Món ăn ngon ở Thái Bình dân dã mà ngon. Quê lúa Thái Bình có rất nhiều món ngon, làm thèm thuồng biết bao du khách một lần đặt chân tới vùng đất này.
Nói tới những món ngon từ quê hương của chị hai năm tấn Thái Bình có lẽ kể cả ngày không hết. Với những người xa quê, món ăn quê hương luôn làm cho người ta khắc khoải nhớ về quê nhà. Còn với du khách tới nơi đây, dù chỉ là một lần thì những thứ như mắm cáy, canh cá Quỳnh Côi, bánh cáy hay canh ốc nấu củ chuối có lẽ làm cho họ nhớ mãi.
Canh cá Quỳnh Côi
Gọi là canh cá nhưng không phải là món canh cá chua trong các bữa cơm hàng ngày mà chính bánh đa cá như cách gọi ở nhiều nơi khác. Đây là món ăn truyền thống, xuất hiện đầu tiên ở thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Cũng giống như cách nấu món bánh đa ở nhiều vùng miền khác, canh cá Quỳnh Côi được làm từ những nguyên liệu đơn giản như cá, rau và gạo. Ấy thế nhưng khó có nơi nào, hương vị bánh bánh đa cá đồng lại làm cho thực khách nhớ nao lòng như thế. Âu cũng bởi vì nguyên liệu thì giản dị nhưng vô cùng thơm ngon lại được chế biến cầu kỳ, cẩn thận dưới bàn tay khéo léo cũng người dân nới đây.
Thịt cá chiên vàng ruộm
Bát canh cá hội tụ đủ cái vị ngọt tự nhiên từ thịt cá, cái mát thanh thanh của rau tươi và vị bùi bùi của mánh đa xào làm từ gạo. Người nấu còn khéo léo đẩy cái vị gừng thơm cho bát canh cá thêm đậm đà.
Hai thứ cá phổ biến để làm nguyên liệu chính cho món canh chính là cá rô đồng và cá lóc (cá chuối). Cá được hấp chín, gỡ thịt riêng, xương cá được cho vào ninh làm nước dùng. Thịt cá để ráo nước, một phần được chiên vàng, một phần để lại chiều theo ý khách thích ăn mềm.
Bánh đa là một nét riêng chỉ người Thái Bình mới biết cách làm. Người ta đem bột gạo tráng mỏng, phơi khô rồi thái thành những sợi bánh đa nhỏ. Bánh đa vừa có cái dai dai của bánh phở, vừa mang cái mềm mềm của sợi bún mỏng manh.
Canh cá được nấu cùng rau cải canh (với cá rô đồng) hay cải cúc (nếu là cá chuối). Rau cải vừa làm ngọt thêm nước vừa giảm bớt vị tanh của cá lại tạo cho món ăn cái mát dịu của rau tươi.
Nếu có dịp ghé qua thành phố Thái Bình bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều nơi bán món canh cá. Một số "ma xó" Thái Bình có chia sẻ nếu bạn thích ăn canh cá ít nước có thể ăn ở quán Hải Thúc ở gần đầu cầu tây.
Tại Hà Nội hiện nay cũng có một vài quán canh cá Quỳnh Côi ở số 6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, 108 Khương Trung. Tại Sài Gòn có 2 quán ở Thích Quảng Đức (Q. Phú Nhuận) và trên đường Phan Thúc Duyện (Q. Tân Bình).
Gỏi cá nhệch
Nhắc tới Thái Bình, có một vùng ven biển với rất nhiều món hải sản ngon như cá khoai, mắm rươi hay cháo ngao... Ở vùng ven biển huyện Thái Thụy, còn có một loại hải sản mà theo miêu tả của nhiều người dân con cá đó vừa giống con lươn vừa giống con cá trình. Đó chính là con cá nhệch.
Con to dài cả mét nặng hơn 1 kg, con nhỏ thì tầm 3-4 lạng. Cá nhệch rất khỏe và hung dữ. Mình cá trơn nhẫy nên rất khó bắt bằng tay hay đánh lưới. Chỉ bắt được cá nhệch bằng hai cách là ra cửa biển đóng đáy bắt cá hoặc dùng những chiếc dĩa ba răng to và chắc khỏe để đâm cá.
Tại xã Diêm Điền có rất nhiều quán gỏi cá nhệch
Từ cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om... Nhưng có lẽ cá nhệch nổi tiếng hơn cả bởi món gỏi cá. Cá làm gỏi phải là cá sống, người làm lấy nước vôi, nước tro, lá hóp tuốt sạch chất nhờn trên da cá. Sau khi da cá được lột sạch, cá được mổ sống lưng như làm lươn để lọc xương.
Thịt cá sẽ được thái lát mỏng tang sau đó trộn với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Thịt cá tươi cắt thành lát có mầu hồng giống thịt của cá chuối. Da cá được rán giòn để sau đó cuộn với gỏi. Còn xương cá đem vào cối giã nhuyễn để nấu chẻo (như nước sốt). Món chẻo nấu om được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ. Có người lại chấm gỏi với mắm tôm.
Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô với "sứ mệnh" làm tăng thêm hương vị của món gỏi còn là một vị thuốc để đề phòng "tào tháo' hỏi thăm với những người bụng yếu.
Thơm phức bánh cáy
Bánh cáy là loại bánh rất riêng của Thái Bình nổi tiếng khắp xa gần. Ở Thái Bình, muốn ăn bánh cáy ngon phải tới làng Nguyễn (huyện Đông Hưng). Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng, rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn quê hương của bánh cáy.
Nghe tên bánh cáy với màu sắc và hình dáng, nhiều người lầm tưởng những chiếc nhân vàng vàng kia là trứng cáy. Nhưng giờ con cáy hiếm hoi nên người ta thay bằng bỏng nhuộm phẩm màu. Nghĩ thế thì "oan" cho người làm nghề ở huyện Đông Hưng quá!
Thực tế, từ xa xưa, bánh cáy chỉ là tên gọi gắn với truyền thuyết về thần cáy biển ban cho người dân một loại bánh nên họ đặt tên là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
Để làm ra một chiếc bánh cáy quả thật không hề đơn giản, phải là người có nghề, có tâm và sức khỏe mới có thể tạo ra chiếc bánh thơm phưng phức. Một ngày se lạnh, xắt miếng bánh cáy thành hình quân cờ, nhâm nhi cùng với nước chè xanh thì không có gì tuyệt vời hơn.
Cảm giác ngọt, bùi, béo đan chen độ giòn lép xép, độ dẻo, độ dai mềm mại, người ăn thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Vị gừng hơi cay, nhưng nóng làm cho người ăn cảm giác như khỏe ra, tiết trời như ấm lại.
Về Thái Bình thưởng thức hương vị ổi Bo chính hiệu
Quả ổi Bo cũng có nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả lại như quả lê (hay quả đu đủ nhỏ), lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo chính hiệu - tức là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng.
Đã từ lâu, ổi Bo Thái Bình đã trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ đối với những người con sinh ra ở đất Thái Bình mà còn được biết đến ở nhiều tỉnh thành khác. Ổi Bo đã trở thành "đặc sản” được nhắc đến trong văn hoáẩm thực của người Thái Bình.
|
Ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình không bị hoà trộn với bất cứ loại ổi nào, bởi dường như nó đã hội tụ những gì tinh tuý nhất của đồng đất và con người quê hương Thái Bình. Những ai đã từng một lần thưởng thức ổi Bo hẳn sẽ rất ấn tượng với vị thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt, thơm giòn.
|
Theo các bô lão thì từ khi còn rất nhỏ, các cụ đã được nghe thế hệ cha ông đi trước kể chuyện về xuất xứ cây ổi Bo rằng: Ngày xưa, có một ông nhà ở cạnh sông Trà Lý, trong một lần đi dạo cạnh bờ sông thấy có một quả lạ nổi trên dòng nước liền vớt về ném ở sau vườn, sau thấy cây lên quả ăn rất ngon mới đem nhân rộng ra để trồng. Mặc dù xuất xứ của cây ổi Bo (làng Bo, xã Hoàng Diệu, Thái Bình), còn mang nhiều “bí tích” nhưng để có được quả ổi thơm ngọt là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn chăm sóc vun trồng cầu kỳ của bàn tay con người: từ gieo giống, chăm sóc tới khi thu hoạch.
Từ khâu gieo giống cũng đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 - là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi (chứa hạt) để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào rá đãi lấy hạt. Sau khâu chọn giống là khâu làm luống. Luống đất để gieo cây phải để thật khô đất phải đập thật mịn và nhỏ, kéo luống cao 20 phân so với mặt vườn, rộng 1m. Sau đó mới cho hạt giống đã chuẩn bị sẵn vào gieo, phủ lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng, giữ độ ẩm liên tục trong mươi ngày. Sau khoảng 1 tháng cây mọc lên hẳn mặt đất mới rỡ rạ ra. Để như vậy trong vòng 5 tháng sau mới đánh thưa ra để trồng. Khi cây có quả (quả to) phải bón phân kali trước khi thu hoạch một tháng cho quả rắn lại. Từ công đoạn gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm.
|
Quả ổi Bo cũng có nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả lại như quả lê (hay quả đu đủ nhỏ), lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo chính hiệu - tức là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng. Bởi cũng là giống ổi Bo được ươm trồng ở đất Thái Bình, nhưng khi mang đi trồng ở tỉnh khác thì hương vị và chất lượng lại thay đổi hoàn toàn.
Cây ổi Bo cũng thể hiện nét riêng đặc biệt của mình đối với người trồng và thưởng thức nó: khi hái ổi phải hái bằng nèo không được trèo lên cây và cành ổi cũng không được rũ xuống gần đất có như vậy ổi mới không bị chua. Khi ăn ổi Bo không nên dùng dao để cắt như vậy ăn miếng ổi sẽ thấy chua, phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cứ dùng răng cắn vào thịt quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi, vào khoang miệng và lưu lại trong cổ họng.
Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê, như nhắc nhở những người xa luôn nhớ về quê lúa Thái Bình.
Bánh nghệ hương vị đậm đà khó quên
Khi mùi thơm của bánh từ bếp bay lên sực nức, lũ trẻ chúng tôi chạy ùa xuống xuýt xoa, hít hà, thật không thể cưỡng nổi. Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn.
Đi xa nhà lâu ngày, nhưng chưa ở miền quê nào có loại bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi như ở Thái Bình quê tôi, những tấm bánh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu.
Mỗi kì nghỉ, được trở về bên gia đình, tôi lại đòi mẹ làm bánh nghệ, mẹ cười bảo, sao không muốn ăn món gì ngon ngon mà lại cứ thích bánh nghệ. Trong suy nghĩ của mẹ, đó là loại bánh bình dân, nhưng với tôi, đó là món bánh ngon nhất, muốn được ăn nhất. Và tôi biết, mỗi chiếc bánh nhìn đơn giản thế thôi nhưng mang theo cả tình yêu và sự khéo léo của mẹ.
Bánh nghệ được mẹ làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng. Lại kết hợp với nghệ, nên bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng.
Những củ nghệ tươi được mẹ rửa sạch, thái nhỏ và vắt lấy nước. Mẹ ngâm gạo và xay thành bột thật nhuyễn, sau đó ép cho chảy hết nước, khi bột đã đạt đến độ mịn vừa đủ, mẹ nhào bột với nước nghệ vừa được vắt, mẹ bảo khi thấy bột có màu cam đậm là vừa đủ, cho nước nghệ quá nhiều bánh sẽ bị thâm và nặng mùi.
Sau khi nhào bột xong, mẹ nặn bột thành những chiếc bánh mà nhân là hành hoa và mộc nhĩ đã được phi thơm. Chưa bao giờ dùng thịt băm làm nhân, mẹ bảo vị ngậy của thịt không hợp với mùi của bánh nghệ.
Xong công đoạn làm bánh, mẹ đưa vào nồi hấp. Khi mùi thơm của bánh từ bếp bay lên sực nức, lũ trẻ chúng tôi chạy ùa xuống xuýt xoa, hít hà, thật không thể cưỡng nổi.
Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn. Cả nhà tôi luôn ăn bánh khi còn nóng, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng.
Đặc sản Gỏi cá Thái Bình
Gỏi cá là một món ăn rất đặc biệt và dân dã, về Thái Bình mà chưa thưởng thức ��ược món gỏi cá coi như là đã bỏ qua một điều rất thú vị về ẩm thực Thái Bình. Nghe đến ăn gỏi, những người chưa từng ăn nghĩ đó là một món ăn sống, không vệ sinh những ai yếu bụng thường không dám ăn nhưng thực tế đó lại là món ăn rất mát và lành, cá và các loại rau đã được chế biến rất công phu, sạch sẽ, rất nhiều người ăn ăn no gỏi cá không cần ăn các món khác. Các cụ ta đã có câu: “Nắng gỏi trưa, mưa thịt chó” giữa những ngày hè nóng bức, oi ả nếu được ăn một bữa gỏi cá thì ta có cảm giác mát đến tận ngày hôm sau.
Ở Thái Bình, khi đi đánh bắt cá trên sông, hồ, người dân thường hái sẵn một ít lá sung bánh tẻ rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi dắt sẵn ở mang tai. Khi bắt được những con cá diếc nhỏ bằng lá khế (thường gọi là diếc me) liền rửa sạch, bỏ đầu, ruột, lấy chiếc lá sung dắt sẵn gói cá ăn luôn. Cũng cá diếc nhưng có cách ăn được xem là tao nhã hơn: khi mời khách đến ăn, cá vẫn chen nhau bơi trong chậu. Lá thơm, nước chấm và chai rượu gạo để kề bên. Mỗi người một chiếc vợt nhỏ, chao từng con ra dùng kéo cắt đầu rút ruột, tự gói vào lá thơm, chấm vào bát nước chấm với gia vị, nhấm nháp ly rượu cùng hưởng cái thú đồng quê.
Cá càng to càng dễ chế biến và hương vị càng đậm đà hơn. Mỗi loài cá thường thích ứng với từng nhóm lá thơm riêng để tạo nên hương vị của gỏi cá: cá mè béo ngậy, cá trắm ngọt thơm, cá quả bùi, đậm. Để có một bữa gỏi cá đảm bảo chất lượng, ngoài việc chuẩn bị những con cá tươi sống thì việc chuẩn bị gia vị, lá thơm, nước chấm cũng cần được tiến hành cẩn thận đến mức hơi cầu kỳ, nếu không sẽ dẫn đến gỏi cá kém ngon, mất hương vị, thậm chí dễ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa: riềng, mẻ, bánh đa mềm, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm. Riêng lá thơm phải chuẩn bị trên dưới 10 loại: sung, mơ lông, vọng cách, đài bi, diếp cá, tía tô, kinh giới, mùi tàu, ổi, sắn thuyền, đinh lăng…; có thể thái nhỏ, trộn đều, cũng có thể để nguyên để người ăn có thể chọn nhưng dù thái nhỏ hay để nguyên cũng phải khô, nếu lá ướt ăn dễ bị tanh. Khế chua thái mỏng, vắt kiệt nước, chuối xanh được bày thành từng bát hoặc đĩa riêng. Riềng già giã nhỏ, vắt kiệt nước. Bã riềng dùng để ủ cá, nước riềng và một phần bã dùng làm nước chấm.
Cá phải là cá sống. Đánh vẩy, rửa sạch, dùng rơm khô, lá tre khô hay giấy bản lau khô. Mổ cá dọc theo sống lưng, moi bỏ ruột. Đầu, vây đuôi, xương róc bỏ riêng để chế biến nước chấm. Dùng giấy thấm khô phần cá nạc đã róc. Dùng nhíp rút hết các xương dăm của cá, sau đó dùng giấy thấm gói cá ủ vào trong gạo khoảng hai đến ba giờ thì đem ra thái bằng dao thật sắc, thái vát từ trong ra để tạo thành từng miếng to mỏng, đến phần da cá thì để lại. Cá thái xong trộn đều với bột riềng và bột đỗ tương rang xay thành thính, dùng giấy dày bọc kín để cá thấm.
Nước chấm gỏi cá được chế biến rất công phu. Xương, da, đầu, vây cá băm nhỏ, lọc lấy nước làm nước cốt. Thịt ba chỉ băm nhỏ trộn đều với nước riềng, mẻ, mắm tôm cho vào đun lên với nước lọc xương cá. Khi nước chấm được bắc ra ăn thì rắc thêm lạc rang giã nhỏ và vừng rang vào quấy đều cho sánh và ngậy mùi thơm. Tùy theo khẩu vị, có thể thêm ớt tươi, hành, tỏi hoặc gừng, hồ tiêu, sả.. nhưng không để át mùi thơm, vị đậm của nước chấm. Có nơi ưa làm nước chấm loãng, có nơi làm đặc như keo. Khi ăn gỏi, nước chấm phải thật nóng.
Cuộn gỏi để ăn cũng là cả một nghệ thuật. Có thể dùng bánh đa mềm, lá sung hay lá vọng cách để gói. Nhìn động tác cuộn có thể biết ngay người có sành ăn gỏi cá hay không.
Gỏi cá vốn là món ăn dân tộc truyền thống trở thành một đặc sản ở Thái Bình. Theo một số nghệ nhân thì dược tính của một số lá thơm dùng khi ăn gỏi cá có thể chữa được một số bệnh về đường tiêu hóa.
Tham khảo địa chỉ ăn uống ở Thái Bình
1. Thịt mèo (ra khu Kì Bá hỏi, ai cũng biết)
2. Thịt chó (ngay cạnh Đại học Y, ai cũng biết)
3. Canh cá: cái này ko thể ko ăn. Có 2 chỗ: 1 là ở đường Minh Khai; 2 quán canh cá rô
4. Quán vườn tre giữa đồng, ven sông ở Đông Hưng
- Cách đi: từ thành phố đi qua thị trấn, vừa qua cầu Nguyễn thì rẽ phải đi ngược lại, cứ đi thẳng đường nhỏ ra phía cánh đồng, ra tới cánh đồng nhìn xa xa phía trước có một bãi rác, đi tới đó thì sẽ nhìn thấy 1 quán vườn. Đường đồng nhỏ, chỉ đi xe máy, ô tô không vào được.
- Quán nằm trong khu vườn măng tre, cạnh bờ sông, gồm 4-5 nhà sàn bằng tre lợp lá thoáng mát sạch sẽ, ngồi được cỡ 10 người một nhà. Trưa hè người ta thường ăn nhậu xong lăn quay ra ngủ đến chiều luôn
- Món ăn: chủ đạo là gà, có gà đắp đất nướng, gà luộc, măng luộc, món khoai tây xào lòng gà rất ngon. Rượu có rượu chuối hột không ngon lắm. Cơm thì chỉ có cơm rang ăn với nước luộc gà.
- Nên đến từ tầm 4 giờ chiều, ngồi giữa vườn thong thả uống trà hay nằm võng đu đưa ngắm cảnh buôn dưa và đặt đồ ăn
- giá: mỗi người cũng chỉ hết tầm 50.000->60.000 là no. Nên xách đồ uống theo, con trai vodka, con gái rượu vang
- Thái độ phục vụ: bình dân chân chất không có gì đáng chê
5. Quán Cát Tường - Quỳnh Côi - Quỳnh Phụ
Cách đi: Từ thành phố các bạn đi xuôi xuống Đông Hưng, đi qua quán vườn tre giữa đồng của bác itthaibinh nhé. Đi qua cầu Nguyễn rẽ phải xuống ngã ba Đợi các bạn rẽ phải thẳng xuống thị trấn Quỳnh Côi thân yêu của mình. Giữa thị trấn có con đường mới mở các bạn đi khoảng 100m nhìn bên cạnh sông có sẽ có một chiếc cầu nhỏ bắc qua sông. Đó chính là chiếc cầu bắc vào quán Cát Tường.
Nội ngoại thất: Quán nằm trong khi sinh thái bình của câu lạc bộ cây cảnh. Rất mát và khi ngồi liên hoan có thể ngắm các thế cây( bạn nào yêu đời mua một cây cũng được)
Chuyên món: Quán Cát Tường chuyên phục vụ món ăn sông nước và hải sản( cá, tôm, cua). Tất cả đều tươi sống nhé
Phục vụ: phục vụ nói chung là tốt, đồ ăn ngon mà giá bình dân
6. Quán vườn chân cầu Vũ Ninh
- Cách đi: từ thành phố hướng xuống Kiến Xương, tới chân cầu Vũ Ninh tiếp giáp Vũ Quí (chưa qua cầu) nhìn thấy biển quán to, rẽ phải theo đường bờ sông vài chục m là tới.
- Quán rộng rãi vài ngàn m2, thiết kế dạng quán vườn, có phòng ăn tập thể, có phòng riêng, có lều ngồi quây tròn được 5-6 người, có khu trải chiếu ngồi khoanh chân. Vườn cũng trồng nhiều măng và tre, khung cảnh thoáng mát, sạch sẽ. Quán có lều ngồi uống chè có bộ bàn ghế gốc cây đẹp
- Món ăn: gà Mạch Hoạch (lẩu, rang muối) khá ngon, ba ba con 1,2-1,4kg giá tầm 270k/kg, cá tươi đang tung tăng bơi lội. Món gà ăn khá ba ba rang hay nấu chuối đậu thì làm chưa chuẩn lắm. Rau dưa thì khá thoải mái khi ăn lẩu. Còn có nhiều món thông thường khác
- Rổ giá: thuộc dạng bình dân, mỗi người cũng chỉ hết tầm 60k->80k nếu ăn ba ba và ăn ếch. Cũng không có đồ uống tủ, toàn đồ phổ thông
- Thái độ phục vụ: nhiệt tình và vui vẻ.
Những món ăn vặt ngon ở Sài Gòn
Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Món ăn ngon đặc trưng của Quảng Bình
Những món ăn vặt ngon ở Đà Lạt
Những món ăn vặt ngon ở Biên Hòa
Món ăn ngon ở Quảng Trị dân dã mà ngon
(st)