Những món ăn ngon ở Paris khiến teen mê mẩn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những món ăn ngon ở Paris khiến teen mê mẩn

19/04/2015 09:44 AM
1,473

Những món ăn ngon ở Paris khiến teen mê mẩn. Paris luôn ngọt ngào không chỉ bởi những địa danh lãng mạn mà còn nhờ vào những món ăn tuyệt vời. Nếu có cơ hội đến thủ đô của nước Pháp, bạn hãy thưởng thức những món ăn tuyệt ngon dưới đây để có được những trải nghiệm đáng nhớ về ẩm thực Paris.

Macaron


Bánh macaron mới được biết đến và du nhập vào Việt Nam ít lâu nay. Tuy nhiên tại Paris, món bánh này đã trở thành biểu tượng của thành phố mà không thực khách nào có thể bỏ qua.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 1

Những chiếc bánh macaron truyền thống với hình dạng giống như bánh chocopie phổ biến tại Việt Nam nhưng nhiều màu sắc hơn với nhiều nhân như vani, chocolate, dâu, cam, chanh, trà xanh...


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 2

Macaron có một số biến thể rất độc đáo như món Ispahan - loại bánh macaron nhân dâu tươi với hương vị đậm đà. Ngoài ra, một chiếc bánh macaron kem lạnh (macaron ice cream sandwich) cũng là lựa chọn không tồi cho mùa hè nóng bức. Ở Paris, bạn có thể thưởng thức macaron tại Pierre Hermé - một nhà hàng hàng đầu trong sáng tạo và chế biến bánh ngọt tại Pháp.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 3

Biến thể Ispahan từ macaron truyền thống


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 4

Macaron kem lạnh


Chocolate nóng


Một cốc chocolate chẳng còn là gì lạ lẫm đối với chúng ta. Tuy nhiên, uống chocolate lại là một trải nghiệm ẩm thực Paris rất thú vị. Cốc chocolate đăng đắng xen lẫn vị ngọt, béo của sữa quả thực vô cùng hấp dẫn. Sau một ngày thăm thú tại Paris, một cốc chocolate nóng sẽ giúp những mệt mỏi của bạn tan biến trong chốc lát. 


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 5


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 6

Thưởng thức chocolate nóng cũng là một cách thưởng thức Paris hoa lệ

Quán café đậm chất cổ kính và lãng mạn L’Ebouillante là nơi có món chocolate rất nổi tiếng. Những tách chocolate nóng ở đây được làm từ 100% chocolate, do vậy hương vị của nó rất đậm đà và vô cùng đặc trưng, khác hẳn loại chocolate làm từ bột cacao ta thường uống.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 7

Quán café đậm chất cổ kính và lãng mạn L’Ebouillante

Croissants (Bánh sừng bò)


Croissant là một loại bánh mỳ nổi tiếng từ Pháp. Chúng được làm ra bằng vô số những lớp bột mỳ mỏng cuộn lấy nhau. Mùi bơ thơm lừng ẩn giữa các lớp bột này khiến chiếc bánh mang hương vị thơm ngon đặc biệt. Tại Việt Nam, croissant được biết đến với cái tên bánh sừng bò và được bán phổ biến tại các cửa hàng bánh ngọt Pháp. Tuy nhiên, món ăn này tại quê hương của nó lại có những đặc điểm riêng.

Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 8


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 9

Điểm đến của món bánh này, một lần nữa lại là Pierre Hermé. Tại đây, những nghệ nhân làm bánh rất đề cao chất lượng của sản phẩm mình tạo ra. Họ có nguyên một bảng “quy trình để tạo nên một chiếc bánh croissant tuyệt vời”. Người ta nói “một chiếc bánh croissant ngon không phải là chiếc bánh được cuốn thật chặt”. Đúng như vậy, những chiếc bánh croissant ở đây tạo cho người thưởng thức cảm giác mềm mại khi cắn qua từng lớp bánh. Mùi thơm của những lớp bơ thượng hạng cũng sẽ làm ấm lòng những thực khách khó tính nhất. 


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 10

Xếp hàng chờ mua bánh tại Pierre Hermé


Madeleines (Bánh con sò)


Bánh madeleines được người dân Pháp ví như là chú sò của nàng tiên cá bởi hình thức bắt mắt và đáng yêu. Ở Việt Nam, madeleines cũng được bán khá phổ biến tại nhiều cửa hàng bánh ngọt bởi công thức làm đơn giản mà hợp khẩu vị thực khách. 


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 11

Bánh madeleines tại Paris sẽ mang lại cho bạn thật nhiều bất ngờ với vị ngọt nhẹ, thanh khiến, có thể làm mềm lòng cả những thực khách khó tính nhất. Một chiếc bánh madeleines ngon phải là chiếc bánh có độ xốp, mềm mà không bị dẹt.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 12

Blé Sucré luôn là điểm đến của mọi khách du lịch khi nhắc đến madeleines. Chất lượng của từng chiếc bánh madeleines ở đây được kiểm soát rất chặt chẽ. Người đầu bếp sẽ phải mang những chiếc bánh mình làm về nhà nếu nó không đạt được tiêu chuẩn của cửa hàng. Nhờ sự nghiêm ngặt này, từng chiếc bánh madeleines bán ra nơi đây đã trở thành sợi dây xích níu chân du khách từ khắp mọi miền trên thế giới.


Pho mát


Paris dường như là thiên đường của pho mát. Pho mát tính đến thời điểm này cũng chưa thể được gọi là phổ biến ở Việt Nam, thế nhưng nếu một lần được nếm thử món này tại "kinh đô ánh sáng", hẳn thực khách sẽ khó thể quên sự dai, ngậy đặc trưng của nó.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 13

Chẳng khó để tìm thấy các cửa hàng bán sản phẩm này trên những con phố thơ mộng của Paris. Khi bước vào những cửa hàng này, điều làm chúng ta đau đầu nhất sẽ là "nên mua loại nào". Pho mát mềm, pho mát cứng, pho mát chín hay cả pho mát tươi được bày một cách vô cùng đẹp mắt khiến thực khách nào cũng phải nán lại ít phút ngắm nhìn. Một trong những cửa hàng pho mát nổi tiếng nhất tại Paris chính là La Fermette tại đường Montorgueil.


Thưởng thức hương vị ngọt ngào của ẩm thực Paris 14




Món ngon Paris cho người hảo ngọt


Những món ăn, thức uống ngọt ngào gợi nhắc du khách về kinh đô Paris.

Paris luôn được ca ngợi là thành phố lãng mạn, kinh đô ánh sáng…Nhưng rất nhiều người quên mất rằng Paris cũng là điểm đến tuyệt vời cho những ai đam mê ẩm thực và nhất là những tín đồ của ngọt. 


Cùng điểm qua 7 món ngọt khó cưỡng khi tới thủ đô nước Pháp:


1. Pain au Chocolat


Pain au Chocolat trong tiếng Pháp có nghĩa là “bánh mỳ sô-cô-la”, tuy nhiên cái tên dịch ra này dễ làm người ta hiểu nhầm nó chỉ là một chiếc bánh mỳ được phết kem sô-cô-la tầm thường. Trên thực tế, Pain au Chocolat ngon gấp nhiều lần như vậy.

Không ai biết nguồn gốc của chiếc bánh này. Nhiều người cho rằng việc cho sô-cô-la vào công thức làm bánh là một “tai nạn tuyệt vời trong nhà bếp”. Chiếc bánh làm từ rất nhiều lớp bánh mỳ, bơ với hương sô-cô-la ấm cuốn quyện bên trong, khiến ai đã nếm một lần đều nhớ mãi không quên. 




2. Sô-cô-la đen


Paris được coi là kinh đô của sô-cô-la đen trên khắp hành tinh. Tại đây, có tới 300 cửa hàng sô-cô-la, dễ dàng thỏa mãn cơn thèm của bất cứ người nghiện đồ ngọt nào.

Sô-cô-la đen của Pháp là loại sô-cô-la ít ngọt nhất thế giới, vì vậy nó cũng ít béo nhất. Một vài quán sô-cô-la nổi tiếng ở Paris là La Maison du Chocolat (Nhà sô-cô-la), Debauve & Gallais: quán sô-cô-la cổ nhất Paris. Nữ hoàng Marie Antoinette từng mua sô-cô-la tại đây; Patrick Roger, người được phong là “nghệ sĩ sô-cô-la” Pháp. 




3. Kem


Kem ngon nhất ở Paris nằm ở cửa hiệu Berthillon trên đảo St.Louis. Gia đình Berthillon đã làm những chiếc kem “handmade” này từ năm 1950 và vẫn tiếp tục nổi tiếng đến ngày nay.

Kem ở đây được làm từ nguyên liệu hoa quả thiên nhiên, không pha thêm bất cứ chất nào. Loại kem được yêu thích nhất là kem sô-cô-la nhân dâu tây. Du khách tới quán kem này thường phải xếp hàng dài và nhớ rằng hàng kem không mở cửa vào thứ hai và thứ ba. 




4. Caramel mặn 


Caramel mặn là một trong những món độc đáo của Paris. Một nhà sản xuất caramel tên là Henri Le Roux đã thêm vị bơ mặn vào và làm nên món caramel ngon tuyệt cú mèo này. Loại kẹo caramel mặn ngon nhất là loại có hình một bà già mặc đồng phục học sinh. 




5. Bánh ngọt

Một trong những món ăn cám dỗ khó cưỡng ở Paris là những chiếc bánh ngọt sau tủ kính. Những chiếc bánh đủ loại: mille-feuille nhiều lớp, bánh sò madelein…Tất cả đều ngon, thơm và đẹp như một bức tranh màu sắc. 




6. Sô-cô-la nóng


Sô-cô-la nóng là một trong những món ngọt mà người dân Paris mê mẩn. Trong những quán cà phê theo phong cách thời kỳ hoàng kim Pháp như quán Angelina, du khách được ngôi vào chiếc bàn nơi nhà thiết kế lừng danh Coco Chanel từng thưởng thức sô-cô-la nóng, nhâm nhi một tách sô-cô-la nóng hổi và ngắm đường phố, người qua kẻ lại. 






Chia sẻ một vài địa điểm cho bạn khi đến Paris



Ở đâu cũng có ăn chơi. Ăn chơi ở mỗi nơi, mỗi khác. Ở Nam Kỳ thời xưa, Chợ Lớn là đất ăn chơi. Mà phải ở khu phố cuối đường Thủy Binh (Rue des Marins), tức Đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay nối dài cho tới một Công trường ở giữa có trụ đèn 5 ngọn. Từ đây đi ra phía bờ sông, có cây cầu dành cho người đi bộ tên là cầu Palikao, người Việt Nam gọi là cầu Ba cẳng vì cầu này có 3 chân.

Đó là đất ăn chơi một thời của xứ Nam Kỳ nên trong dân gian có câu nói quen thuộc để chỉ tác phong của một người sành điệu ăn chơi “Đúng là dân chơi cầu Ba cẳng”.

Dân Nam Kỳ giàu có đi qua Paris ăn chơi. Ăn chơi ở Paris sang trọng hơn. Nhưng ăn chơi ở Paris cho đúng điệu, không phải hễ có tiền là đủ. Mà phải biết cung cách ăn chơi cho đúng điệu nghệ vì đó là nếp sống của xã hội trưởng giả Paris.

Nhưng cũng ở Paris lại có những nơi ăn chơi không phải sang trọng. Như về mặt kiến trúc và trang trí không phải lộng lẫy. Nhơn viên phục vụ không không lịch sự hay tươm tất cho lắm. Trái lại, nó sang trọng vì khách tới lui gồm những nhơn vật quan trọng như chánh khách Pháp và ngoại quốc cấp lãnh đạo quốc gia, những nhà giàu lớn, văn nghệ sĩ và thể thao gia có tiếng. Và cách tiếp đãi ân cần, thân mật như trong một Club mà khách là hội viên.

Trước khi nói về những nơi ăn chơi đặc biệt đó, Cỏ May nhắc lại vài nơi ăn độc đáo ở Paris, có một không hai ở xứ Pháp, cả ở Âu châu nữa.

Mì dơ

Đúng Mì dơ là mì không sạch sẽ, không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nếu đem so sánh với cách nấu nướng và phục vụ khách hàng của nhà hàng ăn của Paris sang trọng. Nhưng đó là nơi thân thiện của phần lớn sinh viên Việt Nam nghèo ở Paris.

Có 2 tiệm Mì dơ: một tiệm ở trong  ngõ hẻm Passage Raguinot thuộc Quận XII Paris, khu phố Nhà Ga xe lửa Lyon, và một tiệm nữa ở khu La-tinh hay Khu Học, đường Laromiguière thuộc Quận V Paris.

Cả hai tiệm Mì dơ đó, ngày nay đều không còn nữa. Hẻm Raguinot đã bị đập phá để xây dựng lên những chung cư sang trọng, giá bán trung bình 1m2 là 9 190 €. Nơi đây hoàn toàn không còn sót lại một vết tích gì của Mì dơ vào những thập niên từ 50 cho tới đầu 80. Trái lại Mì dơ ở khu La-tinh thì còn. Nhưng chỉ còn ngôi nhà cũ với tiệm ăn mới và chủ mới. Thương hiệu là Guang Ming, số 7, đường Laromiguière, nổi tiếng về món Mì. Nhưng không phải đúng món Mì dơ ngày trước.

Mì dơ là tên do khách hàng sinh viên Việt Nam đặt vì nó không có tên và không hiện diện trên thực đơn của nhà hàng. Nó chỉ phổ thông trong giới sinh viên. Mà nhà hàng cũng lụp xụp như phần lớn nhà cửa trong khu lao động này của một người Tàu làm chủ. Vào cuối thập niên 60, tô Mì dơ bán với giá 4 quan trong lúc đó, một ticket của sinh viên ăn ở quán ăn sinh viên chỉ có 1 quan. Ăn một tô Mì dơ, đối với sinh viên nghèo, là một bữa đại tiệc.

Để biết tô Mì dơ như thế nào mà đươc nổi tiếng như vậy, chúng ta hãy hình dung tô Mì dơ là cái thao nhôm hoặc nhựa, đường kính chừng 13 cm, móp méo vì đụng chạm mạnh hằng ngày hoặc màu nhựa đổi thành màu sẫm, trong đó đựng mì với thịt heo xay, nước lúp súp. Không có hành, ngò, giá hay bất cứ thứ gì khác. Mà mì là spaghetti, thịt bằm là thịt của xút-xít tươi được người bếp Tàu mở ra lấy thịt, vứt bỏ lớp bao bên ngoài.

Khách ăn vẫn thấy ngon. Thỉnh thoảng mới dám tới ăn một bữa. Vì sinh viên nghèo ăn 1 tô mì bằng mấy bữa cơm ở căng-tin.

Còn tiệm ăn Guang Ming, trước đây cũng bán mì dơ cùng phong cách. Sinh viên tới ăn khá đông vì tiệm nằm trong khu phố có nhiều Trường Đại Học và Trường lớn.

Cách nay ít lâu, Cỏ May tới muốn ăn thừ mì dơ ở đây cho biết. Nhưng không thấy trên thực đơn. Lúc thanh niên Tàu đem dĩa mì xào ra, Cỏ May nhắc lại món Mì dơ tại sao nay không còn nữa. Anh thanh niên cười vừa trả lời "Từ lâu lắm rồi, không còn ai ăn nữa. Nhưng nếu khách muốn, nhà bếp sẽ làm giống như vậy được".

Tiệm ăn có chừng 50 chỗ. Buổi trưa có khách người pháp ở khu phố tới ăn. Ở quầy, có một cô trẻ, người Tàu gốc Miên, có tên Việt Nam là Cô Mai Liên (Miên Lai, nói lái) vừa thâu tiền vừa làm cà-phê.

Nhà hàng ““Cẳng Heo”"

Tạm dịch ra tiếng Việt Nam như vậy để cho dễ nói chuyện. Tên gọi bằng tiếng Pháp là “Au Pied de cohon, tọa lạc tại số 6, đường Coquillière của Quận I Paris.

Đây là nhà hàng có truyền thống tốt đẹp ngày nay vẫn không thay đổi. Năm 1947, nhà hàng “Cẳng Heo” còn là nhà hàng của Chợ Halles. Chợ bán sỉ để mua về bán lại hoặc bán cho nhà hàng ăn. Chợ hoạt động gần như sáng đêm. Nhà hàng “Cẳng Heo” cũng hoạt động phụ thuộc theo chợ. Từ ngày khai trương năm 1946 tới nay, nhà hàng “Cẳng Heo” chưa bao giờ đóng cửa nghỉ ngơi. Nó trở thành chứng nhân của Paris xưa.

“Cẳng Heo” vừa là nơi gặp gỡ của giới bình dân vừa là nơi hẹn hò thân mật, trao đổi buôn bán, đãi bạn bè, lễ sanh nhựt,... Và cả ăn mày cũng có chỗ dành sẵn. Mỗi tối, họ tới ăn món súp củ hành do ông chủ để dành cho họ. Mà món này là món nổi tiếng đặc biệt của nhà hàng cho tới ngày nay danh vẫn bất hư truyền.

Cửa hiệu thu hút khách ngoại quốc rất mau, như minh tinh Hollywood, chánh khách và thể thao gia muốn khám phá nơi huyền thoại của trung tâm Paris.

Bỗng một hôm chợ Halles dời về Rungis, cách địa điểm cũ chừng mươi km về phía Nam. Nhưng Ông Clément Blanc, chủ nhà hàng, quyết định ở lại. Tới năm 1972, chỗ chợ Halles dọn đi, một trung tâm thương mãi mới mọc lên. Ở dưới lòng đất là nhà Ga xe điện ngầm. Suốt thời gian xây cất, nơi đây không còn tấp nập như trước nữa.

Nhà hàng “Cẳng Heo” cũng phải chịu chung số phận. Nhưng nhờ mở cửa suốt đêm, có khách đêm tới ăn, nhứt là món súp củ hành nấu với phó-mác bào được nhiều người ưa thích.

Qua năm 1977, Ông Chirac làm Thị trưởng Paris tới ăn thường. Ông trở thành khách quen thuộc. Qua năm 1980 là thời phục hưng. Năm 1981, Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống. Để ăn mừng thắng cử, Ông Mitterrand chọn “Cẳng Heo” chiêu đãi bạn và đồng chí đảng xã hội. Sau đó, ông thường lui tới nên nơi đây trở thành quen thuộc. Ông dẫn cô con gái riêng Mazarine của ông tới cùng ăn rất thường. Thế mà dân chúng không mấy người biết chuyện riêng thầm kín này cho tới một ngày bật ngửa khi tuần báo ParisMacht tiết lộ theo sự chấp thuận của ông như để công khai hóa Tổng thống có bồ nhí và con riêng từ hơn hai mươi năm qua.

Trong quyển sổ vàng của nhà hàng, người ta đọc được những tên quen thuộc như: Nhà văn nữ Françoise Sagan, nhà điện ảnh đứng tim Alfred Hitchcock, tài tử Jean-Paul Belmondo, ca sĩ Serge Gainsbourg,...

Nhà hàng “Cẳng Heo” là nơi khách quen tới để được thoải mái, hết ưu phiền vì chuyện đời, chuyện vợ con, bồ bịch hoặc là nơi khách tới làm tiệc tùng, vui chơi. Nơi đây, mọi người khi tới đều cảm thấy thật sự như ở nhà của mình vậy.

Bạn Louis

Tên thật là L' Ami Louis, nhà hàng ăn ở địa chỉ 23, đường Vertbois của Quận III Paris. Môt nơi không thấy thay đổi, từ bên ngoài mặt tiền cho tới bên trong. Vẫn những viên gạch từ thời khai trương, màn ca-rô màu đỏ, những tấm gương trên tường hình bầu dục, những chiếc bàn kiểu những năm Chánh phủ Vichy. Trên cửa vào toi-lết, số điện thoại là những con số bằng sành. Những người khách quen thuộc lâu đời nhìn nhận ở đây cho tới ngày nay không có gì thay đổi cả.

Những người hầu bàn mặc vết trắng và cà-vạt đen nhắc nhở với mọi người nghề hầu bàn là một nghề dành riêng cho đàn ông, chuyện của đàn ông. Ở đây, nhà hàng Bạn Louis, không có vấn đề nam/nữ bình đẳng, tức số nhơn viên nam và nữ phải bằng nhau như quy định luật pháp.

Dưới hầm rượu, có không dưới 880 thứ rượu đắc tiền.

Trên thực đơn không có nhiều món như những nhà hàng khác, nhưng món nào ra món nấy. Nhiều và tuyệt vời. Không phải đặc sắc vì nghệ thuật làm bếp mà thôi, mà còn do sản phẩm tươi được nhà bếp chọn lựa kỹ từ nhà sản xuất. Như foie gras (gan ngỗng), escargot (ốc hương) phải là thứ escargot lớn của Bourgogne, ếch chiên kiểu Provence. Thứ ếch mua từ Cu-Ba. Đúng thứ ếch to. Thời còn sanh tiền, Hồ Chí Minh ở Hà Nội được đồng chí Fidel Castro gởi cho 2 cặp đem nuôi trong ao cá gần ngôi nhà sàn của ông để làm thí điểm tăng gia sản xuất. Ếch xơi hết cá. Cần vụ phải đi mua cá về nuôi ếch. Tính ra được một kg thịt ếch phải mất 3 kg cá. Sau một thời gian, nhận thấy ếch Cu-Ba chẳng những không tăng gia sản xuất mà trái lại, còn làm thiệt hại sản xuất xã hội chủ nghĩa, Hồ Chủ tịch bảo cán bộ cần vụ bắt ếch làm thịt đãi cán bộ Bộ Chánh trị và căn dặn ai có hỏi ếch ở đâu thì trả lời ếch xổng mất lúc trời mưa sấm sét....

Phải chăng vì đặc tính phẩm chất thức ăn và nghệ thuật làm bếp có một không hai này mà năm trước đây, cựu Tổng thống Chirac đã chọn nơi đây để khoảng đãi Cựu Tổng thống Bill Clinton, mà không chọn nhiều nơi khác sang trọng, phòng ốc lộng lẫy hơn vạn lần?

Miếng sườn bò hay trừu nướng, chắc ít có người Việt Nam nào có thể ăn hết ngon lành nổi vì quá lớn. Món gà nướng với khoai chiên, giá 79 euros, phải 2 người Việt Nam mới có thể ăn hết mà sợ đứng lên không nổi vì cái bụng quá nặng. Những thứ nướng đều nướng bằng lửa than để giữ đúng cái hương vị của thời xưa.

Trong chỗ này với diện tích nhỏ, dĩa thức ăn lại vĩ đại nên làm cho khách hàng mới tới có cảm tưởng ở đây mọi thứ đều vượt thời gian, vượt thời đại và vượt cả kích thước. Các món tráng miệng và trái cây, số lượng cũng phi thường. Giá cả cũng chóng mặt. Khai vị: 1 dĩa măng tây 90 euros, gan ngỗng 65 euros, 6 con ốc 45 euros,... Món chánh như 1 dĩa sườn bò nướng 130 euros,... Tráng miệng: kem hay trái cây 25 euros,...

Có ông bà giáo sư người Mỹ nghe tiếng nhà hàng Bạn Louis, từ Boston điện thoại qua giữ chỗ. Hai người ăn, ước tính sơ đã 400 eruos, bà vợ can ông chồng đừng ăn tráng miệng và cà-phê.

Nếu không phải khách quen như tài tử điện ảnh, thể thao gia, ca sĩ, chủ xí nghiệp,...thì bình dân thiên hạ khi có chút tiền còm cũng nên tới một lần cho biết. Ít ra cũng giữ được cho mình một kỷ niệm khó quên về một Paris xưa! Và món tiền đã chi cho một bữa ăn!

Little Italy ở Paris

Tách cà-phê ristretto để trên bàn trải khăn trắng, Tony Faiola, một trong hai anh em làm chủ nhà hàng Le Stresa, nói với người bạn vừa ngồi xuống: “Anh ngồi đúng vào chỗ của Patrick Le Lay đó". Patrick Le Lay là cựu Tổng Giám đốc- Chủ tịch Đài TV1. “Mà chỗ đó cũng của Jacques Séguéla, nhà quảng cáo vừa là bạn tới đây ăn trưa tuần lễ ba lần. Ông ta thích ngồi chỗ đó vì nhìn thấy mọi người mà không bị ai trông thấy ông ta. Tối hôm qua, nữ nghệ sĩ Elsa Zylberstein tới đây, tôi cũng mời bà ngồi vào chổ này". Những người này là khách hàng quen thuộc của Stresa ở đường Chambiges, Quận VIII Paris, khu thương mại sang trọng bậc nhứt của Paris.

Nhà hàng Le Stresa do 6 anh em người Ý làm chủ. Họ trước đây 30 năm bỏ xứ Ý đi qua Pháp tìm việc làm ăn sanh sống. Đang nói chuyện, một thanh niên tới, chào các ông chủ, đó là Anthony Delon: “Tôi tới đây ăn từ lúc 4 tuổi. Lần cuối cách nay mấy hôm, tôi đi với Jackie Chan...". Người ta tới Le Stresa để ăn với không khí thân mật quen thuộc và cũng tới để làm áp-phe nữa. Chính tại đây, nhiều nhà Điện ảnh đã ký nhiều hợp đồng cho những bộ phim lớn. Con trai Alain Delon nói đùa “Nếu chủ Le Stresa lấy 10% huê hồng trên các hợp đồng thì nay đã trở thành tỷ phú rồi".

Danh sách khách quen thuộc chắc phải dài lắm nhưng kể ra đầy đủ không phải dễ. Woody Allen nhơn dịp ghé qua Paris đã không bỏ lỡ cơ hội tới ăn tối tại Le Stresa. Hồi đầu năm rồi, lúc Cựu Tổng thống Sarkozy bãi nhiệm Ông Brice Hortefeux, Tổng trưởng Nội vụ, mời ông tới đây ăn cùng với bà vợ Carla để giữ tình bạn lâu năm với nhau.

Những nhơn vật lớn của Pháp thường lui tới nơi đây: Jean-Claude Decaux và vợ, Henri Proglio, Chủ tịch Tổng Giám đốc Điện Lực Pháp, Delphine và Antoine Arnauld, chủ LVMH, Nicolas de Tavernost, Chủ tịch Tổng Giám đốc TV M6,... Riêng bà vợ của Ông Sarkozy là khách quen thuộc từ thời bà ta còn làm người mẫu nên sau này bà vẫn thường tới đây ăn cùng với Ông Sarkozy.

Thật ra cái đặc điểm của Le Stresa không phải chỉ ở thành phần khách hàng cao cấp mà còn ở cách ứng xử nữa. Nhà hàng đông khách nhưng luôn luôn giữ đúng 40 chỗ như từ hơn 30 năm nay. Không thay đổi. Nên muốn có một chỗ ở đây không phải dễ. Nhưng không phải vì vậy mà Le Stresa lấy giá quá mắc. Có giá 100 euros/người, không rượu nhưng phải thuộc “phe cánh” anh em nhà Faiola. Nhà báo Yanou Collart giải thích “Le Stresa là một Câu lạc bộ giấu tên". Ai không được người quen giới thiệu không thể có chỗ ở đây vì tiền bạc không làm thay đổi được nề nếp quen thuộc. Một buổi tối, một ông hoàng Á-rặp trên chiếc limousine dài bước xuống theo người cận vệ đội kết, tay mang găng trắng, mở cửa xe. Ông bước vào, một anh Faiola trả lời “Xin lỗi ông, tối nay, chúng tôi hết chỗ rồi” tuy lúc đó nhà hàng chưa có khách tới.

Khách ở đây nói với nhau “Le Stresa là nơi người ta tới và biết chắc chắn là sẽ gặp người quen". Một người khách quen khác gay gắt hơn “Ở đây không có chỗ cho những người nhà giàu mới mà có thái độ không biết trọng người. Chúng ta được một gia đình tiếp đón nên phải biết kính trọng nhau".

Vậy không biết Ủy viên Trung ương đảng ở Hà Nội, trở thành những đại gia nhờ làm cộng sản, bất chợt môt lúc nào  đó muốn học làm dân chơi Paris sẽ được Le Stresa tiếp nhận không?








Món ăn truyền thống của Hà Nội
Món ăn truyền thống của Hải Phòng
Món ăn truyền thống của Malaysia
Món ăn truyền thống của Campuchia
Món ăn truyền thống của Canada
Món ăn truyền thống của người Hoa



(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý