Cách bảo quản cao ngựa để lâu không bị hỏng

seminoon seminoon @seminoon

Cách bảo quản cao ngựa để lâu không bị hỏng

19/04/2015 10:00 AM
4,953

Cách bảo quản cao ngựa để lâu không bị hỏng. Thịt ngựa và đặc biệt là cao xương ngựa chữa được rất nhiều bệnh. Rất nhiều khách hàng cho biết họ đã mua và sử dụng, sau đó đã thu được những kết quả rất khả quan.




CÁCH BẢO QUẢN CAO NGỰA

Cao ngựa chữa được nhiều bệnh


Tôi thử mua một lạng cao ngựa của Công ty Chu Việt số 4A Đặng Văn Ngữ, P.10, Q.Phú Nhuận (ĐT: 9975688 – 9975689 – 0907999919) về dùng theo hướng dẫn của công ty, sử dụng hơn một tháng thấy có tác dụng rõ rệt nhất là chứng hoa mắt khi ngồi xuống, đứng dậy. Khắc phục rõ nét chứng đau các khớp xương, ăn và ngủ tốt…

Đọc kỹ trong bản hướng dẫn do DS. Đõ Huy Ích viết thấy có nói đến cao ngựa dùng được cho trẻ em. Tôi có đứa cháu nội sinh tháng 5/2005 nay hơn 21 tháng tuổi. Hơn 8 tháng trước đây (tức trước khi dùng cao xương ngựa) thì cháu yếu ớt, ăn uống kém, thiếu năng động, tóc thưa, răng mọc chậm… Nay qua 8 tháng dùng cao ngựa cháu rất cứng cáp, chạy nhảy và leo trèo rất nhanh nhẹn, tóc nhiều, răng mọc nhiều và chắc chắn. Đặc biệt là ăn ngủ rất tốt, tránh được nhiều bệnh thông thường mà trước đây hay gặp phải: Cảm, sốt, sổ mũi…

Chị Tố Thanh, phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM thì viết: “Trước đây, tôi thường kém ăn, ngủ nên cơ thể lúc nào cũng cảm giác mệt mỏi. Từ khi nghe bạn bè tư vấn về sản phẩm cao ngựa rất tốt cho sức khoẻ. Tôi đã mua cao ngựa ở Công ty Chu Việt về hấp uống trước khi ăn. Trong vòng chưa đầy 15 ngày, từ biếng ăn tôi ăn ngon và nhiều hơn, lúc nào cũng có cảm giác đói. Bệnh đau thần kinh đã giảm, cảm giác mệt mỏi cũng không còn, giấc ngủ sâu và ngon hơn. Trước đây bệnh đau lưng luôn hành hạ tôi, giờ thì đỡ hẳn rồi. Sau một tháng dùng cao xương ngựa tôi đã tăng gần 3 kg. Không những thế người thân của tôi dùng sức khoẻ cũng tốt lên trông thấy”.

Riêng chị Trần Thị Tuyết, 47 tuổi cho biết: “Tôi đã bị bệnh phụ khoa, đi khám bác sĩ chẩn đoán có khối u (tiền ung thư). Tôi đã mổ 3 lần trong 6 năm. Gần đây tình cờ người quen giới thiệu, tôi có đến Công ty Chu Việt số mua và sử dụng cao ngựa bạch và đã dùng trong 3 tháng theo hướng dẫn. Thật bất ngờ khi tôi tái khám và xét nghiệm ngày 5/3/2007, kết quả cho thấy bệnh đã thuyên giảm nhiều. Tôi và gia đình rất mừng. Hiện nay tôi đã có thể đi được xe đạp, đưa đón con đi học và đi chơi…

Hướng dẫn bảo quản cao ngựa

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ trên 300C dễ bị nóng chảy. Cao đang sử dụng, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh.

Bảng hướng dẫn sử sụng

Tuổi
 
Nhu cầu Protein
 
Lượng (g) cao dùng được /ngày
 
Thời gian một đợt sử dụng
 
Dưới 1 tuổi
 

 

 
Dưới 6 tháng
 
21
 
Chưa dùng được
 

 
6 - 12 tháng
 
23
 
5
 
20 ngày
 
1 - 3 tuổi
 
28
 
5
 
30 ngày
 
4 - 6 tuổi
 
36
 
5
 
40 ngày
 
7 - 9 tuổi
 
40
 
5
 
40 ngày
 
Thanh thiếu niên
 
Nam
 
Nữ
 
Nam
 
Nữ
 

 
10 - 12 tuổi
 
36.8
 
38.4
 
5
 
5
 
40 ngày
 
13 - 15 tuổi
 
51.6
 
46.9
 
7.5
 
7.5
 
40 ngày
 
16 - 19 tuổi
 
58.3
 
45.3
 
10
 
10
 
30 ngày
 
Trưởng thành 20 - 59 tuổi
 
Nam
 
Nữ
 
Nam
 
Nữ
 

 
Nam 60kg, nữ 55kg
 
45
 
41.2
 
10
 
10
 
60 ngày
 
Người lớn tuổi >60 tuổi
 
45
 
41.2
 
5
 
5
 
60 ngày
 
Thai phụ - bà mẹ cho con bú
 

 
47.2
 

 
10
 

 
6 tháng đầu
 

 
57.2
 

 
10
 
60 ngày
 
6 tháng kế
 

 
53.2
 

 
10
 
60 ngày
 
Sau đó tiếp theo
 

 
52.2
 

 
10
 
60 ngày
 

Bổ xung Canxi và một số axit amin thiết yếu cho cơ thể



Thành phần cấu tạo:
- Xương ngựa.
- Phụ liệu vừa đủ (nước, gừng).
- Không sử dụng chất phụ gia tổng hợp.

Công dụng :
- Bổ xung Canxi và một số axit amin thiết yếu cho cơ thể.
- Giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật. Nhất là cho người suy nhược cơ thể, ốm yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người ăn ngủ kém, viêm dạ dày - tá tràng mãn tính, đau nhức gân xương.
- Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động nặng, vận động viên thể thao, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển cơ thể.
- Phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, thoái hóa xương khớp.

5. Cách dùng :
Ngày dùng 2 - 4 lần, mỗi lần khoảng 5g tùy theo đối tượng sử dụng.
- Cách chế biến : thái cao thành miếng mỏng, ngâm vào cháo nóng hoặc với nước nóng trên 80oC để nguội. Có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, cho vào hấp cách thủy 10 - 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm 10 phút.
- Cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao ngâm trong 1 lít rượu 40o cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 20ml (# 5 gam cao) trước 2 bữa ăn chính (Lưu ý : trẻ em không dùng rượu Cao Ngựa).


THAM KHẢO THÊM:

Sử dụng cao ngựa thế nào cho tốt nhất

Ngựa là kho dược liệu sống quý hiếm. Ở Việt Nam, ngựa bạch được quý thứ hai sau hổ. Cao ngựa có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp; giúp mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể; hỗ trợ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, người già kém ăn mất ngủ… Sở dĩ cao ngựa tốt như vậy vì trong cao ngựa có 17 loại axit amin vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó có 10 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn. Những axit amin đó là Lyzine, Methionine, Arginine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonine, Tryptophane, Phenylalanine. Những axit amin này cấu tạo nên protein của cơ thể, nếu thiếu một trong những axit amin trên thì những axit amin khác không thể tác hợp và vận hành được, có nghĩa là tất cả các axit amin phải được ăn và thẩm thấu cùng lúc để cơ thể làm việc điều hòa. 

10 loại axit amin trên kết hợp với 7 axit amin còn lại cùng với hàm lượng protein rất cao (trên 70%) làm cho cao xương ngựa và các sản phẩm được chế biến từ xương ngựa, thịt ngựa rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, lượng canxi và photpho trong cao có tác dụng rất tốt cho việc bổ sung canxi cho xương, cho máu, làm giảm thiểu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đau nhức xương khớp, loãng xương của người lớn và nhiều loại bệnh nguy hiểm do thiếu canxi trong máu như bệnh tim mạch, huyết áp cao, đau đầu, khó ngủ, hụt hơi, có thể bị chuột rút liên tục và các chứng rối loạn tiền mãn kinh.

Hiện ở Việt Nam có cao ngựa Chu Việt do nhà máy chế biến thực phẩm Thiên Phước sản xuất theo phương pháp gia truyền kết hợp với công nghệ thiết bị tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, ổn định về chất lượng của cao ngựa cổ truyền, vừa đạt được hiệu quả như một sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có nhiều chất đạm, các axit amin thiết yếu và hàm lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Công dụng và đối tượng sử dụng:

- Bổ sung đạm, các axít amin thiết yếu; bổ sung canxi, photpho và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật; giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh (sức khỏe cho mẹ, phát triển cho bé).

- Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, bị viêm dạ dày - tá tràng mạn tính, điều hòa các hoạt động sinh lý.

- Bổ dưỡng sức khỏe cho người lao động nặng, vận động viên thể thao; phụ nữ có thai, cho con bú. Hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn; phòng và hỗ trợ điều trị thoái hoá xương khớp, đau nhức gân xương, loãng xương; giảm lượng mỡ máu (dạng triglyceride); giảm cân ở người béo phì do bị tiểu đường type 2.

Cách dùng:

* Ngày dùng 2 - 4 lần, mỗi lần khoảng 5g tùy theo đối tượng sử dụng.

* Cách chế biến: Thái cao thành miếng mỏng, ngâm vào cháo nóng hay nước nóng trên 800C, để nguội, có thể thêm một thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 - 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm 10 phút.

* Cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao ngâm trong 1 lít rượu 400 cho tan đều, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống một chén nhỏ khoảng 20ml (5g cao) trước hai bữa ăn chính.

(Lưu ý: trẻ em không dùng rượu cao ngựa).

Kiêng ăn cùng với các chất tanh như tôm, cua, cá; các chất cay như ớt, hạt tiêu và đậu xanh, măng.

Cao ngựa cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh để nơi có nhiệt độ trên 300C dễ bị nóng chảy. Cao đang sử dụng, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cách Phân Biệt Cao Ngựa Bạch


Phân biệt được
cao ngựa thật chứ không thể phân biệt được giữa cao ngựa bạchcao ngựa thường, ngay cả khi chưa đóng gói có gí mũi vào ngửi, lè lưỡi ra nếm, họa chăng nếu có "thiên nhãn" của “Tề thiên đại thánh” mới may ra phân biệt nổi. Hay dạo này, do ngựa bạch hiếm quá, đắt quá, nhiều lò cao đành phải nấu ngựa kim - sản phẩm lai F1 của ngựa bạch và ngựa màu. Ngựa kim vốn không được đánh giá cao về khía cạnh làm cao chữa bệnh do các chất trong xương ngựa kim không thể bằng xương ngựa bạch, nhưng không hiểu sao một số nơi lại “thổi” lên rằng cao xương ngựa kim là tốt nhất để bán với giá còn cao hơn cao ngựa bạch.



Theo khảo sát của chúng tôi, phố Thuốc Bắc (Hà Nội) -"thiên đường của các loại cao" cũng bày đầy rẫy
cao ngựa.
Thực sự không có một phân định rõ ràng cho người tiêu dùng khi phố này có tới mấy loại, đóng nhãn na ná nhau là cao ngựa bạch và cao xương thịt ngựa. Có lẽ chỉ có ông trời mới biết được thực sự trong những gói nâu nâu, mềm mềm, dinh dính giá vài trăm ngàn đến cả triệu đồng một lạng ấy là từ con vật gì. Đó là những dạng cao lậu, cao tép riu, cao không tên tuổi nhưng ngay cả đại gia về cao vẫn còn “dính chấu” như thường.

Còn nhớ cách đây ít lâu, người dân cả nước không khỏi siêu lòng trước những thông điệp rất ngọt của Công ty cao VC ra rả trên các phương tiện thông tin, chình ình trên cả trang web: "Với mong muốn đưa
cao xương ngựa thành một loại "thực phẩm chức năng của thời đại", Công ty VC đã mạnh dạn tiên phong khi đưa cao xương ngựa vào chuẩn sản xuất với nhiều công đoạn công phu và đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), dinh dưỡng. Với những thế mạnh là nhà máy lớn, thiết bị chuyên biệt đúng quy định, quy chuẩn để sản xuất cao nên các sản phẩm thành phẩm được sản xuất theo quy mô chuẩn mực, giám sát chặt từ nguồn nguyên liệu đầu vào với đầy đủ hóa đơn của cơ quan thuế, kiểm dịch thú y cho đến khi đã ra thành phẩm. Tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn ISO 22.000:2005, nhân viên trước khi vào sản xuất đều phải khử trùng bằng cồn 720 và phải mặc áo blouse, nón bảo hộ, ủng. Sản phẩm được chế biến từ những nguyên liệu "tự nhiên thuần khiết", được chắt lọc khắt khe và trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Xương ngựa sau khi được kiểm dịch thú y đạt yêu cầu, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ATTP sẽ được pha lóc, bảo quản ở kho cấp đông...”.

Đây quả là một bước chuẩn bị đầy công phu và có thể gọi là có tầm nhìn "đi trước thời đại!". Nhưng chẳng bao lâu sau những quảng bá rất rầm rộ ngỡ tưởng đầy chứng cứ khoa học ấy, chính Thanh tra Bộ Y tế tại thời điểm thanh tra đã kết luận Công ty VC chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện Vệ sinh ATTP đối với bao bì sản phẩm. Cả 3 sản phẩm của công ty có ghi nhãn thiếu nội dung thành phần của sản phẩm. Hóa đơn nguyên liệu không ghi rõ nguyên liệu đầu vào, nhưng thành phẩm lại có 3 loại với 3 tên gọi khác nhau là
cao ngựa màu, cao ngựa bạchcao ngựa kim.



Cao Ngựa Bạch


Qua xét nghiệm, hàm lượng đạm trong sản phẩm
cao ngựa màu không đạt so với tiêu chuẩn sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở hàm lượng đạm không đạt chuẩn, nguồn gốc của những lạng "thần dược bá bệnh" này theo chính hóa đơn chứng từ nguyên liệu, của công ty trình cho thanh tra, chúng được mua xương ngựa của một cơ sở ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây cũ.

Truy tiếp nguồn gốc của đơn vị này cũng thực sự rất mông lung, không biết rõ chúng có phải là
xương ngựa, lại càng ít ai dám khẳng định là xương ngựa bạch. Sau khi tinh chế, cao xương được đóng gói tại TP HCM và chia ra làm 3 loại: cao ngựa bạch, cao ngựa kim và cao ngựa màu. Mỗi loại có giá bán khác nhau, theo mỗi gói 100 gram, giá 1-2 triệu đồng. Trong khi đó, thực chất đầu vào nếu sòng phẳng ra cao ngựa bình thường chỉ 300-400 nghìn đồng một lạng.

Hơn thế Công ty VC này cũng đóng gói như nhau các sản phẩm nên khó phân biệt đâu là
ngựa bạch, ngựa màu hay ngựa kim. Tổng cộng mức phạt dành cho doanh nghiệp cao này là 20 triệu đồng, tuy nhiên nó cũng chỉ nhẹ tựa lông hồng vì nguồn lợi rất lớn từ khoản buôn bán một vốn bốn lời.

Đó là dạng "cao láo nháo", còn
cao ngựa thứ thiệt dân gian khuyến cáo khi đã dùng phải kiêng những thứ sau mới có kết quả. Kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá,... kiêng uống nước chè đặc; không ăn đậu xanh, các loại măng, rau muống; không ăn chất cay, tỏi, ớt, hạt tiêu... chứ không thể thấy cứ uống rồi ăn những thứ phản cao ngựa thật lực vào dạ dày được. Vì cả yếu tố vệ sinh khi nấu cao không đảm bảo hay thậm chí cao ngựa bạch xịn vẫn có trường hợp người uống bị ngộ độc hoặc có những phản ứng phụ do hệ thống cảnh báo sớm của cơ địa coi cao là một dạng... chất độc nên nhất quyết bài thải ra ngoài cơ thể... Thế nên quý như cao hổ cốt mà không phải ai cũng dùng được, tuổi nào cũng dùng được, bệnh nào cũng dùng được chứ đừng nói là cao ngựa bạch.




Nuôi cá ngựa vằn
Cao sừng hươu -
Tác dụng của Nhung hươu -
Cách ngâm rượu cá ngựa
Hội chứng đuôi ngựa
Nhung hươu ngâm rượu -
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh -
Hướng dẫn làm tóc đuôi ngựa năng động


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cách bảo quản cao ngựa như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
cho mình hỏi cao ngựa JeJu hàn quốc hết hạn 6 tháng còn sử dụng được không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý