựa chọn loại máy, hãng sản xuất, dung lượng hỗ trợ, người dùng nên lưu ý một số thông số sau khi cần mua máy quay phim:

- Bộ cảm biến hình ảnh: giống như máy ảnh số, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh quay được. Các máy quay thường được trang bị cảm biến CCD hoặc CMOS, trong đó cảm biến CMOS có xu hướng được sử dụng trong các model máy quay cao cấp với kích thước cảm biến lớn, các dòng cấp thấp sử dụng CMOS hoặc CCD có kích thước nhỏ. Điểm lưu ý là kích thước cảm biến càng lớn thì càng cho chất lượng ảnh tốt. Kích thước cảm biến thường ghi dưới dạng hệ số 1/2.3 inch, 1/4 inch, 1/8 inch…, mẫu số càng lớn thì kích thước cảm biến càng nhỏ.

- Định dạng quay phim: thông số này của máy quay thường được ghi là SD hoặc SD/HD, VGA, trong đó dòng nào có HD sẽ hỗ trợ quay phim độ phân giải HD. Hiện nay TV và đầu phát HD đã có giá rẻ hơn trước rất nhiều, do đó bạn nên chọn máy quay HD để có thể lưu lại hình ảnh với chất lượng cao để xem trên TV HD.

- Zoom quang và zoom số: mức zoom quang lớn nhất mà máy quay phim hiện nay đạt được là 800x, song mức phổ biến là từ 20-60x, mức zoom số có thể đạt đến trên 3200x. Tuy nhiên mức zoom lớn không thật sự cần thiết bởi khi quay phim gia đình bạn ít khi cần tới độ phóng lớn, hơn nữa chất lượng hình ảnh khi zoom xa bao giờ cũng giảm đi và gây nhiễu cho hình ảnh, nên bạn không nên lạm dụng zoom trong khi quay và không cần để ý nhiều đến mức zoom khi chọn mua máy. Một số dòng máy quay cao cấp thậm chí chỉ có zoom quang 10x.

- Định dạng âm thanh: âm thanh là một phần quan trọng của video nên bạn cần lưu ý các định dạng âm thanh mà máy hỗ trợ. Nên hỏi thêm người bán về thông số này vì không phải nơi nào cũng niêm yết rõ ràng.

- Định dạng file hỗ trợ: thông thường các máy quay HD sẽ hỗ trợ định dạng file là AVCHD (MPEG4-AVC/H.264) và MPEG2/AVI nếu bạn quay ở chế độ SD. Nên chọn dòng máy hỗ trợ nhiều định dạng để dễ chuyển đổi (convert) dữ liệu sang các dạng lưu trữ khác nhau.

- Độ phân giải chế độ chụp ảnh: nếu bạn quan tâm tới khả năng chụp ảnh tĩnh trên máy quay phim thì có thể xem xét thông số này. Thông thường máy quay có hỗ trợ chụp ảnh tĩnh độ phân giải cao cũng sẽ có chất lượng quay phim tốt.

- Cơ chế chống rung hình: hầu hết các máy quay phim hiện nay đều có cơ chế này, giúp giảm độ rung của hình ảnh khi bạn di chuyển trong lúc quay, tuy nhiên nên thử tính năng này trước khi mua.

- Khe cắm thẻ nhớ: nên chọn mua dòng máy có khe cắm thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC – dòng thẻ nhớ thông dụng và giá rẻ nhất hiện nay.

- Cổng kết nối: cần lưu ý chọn mua máy quay có cổng kết nối HDMI/miniHDMI, A/V out để dễ dàng kết nối máy với TV và xem trực tiếp hình ảnh vừa quay. Một số máy có hỗ trợ cổng S-Video cho chất lượng hình khi kết nối với TV kém hơn. Máy nào cũng có cổng USB 2.0 để kết nối với máy tính.

- Trọng lượng: do khi quay phim bạn sẽ cần cầm máy chắc tay ở tư thế ổn định nên cần lưu ý chọn mua dòng máy nhỏ gọn dễ cầm.

- Màn hình LCD: màn hình có kích cỡ lớn sẽ giúp bạn theo dõi hình ảnh đang quay tốt hơn, tuy nhiên nó cũng tỉ lệ thuận với kích thước và trọng lượng máy, do đó bạn nên cân nhắc việc chọn mua máy quay có màn hình lớn. Ngoài ra, một số dòng máy hiện nay đã hỗ trợ màn hình cảm ứng và 3D, trong đó màn hình cảm ứng sẽ thuận tiện khi bạn thực hiện lấy nét bằng tay trên khuôn hình, các thao tác điều chỉnh thông số cũng dễ sử dụng hơn các phím cứng, đồng thời kích thước máy có thể giảm đi do số nút được hạn chế tối đa.

Một số model tham khảo

Tên máy

Sony HDR-PJ10E

Sony DCR-SR21E

Sony DCR-SX21E

Sony DCR-DVD650E

Canon LEGRIA FS406

Canon LEGRIA HF R18

Panasonic SDR-H90

Giá tham khảo

15 tr

7,5 tr

4,5 tr

9 tr

7 tr

17,8 tr

8 tr

Bộ nhớ trong

16 GB

80GB

0 GB

0 GB

0 GB

32 GB

80 GB

Định dạng quay phim

HD/SD

VGA

SD

VGA

SD

SD/HD

SD

Bộ cảm biến hình ảnh

"Exmor R" CMOS 1/4"

1/8" CCD

1/8" CCD

1/8" CCD

1/6" CCD

1/5.5" CMOS

1/8" CCD

Zoom quang/Zoom số

30x/350x

57x/1800x

57x/1800x

60x/2000x

37x/2000x

20x/400x

70x/3500x

Định dạng âm thanh

Dolby Digital 5.1ch

Dolby Digital 2 kênh

Stereo 2.0CH

Stereo 2.0CH

Dolby Digital 2ch

Dolby Digital 2ch

Dolby Digital 2ch

Định dạng file

MPEG4

MPEG2

MPEG2

MPEG2

MPEG2

MPEG2

MPEG4 MPEG2

MPEG2

Độ phân giải chế độ chụp ảnh

3.3 megapixel

0.8 megapixel

0.5 megapixel

0.3 megapixel

0.8 megapixel

2 megapixel

0.3 megapixel

Khe cắm thẻ nhớ

MS Duo/SD

MS PRO Duo/ PRO-HG Duo/SD/SDHC/SDXC

MS PRO Duo/ PRO-HG Duo/SD/SDHC/SDXC

Memory Stick Duo

SD SDHC

SDXC

SD

SDHC

SD/SDHC

Cổng kết nối

USB 2.0

S-Video

A/V

Mini HDMI

USB 2.0

USB 2.0

A/V

USB 2.0

USB 2.0

A/V

USB 2.0

A/V

Mini HDMI

USB 2.0

A/V

Vị trí lưu

ổ cứng/thẻ nhớ

ổ cứng/thẻ nhớ

thẻ nhớ

đĩa DVD/

thẻ nhớ

thẻ nhớ

thẻ nhớ/ổ cứng

thẻ nhớ/ổ cứng

Ở thời điểm này nếu muốn chọn một model máy quay phim HD chất lượng khá trở lên, bạn cần chi khoảng từ 12-20 triệu đồng. Nếu chỉ có mục đích ghi lại kỷ niệm, các máy quay từ 5-10 triệu đồng với định dạng VGA hoặc SD là đủ cho nhu cầu này. Không nên chọn các model có giá quá thấp bởi chất lượng của chúng sẽ không hơn các máy ảnh số có chức năng quay phim, khi đó bạn nên chọn mua một máy ảnh số loại tốt để ưu tiên chụp ảnh và tính năng quay phim chấp nhận được.


 Mua máy ảnh và máy quay kĩ thuật số, bạn cần quan tâm điều gì?


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của rất nhiều hãng như Sony, Canon, Nikon…vân vân và vân vân, với nhiều tính năng, kiểu dáng, giá thành khác nhau, vì vậy để chọn ra 1 chiếc máy ưng ý và vừa tầm sử dụng của mình thì thật là không đơn giản chút nào. Thế nên qua bài viết này người viết muốn giới thiệu cho bạn đọc một số tính năng thông dụng của chiếc máy ảnh và máy quay kĩ thuật số để chúng ta có thể nắm bắt và tìm được một cái máy vừa ý nhất.

Chọn mua máy ảnh Compact

Trước khi đi vào phần chính, có một số thuật ngữ mà những ai mới làm quen với máy ảnh số nên xem qua để hiểu rõ hơn vì đây là những tiêu chí chính để chọn mua một chiếc máy ảnh:

- Compact (hay Point and Shot): là loại máy ảnh kích thước nhỏ, đúng như tên gọi của dòng này. Hay được gọi là máy ảnh gia đình, máy ảnh du lịch do đặc điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng.

- Advanced Compact hay Prosumer: vẫn nằm trong dòng máy ảnh compact nhưng về mặt kích thước thì to hơn. Điểm mạnh là có khả năng cao hơn những compact, đáp ứng được nhiều tình huống chụp khác nhau. Đặc biệt thường có nhiều tinh chỉnh cho người dùng hơn.

- Scene Modes: những tình huống chụp thông dụng. Thường thì nhà sản xuất đã kèm theo những setting cho mỗi tình huống để tự động cho ra chất lượng tốt nhất có thể, giảm thiểu mức can thiệp của người dùng. Đối với đa số người đây là điểm mạnh và quan trọng khi chọn mua máy (đỡ phải ngồi mò) Một số scene mode thông dụng: Macro (chụp gần), Potrait (chân dung), Landscape (Phong cảnh), thú vật, trẻ em, đồ ăn, ban đêm, thể thao…

Số lượng Scene mode cũng là một điểm đáng quan tâm. Đa số mọi người muốn cầm máy lên là chụp, nên càng nhiều tình huống có sẵn mà máy có thể xử lý càng tốt. Những scene mode này có giá trị rất lớn với người dùng bình thường vì nó tiết kiệm thời gian mầy mò mà trong đa số trường hợp vẫn cho ra những bức ảnh chất lượng tốt. Hơn nữa, trọng tâm của bài này là cho người dùng ít có kinh nghiệm nên những tinh chỉnh chuyên sâu hơn có lẽ không phù hợp lắm.
- Resolution: độ phân giải của cảm biến ánh sáng. Hiện nay phổ biến là từ 5 – 10 triệu điểm ảnh (Megapixel). Không thật sự quan trọng lắm với máy ảnh compact vì độ phân giải cao chủ yếu là để phóng ảnh ra bản in lớn, cho khổ ảnh gia đình 10x15cm, 13x18cm bình thường 8-10 Megapixel là đủ.

- ISO: Số ISO trên máy ảnh số (ISO 50 – 3200) chỉ khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Đây là yếu tố quan trọng vì với khẩu độ và thời gian lấy sáng hạn chế của máy ảnh compact, nâng ISO thường là cách được sử dụng trong trường hợp thiếu sáng để cho ra tấm ảnh như  ý. Nhưng khi đặt ISO càng cao thì chất lượng hình sẽ giảm do bị nhiễu hạt (do giới hạn của máy compact, trừ một số máy cá biệt thì hình ở ISO 800 và hơn gần như không thể sử dụng được do rất hay bị nhiễu).

- Noise: Nhiễu trên sensor, đặc biệt dễ thấy ở ISO cao. Nôm na là những điểm màu bất kì xuất hiện trên ảnh.

Khả năng zoom của máy ảnh compact: khi mua nên chú ý đến optical zoom (zoom quang học) vì đây mới là zoom thực, qua thấu kính của máy. Digital zoom chỉ là phóng to pixel trên tấm thường là từ 3x – 5x, của advanced compact từ 5x – 15x, tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ giảm đi nhiều vì nhiễu (hạt) do đây là phương pháp nội suy, tức là tạo ra một điểm ảnh từ việc tính toán màu sắc, độ sáng từ điểm bên cạnh.

Với những kiến thức cơ bản ở trên, việc chọn máy ảnh số thật ra rất đơn giản. Bất cứ chiếc máy nào có độ phân giải trong khoảng loanh quanh 10 Megapixel, ISO khoảng 50 – 800 là đủ cho hầu hết mọi yêu cầu, những máy hiện nay có bán trên thị trường có độ phân giải là 10, 12 và 14M.Pixel, tuy nhiên xu hướng trong 2010 có thể sẽ xuất hiện máy ảnh P&S có độ phân giải 18M.Pixel. Với zoom thì phải xem bạn thường chụp gì. Bình thường zoom từ 3x-5x là đủ cho sử dụng hàng ngày, nhưng nếu bạn thích chụp hoa cỏ hay chim chóc thì tầm zoom lớn hơn một chút là đầu tư xứng đáng vì bạn sẽ phóng to được vật thể ở khoảng cách đủ xa mà không làm “kinh động” nó. Một số ví dụ cho dòng máy ảnh compact hiện nay đã có Optical Zoom từ 6x đến 12x.

Vậy còn gì nữa không? Những điểm sau cũng rất quan trọng mà bạn cần thử (nếu có khả năng) trước khi mua máy là:

- Pin dùng được bao lâu: trung bình pin của những chiếc máy ảnh compact cho bạn khoảng 150-500 lần chụp tùy loại pin và cách sử dụng máy. Nếu có thể nên đầu tư thêm một bộ pin rời để phòng trường hợp cần thiết.

+ Pin AA có ưu điểm là có thể mua và chụp ở bất cứ nơi đâu mà không bị bỏ lỡ dịp vui chơi nếu có hết pin. Nhược điểm là số lần chụp không được nhiều như pin của hãng (pin litium), tuy nhiên hiện nay có loại pin sạc Eneloop của Sanyo khỏe và bền sẽ giúp khắc phục nhược điểm này.

+ Pin của hãng: thời lượng chụp được lâu, gọn nhẹ, tuy nhiên việc mua pin phụ khá khó và đắt, khoảng 20USD trở lên.

- Kích thước của màn hình LCD phía sau: hiện tại kích thước phổ biến là 2.5 – 3 inches. Tuy ưu điểm của màn hình to là giúp bạn dễ chụp và xem lại hình, nó cũng làm giới hạn thời gian sử dụng pin của máy.

- Máy dùng loại thẻ nhớ gì: Hiện nay phổ biến nhất cho compact là thẻ SD. Nhưng một số nhà sản xuất như Olympus hay Sony dùng định dạng thẻ của riêng mình (xD và Memory Stick). Một số máy prosumer hỗ trợ thẻ CF. Một điểm đáng lưu ý là còn có một loại thẻ là SDHC (SD high capacity, dung lượng từ 2Gb – 8Gb), tuy hình dáng bên ngoài giống thẻ SD bình thường nhưng hoàn toàn KHÔNG tương thích với những máy ảnh không hỗ, cho nên bạn cần tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi mua thẻ nhớ.

Một số tính năng mới trong xu hướng sản xuất máy ảnh trong thời gian gần đây:

- Quay phim HD: chủ yếu là quay ở độ phân giải 720, một số ít máy có khả năng quay phim ở 1080. Đây là một xu hướng chung khi các màn hình TV, máy tính…đã có khả năng trình chiếu phim ngay khi cắm máy ảnh vào.

- Chống rung khi chụp ảnh: tính năng này giúp hỗ trợ giảm khả năng bị nhòe ảnh khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu như buổi chiều, trong phòng tiệc…

- Nhận diện khuôn mặt, nụ cười, cảnh báo chớp mắt/nhắm mắt: máy có khả năng tìm ra và khóa nét khi có mặt người ở trong khung ảnh và phát hiện có người đang nhắm mắt để tự động kéo dài thời gian chờ rồi mới chụp.

Và cuối cùng, thử trước khi mua, cầm nó trên tay xem nó có hợp với bạn không. Bạn có thích màu sắc, kiểu dáng đó không? Có đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh của bạn không? Một số máy có những khả năng đặc biệt như chống thấm nước, va chạm có thể đáng giá với một số người dùng hay đi biển, leo núi, băng đăng…những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt và hoàn cảnh chụp ảnh cũng khó khăn hơn bình thường. Đó mới là điểm quan trọng nhất khi chọn một chiếc máy, chọn chiếc máy mà bạn thích.

Đến đây chắc có một số bạn sẽ thắc mắc tại sao có những yếu tố quan trọng của một chiếc máy ảnh như Auto-focus, Flash, Aperture (Khẩu độ), Shutter speed (tốc độ đóng màn chập) lại không được đề cập. Lý do, đây là một hướng dẫn hướng về người dùng chưa hoặc có rất ít kinh nghiệm về máy ảnh số thông dụng, cũng chưa có điềm đam mê mà chỉ cần một chiếc máy đủ đáp ứng nhu cầu giải trí hay công việc.

Với những máy thuộc dòng bán chuyên thì bạn sẽ thấy có những chế độ: P, A, S, M. Đây là 4 chế độ chụp phổ biến, được coi là tiêu chuẩn cho các máy ảnh tự động (kể cả phim lẫn số)

P là Programmed, máy sẽ đo sáng và chọn tự động cả khẩu độ (Aperture) lẫn tốc độ (Shutter Speed) để cho ra tấm ảnh đúng sáng.

A là Aperture Priority, máy sẽ cho bạn chọn khẩu độ bạn muốn và máy sẽ chọn tự động tốc độ chụp hợp với khẩu độ đó để cho ra tấm ảnh đúng sáng.

S là Shutter (Speed) Priority, máy sẽ cho bạn chọn tốc độ chụp và tự động chọn khẩu độ phù hợp với tốc độ đó để cho ra tấm ảnh đúng sáng.

M là Manual, bạn chọn cả hai thông số trên máy sẽ sử dụng cả hai mà không quan tâm ảnh ra có đúng sáng hay không, nhưng nó sẽ hiện giá trị sáng cho bạn tham khảo, khi giá trị này là 0 thì ảnh cho ra sẽ đúng sáng.

Chọn mua máy quay số

Máy quay kỹ thuật số hiện nay có thể thực hiện việc quay và biên tập video một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể xuất những đoạn phim thu được ra băng hay đĩa DVD hoặc đưa trực tiếp lên mạng.

Những mẫu dùng băng MiniDV hiện nay đang là hàng hiếm, nhưng nổi trội bởi chất lượng phim tốt và có giá thấp hơn những loại khác. Loại dùng DVD và đĩa cứng thì đang thông dụng hơn. Bạn cũng có thể xem đĩa Mini DVD trên đầu đọc DVD nhưng nếu laptop của bạn chỉ có ổ DVD “nuốt đĩa” thì có lẽ những đĩa nhỏ hơn này sẽ không vừa. Với những mẫu máy dùng đĩa cứng thường hoặc đĩa flash thì bạn sẽ cần nhiều không gian lưu trữ trên máy tính cho các đoạn phim. Trường hợp những máy quay có thể nhận thẻ nhớ SD hay SDHC thì bạn có thể xem lại các đoạn video một cách dễ dàng trên những khung hình kỹ thuật số, TV chuẩn HD và những thiết bị giải trí khác có khe SD/SDHC.

Chất lượng cao (HD) hay tiêu chuẩn (SD)?


Mặc dù những phim HD có chất lượng rất tốt nhưng máy quay HD lại khá đắt và không phải tất cả các phần mềm biên tập phim đều chấp nhận những đoạn phim HD. Việc giải mã cũng là một vấn đề khi những tập tin HD thường sử dụng định dạng AVCHD (Advanced Video Codec High Definition), định dạng không phải lúc nào cũng được hỗ trợ bởi các phần mềm biên tập. Những máy quay miniDV HD lại thường dùng định dạng HDV tương thích tốt hơn. Cả hai định dạng đều đòi hỏi cấu hình PC cao để giải mã tập tin và nhiều giờ để dựng hình. Hơn nữa, thậm chí nếu chương trình biên tập của bạn có hỗ trợ HD thì có khi nó chỉ cho bạn chép ra một đĩa chuẩn thường.

Những tính năng chính

Màn hình: Màn hình LCD cho phép bạn dễ dàng quan sát chủ đề và xem trước những đoạn phim. Tuy nhiên, một vài LCD không rõ nét dưới tác động của nắng trời và màn hình kích thước lớn lại tiêu hao nhiều pin hơn. Do đó, hầu hết các máy quay đều trang bị kính ngắm.
Quay video widescreen: Một số máy quay có thể quay với tỉ lệ 16:9 (tỉ lệ mà TV HD dùng), thậm chí cho những đoạn phim thông thường. Với những máy quay như vậy, cảm biến CCD sẽ có tuỳ chọn 16:9 hay tỷ lệ truyền thống 4:3; trong trường hợp sau máy quay chỉ dùng một phần của CCD cho những đoạn phim widescreen.

Ống kính: Tất cả các máy quay đều có ống kính zoom nhưng không phải sản phẩm nào cũng phân biệt rõ giữa zoom quang và zoom số. Zoom quang tối đa là mức phóng đại cao nhất mà máy quay có thể đạt được với ống kính trên máy. Nhìn chung, zoom quang khoảng 10X là quá đủ. Trong khi đó, zoom số sẽ mở rộng phần hình ảnh để làm đầy màn hình sau khi zoom quang được mở hết mức, làm cho phim có hạt.

Chống rung: Bạn có lo lắng về những hình ảnh bị giật bị gây ra do run tay? Với tính năng chống rung số, cơ chế chuyển động của ống kính sẽ khắc phục những chuyển động bên ngoài. Với chống rung điện tử, hình ảnh sẽ được xử lý lại bởi CCD. Tính năng chống rung quang thường cho kết quả tốt hơn.

Pin: Hầu hết máy quay có thể hoạt động trong vòng ít nhất 1 giờ với pin đi kèm. Những loại pin có thời gian dùng lâu hơn thường có giá từ 50USD đến 100USD.

Micro: Những micro được đặt phía trước thường cho âm thanh tốt hơn micro đặt trên đỉnh của máy. Một vài máy quay có “zoom mic” để tăng âm lượng theo mức ống kính zoom được sử dụng và một số mẫu khác cho phép bạn cắm micro ngoài.

Chụp ảnh: Nhiều máy quay có thể lưu hình ảnh tĩnh vào thẻ nhớ hay băng từ. Một vài máy còn có thể lưu hình ảnh có cùng độ phân giải như máy ảnh số 5Mpixel. Tuy nhiên, không dễ tìm được máy quay có số lượng nút điều khiển hay chất lượng hình ảnh ngang ngửa với máy ảnh số thông thường.

Chế độ ánh sáng yếu: Nhiều máy quay có thể hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu với sự giúp đỡ của ánh sáng hồng ngoại, chế độ đóng ống kính chậm để thu được nhiều ánh sáng nhất, hoặc lấy ánh sáng từ một hoặc nhiều LED có sẵn. Những chế độ này có thể sẽ hữu ích nhưng đoạn phim vẫn không thể đẹp như trong điều kiện ánh sáng tốt.

Cổng giao tiếp: Hầu hết máy quay MiniDV có cổng FireWire để chuyển phim vào PC; vài mẫu sẽ chuyển phim qua cổng USB 2.0. Hầu hết các mẫu máy quay đều có cổng xuất S-video hoặc cổng xuất composite (video và âm thanh) để xem video trên TV. Ngoài ra, các máy quay cũng có cổng nhập S-Video và cổng nhập composite, cho phép bạn thu lại từ những nguồn khác như từ máy quay dạng tương tự (analog) đời cũ.

Khối lượng: Bên cạnh việc có màn hình LCD lớn và nhiều tính năng phụ sẽ làm cho máy quay có giá cao hơn nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho người dùng và tăng kích thước máy. Khối lượng máy cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng với máy quay số vì ảnh hưởng đến việc bạn thường xuyên mang nó theo trong những chuyến đi. Ngoài ra, khối lượng cũng ảnh hưởng tới giá: những kiểu máy nhỏ thường đắt tiền hơn. Thông thường, máy quay nhỏ sẽ có ống kính đơn giản hơn, ít tính năng hơn và các chế độ điều khiển khó dùng hơn.

(*) Phần kiến thức về máy quay được chúng tôi lấy từ tạp chí PCWorld Việt Nam nhằm đem đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường các thiết bị ảnh nói chung.

Lựa chọn Máy quay phim kỹ thuật số

Quay phim nghiệp dư lại là một cái thú dễ gây nghiện! Kỷ niệm một chuyến du lịch với người thân, ghi lại những hình ảnh dễ thương hay tự làm phim tư liệu cho cơ quan... sẽ làm bạn mê mẩn bởi sức hấp dẫn của máy quay phim kỹ thuật số này.

Vòng quanh thị trường...
Vài năm trở lại đây, dòng
máy quay phim kỹ thuật số (gọi tắt là digicam) đã nhanh chóng đẩy lùi thế hệ analog trong cả hai lĩnh vực: chuyên nghiệp và tài tử.

Loại máy quay chuyên nghiệp (procam), tuy đã ứng dụng công nghệ digital nhưng kích thước của chúng vẫn còn khá lớn, hầu hết phải vác trên vai. So với loại máy quay digital nghiệp dư cầm tay (handycam), điểm khác biệt của procam là được trang bị tới 3 "con chip" CCD thay vì chỉ có một. Công nghệ 3CCD này giúp tách và xử lý riêng ba "gam" màu cơ bản là đỏ, lục và xanh da trời, cho phép hình ảnh đạt chất lượng tuyệt hảo nếu so với dòng máy analog dùng băng VHS. Bên cạnh đó, hệ thống ghi âm kỹ thuật số với micro stereo rời cũng đem lại kết quả vượt trội, chưa kể các hiệu ứng MP3 được cài đặt sẵn giúp phát huy sáng tạo.

Procam cũng có một ưu thế khác mà handycam không thể so sánh, đó là những chương trình kỹ xảo và hiệu ứng kỹ thuật số tiên tiến: chèn hình, chèn âm thanh, chuyển cảnh, viết tựa đề tùy ý… Ngoài ra, procam có nhiều loại cổng kết nối như i-Link hay IEEE 1394 cũng có sẵn để tiện phối hợp với các loại máy chuyên làm hậu kỳ khác. Giá những procam "xịn" như Canon XL-1, Sony DCR-VX2000... xê xích từ 2.000 - 4.500 “đô"/cái!
Chọn máy quay kỹ thuật số nào?
Máy handycam phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là
Sony, sau đó mới đến Panasonic và JVC; một vài nhãn hiệu khác như Hitachi, Samsung hay Canon cũng có nhưng ít gặp hơn.
Ðể cạnh tranh với Sony, chi nhánh tại Việt Nam của JVC và Panasonic tung ra "hàng chính hãng" với nhiều chiêu khuyến mãi như cấp thẻ câu lạc bộ, giảm giá, mở đại lý... So với Sony thì hai nhãn hiệu này cũng "một chín, một mười", nhưng có điều là handycam của Panasonic hầu hết không có chức năng quay trong đêm tối (như của Sony hay JVC), còn JVC thì giá lại khá cao.
Tiêu chuẩn chọn mua máy
Với một người quay phim nghiệp dư, một handycam tốt phải đạt các chuẩn sau:
- Ðộ phân giải của "con chip" CCD phải đạt tối thiểu là 800.000 pixels.
- Có chức năng chụp ảnh tĩnh với dung lượng ảnh càng "nặng" càng tốt (những máy tốt đều ghi "Mega pixels" trên vỏ máy).
- Màn hình LCD phải điều chỉnh được màu sắc, độ nét, góc xoay... (Intelligent LCD Monitor) và phải từ 2.5 inch trở lên.
- Nhiều loại cổng kết nối (ngõ- In/Out ports): USB, LANC, S-video, headphones, micro-phone, A/V và firewire/I-link/IEEE 1394. Một số đời máy có thêm chức năng làm webcam và truyền một đoạn phim qua internet (email video clip).
- Ðèn chiếu sáng gắn trên máy, hỗ trợ thêm đế (Hot-shoe) để gắn đèn hoặc micro rời...
- Dễ mua thêm phụ kiện như đèn rọi, ống kính, pin...
Ngoài ra, cũng như máy ảnh kỹ thuật số, zoom quang học (Optical zoom) mới là giá trị thực, trong khi zoom kỹ thuật số (Digital zoom) chỉ tạo ra những ảnh “ảo" nên không cần quá lớn. Ðộ mở tối đa của ống kính ít nhất phải đạt mức 2.8.
Máy, băng và chất lượng hình, tiếng
Tùy theo cỡ máy và loại băng mà nhà sản xuất chỉ định sử dụng, mỗi nhãn hiệu lại có nhiều dòng máy với hàng chục mô-đen khác nhau.
Theo nhận xét của giới am hiểu, chất lượng hình và tiếng ghi được sẽ giảm dần theo thứ tự sau: tốt nhất là các loại máy handycam sử dụng loại băng miniDV (digital video); kế đó là máy handycam dùng băng Digital 8, băng Hi8 (hi-fi 8mm) và cuối cùng là V8. Trừ miniDV có kích thước chỉ nhỉnh hơn hộp diêm ra, ba loại băng "tám" nêu trên có thể dùng lẫn cho máy của nhau. Tuy nhiên, bạn chớ uổng tiền nếu cố gắng cải thiện chất lượng hình và tiếng bằng cách... ăn gian: mua băng “xịn” Digital 8 bỏ vào máy V8!
Cũng có ý kiến cho rằng khó mà phân biệt được sự chênh lệch này. Chưa chắc là máy handycam dùng băng miniDV lại đắt hơn máy dùng băng Hi8 nếu chức năng của chúng tương đương nhau! Có thể nói rằng việc chọn mua máy miniDV, Digital 8, Hi8 hay V8 còn tùy vào sở thích của khách hàng về kiểu dáng, chức năng, giá cả… Nhưng riêng với loại băng V8- vốn dùng được cho cả máy digital và analog, thì có hai điều bảo đảm đúng: thứ nhất, máy digital quay đẹp hơn hẳn máy analog; và thứ hai, băng V8 vẫn cho hình và tiếng tốt hơn băng VHS (C) khi sử dụng chung một máy họ analog.
Vài kiểu máy thông dụng
Trước khi mua, bạn nên đi một vòng để ghi lại số series của những kiểu máy mà bạn "kết". Sau đó, về tham khảo kỹ tính năng của chúng trên trang web của các hãng chế tạo hoặc tham khảo trên catalog.

Cách chọn máy quay phim kỹ thuật số

TTO - Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy quay phim kỹ thuật số (KTS). Tuy nhiên bạn cần chú ý một số chi tiết kỹ thuật để có thể chọn cho mình một chiếc vừa đạt mục đích sử dụng và vừa với túi tiền của bạn.

Ống kính

Hệ thống ống kính là bộ phận đầu tiên của máy quay tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh. Chất lượng ống kính được quyết định bởi công nghệ và truyền thống của các nhà sản xuất ống kính trên thế giới, đây là yếu tố quan trọng cho chất lượng thu hình.

Ngoài sự phụ thuộc vào công nghệ sản xuất các thấu kính, ống kính máy quay còn phải đáp ứng một số nhu cầu sau:

- Khả năng đóng mở và độ bền cơ học của màn chập, khẩu độ, tiêu cự và khả năng tăng sáng điện tử (Gain) để có thể thu hình ở ngay cả trong môi trường ánh sáng yếu.

- Khả năng của độ mở góc rộng và độ phóng đại của ống kính có đáp ứng nhu cầu khi thu hình trong công việc của bạn.

- Ngoài các yếu tố trên còn một vấn đề nữa không kém phần quan trọng đó là công nghệ chế tạo hệ thống thấu kính chống rung (OIS) của nhà sản xuất, giúp cho người sử dụng máy quay KTS thu được những hình ảnh độ nét cao.

Chip xử lý hình ảnh

Kích thước của chíp xử lý ánh sáng được nhận biết qua các chỉ số: 1-inch, 3/4-inch, 2/3-inch 1/2-inch, 1/3-inch, 1/4-inch và 1/6 inch (1-inch tương đương 25mm). Khi kích thước của chíp càng lớn khả năng xử lý ánh sáng càng chính xác.

Các máy quay KTS chuyên dùng cho các phim trường và đài truyền hình sử dụng chíp từ 2/3-inch đến 1-inch như DVCam của Sony hay DVCPro của Panasonic. Loại chíp có kích thước 1/3 và 1/4-inch được trang bị cho các máy quay như: AG-DVC30, AG-DVC60 và AG-DVX100 của Panasonic hay DCR-VX2100, DSR-PD170 của Sony với giá thành từ 2.000 USD đến 4.000USD. Còn những CCD nhỏ hơn được trang bị cho các dòng máy quay KTS gia đình.

Thông số thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là  xử lý ánh sáng bằng 1 chíp(1CCD) hay 3 chíp (3CCD). Máy quay phim KTS phân tích ánh sáng thông qua ba màu cơ bản là: màu đỏ, màu xanh lá cây và xanh da trời. Máy quay phim 1CCD phân tích ánh sáng 3 màu sắc trên chỉ bằng 1 chíp do đó chất lượng màu sắc hình ảnh chưa cao.

Còn dòng sản phẩm máy quay 3CCD phân tích ánh sáng bằng 3, với mỗi chíp xử lý riêng biệt một màu khác nhau. Nên các dòng sản phẩm máy quay phim 3CCD cho chất lượng hình ảnh rõ, đẹp hơn nhiều so với dòng máy quay 1CCD.

Một số máy quay KTS được trang bị 3CCD (1/3-inch) thế hệ mới loại progesssive 470.000 điểm ảnh, giống như các CCD trong các máy quay chuyên dùng trong ngành truyền hình. Nên rất nhạy sáng có thể thu hình ngay cả khi ánh sáng yếu dưới 3 Lux.

Riêng các máy quay KTS của hãng Panasonic còn được trang bị bộ xử lý RGB Gamma. Kỹ thuật này giúp chúng ta dễ dàng thu hình khi quay ngược sáng và hình ảnh thu được có tone màu giống phim nhựa hơn các máy quay cùng loại.

Bộ chuyển đổi A/D (chuyển tín hiệu từ Analog sang kỹ thuật số)

Sau khi ánh sáng được phân tích qua các chíp xử lý ánh sáng sẽ được chíp A/D xử lý, chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Chỉ số bit của chíp A/D lớn cho chất lượng của hình ảnh được ghi hình trên băng DV càng cao. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết khi chọn mua máy quay KTS.

Các yếu tố khác

- Cân bằng trắng, cân bằng đen, nhanh và chính xác. Điều này giúp máy quay ghi lại hình ảnh có màu sắc đẹp và trung thực hơn.

- Xử lý ánh sáng, màu sắc, độ nét nhanh giúp cho thao tác dễ dàng khi quay.

- Các nút điều khiển, cân bằng trắng, khẩu độ, tốc độ, tiêu cự… được thiết kế như thế nào để người cầm máy tiện dụng khi thao tác.

- Chất lượng, độ bền của các hệ thống cơ, đầu từ của máy cũng như thời gian hoạt động của pin sẽ là một yếu tố khá quan trọng khi chọn mua máy.

- Không nên chọn các loại máy có cùng lúc 2 chức năng, vừa quay phim vừa chụp ảnh. Vì khi làm song  song hai nhiệm vụ, thì mục đích chính là ghi hình sẽ bị giảm chất lượng.

- Nên chọn mua các sản phẩm được cung cấp bởi những công ty là nhà phân phối chính thức.






Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn
Cách chọn mua chuột máy tính tốt và đẹp
Cách chọn mua máy chiếu bền đẹp, hình ảnh sắc nét
Chọn mua điều hoa không khí hiệu quả,
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu

Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất




(ST)


.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý