Cách chọn điện thoại cảm ứng thông minh nhất. Ngày nay, nhu cầu mua sắm điện thoại đã trở nên thiết yếu với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, không phải ai khi bước chân vào một cửa hàng điện thoại cũng có thể chọn ngay một mẫu ứng ý nhất.
CÁCH CHỌN ĐIỆN THOẠI CẢM ỨNG THÔNG MINH NHẤT
Những bước đơn giản khi chọn mua điện thoại cảm ứng
Không phải lúc nào model tốt nhất mà người bán hàng gợi ý cũng hợp với nhu cầu và lựa chọn của khách hàng.
|
Việc lựa chọn giữa các mẫu điện thoại tương đồng luôn trở nên khó khăn. |
Người dùng nên tra cứu trước các thông tin về thiết bị trước khi đến xem máy trực tiếp tại cửa hàng. Sau đó, một vài thao tác kiểm tra đơn giản ngay tại cửa hàng sẽ trở nên hữu ích khi phải lựa chọn giữa các sản phẩm có tính năng và thiết kế tương đồng với nhau.
Màn hình hiển thị
|
Không phải máy nào cũng có sẵn hình trong máy để người dùng có thể kiểm tra, nhưng luôn có sẵn danh mục các hình nền trong phần tùy chỉnh cá nhân của máy. Khi kiểm tra khả năng hiện thị của máy, người dùng nên chú ý vào độ sắc và rực màu của màn hình, cũng như độ sâu của vùng màu tối, độ sáng của các vùng màu trắng.
Hãy mở phần tin nhắn văn bản hoặc một trang web bất kỳ (thường chữ đen, nền trắng) và chú ý đến sự tương phải và sắc nét của các dòng chữ được hiển thị.
Khả năng cảm ứng
|
Bàn phím nên to, đủ rộng để hỗ trợ nhập liệu tốt hơn. |
Mở ứng dụng nhắn tin, sử dụng bàn phím ảo của máy để viết một vài câu. Người dùng cần chú ý đến khả năng phản hồi của bàn phím, cũng như số lỗi mắc phải khi gõ liên tục, tính trong khoảng 15 giây, nhằm kiểm tra khả năng nhập liệu tương thích của bàn phím. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý xem có phải dùng nhiều lực để thao tác hay chỉ cần chạm nhẹ là được.
Camera
|
Hãy chụp thử một vài tấm hình từ camera của máy, sau đó quan sát kết quả. Chất lượng bức ảnh cần tốt và đầy đủ màu sắc, nét hình, không được lóa, mất chi tiết hay độ bão hòa màu bị đẩy lên quá cao. Sau đó thử với tính năng video và xem ngay trên máy để đánh giá độ sắc chi tiết, khả năng ổn định hình và độ méo hình (khi lia góc máy sang các vị trí khác nhau).
Thiết kế
|
Điện thoại thiết kế đẹp phải cầm gọn và chắc chắn trong lòng bàn tay. |
Thiết kế là phần không thể thiếu khi lựa chọn điện thoại bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng về sản phẩm của khách hàng. Người dùng ngoài việc quan sát bề ngoài, cần cầm thử máy để xem liệu thiết bị có vừa tay mình, hay độ nặng nhẹ ra sao. Một thiết bị có thiết kế tốt không chỉ đẹp, mà cần phải cần vừa lòng bàn tay, thoải mái và có độ "đầm" nhất định. Một chi tiết cần chú ý nữa là kích cỡ máy khi cho vào túi quần hoặc túi xách, hay bất kỳ đâu người dùng định đựng chiếc điện thoại của mình.
Cảm biến điều hướng
|
Hãy thử xoay điện thoại theo cả chiều đứng và nằm để kiểm tra độ nhạy của cảm biến chuyển động, chú ý đến độ trễ khi màn hình xoay chuyển từ chế độ đứng sang nằm và ngược lại.
Kết nối mạng
|
Không nên phụ thuộc vào Wi-Fi tại cửa hàng để kiểm tra kết nối và khả năng vào mạng. Nếu có Wi-Fi, khách hàng nên tắt đi, lắp sim 3G vào máy để kiểm tra, bởi đây mới là kết nối quan trọng. Hãy dùng 3G để vào web, và chú ý xem máy mất bao lâu để hoàn tác nội dung của trang. Nếu có thể, nên thử với YouTube và xem một số video độ phân giải cao trên nền mạng.
Khả năng xử lý
|
Nếu trong điện thoại có sẵn các đoạn video ngắn làm mẫu, hãy tận dụng để kiểm tra độ giật khi chơi video. Nếu xảy ra hiện tượng này, tức là bộ xử lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mở một số ứng dụng cài sẵn, sau đó bật tính năng quay phim của camera. Chú ý độ trễ thời gian kể từ khi chạm tay vào biểu tượng ứng dụng cho đến khi tính năng được khởi động.
Âm thanh
|
Tìm và thử bật bất kỳ file âm thanh nào (có thể là file ghi âm, hay bài hát) thông qua ứng dụng chơi nhạc mặc định của máy. Sau khi kiểm tra với loa ngoài, hãy cắm tai nghe vào để cảm nhận âm lượng và chất lượng của âm thanh.
Các điện thoại cảm ứng 6 triệu đáng chọn
- Với số tiền 6 triệu đồng, bạn hoàn toàn có cơ hội sở hữu những chiếc điện thoại thông minh thời thượng hiện nay. Chúng đến từ các thương hiệu Nokia, Samsung, HTC, Sony…
Nokia C3-01.5 (6,39 triệu đồng)
Nokia C3-01.5 vốn là phiên bản được nâng cấp với cấu hình cao hơn của Nokia C3-01 - điện thoại bấm và chạm. Điện thoại chạy Symbian nền tảng S40 với vi xử lý tốc độ 1GHz, RAM 512MB. Máy được hỗ trợ HSDPA, màn hình 2,4 inch cảm ứng điện trở, độ phân giải QVGA, thiết bị có Wi-Fi, camera 5 Megapixel, khe cắm thẻ microSD.
Mẫu di động này hỗ trợ Nokia Messaging, Nokia Communities (tích hợp Facebook và Twitter), máy cho phép tải ứng dụng từ Ovi Store. Máy sử dụng pin 1050mAh.
Samsung Galaxy S Duos S7562 (6,49 triệu đồng)
Samsung Galaxy S Duos S7562 là mẫu điện thoại thông minh chạy Android có khả năng hỗ trợ 2 SIM. Galaxy S Duos S7562 được trang bị màn hình cảm ứng kích thước 4 inch có độ phân giải WVGA (480 x 800 pixel), bộ vi xử lý Qualcomm MSM7227A Snapdragon lõi đơn Cortex-A5 tốc độ 1.5GHz, card đồ họa Adreno 200, RAM 512MB, bộ nhớ trong 4GB, có thể mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD lên đến 32GB.
Máy cũng tích hợp camera 5 megapixel phân giải 2592 х 1944 pixel phía sau với đèn flash LED, tự động lấy nét, hỗ trợ camera VGA mặt trước, kết nối Wi-Fi 802.11 b / g / n, GPS và tất nhiên có thể sử dụng 2 SIM song song một lúc. “Dế” sở hữu kích thước 121.5 x 63.1 x 10.5 mm, trọng lượng 120g, chạy Android 4,0 Ice Cream Sandwich, và sử dụng pin Li-Ion 1500 mAh.
Sony Xperia Go ST27i (6,49 triệu đồng)
Xperia Go chạy Android 2.3 với cấu hình lõi kép dùng bộ xử lý NovaThor U8500 tốc độ 1GHz, bộ nhớ trong 4GB nhưng có khe cắm thẻ nhớ. Camera ở mặt lưng có độ phân giải 5 Megapixel và màn hình 3,5 inch công nghệ Reality nhưng độ phân giải chỉ 480 x 320 pixel. Tính năng đáng chú ý nhất trên Xperia Go là khả năng chống chịu nước và bụi bẩn theo tiêu chuẩn IP-67. Máy có thể ngâm nước ở độ sâu 1 mét trong khoảng 30 phút.
HTC Desire V (6,5 triệu đồng)
HTC Desire V là điện thoại 2 sim đầu tiên của HTC được bán ra thị trường. Desire V mỏng 9,4 mm (tương đương iPhone 4S), nặng 114 gram. Máy được trang bị vi xử lý đơn nhân Qualcomm 1 GHz, card đồ họa Adreno 200 và RAM 512 MB.
Desire V tích hợp camera 5 megapixel phía sau, đèn flash LED, hỗ trợ quay video VGA. Ngoài ra, “dế” còn được trang bị kết nối Wi-Fi, Bluetooth 4.0, GPS, FM radio, bộ nhớ trong 4 GB và khe cắm thẻ nhớ microSD.
HTC one V (6,5 triệu đồng)
Chạy hệ điều hành Android 4.0.3 Ice Cream Sandwich, với một mức giá rất cạnh tranh, one V là một lựa chọn tầm trung tốt cho người dùng yêu thích HTC hoặc đơn giản là cần một chiếc điện thoại đáp ứng được nhiều tiêu chí lựa chọn: nó được thiết kế và trang bị những thứ mà ít thiết bị nào ngang tầm có được, và đa phần những thứ đó đều hoạt động tốt.
Điều phàn nàn duy nhất của người dùng đó là hiệu năng khá tệ của trình duyệt web mặc định, khả năng chơi video 720p chưa tốt và sự thiếu vắng của bộ nhớ trong. Tuy nhiên, những thứ đó đều có thể khắc phục dễ dàng được.
Nokia N8 (6,88 triệu đồng)
Được ví là một “cỗ máy giải trí”, Nokia N8 được xem là một trong những sản phẩm "đỉnh" nhất về khả năng chụp ảnh khi tích hợp máy ảnh 12 megapixel, quay phim HD, ống kính Carl Zeiss và đèn flash Xenon. Người dùng có thể chỉnh sửa, biên tập video, hình ảnh ngay trên máy. Một điểm đáng chú ý là N8 có cổng ra HDMI để kết nối với màn ảnh lớn để có thể xem phim HD dễ dàng.
Ngoài ra, “dế” còn sở hữu những thông số ấn tượng khác như màn hình AMOLED 3,5 inch cảm ứng đa điểm và sử dụng hệ điều hành Symbian 3. N8 có kích thước 113,5 x 59 x 12,9 mm, trọng lượng 135 g, được trang bị vỏ nhôm với các màu trắng, xám, xanh lá cây, xanh dương và cam.
HTC Desire X (6,9 triệu đồng)
Ở thời điểm ra mắt, HTC Desire X có giá tới 7,9 triệu đồng, nhưng chỉ sau 4 tháng, nó đã mất tới 1 triệu đồng. Chú “dế” thông minh này chạy hệ điều hành Android 4.0.4 Ice Cream Sandwich. Với thiết kế có nhiều điểm tương đồng với dòng sản phẩm HTC one, Desire X được trang bị bộ vi xử lý lõi kép 1GHz, RAM 512MB, chạy Android 4.0.4 và màn hình Super LCD 4 inch độ phân giải 800x480.
Desire X được trang bị máy ảnh độ phân giải 5 megapixel cùng HTC ImageChip độc quyền từ HTC, ống kính góc rộng 28 mm khẩu độ lớn f/2.0, cảm biến BSI, chế độ chụp ngược sáng HDR và chức năng tự động điều chỉnh đèn flash. Ngoài ra, với “dế” Desire X, người dùng chỉ cần chạm tay là có thể chia sẻ nội dung yêu thích lên mạng xã hội, email, tin nhắn…
Hướng dẫn cách chọn mua điện thoại cảm ứng cũ
Với nhiều tính năng tích hợp, sử dụng dễ dàng và là biểu tượng cho sự thời trang, sành điệu nên điện thoại cảm ứng ngày càng được ưa chuộng.
Tuy nhiên do giá thành còn cao nên nhiều người thường chọn mua điện thoại cảm ứng cũ.
Để tránh cho các bạn mua phải hàng không ứng ý, sau đây tôi xin hướng dẫn cách chọn mua điện thoại cảm ứng cũ
1. Đừng quá chiều sở thích, hãy nge lý trí
Nhiều bạn vì quá chuộng một dòng điện thoại cảm ứng nào đó mà "nhắm mắt đưa chân" ngay cả khi biết rằng sản phẩm mình sẽ mua có nguy cơ rất cao. Tâm lý háo hức, chờ đợi và tiền cầm trong tay khiến rất nhiều người "chặc lưỡi" bỏ qua các khuyết điểm của chiếc điện thoại cảm ứng cũ đang được rao bán rồi "rước" ngay nó về mặc dù bản thân họ cũng chưa thật ưng ý về nó.
Đừng ngại "lùng sục" cho bằng được để tìm được sản phẩm như ý vì dù là đồ 2nd, 1 chiếc điện thoại cảm ứng cũ vẫn sẽ bắt bạn phải chi ra nhiều triệu đồng. Cứ xác định tinh thần là bạn chỉ đi "xem máy" nếu ổn thì mua còn không thì đi tìm máy khác.
2. Không tham rẻ
Dù là đồ 2nd, 1 chiếc điện thoại cảm ứng cũ vẫn sẽ có cái giá nhất định, đừng bao giờ tin vào những cái giá "rẻ giật mình" để rồi phải ăn quả đắng. Hãy hiểu rằng chủ máy trước cũng là 1 người muốn bán chiếc điện thoại cũ với giá cao hết mức có thể, vì vậy nếu bạn gặp 1 chiếc iPhone 3GS hay Desire HD có giá chỉ 4 triệu đồng thì hãy đề cao cảnh giác.
Hãy vận dụng Google, bạn sẽ thấy rất nhiều topic rao bán đồ 2nd với model mà bạn quan tâm, dạo qua 1 vài kết quả và bạn sẽ có được 1 mặt bằng tương đối về mức giá của điện thoại cảm ứng cũ. Và cũng nên chú ý rằng các kết quả đã quá cũ sẽ không phản ánh mặt bằng giá hiện tại của sản phẩm vì thế hãy chọn những kết quả gần với hiện tại nhất có thể.
3. Điều tra về người bán
Khi đã tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, việc tìm kiếm số điện thoại, nick chat, email của người rao bán trên Google để tìm hiểu thêm về anh ta. 1 người bán đồ 2nd chuyên nghiệp và có uy tín sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Ngược lại, những ai có tiếng xấu về việc giao dịch, chất lượng sản phẩm rất có thể sẽ để lại dấu vết trên các diễn đàn rao vặt, mua bán.
4. Nguyên hộp không quan trọng
Rất nhiều người không chịu mua máy khi không có hộp "trùng IMEI". Sự thực thì hộp của máy 2nd không thực sự quan trọng và cũng rất hiếm trường hợp chủ cũ của máy còn giữ được nguyên hộp và phụ kiện chính hãng.
5. Kiểm tra hình thức của máy
Có lẽ khi xem máy thì điều quan trọng nhất là việc kiểm tra hình thức bề ngoài của máy. Hình thức bề ngoài có thể nói cho bạn biết rất nhiều về cách người chủ trước sử dụng máy. Nhiều người khi chọn mua điện thoại cảm ứng cũ cho rằng nếu màn hình không xước xát thì họ coi đó là máy mới. Sự thực là nếu người chủ trước sử dụng miếng dán màn hình thì màn hình của máy sẽ bóng bẩy không tì vết, bên cạnh đó một vài vết xước nhỏ trên màn hình cảm ứng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của máy.
Vị trí đầu tiên mà bạn cần xem khi chọn mua máy cũ là các đầu... ốc vít của máy. Nếu đầu vít bị xước xát nghiêm trọng, bị toét hoặc con vít khác màu , sai chủng loại đều là dấu hiệu cho thấy máy từng bị cạy mở.
Bên cạnh đó, hầu hết điện thoại cảm ứng đều có 1 tem void rất nhỏ đặt trên đầu ốc. Các tem này là cơ sở để hãng xác định máy đã bị cạy mở hay chưa khi máy đem ra bảo hành, nếu thiếu các tem void này rất có thể chiếc điện thoại cảm ứng đó đã bị cạy mở không theo chỉ định của hãng sản xuất.
Trong trường hợp phát hiện ra dấu hiệu cạy mở, hãy hỏi han người bán về lý do mở máy, nếu câu trả lời thiếu thuyết phục thì lời khuyên của tôi là hãy đi tìm 1 sản phẩm khác. Tất nhiên những dấu hiệu này đều có thể bị làm giả hoặc không nhận ra được nếu bạn chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên đây vẫn là 1 dấu hiệu nhận biết rất hữu hiệu về tình trạng hiện tại của máy.
Bên cạnh màn hình, điểm thứ 2 cần chú ý khi chọn mua điện thoại cảm ứng cũ là các vết móp, sứt sẹo trên thân máy. Các vết này hầu hết là hậu quả của những lần để rơi máy. Tuy nhiên các vết móp, xước kiểu này lại không ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của máy như bạn tưởng nếu máy vẫn hoạt động bình thường.
Dù vậy bạn có thể sử dụng những vết xước, móp này để "nài" người bán giảm giá đôi chút vì chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hình thức của máy. Và dĩ nhiên nếu máy chi chít sứt sẹo chứng tỏ người dùng trước rất bất cẩn, và trong trường hợp đó tôi khuyên bạn nên thận trọng.
Và điểm cuối cùng bạn cần kiểm tra là cảm biến độ ẩm của máy. Hầu hết điện thoại di động, cả dumbphone và điện thoại cảm ứng đều được trang bị 1 miếng chỉ thị màu nhạy nước. Nguyên tắc hoạt động của miếng chỉ thị này khá đơn giản: nó sẽ đổi màu khi tiếp xúc với 1 lượng nước (hoặc hơi nước) nhất định. Miếng chỉ thị này là căn cứ để hãng sản xuất từ chối bảo hành khi máy bị rơi vào nước.
Miếng chỉ thị đổi sang màu đỏ khi tiếp xúc với nước
Mỗi model có vị trí bố trí miếng chỉ thị màu này khác nhau. Điện thoại cảm ứng chạy Android, iPhone thường bố trí nó ở trong giắc cắm tai nghe hoặc cổng sạc. Để biết vị trí của miếng chỉ thị màu này hãy Google với từ khóa Moisture indicator (model máy).
Các dòng iPhone đặt miếng chỉ thị ở jack 3.5mm.
6. Kiểm tra bảo hành và phần mềm
Các thế hệ iPhone đều có thể kiểm tra được thời gian bảo hành còn lại và ngày sản phẩm bán ra bằng cách nhập Serial của máy vào trang web https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic
Bên cạnh đó 1 số smartphone dòng Windows Mobile có ghi lại thời gian nghe gọi của máy, thông số này không thể reset được và sẽ tồn tại xuyên suốt đời máy.
Các điện thoại cảm ứng chạy Android hoặc WinMo nếu ở trong tình trạng ROM custom hoặc đã root khi bạn kiểm tra đồng nghĩa với việc máy không còn bảo hành chính hãng vì tất cả các hãng sản xuất đều từ chối bảo hành các máy đã can thiệp phần mềm.
Cũng không nên quá tin tưởng vào các cam kết "bao test 1 tuần" hoặc bảo hành 1 tháng của các bên bán đồ cũ vì thực ra họ hầu hết cũng chỉ là những người bình thường như bạn, không hề có đội ngũ kỹ thuật hay vốn để thực hiện việc bảo hành cho bạn. Tốt nhất hãy kiểm tra kỹ càng máy trước khi mua.
Các tính năng cần kiểm tra đầu tiên là Wifi, Bluetooth, nghe gọi, màn hình của máy. Tất cả các dấu hiệu chập chờn, không kích hoạt được tính năng hoặc không bắt được sóng (trong khi thiết bị khác làm được) cần phải được kiểm tra lại kỹ càng. Màn hình của máy cũng cần được nhìn dưới nhiều góc để phát hiện ra các dấu vết của bụi, hơi ẩm, điểm ảnh chết và hiện tượng ố màu. Có thể sử dụng 1 vài ứng dụng kiểm tra màn hình để xem chất lượng màn hình. Các ứng dụng vẽ tranh cũng sử dụng để test cảm ứng rất tốt để tránh tình trạng liệt hoặc loạn cảm ứng. Pin của máy là linh kiện rất khó kiểm tra, tuy nhiên việc xem pin có bị phồng, chân tiếp xúc có bị gỉ, ố hay không cũng phần nào chỉ ra chất lượng pin của máy.
7. "Tiền trao cháo múc"
Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ đưa tiền khi nhận được máy trong tay, không chấp nhận ứng trước hoặc đặt cọc dưới bất kỳ hình thức nào cho người bán. Tiền cầm trong tay bạn là bạn còn có quyền lựa chọn, đặt cọc hoặc ứng trước tiền là bạn đã tự "thả gà ra đuổi". Địa điểm giao dịch lý tưởng nhất là ở những nơi mà bạn có thể xác nhận được nhân thân của người bán như nhà ở, cơ quan... Các quán cafe cũng là 1 địa điểm thường diễn ra các vụ giao dịch đồ cũ tuy nhiên hãy chọn địa điểm sáng sủa và yên tĩnh để tiện kiểm tra máy.
Cách chọn mua tấm dán màn hình điện thoại cảm ứng
Về cơ bản, có 3 loại màn hình bảo vệ điện thoại, mỗi thứ đều có lợi ích và nhược điểm riêng, chọn đúng loại hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn so với những gì mà bạn sẵn sàng bỏ ra. Thông qua các thử nghiệm nghiêm ngặt chúng ta có thể thấy rằng không phải các điện thoại nào cũng có khả năng chịu đựng được các sự cố va đập trong cuộc sống hàng ngày. Một Nokia Lumia 900 được phủ trên mình một lớp kính cường lực Gorilla Glass cũng dễ bị trầy xước.
Cách chọn kim từ điển tốt nhất giúp việc học
Cách chọn mua Blackberry cũ không bị lừa
Cách chọn mua bếp điện từ khôn ngoan nhất
Cách chọn máy ghi âm tốt như dân chuyên nghiệp
Cách lấy lòng bố mẹ chồng tương lai cho cô dâu
Cách sử dụng và chọn mua bao cao su
Cách chọn mua đàn Organ ưng ý nhất -
Cách chọn mua bếp điện từ an bền đẹp lại toàn tiết
(ST)