Món ăn ngon ở Tây Ninh đậm đà, khó quên. Cùng Những món ăn không quá công phu, nhưng lại mang một hương vị riêng, gắn bó hằng ngày với cuộc sống của người Việt Nam
Một trong những điểm đặc sắc của ẩm thực ở Tây Ninh là thức ăn chay. Cư dân Tây Ninh đa số là tín đồ đạo Phật, đạo Cao Đài nên người ăn chay khá đông. Trước đây, vào những “ngày chay” có chợ như chợ Long Hoa hầu như chỉ bán toàn thức ăn chay. Có những gia đình ở Tây Ninh nổi tiếng về nghế nấu ăn món chay gia truyền qua nhiều đời.
Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam Bộ, món ăn chay ở Tây Ninh được nấu bằng các loại rau quả, củ, đậu hủ, tàu hủ ky; nhưng về tên gọi và hình thức được thể hiện không khác các món ăn mặn như :
- “Vịt tiềm” được làm từ nấm rơm, tàu hủ ky, hành tỏi, mì căn được nặn, bó thành con vịt với chiếc cổ cong cong, đầu có gắn hai hạt tiêu làm mắt. “Vịt” được quay đến khi có màu vàng thì đem nấu tiềm với củ sen, táo tàu.
- “Heo quay” được làm bằng võ bánh mì (để làm da heo), bột gạo nhồi nước cốt dừa đánh nhuyễn cho đông đặc lại giả làm mở, tàu hủ ky trộn gia vị hấp làm thịt nạc. Gắn các phần lại với nhau thành món “heo quay” khi ăn cũng giòn, béo, thơm ngậy như thịt heo quay thật.
- “Chuột xào” gồm mì căn, củ sen, hành tây bằm nhỏ, đổ vào dầu xào chín, trộn thêm củ hành, sả, ớt, nấm hương, nấu xong để xúc ăn với bánh đa.
- “Cá chiên” dầm nước tương làm bằng bắp chuối luộc chín, lột bỏ các bệ già bên ngoài, xong tách bỏ trái non, tỉa đầu cùi giả làm đầu cá, còn phần thân để dẹp giả làm cá lòng tong, sau đó nhúng bột mì chiên vàng, xấp lên dĩa giống như cá thiệt.
- “Tôm kho tàu” nguyên liệu chính là tàu hủ, nắn thành hình dạng con tôm, lấy tàu hủy ky làm đầu râu và chân tôm, phết màu đỏ thực phẩm lên mình tôm rồi chiên vàng, sau đó kho. Ngoài ra còn có các món nem, gỏi, chả, bì …
- Về gỏi có gỏi sứa làm bằng củ cải mặn, tàu hủ, đậu phọng … Gỏi cá gồm đu đủ, củ cải, mì căn thái lát mỏng trắng tinh giả làm món cá, món này dùng chung với tương ngọt dầm ớt. Gỏi tôm càng thì lấy mì căn, đậu hủ giả làm tôm càng, dưa môn xé nhỏ trộn chung với hành tây, cà chua, tương ớt. Đặc biệt là gỏi rau chiếc, làm bằng sợi tàu hủ chiên vàng, nấm đông cô thái mỏng, củ hành tây xào chung rồi cuốn bánh tráng ăn với bún, giá, rau chiếc chấm tương ớt.
- Về chả có chả cua làm bằng tàu hủ ky, bún tàu, nắm mèo, nắm rơm.
- Về nem có nem chua làm bằng ruột võ bưởi thái mỏng bóp muối quết nhuyển, dừa nạo thái nhỏ giả làm mở, trộn bún tàu, thính rồi gói bằng lá chùm ruột non và lá chuối.
- Về bì làm bằng mì căn thái sợi chiên vàng giả làm thịt trộn chung với củ sắn, hành tây, tỏi, riềng, thính. Bì nầy làm thành các món bì cuốn, bánh tằm bì, bì bún, bánh mì bì chay … Đặc biệt, tuy là đồ chay nhưng cũng đáp ứng được tập quán và nhu cầu thích ăn mắm của người dân Nam Bộ. Món chay ở Tây Ninh có đủ loại “mắm” : mắm kho, mắm thái, mắm chưng, dưa mắm …
Đặc sản Tây Ninh Bánh kẹo
- Bánh ú lá tre : làm bằng nếp, nhân đậu xanh gói bằng lá tre, được gói vào dịp tết đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 ÂL), xuất xứ từ vùng Trảng Bàng.
- Kẹo đậu phộng : được làm bằng đậu phộng lựa hạt to nấu với đường tán hoặc đường thẻ rồi trộn chung với nước cốt dừa cho dặc lại, sau đó lót bánh tráng ở dưới rồi đổ kẹo đậu phộng đều lên mặt bánh, xong rắc mè đã rang lên trên, để nguội, miếng kẹo được cắt thành 8 miếng hình tam giác để vào bao ny long. Kẹo đậu phọng Tây Ninh rất ngon, có vị ngọt, béo, mùi thơm quyện vào nhau, đây là món quà quê hương mà dân Tây Ninh thường dành tặng cho người thân, bạn bè ở nơi khác.
- Kẹo hạt điều : cách làm cũng giống như kẹo đậu phộng nhưng lót bằng bánh phồng chứ không lót bằng bánh tráng, có mùi vị thơm ngon.
Muối ớt tôm Tây Ninh - Đặc sản truyền thống Tây Ninh
Xuất hiện trên thị trường sau các đặc sản như mãng cầu, bánh tráng Tây Ninh nhưng đặc sản muối ớt Tây Ninh cũng nhanh chóng khẳng định ''tên tuổi” không kém phần nổi tiếng. Chủ một cơ sở bán muối ớt ở Thị xã cho biết: ''Tôi không biết muối ớt Tây Ninh bắt đầu xuất hiện tự lúc nào. Nhưng khoảng 10 năm gần đây, món muối ớt chay Tây Ninh đã trở thành món quà không thể thiếu đối với khách du lịch đến với Tây Ninh. Để làm món muối ớt ngon không phải dễ. Người làm không chỉ biết kết hợp liều lượng muối, và bột nêm sao cho vừa ăn, mà còn biết cách rang muối sao cho vừa độ chín, biết phơi muối sao cho đúng thời gian, đúng nắng. Muối ngon là muối không dùng những phẩm màu, có độ cay, mặn, thơm vừa ăn. . .''.
Khách du lịch đến Tây Ninh có thể tìm mua muối ớt tại các điểm du lịch ở núi Bà đen, trung tâm thương mại Long Hoa, đến tận Gò Dầu, Trảng Bàng. . . Có người tìm đến tận các cơ sở chế biến muối để đảm bảo mua được loại ngon nhất.
Muối ớt tôm Tây Ninh thường được dùng làm món chấm trên bàn ăn, để ăn trái cây… Ngoài ra, món muối ớt trộn với bánh tráng được cắt nhỏ đã trở thành món ăn chơi vừa ngon vừa vui miệng ưa thích của các cô, các bà, nhưng có lẽ cả các ông, các anh gặp dịp cũng không chê…
Đặc sản Tây Ninh Bánh tráng Trảng Bàng (thị trấn Trảng Bàng) Bánh tráng Trảng Bàng được làm rất công phu bằng bột xay ra từ gạo ngon, tráng hai lớp, hai lần. Phơi khô xong bánh tráng được nướng trên các nồi tròn kín như cái cà om bằng võ đậu phọng khô; nướng xong, bánh tráng được đem phơi sương vào tờ mờ sáng cho bánh dịu lại và đem bọc kín trong lá chuối tươi, để giữ cho bánh được mềm, dẻo. Bánh tráng cuốn chung với rau sống, rau sông (loại rau mọc ở trên bờ sông, rạch), dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua …
Những món ngon không thể bỏ qua ở Tây Ninh
Muối Tôm
Nhắc đến ẩm thực Tây ninh thì không thể bỏ qua muối tôm Tây ninh - một đặc sản được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Muối tôm Tây Ninh nổi tiếng là thế nhưng điều đặc biệt là Tây Ninh không hề có biển để làm ra muối, cũng không có nguồn hải sản là tôm một thành phần quan trọng nhưng muối tôm ở đây vẫn nổi tiếng là ngon.
Để làm ra muối tôm cần trải qua biết bao nhiêu khâu chế biến công phu, phức tạp. Đầu tiên phải chọn ra những quả ớt tươi ngon nhất, ớt được xay nhuyễn cùng ớt, tôm. Sau đó, đem trộn với muối. Tỉ lệ muối, tôm, và ớt phải tuân theo một tỉ lệ thích hợp, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người chế biến.
Nguồn ảnh: Flickr
Thưởng thức muối tôm cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Đơn giản nhất là chấm xoài, ổi, me… những loại trái cây chua với muối tôm. Cũng có thể lấy bánh tráng phơi sương chấm hoặc cho muối vào cuốn lại. Hoặc cho vào món bánh tráng trộn tạo nên một hương vị khó có thể cưỡng lại được.
Với món muối tôm này, các bạn có thể tìm mua ở bất cứ cái chợ nào ở Tây Ninh cũng đều có hết.
Bánh tráng phơi sương
Bánh tráng là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam rồi. Chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc bánh tráng nướng, những chiếc chả giò (nem rán) được cuốn bởi bánh tráng. Vậy thì bánh tráng phơi sương Tây Ninh có gì đặc biệt nhỉ? Để làm ra món bánh tráng phơi sương nổi tiếng phải trải qua quá trì chế biến công phu của người làm.
Đầu tiên , muốn bánh tráng ngon phải dùng gạo mùa, vo sạch ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 ngày, xong đem xay nhuyễn. Bột nước sệt đem tráng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy kín một phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng. Bánh tráng khô sẽ được nướng qua lửa cho phồng rộp không có vết cháy, đợi tới 3 giờ sáng đem hứng sương dưới trời đêm, thơm mùi gạo mới, dày dặn, dai dẻo và có vị đặc biệt khác với bánh cuốn ướt hoặc khô thông thường.
Món bánh tráng phơi sương thường được ăn kem với thịt heo, rau sống, cuốn lại chấm với nước mắm chua ngọt. Tuỳ theo sở thích bạn cũng có thể thay thế thịt lợn với các loại cá hấp, cá chiên, tôm, hai sản khác đều rất tuyệt.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đã trở nên nổi tiếng và dễ nhớ bới nó gắn liền với tên của địa phương Trảng Bàng (thuộc tỉnh Tây Ninh).
Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.
Ốc núi Tây Ninh
Tây Ninh có các món ăn đặc sản bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt... rất nổi tiếng. Nơi đây còn một món ăn cũng khá ngon nhưng ít người biết, đó là món ốc núi Tây Ninh. Loại ốc này thường sống trong hang, có nhiều ở chân núi Bà Đen, huyện Dương Minh Châu, mùa mưa bò ra sinh sản và chỉ ăn một thứ lá cây rụng là lá cây Nàng Hai nên còn gọi là ốc Nàng Hai.
Ốc núi Tây Ninh có hình dáng giống như loài ốc bươu nhưng mình dẹp và nhỏ hơn. Theo người dân Tây Ninh, do ăn lá cây Nàng Hai (loại cây có nhiều giai thoại ở Tây Ninh, vỏ cây như có điện, đụng vô tê tê) nên thịt của ốc rất ngon và có vị thuốc trị được bệnh nhức mỏi.
Ốc núi Tây Ninh có thể làm đủ món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế... nhưng ngon nhất là luộc trộn gỏi với củ hành tây. Theo kinh nghiệm của người dân, ốc mua về rọng lại cho ăn bột mì khoảng một ngày sau đem ra luộc, thịt ốc sẽ trắng tinh, nhưng lại mất vị thuốc, nên nhiều người thích ăn ốc tự nhiên hơn. Vì là đặc sản nên giá khá đắt, trung bình 80.000 đồng - 100.000 đồng/kg (khoảng 100 con), chỉ có những nhà hàng lớn ở Tây Ninh mới có.
Trong hàng chục món bánh tráng thuộc về nhóm quà vặt xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng me thuộc loại có sức hấp dẫn không cưỡng được nếu ai đã một lần nếm qua.
Nó không quá đơn giản như chiếc bánh tráng muối ớt cay xé lưỡi hay quá lộn xộn như món bánh tráng trộn, vốn luôn được gia giảm nguyên liệu tùy theo các lò bánh, mà đã được người chế biến nâng cấp thành một loại quà rong khá thanh cảnh mà cũng cầu kỳ nhất hạng.
Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, đậu phộng rang giã đôi... và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp.
Người ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mình có thể tùy nghi gia giảm các gói gia vị để pha chế thành một thứ nước chấm. Sau đó, gỡ từng tờ bánh tráng deo dẻo kia ra và cuốn lại, chấm... cứ thế mà vừa nhai, vừa nuốt, vừa... hít hà! Cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, vị mặn mặn của bánh tráng, của tôm, cái béo giòn của đậu phộng rang tạo nên một thứ hương quyến rũ. Ai đến Tây Ninh đã một lần nếm qua khó thể nào quên móm bánh tráng me hấp dẫn này.
Khác với món bánh canh nước, tô bánh canh khô có cả mùi thơm của dầu tỏi phi, vị béo của nước dùng, đậu phộng; vừa có cả vị thanh thanh của đồ chua vừa dùng kèm cùng các loại rau đặc sản đầy hương sắc xứ nắng chát Tây Ninh.
Bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương... là những món mà khá nhiều người Sài Gòn đã một lần thử qua và quen với tên gọi của nó. Bánh canh khô thì sao? Nghe lạ vì trước giờ người ta vẫn quen ăn tô bánh canh đầy đủ hương vị của bánh, rau giá, thịt heo cùng nước dùng nóng hổi.
Chị Nga, tổng quản lí nhà hàng bánh canh Trảng Bàng Ba Xi ở đường Võ Văn Tần, quận 3, một trong những hậu duệ của gia tộc họ Bùi – người khai sinh ra món bánh canh Trảng Bàng truyền thống đặc sản Tây Ninh – cho biết sự ra đời của món bánh canh khô này tại nhà hàng cũng thú vị.
Trong một lần sum họp gia tộc tại quê nhà ở Trảng Bàng, vì thấy cả đời gia tộc mình và người dân Trảng Bàng mình chuyên “ăn bánh canh, ngủ bánh canh”, một người cô trong họ tộc nghĩ ra cách chế biến món khô này để thay đổi khẩu vị cho chồng. Có cơ hội dùng thử, chị Nga suy nghĩ sẽ đưa món lạ này bổ sung vào thực đơn của nhà hàng. Hỏi ý kiến và bàn bạc với mẹ và chồng (chồng chị là con trai bà Ba Xi) thì được ủng hộ nên ý tưởng thành hiện thực.
Để làm món bánh canh này, bếp trưởng nhà hàng cho biết: đầu tiên, trụng sơ sợi bánh canh với nước lèo cho thấm. Lưu ý là trụng trong nước lèo, chứ không trụng với nước sôi bình thường. Trụng sao cho vừa thấm, cho cọng bánh vừa mềm tới, xốc cho thật khô rồi cho thịt bằm nhuyễn vào. Sau đó, cho vào lần lượt tỏi phi, đậu phộng rang, đồ chua, rau, dưa, giá xắt nhuyễn. Dùng kèm theo là một chén nước súp.
Bánh canh khô ăn kèm những loại rau đặc sản Tây Ninh tươi xanh, chén nước chấm pha riêng thơm phức cùng tô nước dùng bốc khói với miếng giò hay thịt bắp. Món này thích hợp với những thực khách thích ăn cái khô riêng, cái nước riêng tựa như hủ tíu – mì khô vậy.
Thằn lằn núi do hình dáng cổ quái nên với một số người là món ăn “kinh dị” nhưng lại là món khoái khẩu của dân “sành ăn”. Nhiều chị em nghe tới món ăn đã sợ “xanh mặt” nhưng ăn được rồi thì tíu tít khen ngon.
Thằn lằn núi Bà Đen-Tây Ninh có tên khoa học là Cyrtodactylus Badenensis (hay còn gọi là thằn lằn vạch, thằn lằn ba sọc). Trước đây, người dân địa phương “đi câu” thằn lắn núi để bán cho các quán ăn, nhà hàng ở Tây Ninh và TPHCM. Suốt một thời gian dài, thằn lằn núi Bà Đen bị khai thác nhiều và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rất may, địa phương đã can thiệp kịp thời. Năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tây Ninh phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới và Hội Sinh học TPHCM đã nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thành công thằn lằn núi. Hiện nay, thằn lằn tự nhiên đã được bảo tồn và tạo môi trường tốt để chúng sinh sôi nẩy nở.
Hiện nay, những người “lỡ mê” món thằn lằn nướng nhưng lại yêu động vật hoang dã thì bây giờ có thể thưởng thức món ăn này không một chút ngần ngại. Thưởng thức món thằn lằn núi nướng hoặc chiên là rất tuyệt. Các quán ăn, nhà hàng ở TX Tây Ninh, thị trấn Hòa Thành và khu vực núi Bà Đen đều ghi món ăn này vào thực đơn và “chào món” đầu tiên với du khách.
Gợi ý địa điểm ăn uống ở Tây Ninh
quán ăn :
bánh canh bà Ly (quá nổi tiếng ở tây ninh ai ở thị xã tây ninh mà không biết quán này mới lạ) trên đường nguyễn thái học p3 tx tây ninh. Bán mấy chục năm từ hồi phuc_vinh còn nhở xíu bà đã bưng gánh đi bán. Vừa rẻ vừa ngon. Bánh canh có thịt gà, heo, huyết....đói bụng mà ăn vào một tô là hết xẩy. Giá 5k/1 tô
XÔI SỐ MỘT: gần chân cầu mới, khu bà chình bán chè chạy ngược xuống
quán bánh xèo gần ngã ba ngã tư quốc tế gì đó không tên.bánh có thịt, giá, tép, măng...rất ngon mà rất rẻ 7k/1 cái
quán mì hoành thánh Cánh Ký trên đường trần hưng đạo đối diện sở tư pháp tỉnh. Do người hoa chính gốc bán mấy chục năm rùi. Hình như 13,14k /1 tô
quán mì hoành thánh Đại Hưng đường lê lợi ngã tư chợ cũ quẹo phải lên giá 12k/ 1 tô
chè bà trình ngoài Gia Long qua nổi tiếng không cần nói thêm
chè bà Tư cô đơn gần cửa 4 tòa thánh tây ninh, cực rẻ hình như 2k/ 1 chén
hủ tiếu hữu lợi tên đường 30-4 không nhớ giá
ngay ngã tư bệnh viện trảng bàng có một quán cháo ngay góc ngã tư rất ngon. Cháo có xuơng, huyết nấu với mực xé sợi giá 7k/ 1 tô. Lần nào đi xuống tp bằng xe máy cũng ghé ăn.
QUÁN CHÈ BÀ TRÌNH: Từ dốc toà uỷ Ban nhân dân tỉnh các bạn chạy qua cầu quan sau đó rẽ trái và chạy thêm khoảng độ 100m là tới quán.
Bánh canh Trảng Bàng là số 1. trên tuyến đường xuyên Á từ Tp.hcm về Tây Ninh đến địa phận Trảng Bàng các bạn nên ghé quán bánh canh Hoàng Minh để thưởng thức bánh canh Trảng Bàng- đặc sản có lẽ nổi tiếng nhất Tây Ninh. Ngoài ra cũng có thể thưởng thức món bánh tráng thịt luộc. Đừng nghĩ món này tầm thường ở đâu cũng có, thử một lần đi rùi sẽ biết! Chắc chắn các bạn sẽ ngạc nhiên. Món này ngon vì do bánh tráng phơi suơng Trảng Bàng có 1 không 2 và điều đặc biệt là có rât nhiều món rau lạ mà các bạn chưa hề biết tới. Chỉ duy nhất có ở Trảng Bàng mà nghe đâu vào rừng kiếm mới có!
QUÁN BÁNH XÈO SÁU LỢI: Nếu các bạn nào về TN muốn ăn bánh xèo ngon ở khu vực thị xã TN thì hãy ghé quán này, đây là quán nhỏ nhưng là một trong những quán bánh xèo có tiếng. Từ phố gia long củ các bạn đi ngược lên hướng huyện Châu Thành khoảng 200m là tới quán. Quán nằm bên tai phải ngay ngã 3 lý Dậu (ở đây không nói tên đường mà chỉ nói địa điểm, vì ở tỉnh TN mà nói tên đường thì khó kiếm hơn ở sài gòn)
BÁNH CANH NGUYỆT: Cũng bắt đầu xuất phát từ phố Gia Long củ, các bạn rẽ lên đường Tua Hai hướng về Tân Biên. Qua khỏi dốc cây me một tí là đến quán. Quán nằm gần quán càfê Mùi hướng tay trái. Nơi đây bán duy nhất món bánh canh. các bạn muốn ăn bánh canh giò heo, móng heo, hay thịt xắt miếng đều có. Đặc biệt nước lèo nấu rất ngon, mà theo cảm nhận được nó ngọt từ thịt chứ không phải từ hạt Knor
B
ÚN NƯỚC : Nhìn tô bún chắc các bạn cũng thấy được nó giống như tên gọi, thành phần của nó chỉ toàn bún và nước.Không thịt không cá và không rau củ gì hết, gia vị ăn kèm gồm có rau nêm, muối ớt và ớt xay. Chưa ăn đã thấy cay xè rùi phải không các bạn. Vâng, bảo đảm khi ăn xong bạn nào không đỗ mồ hôi ướt áo thì bạn đó đúng là cao thủ ăn cay. Sau khi đổ dốc gần trường TH ytế Tây Ninh các bạn rẽ phải đi về hướng khu du lịch núi bà. Khi qua chợ Ninh Sơn một đoạn các bạn sẽ gặp một tấm biển có dòng chữ Ấp Ninh Thọ nằm bên hướng tay phải, rẽ vào đấy và chạy thêm 100m nữa là đến quán. Và đặc biệt là giá chì có 2 ngàn đồng 1t
Quán mì Đại Hưng: Đây là quán nằm khu vực trung tâm thị xã nên các bạn cũng dễ tìm đến. Ngay ngã tư đèn giao thông đối diện với Tỉnh Uỷ có một con dốc ngắn quán nằm bên tay trái theo chiều dốc. Quán này đ từ lâu và do một gia đình người Hoa kinh doanh. Quán bán từ lúc khoảng 6h sáng – khoảng 9h sáng
Các món ngon và rẻ ở Sài Gòn
Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Những món ngon và rẻ ở Nha Trang
Món ăn ngon ở Cao Bằng đậm đà khó quên
Những món ăn vặt ngon ở Đà Lạt
Các quán bún cá ngon ở Hà Nội -
(st)