Cách chọn khoai sọ ngon bở cho gia đình bạn thưởng thức

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn khoai sọ ngon bở cho gia đình bạn thưởng thức

19/04/2015 09:58 AM
1,593

Cách chọn khoai sọ ngon bở cho gia đình bạn thưởng thức. Khoai sọ rất thông dụng, rẻ tiền, ít người biết rằng tất cả các bộ phận của nó đều là những vị thuốc, có thể sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp hằng ngày. Nó được dùng làm thuốc từ hơn 1.500 năm trước.





CÁCH CHỌN KHOAI SỌ NGON

Khoai sọ - thức ăn bình dân và vị thuốc quý

Phụ nữ đang có thai nếu tâm phiền mê man, thai động không yên có thể dùng lá khoai sọ 20-30 g, sắc nước uống, thì yên.


Củ khoai sọ: Tính bình, vị cay ngọt (tân cam), vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u, hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết...

Lá khoai sọ: Vị cay, tính mát, có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm mồ hôi, tiêu thũng độc, chữa ra nhiều mồ hôi khi thức, mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi khi nằm ngủ, ung nhọt, thũng độc...

Cuống lá (dọc) khoai sọ: Tính vị giống như lá. Có tác dụng lợi thủy, điều hòa chức năng tiêu hóa, tiêu thũng. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, thũng độc...

Hoa khoai sọ: Vị the, tính bình, có độc, chữa đau dạ dày, thổ huyết, sa tử cung, trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)...

Một số bài thuốc có sử dụng khoai sọ

Cháo bổ tỳ: Khoai sọ 200 g, sơn dược (củ mài) 50 g, gạo tẻ 50 g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

Canh khoai sọ thịt lợn: Khoai sọ 100 g, thịt lợn nạc 50 g; nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng: bổ âm chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.

Bồi dưỡng sau khi bị bệnh: Dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc... làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát.

Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250 g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50 g, đường đỏ 50 g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3-4 lần ăn trong ngày. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi mắc bệnh nặng.

Viêm màng não cấp tính mới phát: Tại một số địa phương ở Trung Quốc, dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ sống, gọt bỏ vỏ, cho vào miệng nhai kỹ và nuốt dần. Nếu bị viêm màng não, người bệnh sẽ cảm thấy khoai có vị ngọt, nhai đến khi cảm thấy miệng tê tê thì ngừng. Kinh nghiệm này có thể sử dụng chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm não cấp với các bệnh sốt khác, đồng thời cũng có tác dụng điều trị nhất định. Lưu ý: Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp quá cấp bách, nếu không thấy đỡ, phải tìm cách đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.

Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Khoai sọ 10-15 g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lỵ ra máu, khi uống hòa thêm đường đỏ; không ra máu chỉ có mủ thì pha với đường trắng. Hoặc: Dùng thân khoai sọ 15 g, củ cải 15 g, tỏi 6 g sắc nước uống thay trà trong ngày.

Chữa viêm thận mạn tính: Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30 g, ngày uống 2 lần. Hoặc: Khoai sọ 60 g (rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ), gạo tẻ 50-100 g nấu cháo, khi ăn thêm đường đỏ cho đủ ngọt. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa cả đau dạ dày.

Gân cốt đau nhức, sưng tấy: Khoai sọ, gừng tươi - hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần.

Chữa tràng nhạc: Khoai sọ khô bỏ vỏ, thái nhỏ, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 20-30 g bột khoai sọ, gạo tẻ 50-100 g, nấu cháo ăn liên tục đến khi khỏi. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, trẻ nhỏ thường ăn loại cháo bột khoai sọ này ít bị ghẻ lở, mụn nhọt.

Chữa chín mé (đầu ngón tay, ngón chân sưng tấy, đau kịch liệt): Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt. Chú ý: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ.

Bị rắn cắn, sâu cắn, ong đốt: Lấy lá hoặc thân khoai sọ xát hoặc giã nát đắp vào chỗ bị thương. Nếu bị ong nghệ đốt, ăn ngay khoai sọ sống, đến khi cảm thấy khoai có mùi tanh và lưỡi tê thì thôi.

CÁCH CHỌN KHOAI SỌ
Khi chọn khoai sọ bạn chú ý dễ bị nhầm với khoai môn, khoai sọ củ chỉ nhỏ bằng quả trứng gà ta và tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn và hơi dài chứ không tròn như khoai sọ, khoai sọ ăn thơm, rất bùi, dẻo và ngon hơn khoai môn.
Khoai gọt sạch vỏ, bổ mỗi củ ra làm tư, tôm bóc vỏ đem giã chung với hành củ và chút muối, ướp tiêu, bột ngọt. Lấy nồi nước đủ nấu canh, bạn chú ý canh khoai sọ không nên nấu đặc, nấu hơi loãng ăn sẽ ngon hơn, bắc nước chờ sôi, cho tôm và khoai vào để lửa nhỏ nấu khoảng 12'. Lấy đũa dằm thử thấy khoai mềm rồi thì nêm lại gia vị, cho hành ngổ xắt nhỏ vào và bắc xuống.
Giã tỏi ớt đường và chút bột ngọt thật nhuyễn, cho mắm tôm vào trộn đều, cà pháo chẻ làm đôi cho dễ chấm mắm.

Cách làm 8 món thơm bùi từ khoai sọ

Khoai sọ có vị bùi bùi, nấu canh, kho cùng thịt hay để nấu chè đều ngon và dễ ăn.

* Mời bạn click vào tiêu đề và hình ảnh món ăn để xem cách làm:

1. Mềm thơm thịt kho khoai sọ

Món mặn ăn với cơm có phần thịt thấm gia vị và khoai sọ bùi bùi cho bữa tối ngon miệng.

Nguyên liệu:

- 400g thịt nạc vai
- 2-3 củ khoai sọ vừa ăn
- Muối, ớt bột, đường, nước mắm
- Vài nhánh rau mùi, hành khô, đầu hành lá
- Nước dừa tươi hay nước lọc.

2. Nấm nhồi khoai sọ

Phần nấm giòn ngọt được nhồi bên trong là khoai sọ bùi thêm hành tây và phần nước sốt đậm đà chan với cơm rất ngon.

Nguyên liệu:

- 300g nấm rơm loại lớn
- 2-3 củ khoai sọ nhỏ
- Nửa củ hành tây, vài nhánh hành lá
- Phần nước sốt: 2 thìa canh tương ớt loại ngọt (bạn có thể mua tại siêu thị), nước mắm, xì dầu, đường, muối.

3. Canh khoai sọ nấu với sườn non

Bát canh nóng hổi với vị ngọt từ sườn non và khoai sọ bùi, điểm thêm mùi thơm của mùi tàu.

Nguyên liệu:

- 2 - 3 củ khoai sọ
- 300g sườn non
- Vài nhánh hành lá
- Ít nhánh mùi tàu, hành khô, muối, hạt nêm, hạt tiêu.

4. Khoai sọ bọc thịt chiên xù

Khoai sọ dẻo bùi sau khi được hấp chín, trộn cùng với thịt lợn xay và mộc nhĩ, chiên giòn rụm, có thể ăn kèm với tương ớt.

Nguyên liệu:

- 2 - 3 củ khoai sọ
- 250g thịt lợn xay
- Vài tai mộc nhĩ (nấm mèo)
- 1 - 2 quả trứng gà lớn
- Bột chiên xù
- Nước mắm, tiêu, hạt nêm, muối, hành khô.






Làm đẹp da từ khoai tây
Các món ngon từ khoai tây chế biến cực đơn giản
Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Cách làm khoai tây lốc xoáy tại nhà đơn giản
Khoai tây trắng cho bé -




(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý