Cùng thử lẩu mắm nóng hổi
Ở ngoài Bắc có lẽ ít nghe đến món lẩu mắm nhưng nếu bạn chỉ ăn một lần thôi thì có lẽ hương vị của nó sẽ khiến bạn chẳng thể nào quên được.
Đỉnh cao trong nghệ thuật thưởng thức mắm của người dân Nam Bộ là món lẩu mắm. Đây là một món ăn thể hiện nét tài hoa của người miền Nam, khiến nó được tôn vinh thành một trong các món đặc sản đặc sắc Nam Bộ.
Cà tím, mắm là thứ không thể thiếu trong lẩu mắm (Ảnh minh họa)
Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp nhiều thực phẩm như: cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau.
Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp nhiều thực phẩm (Ảnh minh họa)
Ăn lẩu mắm, nếu thiếu rau thiếu vị mắm, không thể gọi là lẩu mắm. Bạn hãy thử một lần nhé, đảm bảo bạn không chỉ muốn ăn một lần thôi đâu.
Một số loại rau ăn lẩu mắm (Ảnh minh họa)
Tuy là đặc sản của Nam Bộ nhưng giữa đất Bắc với cái lạnh đang dần ùa về xâm chiếm, bạn cũng có thể cùng gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình và cùng nhâm nhi nồi lẩu mắm thơm ngon.
Bạn có thể tham khảo cách nấu lẩu mắm tại đây nhé:
Nguyên liệu:
- Nước dùng heo, mắm sặc, tỏi
- Sả xay, ớt xay
- Khổ qua, cà tím
- Cá hú, thịt ba rọi, tôm sú
- Thịt bò, mực lá, nghêu
- Rau đắng, cải bẹ xanh, kèo nèo, bông súng
- Bún
Thực hiện:
- Thịt ba rọi làm sạch, cắt vừa ăn.
- Cà tím, khổ qua làm sạch, cắt miếng vừa ăn, trình bày trong nồi lẩu.
- Cá hú, tôm sú, thịt bò, mực lá làm sạch và trình bày ra đĩa.
- Rau đắng, cải bẹ xanh, kèo nèo, bông súng làm sạch và trình bày ra đĩa.
- Cho mắm vào nước dùng, nấu cho tan mắm, lọc mắm qua rây, bỏ phần xác mắm.
- Nêm gia vị vừa ăn.
- Phi thơm tỏi, sả và ớt, cho thịt ba rọi, xào cho săn, cho hỗn hợp vào nước lẩu.
Món này không thể thiếu rau và bún cùng nước mắm.
Trổ tài nấu lẩu mắm
Lẩu mắm đặc sản miền Tây. Ảnh: TK. |
Nguyên liệu:
- Mắm sặc ngon: 400 gr.
- Tôm bạc: 300 gr.
- Cá hú: 400 gr.
- Thịt ba chỉ: 300 gr.
- Thịt lợn quay: 200 gr.
- Giá sống: 100 gr.
- Bông súng: 100 gr.
- Rau đắng: 100 gr.
- Bông điên điển: 100 gr.
- Một ít rau thơm.
- Cà tím: 3 trái.
- Xả băm: nửa chén.
- Tỏi: một củ.
- Hành tím: 5 củ.
- Ớt sừng: 2 trái, ớt hiểm: 10 trái (nhiều hay ít tùy khẩu vị mỗi người).
- Ngải bún: một củ.
- Dưa leo: một trái to.
- Gia vị: đường, bột ngọt, hạt nêm.
Cách thực hiện:
- Mắm sặc cho vào nồi đổ 2 lít nước nấu sôi cho rã mắm. Dùng đũa khuấy cho mắm rã hết rồi lược lại lấy nước mắm, bỏ bã.
- Cá hú làm sạch, cắt khoanh dày 1,5 cm.
- Tôm lột vỏ bỏ đầu và chỉ đen, chừa đuôi rồi đem xát muối, rửa sạch.
- Thịt ba chỉ cạo sạch lông trên da, rửa sạch, thái lát mỏng 2 mm.
- Xả, ớt sừng, hành, tỏi, ngải bún băm nhỏ.
- Cà tím cắt khúc 5 cm, chẻ thành 4 hoặc 6 miếng.
- Dưa leo khoét bỏ ruột, xắt sợi.
- Bông sung tước bỏ vỏ, cắt khúc 1 cm.
- Rau thơm, rau đắng, bông điên điển, giá làm sạch rồi trộn chung với nhau.
- Bắc chảo mỡ lên bếp cho nóng rồi phi hành tím, tỏi, xả, ớt vàng thơm, cho thịt ba chỉ vào xào.
- Ngải bún vắt lấy nước cho vào nồi mắm.
- Bắc nồi nước mắm lên bếp nấu sôi, tiếp theo lần lượt cá , thịt ba chỉ đã xào vào, nấu lửa nhỏ độ 5 đến 10 phút cho tôm vào nấu chín. Nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn.
Món này dùng khi nóng, ăn kèm với bún và các loại sống (ngoài rau đắng, bông điên điển, giá, có thể ăn với rau muống, kèo nèo, cải xanh; bông bí...)
Học nấu lẩu mắm và bún mắm, món ngon miền Tây sông nước
Từ lâu, mắm đã trở thành một món ăn rất quen thuộc trong đời sống của người dân Nam bộ. Từ mắm, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau như mắm chưng trứng thịt, mắm ruốc xào tép, thịt ba rọi xào mắm ruốc. Song, đặc biệt nhất phải kể đến hai món ngon miền Tây làm từ mắm, mang đậm hương vị dân dã của đồng quê: bún mắm và lẩu mắm.
Hai món ăn này rất được người dân Nam bộ ưa chuộng vì hợp khẩu vị, nguyên liệu lại dễ tìm. Không dùng bột ngọt hay các chất phụ gia để tạo vị, một nồi nước lèo ngon phải được nấu từ nước xương heo hầm, nước dừa tươi và đặc biệt là chất ngọt từ mắm. Chỉ có mắm cá sặc và mắm cá linh mới đủ tiêu chuẩn để dùng nấu nước lèo. Để khử bớt mùi đặc trưng của mắm, sả cây, tỏi phi sẽ được cho thêm vào nồi nước lèo. Sau khi ninh nhừ mắm cùng nước hầm, xác mắm lẫn xương cá sẽ được lọc bỏ, chỉ còn lại nồi nước dùng đậm đà, thơm lừng hương vị đồng quê.
Ăn kèm với lẩu mắm không thể thiếu các loại rau sống. Đương nhiên các loại rau này cũng phải được tuyển chọn kỹ càng. Đĩa rau ấy phải bao gồm bông súng, rau nhút (người Bắc gọi là rau rút), bông bí, bắp chuối, rau ngổ, khổ qua (mướp đắng), đậu rồng… Tất cả những loại rau này giúp món ăn thêm phần thanh mát, không gây ngán.
Nồi lẩu sau khi được nêm nếm gia vị đầy đủ sẽ được bắc lại lên bếp cho sôi. Người dùng sẽ bỏ các loại hải sản tươi ngon vào nấu thêm một lúc cho chín, sau đó cho rau sống vào trụng (chần) rồi gắp ra chén, dùng với bún tươi. Nước lẩu vốn dĩ đã ngọt đậm đà, có thêm hải sản lại càng thêm ngon miệng.
Cũng với nồi nước lèo ấy, bạn có thể chế biến thành món bún mắm. Bún mắm là một trong những món ăn phổ biến của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân Nam bộ nói chung. Tô bún mắm ngon bao gồm bún – loại dùng để ăn bún bò – sắp đều trong tô, phía trên đặt một khoanh cá bông lau luộc trong nước lèo, ít tôm, mực, chả cá, sau đó chan nước lèo lên trên, thêm ít ngò rí xắt nhuyễn, vài cọng rau húng, vài lát ớt đỏ. Tuy là món ngon dân dã nhưng gói cả hương vị quê nhà.
Hướng dẫn làm món lẩu cá kèo
Hướng dẫn làm món lẩu cua đồng
Công thức nấu lẩu cá điêu hồng hấp dẫn
Cách làm lẩu Thái chua cay
Công thức nấu lẩu cá kèo Nam Bộ
Cách làm lẩu gà ngải cứu ngon lạ miệng
Công thức nấu lẩu gà nấm hấp dẫn
(St)