Viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nó có quan hệ rất lớn với việc kết hôn và sinh đẻ, cần được coi trọng.
Viêm gan vi rút cấp tính, có tình trạng bệnh rất nặng, sốt, tiêu hóa không tốt, đặc biệt là xuất hiện bệnh vàng da, cần cách ly điều trị, người mắc bệnh này tất nhiên không thể kết hôn. Viêm gan A nếu tích cực điều trị kịp thời thì nói chung có thể khỏi hoàn toàn và không chuyển thành mạn tính. Chờ tới khi hoàn toàn khôi phục sức khỏe, trạng thái cơ thể cho phép thì có thể kết hôn. Còn viêm gan B , quá trình phục hồi sức khỏe tương đối chậm, cho dù đã qua thời kì cấp tính, bệnh tình ổn định cũng không nên vội vã kết hôn. Vì sự bận rộn trước và sau khi kết hôn, hưng phấn và mệt nhọc trong sinh hoạt tình dục đều có thể làm tăng thêm gánh nặng cho gan, thậm chí làm cho bệnh tình tái phát và nặng thêm. Ngoài ra, sự lây truyền của vi rút viêm gan B tương đối mạnh. Vi rút qua nước bọt, dịch âm đạo, huyết kinh nguyệt và tinh dịch của người bệnh tiết ra ngoài cơ thể, vợ chồng tiếp xúc thân thiết rất dễ lây truyền sang nhau. Điều đó không có lợi cho sức khỏe của cả 2 người.
Một khi kết hôn, nếu mang thai thì việc mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bệnh tình của phụ nữ, Ví dụ như: chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thai nhi đều do cơ thể mẹ cung cấp, các thay thế đào thải cũng do cơ thể mẹ giải độc bài tiết ra ngoài. Tất cả những thứ đó đều do gan- một dạng nhà máy hóa chất đảm nhiệm. Điều đó đới với bộ gan đang bị vi rút tấn công thì có cơ thể đảm đương nổi. Ở giai đoạn mang thai khi viêm gan bội phát thì sẽ làm cho phản ứng thai nghén như buồn nô, ói mửa , kém ăn nặng thêm; Viêm gan bội phát ở giai đoạn cuối mang thai, dễ phát triển thành gan cấp tính hoặc thứ cấp , tính hoại tử uy hiếp nghiêm trọng tính mạng cả mẹ và con. Người mắc bệnh viêm gan do tế bào gan bị phá hủy, chức năng làm đông máu giảm sút, khi đẻ huyết dịch khó ngưng tụ, nên dễ xảy ra xuất huyết sau khi sinh, do quá mệt nhọc lúc sinh nở, sau khi đẻ mất máu và nhiễm bệnh, rất dễ làm cho gan mất chức ăng, xác suất phát bệnh trúng độc bội phát khi thai nghén ở giai đoạn cuối cũng tăng lên đáng kể. Chức năng gan sút kém còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của thai nhi vì vậy tỷ lệ đẻ con, sẩy thai, thai lưu khi mắc bệnh viêm gan vi rút cao hơn phụ nữ mang thai bình thường, đồng thời còn có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi , thai nhi cũng dễ lây nhiễm bệnh viêm gan vi rút, đồng thời việc hạn chế dùng thuốc sau khi mang thai cũng bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Có người sẽ nói, kết hôn xong có thể tránh không mang thai. Đương nhiên là có thể dùng dụng cụ tránh thai, nhưng thuốc tránh thai lại không phải hợp với người mắc bệnh viêm gan. Thuốc tránh thai có thể làm bệnh tình của người chức năng gan kém nặng thêm, vì vậy xét về tất cả các mặt, người mắc bệnh viêm gan vi rút nên hoãn kết hôn, còn lúc nào kết hôn phù hợp thì cần hỏi ý kiến bác sĩ. Chất abumin khác thường trong huyết thanh người của viêm gan B chuyển từ dương tính sang âm tính không phải dễ, có học giả đề nghị: nếu kiểm tra trong huyết dịch của người mắc bệnh có kháng thể chống chất abuminh nói trên tồn tại, cho thấy người này có khả năng nhất định, có thể xem xét cho phép người đó kết hôn.
Vợ chồng sau khi kết hôn, nếu như vợ hoặc chồng mắc bệnh viêm gan vi rút thì cần áp dụng biện pháp cách ly, hạn chế sinh hoạt tình dịch, tránh hưng phấn và mệt nhọc, chú ý tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi, hai bên đều nên phải thông cảm và thương nhau.Khi cần tránh thai thì tốt nhất là dùng dụng cụ tránh thai.
Nguời mắc bệnh viêm gan vi rút cần tích cực điều trị, sau khi chức năng gan phục hồi mới được phép mang thai. Đối với người bệnh đã mang thai thì cần căn cứ vào bệnh tình nặng nhẹ, thời gian , tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe , hiệu quả điều trị và thời gian mang thai để xem xét một cách tổng quát. Trong điều kiện bình thường người có bệnh tình nhẹ, thời gian mắc bệnh ngắn, chức năng gan bình thường, hiệu quả điều trị tốt thì phần lớn có thể sinh nở bình thường; còn người mắc bệnh nặng, mắc bệnh lâu, chức năng gan tổn thương nghiêm trọng, điều trị không kịp thời có thể suy nhược thì nên đình chỉ mang thai. Cách xử lý các giai đoạn mang thai khác nhau, cũng không đồng nhất. Đối với trường hợp viêm gan mạn tính ở giai đoạn đầu mang thai thì phần lớn chủ trương có thể đi nạo thai để bảo vệ gan cho bà mẹ và tránh dẫn đến dị dạng ở thai nhi. Đối với trường hợ mắc bệnh viêm gan ở giai đoạn cuối mang thai, vì lúc đó khả năng dẫn đến dị tật ở thai nhi tương đối thấp, nên phần lớn không chấm dứt mang thai , nhưng phải nghe theo sự hướng dẫn của bác si, tích cực điều trị viêm gan, chú ý phòng ngừa bệnh nhiễm độc trong thai nghén nảy sinh.
Đối với người viêm gan chưa khỏi sau khi đẻ, chức năng gan không bình thường, hoặc người khi xét nghiệm máu thấy kháng nguyên bề mặt gan B dương tính thì không nên cho con bú, ngăn chặn việc truyền bệnh sang trẻ qua bú sữa , làm như vậy giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sau khi sinh.
(st)