Xương chậu là bộ phận quan trọng cấu thành nên sản đạo, kích cỡ và hình dạng của nó là nhân tố quan trọng quyết định có thể để thai nhi đi qua âm đạo hay không cũng như đẻ nhanh chậm, thuân lơi hay không. Kích cỡ và hình dạng xương chậu của mỗi người do sinh trưởng phát triển, trạng thái dinh dưỡng, nhân tố di truyền của mỗi cá nhân và sự khác biệt về chủng tộc tạo nên thường không giống nhau. Chúng ta biết rằng , xương chậu quá nhỏ hoặc hình dạng dị thường đều có thể khiến thai nhi không thể thuận lợi đi qua xương chậu, dẫn đến khó đẻ, vì vậy đo xương chậu là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kiểm tra sức khỏe trước khi đẻ.
Trong trường hợp bình thường , chúng ta phần lớn hay tiến hành đo ngoài xương chậu, chủ yếu đo những đường sau:
1. Khoảng cách giữa các gai chậu: là khoảng cách bên ngoài giữa hai gai chậu phía trước và trên, khoảng cách trung bình là 23-25mm.
2. Khoảng cách giữa hai mào chậu: là khoảng cách rộng nhất bên ngoài giữa 2 mào chậu, bình thường là 25-28mm.
Hai số liệu trên cơ thể gián tiếp suy ra độ rộng chiều ngang của cửa chậu.
3. Đường kính chỗ vống lên: là khoảng cách giữa chỗ cao vống lên của 2 xương đùi, thường vào khoảng 29-31 mm. Từ khoảng cách này có thể gián tiếp suy ra độ rộng chiều ngang của hõm chậu.
4. Đường kính ngoài xương cung chậu: là khoảng cách từ xương sống thắt lưng thứ 5 đến trung điểm xương cung chậu. Thường vào khoảng 18-20 mm. Đường này có thể gián tiếp suy ra đường kính trước sau cửa chậu.
5. Khoảng cách giữa các khớp xương châu:
Còn gọi là bề ngang cửa ra, là khoảng cách mép giữa 2 khớp xương chậu. Thường vào khoảng 9mm, bình thường giữa chúng có thể đưa vào một nắm tay nằm ngang của người lớn. Nếu đường này nhỏ hơn 8mm thì nên kiểm tra thêm một bước nữa , đo đường hình mũi tên sau cửa ra. Từ đường giữa các khớp xương chậu có thể trực tiếp đo được chiều ngang của cửa chậu.
6. Góc của xương cung chậu: thường là 90º, nhỏ hơn 80º là không bình thường, Góc của xương cung chậu có thể phản ánh độ rộng chiều ngang của chậu.
Nếu giá trị đo xương chậu ngoài nhỏ hơn giá trị bình thường thì cần phải đo thêm trong xương chậu. Đo trong xương chậu có thể biết được một cách khá chính xác kích cỡ của xương chậu. Chủ yêu đo hai đường: bán kính trong xương cùng cuối xương chậu, thường lớn hơn 12mm ; đường giữa 2 gai chậu, thường khoảng 10mm.
Những thai phụ bị bệnh còi xương, thoái hóa xương, xương hông kết hạch và những thai phụ dáng người thấp bé thường xương chậu có kích cỡ và hình dạng dị thường, dẫn đến khó đẻ, cần đặc biệt chú ý tăng cường kiểm tra trước khi đẻ.
(st)