Thực phẩm tốt cho người chuẩn bị mang bầu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho người chuẩn bị mang bầu

19/04/2015 09:41 AM
3,870



Trước khi bạn có thai, bạn cần phải biết, tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm tốt cho người chuẩn bị mang bầu nhé!


SIÊU THỰC PHẨM HỖ TRỢ THỤ THAI


Bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp vợ chồng bạn sớm có “tin vui”

Trên thực tế, không có loại thực phẩm nào giúp bạn ăn vào là có thể thụ thai ngay. Tuy nhiên, lại có một số thực phẩm giúp hỗ trợ quá trình này, bạn đừng bỏ qua trong thực đơn hàng ngày của hai vợ chồng nhé.

Thực phẩm giúp “chuyện ấy sung hơn”

“Chuyện ấy” là vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm khi muốn thụ thai. Cảm xúc viên mãn khi “yêu” đã giúp bạn có thêm 50% cơ hội đậu thai rồi đấy. Để hai vợ chồng thăng hoa hơn và tránh tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền”, các cặp đôi nên bổ sung các thực phẩm giúp hộ trợ chuyện ấy như lựu, bơ, chuối, dung, chà là, măng tây, hạnh nhân, tỏi và con hàu.

Có hay không những loại thực phẩm giúp kích thích chuyện ấy vẫn là vẫn đề gây tranh luận. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể chắc chắn sẽ giúp các cặp đôi sung sức hơn trong chuyện yêu, tứ đó tăng khả năng thụ thai.

Siêu thực phẩm hỗ trợ thụ thai - 1
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất giúp các cặp đôi
dễ đậu thai. (ảnh minh họa)

Thực phẩm cho não bộ

Bạn đang thắc mắc chuyện thụ thai thì liên quan gì đến não bộ đúng không? Có đấy bạn nhé! Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn chị em ăn nhiều những thực phẩm có chứa các axit amin tryptophan và tyrosine sẽ làm tăng nông độ hóa chất serotonin và dopamine trong não bộ. Những hóa chất này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone chuẩn bị cho tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thai.

Tryptophan được tìm thấy chủ yếu trong rau mùi tây, đu đủ, chuối, cần tây, tảo spirulina, cà rốt, khoai lang, hạt hướng dương và hạt hạnh nhân. Những thực phầm giàu tyrosine bao gồm thịt nạc, gà, cá (cá tuyết, cà mòi), cua, đậu đỏ, đậu xanh và yến mạch.

Thực phẩm bảo vệ tinh trùng và trứng

Các tế bào tinh trùng và trứng rất dễ bị tổn hại bởi các gốc tự do. Chính vì vậy, chị em nên ăn những thực phẩm giàu flavanoid – có công dụng bảo vệ các gốc tự do này.

Flavanoids là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày. Dưỡng chất này có chất chống oxy hóa cao, có lợi cho quá trình thụ thai. Những thực phẩm giàu flavanoids là quả việt quất, quả mâm xôi, anh đào, nho, cam, đào, mận và cà chua.

Thực phẩm tăng sức cho “tinh binh”

Thiếu các dưỡng chất cần thiết có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. Hai trong số các nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất để cải thiện số và chất lượng tinh trùng là kẽm và vitamin C.

Nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất bao gồm trứng, cá, các loại hạt và ngũ cốc. Thực phẩm dồi dào vitamin C là rau lá xanh, trái kiwi và cà chua.

Siêu thực phẩm hỗ trợ thụ thai - 2
Thiếu các dưỡng chất cần thiết có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất tinh trùng
và chất lượng tinh trùng ở nam giới. (ảnh minh họa)

Thực phẩm lành mạnh cho âm đạo

Môi trường âm đạo thường có tính kiềm, đây là nơi để tinh trùng tiếp xúc đầu tiên sau đó đi vào gặp trứng. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tinh trùng dễ dàng gặp trứng, chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất kiềm đặc biệt là hoa quả và rau xanh. Những loại thực phẩm vàng được khuyến khích sử dụng là măng tây, bông cải xanh, cà rốt, bắp cải, cần tây và các loại hoa quả như táo, lê, xoài, đào.

Thực phẩm giúp đậu thai nhanh nhất

Nếu bạn đang muốn có con sớm nhất có thể, đừng quên 3 thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày:

- Tỏi: rất giàu vitamin A,B và C – là nguồn tuyệt vời giúp tăng cường kẽm và kali cho cơ thể.

- Măng tây: là nguồn folate tuyệt vời giúp chống lại các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

- Lựu: Quả lựu rất dồi dào chất chống oxy hóa, các loại vitamin và chất sắt – rất có lợi cho quá trình thụ thai và mang thai.


NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI SẮP MANG BẦU
 

Sẵn sàng về tâm lý

Để sinh và nuôi dạy một đứa trẻ với tình yêu thương và có môi trường sống thuận lợi không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy đây là một trong những điều mà bất kể người phụ nữ nào cũng cần cân nhắc trước khi mang thai. Nếu bạn đang có ý định sinh em bé, hãy suy nghĩ rằng liệu mình đã sẵn sàng, thoải mái để hoàn thành tốt thiên chức làm mẹ hay chưa?

Tuyệt đối không để ảnh hưởng đến con của mình

Nếu bạn muốn sinh một đứa con khỏe mạnh thì việc trước tiên bạn phải giữ sức khỏe cho mình, tránh để cơ thể tiếp xúc với những chất độc hại. Do đó, nếu bạn đang hút thuốc hoặc thường xuyên uống rượu, tiếp xúc với những hóa chất độc hại, uống loại thuốc nào đó… thì nên lập tức dừng lại.

Bởi vì, những thói quen xấu sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con bạn ngay trong quá trình mang thai và trong quá trình sinh trưởng, phát triển sau này.

Nếu bạn có vấn đề về bệnh tình dục, cần phải điều trị ngay

Thụ thai trong khi đang mắc một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến cho mọi việc tồi tệ hơn không chỉ cho bạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến em bé bạn đang mang trọng bụng. Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề về bệnh tình dục, hãy điều trị dứt điểm trước khi bạn dự định có thai.

Những điều cần làm trước khi mang thai 1

 Trước khi bạn có thai, bạn cần phải biết 8 điều sau.

Tránh tình trạng thiếu máu

Nếu cơ thể bị thiếu máu, thì bạn cần phải lên kế hoạch điều trị khẩn cấp trước khi chuẩn bị mang thai. Thực tế, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể cần dự trữ một lượng sắt để phục vụ cho việc tăng lượng máu của người mẹ và để tạo hemoglobin - protein quan trọng của hồng cầu - cho thai nhi.

Khi cơ thể thiếu máu, mẹ dễ bị sảy thai, sinh non, hoặc tăng cân không đủ trong thai kỳ, xanh xao, mệt mỏi... Đối với thai nhi, việc cơ thể mẹ thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến quá tình phát triển của bào thai, cũng như quá trình phát triển thể lực và trí tuệ về sau. Do đó, nếu đang có kế hoạch mang thai, bạn cần phải đảm bảo cơ thể mình không thiếu máu.

Bắt đầu bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai

Hãy trực tiếp tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa về một số dưỡng chất bạn cần bổ sung trước khi mang thai: sắt, canxi, vitamin, nước, chất xơ, protein… và đặc biệt là axit folic, để bạn sẵn sàng với một thai kỳ khỏe mạnh. Việc mẹ bổ sung axit folic là rất quan trọng, đặc biệt là vào giai đoạn bắt đầu của thai kỳ. Bởi vì dưỡng chất này sẽ hỗ trợ lớn trong việc ngăn ngừa các khuyết/dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai

Đây là một trong những điều rất quan trọng cần phải làm trước khi bạn quyết định có thai. Do đó, hãy ghé thăm các bác sỹ phụ khoa để biết rằng mình không có vấn đề gì về sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe sinh sản. Từ đó bạn mới biết được rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh để sẵn sàng mang thai!

 Làm quen với chế độ dinh dưỡng tốt

Kiến thức về dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết. Một chế độ ăn uống khoa học, không những giúp thai nhi phát triển tốt mà còn giảm bớt những khó chịu do việc bầu bí mang lại.

Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc chọn mua một cuốn sách về dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo quá trình thai nghén của mình cả mẹ và con đều khỏe.

 Tránh xa sự căng thẳng

Bởi căng thẳng chính là kẻ thù nguy hiểm trong thời gian bạn mang thai. Theo một nghiên cứu của Viện tâm lý – Đại học Hoàng gia Anh thì phụ nữ bị căng thẳng tinh thần khi mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ có sức khỏe yếu.

Trong trường hợp thai phụ bị chấn động tâm lý mạnh vào giai đoạn đầu thai kỳ thì những đứa bé được sinh ra thường mắc bệnh hen suyễn, các chứng sưng viêm... Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, nguy cơ bệnh tật cho đứa trẻ sẽ tăng gấp 5 lần. Do đó, bạn hãy có những biện pháp để ổn định tinh thần trước khi quyết định mang thai nhé.

 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI


Chuẩn bị về bản thân

- Dừng tất cả các loại thuốc đang sử dụng đặc biệt là thuốc tránh thai nên dùng trước khi có ý định mang bầu 3-6 tháng.

- Theo dõi ngày rụng trứng.

- Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt.

- Xem xét biểu đồ nhiệt độ cơ thể.

- Có thể sử dụng bộ dụng cụ rụng trứng.

- Lên kế hoạch “yêu” đều đặn.

- Tìm hiểu về vị trí “yêu” dễ thụ thai nhất.

- Trang trí lại phòng ngủ để cả hai vợ chồng thăng hoa hơn.

Chế độ ăn uống và tập luyện

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể.

- Nếu trong gia đình bạn có người hút thuốc, nên bỏ hoặc hạn chế ngay đặc biệt là chính bạn hoặc chồng.

- Bổ sung vitamin trước sinh.

- Cân bằng chế độ ăn uống.

- Có chế độ tập luyện thể thao đều đặn

- Bắt đầu uống thêm sữa và bỏ hẳn rượu.

- Giảm tải căng thẳng

- Dành thời gian để nghỉ ngơi điều độ.

Kiểm tra với bác sĩ

- Thăm khám sức khỏe định kỳ

- Tạo danh sách câu hỏi muốn hỏi bác sĩ về vấn đề thụ thai và sinh nở.

- Thảo luận với bạn đời về kế hoạch khám sức khỏe sinh sản.

- Tiềm phòng

- Khám nha khoa

Tài chính và nhà cửa

- Nói chuyện với ông xã về kế hoạch mang thai và chuẩn bị tài chính cho quá trình mang thai, sinh nở.

- Kiểm tra lại tất cả các loại hóa chất có trong nhà bạn là loại trừ nó ngay lập tức.

- Kiểm tra bảo hiểm y tế của bạn.

- Nếu có kế hoạch sửa nhà cửa, hãy thực hiện ngay trong giai đoạn này.
 
CHUẨN BỊ ĐÓN BÉ CHÀO ĐỜI

Đa số phụ nữ khi lần đầu làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt... do sự thay đổi hooc-môn bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp giúp bạn có thể chủ động thích nghi:

- Tuần đầu mang thai: Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.

- Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.

- Vào tháng thứ 4-6: Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh do sự cử động của thai nhi.
- Vài tuần cuối của thai kỳ: Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.

Khi mang thai bạn nên chú ý nếu tới những biểu hiện như trên. Chồng và người thân cũng nên quan tâm, động viên và hướng bà bầu tới các hoạt động giải trí, thư giãn nhằm ổn định tâm lý. Nếu các triệu chứng như khó ngủ, chán ăn, lo âu hoặc chán nản... kéo dài trên hai tuần, chị em nên tới gặp bác sỹ để được tư vấn.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng bổ sung khi mang thai là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Với mỗi giai đoạn mang thai, cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong 4 tháng đầu, bạn chưa cần ăn uống quá tẩm bổ mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường, kết hợp uống thêm 1 ly sữa và 1 viên đa sinh tố mỗi ngày. 5 tháng tiếp theo, bạn nên thực hiện chế độ ăn thêm đặc biệt, thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với bình thường:

- Cung ứng một lượng acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của bào thai.

- Tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường, có thể đề nghị bằng 14: 31: 55.

- Tăng cường các nguyên tố vi lượng như chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng theo tháp dinh dưỡng.

- Đặc biệt, bạn cần bổ sung nguyên tố sắt khi mang thai vì thiếu sắt sẽ dẫn đến chứng thiếu máu, tăng nguy cơ đẻ non ở bà mẹ. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất là sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt, kết hợp với thực phẩm giúp hấp thu chất sắt, đặc biệt là uống bổ sung viên sắt đều đặn suốt thời gian mang thai theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Tập thói quen chăm sóc sức khoẻ

Sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thai nhi. Hơn ai hết, các chị em chính là người cảm nhận rõ những diễn biến, thay đổi khác thường trong cơ thể mình. Tập thói quen chăm sóc sức khoẻ cũng như nhận biết các dấu hiệu sức khoẻ khi mang thai là điều bạn nên thực hiện từ bây giờ.
Điều cần nhất là tâm trạng bạn phải thực sự thoải mái.

- Trước khi mang thai, bạn nên đi tiêm phòng một số bệnh như cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Việc tiêm vaccine nên tiến hành ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Bạn cũng nên đi khám răng miệng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng - những bệnh răng miệng mà phụ nữ mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc phải. Ngoài ra, cả gia đình nên đi tẩy giun trước khi bà mẹ mang thai để tránh sự lấy nhiếm chéo cho thai phụ.

- Đối với những phụ nữ đã từng bị sẩy thai, trước khi mang thai trở lại cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ: đảm bảo về chỉ số khối cơ thể BMI>=18,5 (BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao x chiều cao (m); chồng không hút thuốc lá, không uống rượu và các chất kích thích, vì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và gây dị tật cho thai nhi; cần khám phụ khoa, siêu âm ổ bụng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Khi mang thai, bạn phải tuyệt đối tránh xa những chất độc hại như thuốc diệt muỗi, hoá chất tẩy rửa, hoá chất nhuộm tóc... Trong vận động, bạn nên từ tốn, tránh nhấc vật nặng và thực hiện những động tác mạnh bạo vì lúc mang thai, các dây chằng trở nên mềm hơn, dễ bị sang chấn hơn. Khi bị cảm cúm, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải đi khám bác sỹ ngay để xác định nguyên nhân, để được kê đơn thuốc hợp lý. Khi bị giãn tĩnh mạch do mang thai, đặc biệt là bị trĩ và táo bón, bạn nên ăn nhiều rau quả, tập thể dục, mặc quần áo rộng và bôi thuốc để đám trĩ co lại. Ngoài ra, bạn nên tập luyện cách rặn thở để giúp việc sinh con trở nên dễ dàng.

Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc trẻ

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất cần được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng hợp lý, cách điều trị các bệnh không thể trì hoãn, cách bổ sung các chất cần thiết, cách phát hiện sớm trường hợp thai nguy cơ và việc tiêm phòng uốn ván...

Sau khi sinh, các bà mẹ cũng cần được cung cấp kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh v.v... Những kiến thức này cần phải được trang bị một cách bài bản và có hệ thống.

Vì vậy, hơn cả việc đầu tư mua sắm đồ đạc, quần áo, tiện nghi cho bé, các bà mẹ cần phải đầu tư cho mình lượng kiến thức đầy đủ để có thể chủ động chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất.

Cách tốt nhất để giúp bạn trang bị đầy đủ và hiệu quả những kiến thức trên là tham gia vào các khoá học chuyên biệt dành riêng cho các bà mẹ.
Dấu hiệu có thai sớm nhất
Tư thế quan hệ khi mang thai
Dinh dưỡng khi mang thai
Món ăn kiêng khi mang thai
Chăm sóc trẻ mọc răng
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý