Cách bảo quản gạo lức không bị mốc. Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Cách chọn, nấu, và bảo quản gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo đặc biệt giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết cách chế biến đúng loại gạo này để tận dụng tối đa lợi ích của nó...
Giá trị dinh dưỡng vượt trội
Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt...
Ở gạo trắng, qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng man-gan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, so với 9mg ở gạo trắng. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.
Giá trị dinh dưỡng vượt trội của gạo lứt
Gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ. Nó làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh.Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng giúp no lâu nên khi ăn cơm gạo lứt, bạn sẽ không bị tăng cân. Đặc biệt, gạo lức nếu ngâm trong vòng 22 tiếng đồng hồ sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì lúc này gạo lức chuyển sang trạng thái nẩy mầm, làm cho các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.
Cách mua và bảo quản gạo lứt
- Gạo lứt có thể để khoảng 4 - 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, không thể sử dụng được nữa nên khi mua gạo, bạn nhớ kiểm tra ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thật kỹ, chọn mua gạo mới với số lượng vừa phải.
- Cất gạo ở nơi thoáng mát.
Cách nấu gạo lứt
Nếu không ngâm gạo trong 22 tiếng, trước khi nấu, bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.
Sau khi nấu chín, cơm gạo lứt không nở như gạo trắng. Nó hầu như vẫn giữ được cấu trúc nguyên hạt. Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác hơi xạm, không mịn như cơm gạo trắng. Tuy nhiên, nếu ăn quen, bạn sẽ nhận thấy cơm gạo lứt có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện:
Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. Nấu theo kiểu này cơm sẽ không dẻo nhưng nhai cơm kỹ sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường:
Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.
Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:
Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.
Chưng cách thủy bằng nồi áp suất - cách nấu tốt nhất
- Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước và chút muối hầm (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt +nước+ muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước. Nước trong nối áp suất vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 15 phút , bật lửa lên nấu tiếp, nghe xì hơi đợt 2, 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín cơm.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng loại nồi áp suất bên trong có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy. Khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay. Lấy 5 ly nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ. Nấu kiểu này gạo lức ăn như cơm nếp, dẻo và rất ngon. Nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi.
Nấu cơm gạo lứt bằng cách chưng cách thủy trong nồi thường: một chén gạo lứt nấu hơn với một chén nước và 1 chút muối hầm (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước, nếu cơm nhão bớt nước. Gạo lứt + nước + nuối bỏ vô tô và đặt tô này vào nồi nước sôi nước trong nồi vừa đủ để khi nấu lên sôi không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lức đã có nước, tới khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 15 phút, tắt lửa để yên đó, sau 20 phút , bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt 2, 5 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau đó là chín cơm.
Cách rang gạo lứt dùng để ăn: nấu cơm gạo lứt chín bình thường. Xới cơm ra mâm phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi bẩn và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm 3 nắng gắt, đến nắng thứ 3 , lấy gạo đang phơi nắng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp, rang tới khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ gạo vừa rang vào một lon sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.
Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại. Khi gạo nguội hoàn toàn, bỏ ra vợt dây, bỏ muối lấy gạo. Chú ý, nếu khi cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút muối nhiều, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột và cho nước nóng vào để ăn: hoặc không xay thành bột thì có thế ngậm gạo lứt trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước.
Như gạo trắng, cơm gạo lứt có thể ăn với nhiều loại thức ăn, từ món canh, xào, kho, rán đến salad trộn cà-ri.
Tác dụng và cách sử dụng của Gạo lứt
Các cách dùng gạo lức rang
1. Bột gạo lức rang: Rang gạo cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, là được (không cần nở bung hết, chỉ một số hạt thôi).
2. Trà gạo lức: Mua gạo lức huyết rồng (khoảng 25.000 đồng/kg), vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phộng vậy) là được. Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẵn một miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào cái hũ có nắp kín để bảo quản. Mỗi ngày, bạn múc vài muỗng gạo lức rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bệnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ nhất, bạn lại chế nước sôi vào lần hai, rồi lần ba. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống.
3. Cốm gạo lức: Gạo lức vo thật sạch, nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, giòn tan, ăn rất ngon. Ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) có cửa hàng bán đủ thứ về gạo lức. Tôi thấy họ bán cốm gạo lức, có nhãn hiệu như hình kèm theo bài này đây.
Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy việc dùng gạo lức rang để trị thoái hóa khớp là một phương pháp rất hay, nhưng không hiểu vì sao ít người biết đến, và không được phổ biến rộng rãi?
Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì cần phải liên tục mỗi ngày. Chỉ uống hết 1kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
“The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
“Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước” Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Những lưu ý với gạo lứt
Cách giữ cơm gạo lức không thiu: không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm, không được để cơm trong tủ. Cơm gạo lức nếu ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào lò vi sóng.
Cách hâm cơm gạo lứt: khóe một lỗ tròn trong nồi cơm cho đến đụng đáy nồi đổ nước vô (lượng nước đủ để tráng đáy nồi để cơm không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên, mở nắp nồi cơm khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và cứng. Đậy nắp nồi, để lửa liu riu khoảng 5 phút là tắt lửa.
Cách rang mè (vừng): mè vàng còn vỏ, đổ vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không phải đãi nữa.
Khi rang mè nhúng tay cho ướt để bóp mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là khi rang khô rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe mè nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín.
Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm (nghiền, không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền với 12 muỗng mè. Phần lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.
Gạo lứt là loại gạo đặc biệt giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết cách chế biến đúng loại gạo này để tận dụng tối đa lợi ích của nó.
Cách làm nước gạo rang, thức uống bổ dưỡng
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức (lứt) muối mè .
Nấu cơm gạo lứt cực ngon
Tác dụng chữa bệnh của gạo lứt (lức)
Cách làm dấm gạo lức
cach lam dam bang gao luc
Tác dụng chữa bệnh của gạo nếp
(ST)
ách sử dụng gạo lứt rang
- digg
EmailShare0Cách sử dụng gạo lứt rang gồm có ba cách là rang thành bột, trà gạo lứt có thể uống như đồ uống hàng ngày và cốm gạo lứt rang.
1/ Bột gạo lứt rang:
- Dễ làm (gạo lứt rang lên, rồi xay nhuyển, mịn như bột mì). Bạn rang gạo như phần 2 đã hướng dẫn, rồi bạn rang tiếp thêm một lúc nữa cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, rất đẹp mắt là được rồi. ( không làm nở bung hết, chỉ 1 số hạt thôi là được rồi. )
- Dễ tìm (ở đâu cũng có, nếu không làm được thì mua)
- An toàn (có ai ăn gạo mà chết bao giờ)
- Dễ bảo quản, dễ cất giữ (4- 5 tháng không hư)
- Làm giảm cân (ăn gạo lứt không bao giờ mập)
- Không phản ứng phụ với bất cứ ai
- Không kỵ với tất cả các loại thuốc tây y khác.
- Không giới hạn tuổi xử dụng ( từ lâu đã được dùng cho trẻ nhỏ).
- Bạn có thể dùng bột gạo lứt Bà Loan, mua trong chợ hay các siêu thị. (tôi thấy giá rất mềm lh: 097 99 55 150)
2/ Còn 1 cách dùng khác là trà gạo lứt.
Nếu bạn không tiện xay nhuyển như bột, hay bạn không thích uống bột. Bạn hãy uống trà gạo lứt rang;
Cách làm như sau:
Mua gạo lứt đỏ (liên hệ: 097 99 55 150). Bạn vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phọng vậy) là được rồi.
Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẳn 1 miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào hủ có nắp kín để bảo quản. Mổi ngày, bạn múc vài muổng gạo lứt rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bịnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ 1, bạn lại chế nước sôi vào lần 2, rồi lần 3. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống. Cuối cùng, hạt gạo đã nở mềm. Bạn có thể vứt đi, hay ăn cho khỏi tội.
Trà gạo lứt rất thơm, ngon, đẹp mắt. Trong tình cảnh trà khô vừa mắc tiền, vừa bị trộn tạp chất, vừa bị xịt thuốc trừ sâu. Bạn hãy dùng trà gạo lứt, như một biện pháp phòng tránh ngộ độc thuốc sâu, an toàn, thơm ngon, rẻ tiền, chữa bệnh khớp, và phòng chống loãng xương.
Bạn hãy dùng trà gạo lứt rang. Bạn sẽ ghiền vị thơm ngon của chúng.3/ Cốm gạo lứt.
Gạo lứt vo thật sach (vì có nhiều chất bảo quản). Nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, Sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, dòn tan, ăn rất ngon. Tuy nhiên, phải là người có sức nhai tốt, mới nên dùng cốm gạo lứt.Tôi có dến 1 tiệm bán tạp phô ở chợ Bà chiểu. Cửa hàng nầy, bán dủ thứ về gạo lứt. Tôi thấy họ bán cốm gạo lứt. Có nhản hiệu như hình kèm theo bài này đây. Như vậy, rõ ràng là để chửa bịnh về khớp và phòng chống loãng xương, bắt buộc là phải rang gạo lên.
Người chỉ cho tôi dùng bột gạo lứt rang ở Vũng tàu. Tôi lại mua cốm gạo lứt ở chợ Bà Chiểu. Từ đó tôi suy ra việc dùng gạo lứt rang để chửa bịnh khớp là phương pháp dân gian, đã truyền miệng từ lâu đời rồi. Một phương pháp trị thoái hóa khớp rất hay, nhưng không hiểu vì sao ít người biết đến, và không được phổ biến rộng rãi?????
Phụ nữ chúng ta, ở độ tuổi 45 trở đi. Trên 90 % dễ bị thoái hóa khớp, do cơ thể không tạo đủ chất nhờn để bôi trơn các ổ khớp. Khi bị thoái hóa là bị tất cả các khớp. Nhưng khớp đầu gối bị trước tiên, vì nó chịu sức nặng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi chân tay. Đứng lên, ngồi xuống không linh hoạt như trước. Dần dần các khớp sẽ kêu răng rắc khi vận động. Ở các nước tiên tiên, mỗi ngày 1 người phụ nữ trên 45 tuổi thường uống 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn), cùng với 1 viên calci D. Uống suốt đời, để ngăn chận bịnh thoái hóa khớp. Vì cơ thể tạo chất nhờn thiếu, nên phải uống bổ xung mỗi ngày. Đây là thức ăn, dưới dạng thuốc, nên còn gọi là thực phẩm chức năng.
Bạn hãy xem người nhà bạn, hàng xóm bạn, họ hàng bạn, người tình cờ gặp trên đường, người có tuổi, (thỉnh thoảng có người trẻ tuổi). Thường là phụ nữ, nam giới rất ít
— Ai đau nhức mình mẩy.
– Ai bị loãng xương.
—-Ai bước xuống cái bửng dắt xe máy mà sính vính, chới với.
—Ai bước đi mà mặt mày nhăn nhó vì đau đớn
—Ai sợ đi xe buýt (vì sợ chậm lên xuống, xe chạy mất)
—Ai bước đi chầm chậm (vì đi nhanh sợ bị sụm xuống do khớp gối lỏng lẻo)—Ai ngồi thấp xuống khó khăn, đứng lên phải bò hay níu một vật gì đó.
—Ai không ngồi xổm được .
—Ai không lên cầu thang được( phải bám vào thành cầu thang để kéo mình lên, đi phải chụm 2 chân , đi từng bước một, hoặc từ chối lên cầu thang, hoặc thấy thang lầu là sợ khiếp).
—Ai bước đi mà nghe xương kêu răng rắc (tình trạng nầy là bịnh thoái hóa khớp đã nặng rồi. Chất nhờn đã khô, các đầu xương chạm vào nhau phát ra tiếng kêu). Nếu bị một thời gian thì gạo lứt rang vẫn chữa được như tôi đã từng bị.
Những người có 1 trong những triệu chứng kể trên, có thể là dấu hiệu của bịnh thoái hóa khớp. Bạn nên giới thiệu cho họ uống bột gạo lứt rang. Cứu 1 người còn hơn xây 9 ngôi chùa mà.Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì yêu cầu phải liên tục mỗi ngày. Nếu 1 kg bột mà uống 2-3 tháng mới hết thì không có kết quả. Chỉ uống hết 1 kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay. (bạn có bịnh về khớp, thì cảm nhận được liền. Bạn không bịnh thì thử máu mới thấy kết quả tốt). Những bà con bị bịnh nặng, đã từng đau khổ vì bịnh thì sẽ cảm nhận kết quả tốt từng ngày, vì đó là niềm hy vọng cuối cùng và mong manh ( tin sao nổi!. Tôi đã từng ra vào khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy. Điều trị theo tây y, bịnh không có chiều hướng tốt)
Trước đây, tôi phải uống thuốc tạo chất nhờn mỗi ngày. Khi được chỉ dẫn, tôi uống bột gạo lứt rang cùng với thuốc tạo chất nhờn được 1 tháng thì tôi ngưng không uống thuốc nữa. Chỉ uống bột gạo rang thôi. Bạn là phụ nữ trên 45 tuổi. Bạn phải có 1 sự lựa chọn tốt cho xương cốt của bạn đến suốt đời. Bạn phải chọn 1 trong 2 cách sau:
1/ Mỗi ngày 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn cho khớp), 1 viên calci D,(thuốc chống loãng xương. Thuốc nầy phải uống vào buổi sáng, với nhiều nước. Uống xong phải đi lại, không được nằm. Làm ngược lại sẽ bị sạn thận).
2/ Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê bột gạo lứt rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống). Hoặc nước trà gạo lứt rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích). Bột gạo lứt rang và nước trà gạo lứt, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu. Không kiêng kỵ với thuốc gì. Bài viết trên, tôi nhấn mạnh đến giới phụ nữ trên 45 tuổi. Vì ở độ tuổi đó người phụ nữ rất dễ bị thiếu chất nhờn ở các ổ khớp. Tỉ lệ 90 người nữ/10 người nam.
- See more at: http://www.thucduong.org/cach-su-dung-gao-lut-rang-141.html#sthash.x15wyyKV.dpufHôm nay, tôi viết những lời nầy, gởi đến các bạn, để cùng nhau phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Hãy giúp đem lại nụ cười cho những ai đã từng đau khổ như tôi. Nước gạo lứt rang, thần dược của mọi người.