Khắc phục tình trạng ít sữa cho mẹ bớt âu lo. “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” – Đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú.
Tôi có một chị bạn mới sinh con nhưng luôn trong tình trạng stress vì không có sữa cho con bú mặc dù chị ấy đã làm mọi cách để có sữa. Mỗi khi nhìn những bà mẹ khác cho con ti, chị lại nghẹn ngào… Sau cùng, những cố gắng từ ăn uống và sử dụng các biện pháp dân gian chị ấy đã có sữa. Gặp nhau, chị phấn khởi kể về “chiến công” có được nguồn dinh dưỡng vàng của mình. Nhưng chị lại băn khoăn không biết làm sao để bảo vệ và duy trì được sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cho trẻ bú. Đem những băn khoăn đó của nhiều bà mẹ, “Bầu” đã trao đổi với bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ Sản TƯ) và nhận được những lời khuyên giúp tăng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt nhất.
Khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường, bạn cần ăn thêm một chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và khi cho con bú, chị em nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.
- Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.
- Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn sữa mẹ sau sinh. (Ảnh minh họa).
Khi cho con bú
- Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.
- Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
- Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
- Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.
- Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).
Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. (Ảnh minh họa).
- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
Vì sao lượng sữa không đủ?
Một vài ngày đầu ngay sau khi sinh hầu hết các bà mẹ mới có con lần đầu tiên đều ít sữa, điều này là hoàn toàn bình thường. Vì bầu vú mẹ hoạt động theo cơ chế tương quan giữa cung và cầu, và chỉ bắt đầu tiết ra nhiều sữa khi được kích thích bởi những lần trẻ bú. Vì thế, chỉ đơn giản là tiếp tục cho trẻ bú dần dần dòng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây hiện tượng ít sữa như: Những lần cho bú đầu tiên, bầu vú của mẹ chưa được kích thích nên tiết sữa hạn chế. Ngoài ra, sau khi sinh người mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo âu hoặc sợ hãi… khiến cho sự tiết sữa giảm đi; Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho người mẹ… cũng khiến cho lượng sữa ít không đủ cho bé bú.
Nên làm gì để khắc phục tình trạng ít sữa?
Tùy thuộc trường hợp mà có cách điều chỉnh cho phù hợp. Nếu ít sữa trong những lần cho bú đầu tiên, chỉ cần tiếp tục cho trẻ bú, sữa sẽ tiết ra ngày càng nhiều hơn. Do sự tiết sữa phụ thuộc vào sự kích thích của những lần cho trẻ bú, nên cần phải cho trẻ bú, mỗi lần cho trẻ bú, bầu vú được kích thích sẽ tạo điều kiện tiết sữa nhiều hơn. Ngược lại, nếu vì sợ trẻ bú không đủ sữa mà cho trẻ bú sữa bình, bầu vú sẽ không nhận được những kích thích đủ để tiếp tục tiết ra nhiều sữa, và do đó sữa ngày càng ít đi vì vậy cần:
Cho bú sớm và đúng cách:
Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa. Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn.
Dinh dưỡng và nghỉ ngơi:
Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
Ngoài ra, người mẹ cũng cần uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ ngày); giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú; có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn ít sữa các bà mẹ có thể uống thuốc lợi sữa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý
Lương y Nguyễn Sơn Dư cho biết, đến nay chưa có điều tra nghiên cứu nào về nguyên nhân mất sữa ở các bà mẹ. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh của ông thì thấy rằng, có nhiều nguyên nhân chủ quan khiến các bà mẹ bị mất sữa.
Những món ăn có lợi và không có lợi cho nguồn sữa mẹ Món ăn có lợi: Món móng giò heo hầm với gạo nếp, hạt sen, đu đủ xanh, rau ngải cứu. Món ăn này vừa tạo nhiều sữa vừa đảm bảo chất lượng sữa nhiều dinh dưỡng. Thịt nạc lợn băm rang nhạt với vài lát gừng. Ngoài ra ăn thêm rau ngót, rau mồng tơi, cải cúc. Món ăn không có lợi: Những món ăn làm co cơ như thịt bò, tôm, nghệ... Không nên ăn quá nhiều rau, vì trong rau 95% là nước. Ăn nhiều rau sẽ làm cho sữa loãng, ít dinh dưỡng. (Lương y Nguyễn Sơn Dư) |
Chế độ ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại, cơ thể biến đổi làm to tuyến sữa. Đáng lưu ý nhất là do chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi của bà mẹ không phù hợp ngay cả trước và sau khi sinh. Nhiều người trong thời gian mang bầu, thay vì chỉ làm việc 8 tiếng thì họ làm việc cả buổi trưa. Do làm việc quá giờ giấc, quá sức mình khiến cho cơ thể suy yếu dẫn đến khả năng hoạt động của tuyến sữa bị yếu đi.
Đặc biệt, nguyên nhân mất ngủ, stress, lo lắng, căng thẳng, buồn phiền, lo lâu cũng khiến nhiều người mất sữa, ít sữa. Ngoài ra, trường hợp các bà mẹ sinh thiếu tháng, một số món ăn làm co cơ, môi trường không khí độc hại... cũng là những tác nhân làm ít sữa, mất sữa ở các bà mẹ.
Theo Lương y Nguyễn Sơn Dư, để đề phòng mất sữa, các bà mẹ phải khắc phục những nguyên nhân trên. Đặc biệt, thời gian mang bầu và thời gian sau sinh, các bà mẹ phải có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ phù hợp.
Gia đình, đặc biệt là người chồng phải biết quan tâm chăm sóc đến vợ, dành sự yêu thương và tạo một môi trường thoải mái, vui vẻ, dễ chịu để tránh những áp lực về tinh thần cho vợ. Bởi ngoài việc ăn, ngủ thì tinh thần thoải mái sẽ tạo cho tuyến sữa hoạt động tốt, nguồn sữa dồi dào, chất lượng sữa đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Bài thuốc lợi sữa
Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ:
- Cẳng dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.
- Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
- Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.
- Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.
- Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày.
- Dùng độc vị, theo các tài liệu cổ (Nam dược thần hiệu và Bách gia trân tàng):
+ Hạt mùi nấu với gạo nếp thành cháo ăn đều hằng ngày.
+ Rau đay (150-200g) nấu canh ăn hằng ngày trong tuần đầu tiên sau khi đẻ; các tuần sau, mỗi tuần ăn hai lần với liều 200-250g.
+ Quả vả phơi khô hoặc sấy giòn, tán bột, rây mịn. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 12g với nước đun sôi để nguội vào lúc đói. Dùng 3-5 ngày.
- Dùng phối hợp, lõi thông thảo (10-20g) bào mỏng thành sợi (y học cổ truyền gọi là ty thông thảo), chân giò lợn (1 cái) hoặc móng giò lợn (2-5 cái), gạo nếp (30-50g).
- Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu thật nhừ rồi cho thông thảo và gạo nếp vào. Tiếp tục nấu trong một giờ đến khi nhừ nhuyễn, thêm gia vị, để nguội, ăn trong ngày. Dùng 3 ngày, nếu cần có thể dùng thêm vài ngày nữa.
- Thông thảo 10g, hạt bông 12g (sao vàng), cám gạo nếp 10g (sao), sắc uống.
Mặc dù hiện nay các chủng loại sữa nhân tạo dành cho trẻ em hết sức phong phú, nhưng không ai có thể phủ định một điều: sữa mẹ vẫn là thứ thức ăn quý giá và tối cần thiết cho con trẻ trong những năm tháng đầu đời. Những người phụ nữ thiếu sữa nên kiên nhẫn tìm các biện pháp khắc phục tình trạng của mình để bé được bú sữa mẹ đầy đủ.
Những loại thức ăn làm mất sữa mẹ
Kinh nghiệm dùng máy hút sữa cực chuẩn cho mẹ -
Bà bầu uống sữa có làm mất sữa?
Bí quyết cai sữa cho bé hiệu quả
Ăn gì để có nhiều sữa
Cai sữa mẹ uống thuốc gì? -
(st)