Cách bảo quản chả lụa thơm ngon, an toàn. Chả giò và chả lụa là hai món ăn thể hiện sự tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt. Không quá cầu kỳ, nhưng cả chả giò lẫn chả lụa đều cần những chi tiết để giữ trọn vẹn mùi vị truyền thống.
CÁCH BẢO QUẢN CHẢ LỤA THƠM NGON CỰC AN TOÀN
Bảo quản giò lụa bằng muối hữu cơ
Loại muối này, sodium lactate và sodium acetate, được điều chế từ giấm nuôi, dùng để bảo quản giò lụa, chả giò, xúc xích, mì sợi… thay thế cho hàn the.
Muối hữu cơ sodium lactate và sodium acetate có thể thay thế hàn the để bảo quản thực phẩm. Ảnh: T.THẠNH
TS Lê Thanh Hưng, Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), cùng các cộng sự vừa bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu “Chất bảo quản thay thế hàn the trong giò lụa” tại Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM.
Điều chế từ giấm ăn
Sản phẩm của đề tài là một loại muối được điều chế từ giấm nuôi, mang đặc tính kháng khuẩn có thể dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Ưu điểm của loại muối này là giúp thực phẩm giòn, dai, thơm ngon trong thời gian dài mà không gây tác hại cho cơ thể như sử dụng hàn the.
Theo TS Lê Thanh Hưng, thời gian gần đây, ở VN đã xuất hiện một số chế phẩm thay thế hàn the, nổi bật là polyphosphate và PDP. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ các chế phẩm này không cao.
Từ giấm nuôi, một sản phẩm rất quen thuộc với người dân VN, TS Hưng cùng cộng sự đã cho trung hòa với xút, sau đó tiến hành ly tâm và lọc để thu cặn và cô đặc để tạo ra hai loại muối hữu cơ có tên là sodium lactate và sodium acetate. Qua nghiên cứu, cho thấy hai loại muối này đều an toàn, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Đem áp dụng vào việc bảo quản thực phẩm, hai loại muối trên cho kết quả rất khả quan. Để đạt được kết quả cao hơn, nhóm nghiên cứu đem phối trộn hai loại muối trên theo nhiều tỉ lệ khác nhau và bổ sung vào chả lụa. Kết quả thu được ở tỉ lệ 9/1 (sodium lactate/sodium acetate) và liều lượng là 5 g hỗn hợp muối/kg thịt sẽ cho kết quả tốt nhất, thực phẩm vẫn tốt sau 7 ngày ở nhiệt độ thường (25oC) và 30 ngày trong tủ lạnh (4oC). Về chỉ tiêu vi sinh, hỗn hợp muối cho kết quả vượt xa polyphosphate. Ngoài ra, dùng hỗn hợp muối nói trên còn giúp thực phẩm giữ được màu sắc tự nhiên, không có vị đắng sau khi ăn như dùng hàn the.
Sản phẩm “made in VN”
Trong khi các chất bảo quản như polyphosphate và PDP đều được nhập ngoại thì hỗn hợp muối sodium acetate và sodium lactate được làm ra từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước. Hơn nữa, hỗn hợp muối nói trên có nguồn gốc hữu cơ nên rất an toàn với người tiêu dùng, có triển vọng được sử dụng rộng rãi trong tương lai bởi xu hướng ở các nước phát triển hiện nay là sử dụng các loại phụ gia có nguồn gốc từ vi sinh vật nhằm thay thế dần phụ gia hóa học như hàn the, polyphosphate. Theo TS Hưng, muối sodium lactate và sodium acetate đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xem như một chất điều vị trong các sản phẩm thịt để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Sodium lactate được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và an toàn đối với con người.
Với quy mô trong phòng thí nghiệm, chi phí để điều chế 100 g hỗn hợp muối nói trên khoảng 10.000 đồng. Theo TS Hưng, nếu được đầu tư vốn và máy móc để sản xuất khối lượng lớn thì giá thành sẽ thấp hơn, đáp ứng được nhu cầu cần chất bảo quản an toàn cho ngành thực phẩm hiện nay.
THAM KHẢO THÊM
Cách chọn món chả lụa ngày Tết
Cách làm món chả lụa ngày Tết. Một khoanh giò lụa bên cạnh đĩa xôi, con gà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người miền Bắc. Nhưng để lựa chọn giò ngon là điều không phải người nào cũng biết.
Thịt lợn được chọn để làm giò lụa phải là thịt nạc loại ngon, tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính. Thời nay, thịt được xay bằng máy nên nhanh hơn và không tốn nhiều công sức của người làm.Khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới ngon (Ảnh minh họa)Tuy nhiên, cây giò làm theo cách cổ truyền vẫn giữ được hương vị ngon khác so với giò xay bằng máy. Nước mắm làm giò cũng phải chọn loại ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới ngon.Cắt miếng giò lùa, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng: giò đã được tẩm hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò ngon, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Giò mà thiếu lá gói sẽ mất đi một nửa hương vị truyền thống của nó.Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp cho giò. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở làm giò cũng “ngụy trang” bằng cách dùng thủ thuật để tạo ra lớp mặt rỗ này cho những loại giò ít thịt mà nhiều mỡ và bột.Giò ngon khi cắn không bị bở mới đạt chất lượng (Ảnh minh họa)Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt.Khi mua giò lùa về cho dù một số loại có dùng chất bảo quản thì cũng không để được lâu ở nhiệt độ thường từ 250 trở lên. Giò chả loại ngon (ít dùng bột) nếu để trong tủ lạnh, ở ngăn trên cùng (sát ngăn làm đá), có thể bảo quản giò chả được hơn 10 ngày. 1) Tổng quan về chả: Các loại chả phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có: Chả lụa, chả quế, chả Huế, chả gân, giò thủ… Riêng chả lụa lại có nhiều loại, tạm chia thành các loại chả lụa sau: Ở đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu chả lụa và chuyển giao công nghệ chả lụa. Các loại chả khác chúng tôi không chuyển giao công nghệ mà tặng công thức cho quý khách tự làm. 2) Công thức làm chả lụa: Thịt heo 700 gram Mỡ heo 300 gram Bột năng 20 gram Bột dòn dai 3 gram Bột bảo quản 1 gram Muối ăn 5 gram Đường trắng 5 gram Bột ngọt 6 gram nước mắm ngon 20 gram Tiêu 5 gram Củ hành tím 10 gram Chú ý: Bột dòn dai và bột bảo quản xem chi tiết tại mục Phụ gia làm chả trong web này Dùng nước mắm ngon để tạo hương thơm tự nhiên cho chả 3) Hướng dẩn chi tiết cách làm chả lụa: 4) Thiết bị cần có: Máy xay chả lụa Nồi hấp chả Chi phí đầu tư cho quý khách mới mở cơ sở sản xuất chả lụa như sau: Máy xay chả lụa loại 10kg giá khoản 30 triệu đến 35 triệu (máy nhỏ hơn 10kg giá khoản 15 triệu) Nồi hấp chả lụa quý khách tự mua bên ngoài hoặc mua tại Máy xay chả lụa Thủ Đức là 6 triệu Vốn lưu động để mua thịt, gia vị, bao bì…khoản 5 triệu Tổng cộng khoản 40 triệu là mở cơ sở chả lụa được (nếu vốn ít hơn vui lòng gọi để được tư vấn) Mặt bằng Quý khách cần làm cả 2 loại chả là chả ngon và chả dở. Chả lụa ngon: tỉ lệ thịt từ 70% trở lên. Chả loại này dể làm, lợi nhuận cao, lời khoảng 30,000 đ đến 40,000 đ một kg.
Hướng dẩn cách làm chả lụa
Bản sắc Việt qua chả giò, chả lụa
Xoay quanh vấn đề hương vị truyền thống qua hai món ăn chả giò và chả lụa, Bàn Tròn thật sự thú vị vì đã khơi gợi được vấn đề mà đông đảo người yêu ẩm thực Việt quan tâm.
Ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng từ Bắc vào Nam luôn là đề tài được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Thế nhưng, giá trị truyền thống đích thực ở những món ăn thuần Việt đang dần mất đi trong cuộc sống hiện đại. Tại Bàn tròn “Giữ gìn bản sắc và giá trị ẩm thực truyền thống”, nhiều nhà văn hóa, chuyên gia ẩm thực uy tín như tiến sĩ Nguyễn Nhã – Trưởng ban đề án Bếp Việt, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê, chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương… đã cùng chia sẻ những trăn trở xoay quanh tính truyền thống của hai món ăn thuần Việt là chả giò và chả lụa.
Các khách mời và đại diện Cầu Tre tại buổi Bàn tròn ẩm thực
Theo giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê, thực trạng ngày nay, phần lớn sản phẩm của chúng ta đang chạy theo lợi nhuận nên số lượng tăng mà chất lượng lại giảm. Là người đi nhiều nơi và thưởng thức ẩm thực của nhiều nước, giáo sư cho biết ông cảm thấy buồn khi những món ăn đáng tự hào của nước ta như chả giò, chả lụa lại đang mất đi mùi vị truyền thống xưa: “Món Việt vốn ngon và lành, chúng ta cần chú ý chăm chút và giữ lại cái “ngon” bằng cách giữ đúng cách làm truyền thống, nhưng cũng không quên cái “lành” khi phải đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu”.
Đại diện từ Cầu Tre khéo léo làm nên những đòn chả lụa tươi thơm ngon, bắt mắt
Chả giò và chả lụa là hai món ăn thể hiện sự tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt. Không quá cầu kỳ, nhưng cả chả giò lẫn chả lụa đều cần những chi tiết để giữ trọn vẹn mùi vị truyền thống. Điều đặc biệt là các khách mời tham dự bàn tròn đã được tận mắt chứng kiến đại diện Cầu Tre tái hiện từng bước gói chả giò, chả lụa theo đúng truyền thống thật sinh động. Theo đó, chả lụa muốn ngon phải được làm từ thịt heo tươi vừa mổ, quết nhuyễn với nước mắm ngon và cuốn trong lá chuối hột tươi để tạo độ dai giòn tự nhiên, riêng chả giò cần được cuốn bằng bánh tráng gạo thật mỏng để tạo độ giòn tan hấp dẫn.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm, các nghệ nhân Cầu Tre đã mang đến cho khách mời những trải nghiệm thú vị về cách làm chả giò, chả lụa tươi theo đúng truyền thống. Đúng như tiến sĩ Nguyễn Nhã đã kết luận: “Để phát triển ẩm thực Việt ra thế giới, vấn đề chuẩn hóa các món ăn nhất là đảm bảo tính thuần Việt truyền thống mà vẫn giữ vệ sinh an toàn thực phẩm chính là điều cấp bách cần phải làm”
Cách làm chả lụa mềm mịn ngon như ngoài hàng
Cách làm món chả lụa kho cực ngon
Cách làm bánh ướt chả lụa tại nhà đơn giản ngon miệng -
Hướng dẫn làm chả lụa ngon tuyệt
Hướng dẫn làm chả lụa chay thanh tịnh mà ngon
Cách làm món chả lụa kho cực ngon
Hướng dẫn làm chả lụa ngon tuyệt
(ST)