Những món ngon ở TP Hồ Chí Minh mê hoặc khách phương xa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những món ngon ở TP Hồ Chí Minh mê hoặc khách phương xa

19/04/2015 09:41 AM
574

Những món ngon ở TP Hồ Chí Minh mê hoặc khách phương xa. Cơm tấm, canh bún, hủ tiếu, bánh xèo... là những món ăn nổi tiếng ở đất Sài Gòn mà bạn không nên bỏ qua khi đến đây.


Sài Gòn từ lâu được biết đến là nơi tập trung rất nhiều món ăn ngon từ khắp mọi miền đất nước. Từ những đặc sản vùng miền cho đến những món ăn phổ biến bạn đều có thể tìm thấy và thưởng thức ở thành phố mang tên Bác. Nếu có dịp đến Sài Gòn, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những món ăn được cho là đặc sắc nhất nhé.

Cơm tấm

Được nấu từ những hạt gạo vỡ, cơm tấm là món ăn chống đói của người dân nghèo. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, cơm tấm trở nên phổ biến, trở thành món ăn đặc sản của Sài Gòn. Những hàng bán cơm tấm với chiếc tủ kính trên vỉa hè, một lò nướng sườn đang tỏa khói nghi ngút đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc qua các con phố ở Sài Gòn.

Cơm tấm nổi tiếng đến mức mà người ta thường rỉ tai nhau, ai chưa ăn cơm tấm coi như chưa đến Sài Gòn. Cơm tấm được ăn kèm với miếng sườn nướng, ngoài ra bạn có thể ăn kèm với phá lấu, chả, trứng ốp la, mắm chưng, bì... Tuy là món ăn nổi tiếng nhưng cơm tấm cũng là món ăn rất bình dân. Với khoảng từ 17.000 đồng, bạn đã có một đĩa cơm tấm sườn nóng hổi, ngon miệng.

Hủ tiếu

Nếu người Hà Nội tự hào với món phở thì hủ tiếu chính là niềm tự hào của người Sài Gòn. Xuất phát điểm của món ăn là từ người Hoa, nhưng món ăn này đã được biến tấu một cách khéo léo, hài hòa để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Được nấu từ bánh hủ tiếu, tôm, thịt nạc băm... cùng với nước lèo trong vắt nhưng có vị thanh ngọt tự nhiên của nước hầm xương, đây chính là điểm làm nên sự hấp dẫn cho món ăn này.

Ngoài hủ tiếu nước, bạn có thể ăn hủ tiếu khô với sự đậm đà của nước tương cùng bát nước lèo nóng hổi bên cạnh. Rau sống ăn kèm món này khác hoàn toàn với bún bò hay phở, gồm giá, xà lách, ngoài ra còn có hương thơm của lá hẹ, cần tây và sự thanh mát của cải cúc... Món ăn này có mức chênh lệch khá cao giữa lề đường với những quán có thương hiệu. Một bát hủ tiếu có thể có giá từ 20.000 đến 100.000 đồng.

Hủ tiếu gõ cũng là món ăn phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ tiếng gõ lóc cóc vào mỗi chiều tối của những người bán. Nếu mới vào Sài Gòn, bạn sẽ ngạc nhiên trước âm thanh lóc cóc vang lên từ hai thanh tre. Đó đích thị là tiếng rao mời của hủ tiếu gõ. Nếu hủ tiếu Nam Vang là món ăn mắc tiền thì hủ tiếu gõ chính là món ăn lót dạ của giới công nhân, sinh viên khi tan tầm hay đêm muộn.

Chủ nhân của những chiếc xe hủ tiếu gõ không bao giờ là người miền Nam, mà thường từ miền Trung vào Nam lập nghiệp. Bát hủ tiếu có đầy đủ các thành phần như bánh hủ tiếu, giá chần, thịt heo, bò viên, nước lèo... Nghệ thuật của món ăn này được thể hiện qua việc thái thịt, từng lát thịt được thái mỏng như tờ giấy. Nhưng, ăn hủ tiếu không phải vì mê ăn thịt, người ta thích vì sự thuận tiện, luôn được phục vụ tận nơi với bát hủ tiếu đầy ắp còn bốc khói nghi ngút. Đơn giản là thế, nhưng với những người dân Sài Gòn, mỗi khi đi xa lại nhớ quay quắt tiếng lóc cóc quen thuộc của món ăn bình dân này.

Bánh canh

Đây là món ăn phong phú nhờ sự biến tấu với nhiều nguyên liệu như: giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm sườn hay tôm nước cốt dừa... Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc trong thực đơn ăn vặt của người Sài Gòn. Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm..

Nếu muốn ăn bánh canh giò heo, bạn có thể ghé đến đường Nguyễn Phi Khanh (quận 1), bánh canh ghẹ thì ghé cầu Bông (quận Bình Thạnh), bánh canh cá lóc đến đường Nguyên Hồng (quận Gò Vấp), bánh canh tôm nước cốt dừa ở gần cầu Kiệu (quận 3)...

Các món cuốn

Có thể nói, Sài Gòn là nơi hội tụ của các món cuốn với rất nhiều loại cho bạn lựa chọn, từ cá lóc nướng trui, cá lóc hấp bầu cuốn bánh tráng nổi tiếng của người miền Tây, món cá nục hấp cuốn bánh tráng của người Trung, hay các món thịt luộc, nem nướng, bò lá lốt.... Đó còn chưa kể đến món bánh khọt, bánh xèo ăn kèm với bánh tráng, rau sống đặc trưng của người dân nơi đây.

Tuy về hình thức giống nhau, nhưng nếu để ý, bạn có thể nhận ra được sự khác nhau trong món cuốn của người Trung hoặc người Nam. Đó là người miền Nam thường cuốn kèm với bún tươi, riêng người miền Trung thì không có hoặc rất ít. Một điểm nữa là người miền Trung thường chấm với nước lèo, mắm nêm, riêng người miền Nam thì ăn với nước mắm pha chua ngọt.


Bún mắm, lẩu mắm

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon (mắm cá linh), nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường ăn kèm rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút

Lẩu mắm


Lẩu mắm ngon nhờ nấu bằng mắm cá linh nguyên chất

Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND/nồi; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: 210.000 – 300.000VND/nồi.

bún mắm

Bún mắm

Giống như lẩu mắm, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của món ăn này. Tô bún mắm ngon không quá ngọt, quá mặn hay quá cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo, nhất là không thể thiếu vị thơm nức của mắm. Ăn bún mắm ngoài lát cá, thịt heo quay, tôm, mực, không thể thiếu đĩa rau sống với rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, bông súng, húng thơm được chần sơ qua làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Một số quán ăn ghi điểm thêm nhờ chén nước mắm me chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn.

Địa chỉ: Bún mắm Huỳnh Lâm (gia truyền Bạc Liêu), 37A Gò Dầu, Q. Tân Phú: 28.000VND/tô; Quán bún mắm 444, số 369 Lê Quang Định, P.5, Q.Bình Thạnh, mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày, trừ ngày rằm và mùng 1, giá 35.000VND/tô; bún mắm 528 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp, giá 30.000VND/tô.

 Bún bò Huế

Bún bò Huế



Bún bò Huế rất được yêu thích ở Sài Gòn

Bún bò Huế là một trong những món ăn được yêu thích của xứ Huế, từ lâu cũng đã trở nên rất phổ biến tại Sài Gòn. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng.

Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn bình dân này tại nhiều con phố ở Sài Gòn, giá từ 20.000VND/tô. Địa chỉ: Bún bò Thành Nội Huế, 47A Trần Cao Vân, Q.3 (gần vòng xoay hồ Con Rùa); Bún bò Huế Đông Ba, 110A Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1…


 Lẩu cá kèo

Lẩu cá kèo

Lẩu cá kèo đặc trưng bởi vị chua thanh của lá giang

Lẩu cá kèo mang hương vị miền Nam đặc trưng. Lá giang là nguyên liệu không thể thiếu trong nồi lẩu cá kèo, mang đến vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút, rau đắng, giá và hoa chuối… Nồi lẩu cá kèo chuẩn bị thưởng thức mang hương thơm hấp dẫn, khó quên.

Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3 hay một số quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.


Mì – hủ tiếu – hoành thánh

Hủ tiếu Nam Vang


Hủ tiếu Nam Vang

Những món ăn này tuy không phải nguồn gốc bản địa song giờ đây cũng trở thành nét đặc trưng của Sài Gòn. Với người dân Sài Gòn, món này dễ ăn và khá được ưa chuộng. Tuy nhiên với dân Bắc, món này có vị hơi ngọt, có thể không quen khi thưởng thức lần đầu. Các quán hủ tiếu (hủ tíu), mì, hoành thánh rất sẵn trên bất kỳ còn đường, ngõ hẻm nào của Sài Gòn với giá từ 20.000VND/tô.

Địa chỉ: Hủ tiếu mì trên đường Mạc Thị Bưởi (Q.1), hủ tiếu cá gà trên đường Tôn Thất Đạm (Q.1), hủ tiếu mì vàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5), hủ tiếu 46/102 Võ Văn Tần, Q.3, mì Vịt tiềm trên đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), mì chú Tắc: 22 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3…

Bánh tráng Trảng Bàng

Bánh tráng Trảng Bàng

Bánh tráng Trảng Bàng

Đây là món ăn của người Tây Ninh, ngoài bánh tráng phơi sương còn có bánh canh Trảng Bàng cũng rất hấp dẫn. Bánh tráng được ăn với thịt heo luộc, thịt bò luộc, cùng với rất nhiều loại rau và mắm nêm (hoặc mắm chua ngọt) đặc trưng của người miền Tây.

Địa chỉ: Bạn có thể ăn bánh tráng Trảng Bàng ở hệ thống cửa hàng Hoàng Ty, hoặc bánh tráng Trảng Bàng 411 – 413 Nguyễn Tri Phương, Q.10.

Bò tơ Củ Chi

Bò tơ Củ Chi

Bò tơ Củ Chi ngon nhất khi ăn tại huyện Củ Chi

Miếng thịt bò mềm ngọt cùng các loại rau tươi rói của Nam Bộ nằm gọn trong chiếc bánh tráng cuộn lại, ăn với nước chấm chua ngọt pha rất khéo đã làm nên đặc sản bò tơ Củ Chi. Hiện nay nhiều nhà hàng ở Sài Gòn cũng phục vụ món nay nhưng vẫn chưa thể sánh ngang với bò tơ chính gốc tại Củ Chi.

Địa chỉ: Quán bò tơ Xuân Đào – Đi thẳng trên đường Quốc lộ 22, qua ngã tư Trung chánh và đến cầu vượt Củ Chi, nhìn phía tay phải… sẽ thấy quán bò tơ Xuân Đào, huyện Củ Chi; Bò tơ Hồng Đào cũng ở Quốc lộ 22 nhưng bên tay trái.

 Bánh xèo Nam Bộ

Bánh xèo Nam Bộ


Những loại rau sống từ miệt vườn giúp món bánh xèo Nam Bộ thêm ngon miệng và đỡ ngán

Bánh xèo vàng ruộm, ở giữa có nhân tôm, thịt, giá đỗ, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Bánh xèo miền Nam khi ăn chấm nước mắm chua ngọt cùng rất nhiều loại rau và lá cây tại miệt vườn. Tại một số nhà hàng người ta cho thêm các loại nấm làm nhân bánh xèo ăn rất ngon miệng và bớt ngán.

Địa chỉ: 46A Đinh công Tráng, Q.1; Mười Xiềm 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3; Ăn Là Ghiền, 74 Sương Nguyệt Ánh, P.Bến Thành, Q.1.

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn



Gỏi cuốn chấm với tương đen hoặc nước mắm chua ngọt

Nguyên liệu để có một cuốn gỏi chất lượng là phải đầy đủ: rau, bún, tôm, thịt  ba chỉ và tất nhiên không thể thiếu bánh tráng dẻo để cuốn bên ngoài. Tuy nhiên, điều chính yếu để có thể cảm nhận một cuốn gỏi ngon là thành phần nước chấm của nó. Người miền Nam hay dùng gỏi cuốn chấm với tương đen vì nó có vị ngòn ngọt, cộng thêm đậu phộng và đồ chua nữa. Gỏi cuốn bình dân, thân thuộc đến thế nhưng lại lá 1 trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn. Gỏi cuốn được bày bán rộng rãi ở khắp các hàng rong, quán cóc, chợ và cả siêu thị… giá chỉ 3.000VND/cuốn.

Địa chỉ: Vỉa hè công viên Lê Văn Tám (đường Hai Bà Trưng), siêu thị BigC, siêu thị Co.opmart…

Các món ốc

Ốc hương rang muối ớt


Món ốc hương rang muối ớt

Quán ốc ở Sài Gòn là từ gọi chung, bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác. Rủ nhau đi ăn ốc cũng là để thưởng thức một thế giới nhuyễn thể thân mềm và giáp xác phong phú, từ nghêu, sò, ốc, hến, đến cua, ghẹ, mực, tôm… Có đủ cách chế biến ở Sài Gòn để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên, rang đến nướng mọi, đút lò… với đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, bơ….

Địa chỉ: Ốc Đào 2– 132 Nguyễn Thái Học, Q.1; Ốc Quang Anh, 189 Tô Hiến Thành, P13, Q.10; Ốc số 9, 23 Nguyễn Văn Giai, P. Ða Kao, Q.1; Ốc cô Hồng, hẻm 177 đường 3/2, Q.10; Ốc Xinh, 002 Lô B5 chung cư P.3, đường nội bộ 12B, Khánh Hội, Q.4; Quán Ốc Việt: 237/50 Trần Văn Đang, P.11, Q.3.


Các món chè

Chè khoai môn đậu phộng


Chè khoai môn đậu phộng

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu.

Địa chỉ: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5 (của người gốc Hoa); Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món – số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…



Một số món ăn vặt ngon ở TP HCM



Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn New Street - Món ��n vặt hấp dẫn

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt vô cùng hấp dẫn bắt nguồn từ Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn rồi thường không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm và dính bết lại, ăn không ngon.

Nếu đúng loại bánh tráng ngon, bánh tráng sau khi trộn sẽ trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua của tắc, mùi thơm và dai của khô mực hoặc khô bò, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút sa tế cay và rau răm thái nhỏ.

Bánh tráng trộn không những ngon mà còn khá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 10.000VNĐ đến 15.000VNĐ. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường. Món bánh tráng trộn này không chỉ được say mê bởi các bạn học sinh hay sinh viên, mà đến cả giới văn phòng cũng khó cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Nhiều nhân viên văn phòng cứ đến lúc nghỉ trưa hay sau giờ làm việc là lại rủ bạn bè, đồng nghiệp ra phố, đến những gánh hàng rong để cùng nhau mua bánh tráng trộn ăn vặt cho đỡ thèm. Còn nếu lười đi ra ngoài do trời mưa nắng thất thường thì có gọi điện thoại đến một số dịch vụ giao hàng ăn vặt tận nơi để đặt hàng món này. Vô cùng tiện lợi mà lại không mất công phải đi đâu xa


 Các món cuốn

Có nhiều món ăn vặt được chế biến chung với bánh tráng như: gỏi cuốn, bò bía, chả giò miền Trung… các món ăn này có một đặc điểm chung là được chế biến với một lớp bánh tráng cuốn tròn bao bọc bên ngoài.

Gỏi cuốn - Món ăn vặt hấp dẫn

Gỏi cuốn và bò bía là hai món ăn vặt quen thuộc của tuổi học trò, những chiếc bánh tráng mỏng được dùng làm vỏ bên ngoài, phần nhân bên trong gồm có các loại rau sống, bún tươi, tôm, thịt hoặc trứng rán tráng mỏng… thường được ăn kèm với tương hoặc nước chấm chua ngọt.

Bò bía - Món ăn vặt ngon

Chả giò hay nem rán cũng có hình thức tương tự nhưng được chế biến theo cách khác, cũng lớp vỏ bánh tráng bên ngoài, bên trong là nhân thịt bằm nhuyễn, nấm mèo, miến, cà rốt, củ cải thái sợi… được cuốn tròn lại và đem chiên giòn, có thể ăn kèm với bún hoặc cuốn chung với các loại rau sống khác. Đây là món ăn vặt được giới trẻ rất hay nghĩ đến mỗi khi đi đến các quán ăn đường phố.


Bánh tráng mạch nha

Bánh tráng mạch nha là một món ăn vặt quen thuộc của người dân xứ Quảng. Món ăn chơi giản dị với bánh tráng nếp, đường mạch nha và dừa nạo nhưng lại có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Chiếc bánh tráng nướng vàng được quết lên trên bề mặt những sợi mạch nha vàng óng như tơ, sau đó là một lớp dừa nạo, gấp đôi lại và trao cho khách mua.

Bánh tráng mạch nha - Món ăn đường phố hấp dẫn

Bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn vặt, mà đã trở thành đặc sản của một vùng miền. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng mang trong mình hình ảnh của một quê hương, là món quà quê đặc biệt có ý nghĩa đối với những người con xa xứ. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà, chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà.



 Bánh tráng nướng trứng cút


Cũng chỉ mới xuất hiện gần đây tại Sài Gòn, nhưng món ăn vặt này đã được bày bán ở khắp các con phố và rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Vì bánh tráng nướng là loại bánh mỏng, nên khi nướng cần phải xoay tròn chiếc bánh đều tay để bánh được chín đều và không bị cháy.

Bánh tráng nướng trứng cút - Món ăn vặt quen thuộc

Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi ăn vặt chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.

Ốc

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 1

Ốc luôn là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn từ sinh viên, học sinh, dân văn phòng đến dân nhậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay mùa nào trong năm. Liên tục thưởng thức nên nhu cầu tìm các loại ốc mới, cách chế biến mới của "tín đồ ốc" Sài Gòn cũng tăng. Cũng từ đó, tại vùng đất này, bạn có thể thưởng thức hơn 100 loại sò ốc khác nhau với hàng ngàn cách chế biến khác nhau. Điều mà bạn không thể kiếm được ở bất kỳ vùng, miền nào trong nước.

Phá lấu

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 2

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 3

Phá lấu có nguyên liệu chính là nội tạng của heo hay nội tạng bò, được nấu kèm với các gia vị có tính khử mùi mạnh như ngũ vị hương, quế. Đây là món ăn khá phổ biến và độ tuổi tiêu thụ nhiều nhất là giới trẻ. Bạn có thể ăn phá lấu với bánh mì, mì gói, hủ tíu hoặc độc hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.

Kem/chè

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 4

Tinh hoa chè Việt.

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 5

Thế giới kem đầy màu sắc.

Nói Sài Gòn là thiên đường của kem và vương quốc chè không sai, bởi không nơi đâu, bạn có thể bước ra "thế giới kem" như vùng đất này với hàng loạt cửa hàng, thương hiệu kem đến từ Pháp, Mỹ, Newzeland, Nhật… Mỗi loại kem lại có vị, độ ngọt, mềm khác nhau. Song song thế giới kem, vương quốc chè tại đây cũng đa dạng với chè Mỹ, chè Thái, chè Nhật, chè Campuchia.

Bên cạnh các thương hiệu ngoại, các nhãn hiệu kem Việt như kem Bạch Đằng, kem Bố Già, kem Thiên Lý cũng đáng để bạn thử qua một lần.

Lẩu dê, nhũ (nầm) dê nướng

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 6

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 7

Lẩu dê và nhũ dê nướng luôn đi thành cặp.

Đây là hai trong số những món ăn phổ biến của người Sài Gòn cho những lần tụ tập cùng bạn bè hay đổi bữa cho gia đình. Điểm cộng là các quán dê đều có không gian khá rộng, món ăn phong phú, giá cả bình dân. Đặc biệt, trong những ngày mưa gần đây, một nồi lẩu dê thuốc bắc hay dê chao với cái nóng hổi, vị thơm của nước dùng và những miếng thịt dê ngon lành là gợi ý không tồi.

Cơm tấm

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 8

Là một trong những món ăn đóng mác "chỉ có ở Sài Gòn", cơm tấm với những hạt cơm gãy (do được nấu từ tấm), miếng sườn nướng cháy cạnh, chả bì và nước mắm pha lạt luôn có sức hút kỳ lạ với thực khách Sài Gòn mà cả những du khách ghé qua.

Bột chiên

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 9

Bột chiên có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng "chén" vào buổi tối là hợp nhất. Một đĩa bột chiên ngon phải hội tụ đủ các điều kiện như miếng bột ngoài giòn tan nhưng bên trong thơm mềm, vị béo của trứng, thanh thanh của đu đủ bào mỏng ngâm dấm, mặn nhẹ của nước tương và gia vị.

Sủi cảo

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 10

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 11

Là một món ăn đặc trưng của Hoa, mì há cảo thu hút ẩm khách với miếng sủi cảo vỏ mềm mịn, vị tôm thịt hòa quyện thơm ngon, nước lèo trong veo, ngọt thanh vị xương ống. Bạn có thể lựa chọn một tô sủi cảo thập cẩm với da heo, mực, bong bóng cá hay há cảo để no bụng. Bên cạnh há cảo nước, món há cảo chiên giòn rụm, béo ngậy cũng là một lựa chọn đầy thú vị.

Xiên nướng

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 12

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 13

Không phải ngồi trong những quán nhậu xô bồ, không bị bức bí trong trong không gian máy lạnh, bạn được lựa chọn bất kỳ chiếc bàn thấp nào trong không gian rộng rãi vỉa hè, vừa nhâm nhi những xiên thịt do mình tự nướng, vừa trò chuyện cùng bạn bè với chi phí cực thấp. Đây là những điểm cộng khiến lẩu nướng – xiên que thật sự chiếm được cảm tình của giới trẻ Sài Gòn.

Bánh tráng trộn

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 14

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sài Gòn 15

Ngay từ khi xuất hiện, món ăn vặt tổng hòa vị chua, cay, mặn này nhanh chóng xâm chiếm đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn và trở thành một trào lưu ẩm thực có sức lan tỏa từ trường học đến công sở. Sau hơn 10 năm "thống trị", độ hot của món ăn không những không giảm mà ngày càng tăng.

Một bịch bánh tráng "chuẩn" gồm bánh tráng trộn, dầu sa tế, mỡ hành, hành phi, ruốc, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài, muối tôm, tấc và rau răm, có giá thành từ 10.000 – 15.000 đồng.

Hiện nay, ngoài bánh tráng trộn đã xuất hiện thêm hai người "họ hàng" cũng hấp dẫn không kém là bánh tráng cuốn và bánh tráng nướng.






Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Những món ăn vặt miền Nam dễ nghiền
Các món ăn vặt miền Tây được ưa chộng nhất
Những món ăn vặt tốt cho sức khỏe của dân văn phòng
Những món ăn vặt của Hàn Quốc dễ nghiền
Những món ăn vặt cho người giảm cân cực hiệu quả
Những món ăn vặt không làm tăng cân cho chị em




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý