Khắc phục tình trạng khó ngủ cho tinh thần luôn thoải mái

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khắc phục tình trạng khó ngủ cho tinh thần luôn thoải mái

19/04/2015 10:01 AM
1,728

Khắc phục tình trạng khó ngủ cho tinh thần luôn thoải mái. Khó ngủ là một biểu hiện thường gặp ở khá đông bệnh nhân, tuy nhiên, không phải họ đi khám vì khó ngủ mà vì một bệnh khác. Khó ngủ có thể phân chia thành khó ngủ cấp tính và khó ngủ kinh niên.




Những người bị khó ngủ cấp tính thường do cảm xúc hay cơ thể thấy căng thẳng, khó chịu hoặc mắc bệnh về tim mạch, dị ứng, đái tháo đường... Đôi khi do môi trường phòng ngủ không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng, quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến người bệnh thấy khó ngủ. Khó ngủ kinh niên có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do mắc bệnh lý nào đó. Trong đó, có đến một nửa số bệnh nhân bị khó ngủ liên quan đến bệnh lý tâm thần. Hiện tại bạn đang là sinh viên, nếu phải thức khuya dậy sớm học thì thường xuyên cũng có thể quen với giờ giấc thức ngủ này nên để tránh khó ngủ lúc bình thường, bạn nên luyện tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh ánh sáng vào phòng ngủ, đảm bảo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, giường ngủ thoải mái, dễ chịu. Có một số điều bạn cần chú ý, không nên đi ngủ ngay sau khi vừa tập thể dục, không nên xem phim kích động trước khi ngủ, không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay cafein trước khi ngủ. Nếu không ngủ được trong vòng nửa tiếng sau khi lên giường, bạn nên từ từ trở dậy, làm một việc gì đó nhẹ nhàng rồi trở lại giường ngủ tiếp. Có thể bạn phải làm việc này nhiều lần cho đến khi ngủ lại được. Nếu bị khó ngủ liên tục vài đêm liền, bạn nên đến gặp bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc ngủ để uống.



Tình trạng khó ngủ hay còn gọi là mất ngủ ảnh hưởng tới 30% dân số, biểu hiện của tình trạng này là:

Thức dậy lúc nửa đêm

Thức dậy quá sớm

Phải mất hơn 30’ mới có thể ngủ được

Giấc ngủ chập chờn

 

Mẹo nhỏ để dễ ngủ hơn

 
Để cải thiện tình trạng này bạn có thể thử một số mẹo nhỏ sau đây:

Thói quen ban ngày

Cho dù ban ngày bạn rất mệt mỏi thì cũng chỉ nên ngả lưng một lát vào buổi trưa, tránh ngủ ngày nhiều sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm. Tập thể dục thường xuyên là cách khắc phục chứng mất ngủ rất tốt, chỉ 30’ tập thể dục mỗi ngày chất lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện đáng kể. Nhưng bạn không nên tập thể dục 4 tiếng trước khi ngủ nếu không muốn trằn trọc cả đêm. Tập thể dục còn giúp bạn tỉnh táo hơn khi thức dậy và tăng khả năng tập trung

Thói quen ban đêm

Trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng tới 1 giờ bạn cần giữ tâm trí thư thái, tránh suy nghĩ nhiều. Bạn nên tắm nước ấm/mát tùy theo thời tiết và uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Ngoài ra bạn cần tránh xa cà phê và chỉ nên uống một số loại trà như trà cúc, trà hoa nhài, trà sen. Khi nằm trên giường không nên nhìn chằm chằm vào đồng hồ và sốt ruột vì mãi vẫn chưa ngủ được, lúc này bạn nên đi dạo quanh nhà hoặc nghe một bản nhạc nhẹ nhàng trữ tình cho tới khi cảm thấy buồn ngủ.
 

Bí quyết ngủ ngon

 

Tư thế úp mặt khi ngủ thường tạo nên giấc ngủ không liên tục bởi ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim

Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và xuống cả các phần ở dưới vỏ não. Khi hoạt động của vỏ não có những điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ nhau, hạn chế lẫn nhau, ức chế không khuếch tán, lan tỏa được thì chúng ta sẽ không ngủ được. Khi ức chế phá tan sự hạn chế của hưng phấn, khuếch tán khắp vỏ não, lan xuống phần dưới vỏ não thì sẽ tạo được giấc ngủ.

Để khắc phục tình trạng giấc ngủ không được sâu, nửa đêm hay tỉnh dậy và khó ngủ lại, chúng ta hãy tự kiểm tra xem bản thân có mắc phải một trong các thói quen dưới đây không:

- Ăn trước khi ngủ: Thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng lượng axít trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ khiến chúng ta đột ngột thức giấc giữa đêm vì cơn ho.

- Thức uống nhiều cồn hay cafein: Trước khi ngủ, nếu sử dụng các loại thức uống này, khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình, gây khó ngủ.

- Thở bằng miệng khi ngủ: Cần nhờ người thân quan sát xem mình có thói quen này không. Nếu có và kèm theo tật ngáy thì sẽ làm tăng tình trạng mất nước dẫn đến khô, rát miệng, rát họng làm cho giấc ngủ không sâu và hay thức giấc.

- Để quạt hướng thẳng vào người khi ngủ: Thói quen này rất có hại. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể sẽ làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng, dẫn tới không ngủ sâu, mơ màng, hay thức giấc.

- Tư thế ngủ không đúng: Thói quen ngủ úp mặt hoặc gập cong người dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người sẽ gây đau lưng, khó ngủ sâu.

- Ánh sáng phòng ngủ quá mạnh: Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến giấc ngủ không sâu, hay trằn trọc.

- Mở cửa sổ khi ngủ: Điều này sẽ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm trong phòng ngủ, nhất là ở các đô thị, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ có cơ hội tràn vào phòng ngủ gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở, làm gián đoạn giấc ngủ.

Ngoài ra, phòng ngủ quá lạnh hoặc có mùi lạ, ban ngày ngủ quá nhiều… đều là các nguyên nhân làm cho giấc ngủ không sâu. Với những người khó ngủ, cần xem lại các yếu tố nói trên để tìm hướng khắc phục, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không tự ý dùng thuốc ngủ vì sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nghiện thuốc, lệ thuộc vào thuốc.


Để dễ ngủ hơn...
 Đầu tiên, sơ qua một số cách ngắn gọn nhé.

1. Một chiếc giường ngủ tiện nghi và nhiệt độ phòng ngủ hợp lý
2. Cố gắng không để tivi, máy tính và máy nghe nhạc trong phòng ngủ
Một chiếc giường ngủ tiện nghi giúp bạn dễ ngủ hơn

3. Bốn giờ trước khi đi ngủ không nên đụng tới trà, cà phê hoặc bất cứ loại thức uống nào có chứa caffeine

4. Giữ thói quen viết nhật ký trước khi ngủ. Trước khi lên giường, hãy viết ra hết tất cả những điều làm bạn lo lắng suốt ngày hôm đó. Sau đó, bạn sẽ đi ngủ với trạng thái bình yên

5. Tránh dùng những thực phẩm gây nặng bụng, khó tiêu. Bữa tối nên được ăn trước khi lên giường ngủ ít nhất 1 tiếng rưỡi

6. Nhiều người cảm thấy dễ ngủ sau khi dùng một ly sữa nóng sau bữa ăn tối

7. Dùng nhiều rượu ban đêm có thể gây khó ngủ, do đó, bạn nên hạn chế uống rượu
8. Tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách chi tiết sau, gắng thực hiện đúng nhé, một giấc ngủ dễ dàng và ngon giấc sẽ đến với bạn:
Nếu bạn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị khó ngủ, hằng ngày hãy cố gắng thức dậy theo một giờ cố định. Điều này có tác dụng làm ổn định đồng hồ sinh học, giúp cơ thể xác định rõ giờ thức và ngủ.

Một số phương pháp khác giúp khắc phục tình trạng khó ngủ:

1. Phơi nắng sớm: Việc phơi mình dưới ánh nắng ban mai giúp hoóc môn melatonin hoạt động hiệu quả hơn vào buổi tối, khiến bạn dễ ngủ hơn. Mỗi buổi sáng, bạn nên ra ngoài hứng những tia nắng sớm trong ít nhất 25 phút. Đừng đội nón hay mang kính râm, nhớ không nhìn trực tiếp vào mặt trời.

2. Không ngủ trưa hay uống cà phê: Nếu buổi tối bạn khó ngủ thì ban ngày đừng chợp mắt và hạn chế dùng các thức uống có chất caffeine, nhất là từ sau buổi ăn trưa. Giấc ngủ trưa làm bạn thêm khó ngủ vào buổi tối và ngủ không sâu.

3. Tắm nước nóng và thư giãn: Ngâm mình trong bồn nước nóng 25 phút và thư giãn tinh thần; việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sau đó, bạn đọc sách báo, nghe nhạc nhẹ ít nhất một giờ để cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới đi ngủ. Việc tìm hiểu và áp dụng cách thư giãn mà bạn thích sẽ làm tinh thần bạn thoải mái hơn.

4. Đừng tập thể dục trước khi đi ngủ: Việc tập thể dục làm cơ thể nóng lên trong khi chúng ta chỉ dễ ngủ khi nhiệt độ cơ thể đang giảm (thường vào khoảng từ 10 giờ đêm tới đến 5 giờ sáng). Nếu bạn khó ngủ thì chỉ nên tập thể dục vào lúc sáng, trưa hoặc chiều.

5. Chỉ ngủ khi lên giường: Bạn phải xác định giường không phải là nơi để đọc sách, xem tivi hay nghe chương trình radio đêm khuya... mà là nơi an toàn, yên bình và thoải mái để sinh hoạt riêng tư vợ chồng và... ngủ.

6. Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ: Lên giường sớm rồi cố gắng ngủ không phải là giải pháp hay. Một cuộc nghiên cứu rộng rãi cho thấy, lên giường muộn nhưng ngủ ngay có lợi hơn là lên giường sớm nhưng trằn trọc không ngủ được và cảm thấy căng thẳng. Nếu đã tắt đèn 25 phút mà vẫn không ngủ được, hãy rời khỏi giường, qua phòng khác đọc sách, xem tivi đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi mới trở lại phòng ngủ. Có lẽ phải lặp lại điều này vài lần thì cơ thể mới chỉnh lại nhịp độ sinh học được.
 

Chia sẻ kinh nghiệm khắc phục chứng khó ngủ
 

Gần đây rất hay bị mất ngủ. Nhiều đêm đang ngủ bị tỉnh giấc mà không ngủ lại được. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh và có cách nào khắc phục. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội).

Trong đời ai cũng có một vài lần khó ngủ. Khó ngủ là một biểu hiện thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân, tuy nhiên đa số bệnh nhân đến bác sĩ là vì một bệnh khác.

Khó ngủ có thể phân chia thành khó ngủ cấp tính và khó ngủ mạn tính. Những người bị khó ngủ cấp tính thường do cảm xúc hay cơ thể thấy căng thẳng, hoặc mắc bệnh về tim mạch, dị ứng, đái tháo đường...

Nhiều khi do chỗ ngủ không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng, quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến người bệnh thấy khó ngủ. Khó ngủ mạn tính có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do mắc một bệnh lý nào đó. Trong đó, có đến một nửa số bệnh nhân bị khó ngủ liên quan đến bệnh lý tâm thần.

Để khắc phục căn bệnh này, bạn nên luyện tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không nên ăn quá no vào bữa tối, tránh ánh sáng vào phòng ngủ, đảm bảo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, giường ngủ thoải mái, dễ chịu, có thể uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ.

Cần lưu ý: Không nên đi ngủ ngay sau khi vừa tập thể dục, không xem phim bạo lực trước khi ngủ, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay cà phê. Ngoài ra, có thể uống trà tâm sen có tác dụng bổ trợ. Nếu đang đêm bị tỉnh giấc, bạn có thể dậy làm một việc gì đó nhẹ nhàng rồi quay lại giường ngủ.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà vẫn mất ngủ nhiều đêm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tìm nguyên nhân chữa trị triệt để.


Trẻ khó ngủ và cách khắc phục
 

Con trai tôi được 7 tháng tuổi, ăn uống bình thường nhưng mỗi lần ngủ cháu rất khó ngủ, khi ru ng�� cháu vật vã rất lâu mới ngủ được, giấc ngủ thì rất ngắn hay trở dậy khóc, hay giật mình. Có phải cháu bị bệnh không?

(Dương Thị Ngọc Ánh)
Trả lời:
Trẻ nhỏ hay khó ngủ cũng là chuyện bình thường, đặc biệt trẻ còn nhỏ do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ và chưa ổn định, nên chưa tự điều chỉnh được giờ giấc, trẻ hay giật mình cũng là chuyện thường, không có gì đáng lo do các dây thần kinh của trẻ nó chưa hoàn thiện đầy đủ, mọi kích thích nhẹ bên ngoài đều làm cho trẻ giật mình, khó chịu nhưng không đáng lo.
 
Tuy vậy, tiếng khóc của trẻ - nhất là về đêm, đều dễ làm cho các bậc bố mẹ lo lắng và ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ của cả gia đình.
 
- Trẻ mới lọt lòng chưa phân biệt được ngày và đêm, chúng thường ngủ tới 16 giờ mỗi ngày và chỉ thức dậy khi đói để bú. Mỗi lần thức dậy, Bé lại khóc để báo cho người lớn biết. Sau khi được bú no, Bé lại ngủ bình thường.
 
- Trẻ sơ sinh (tới 6 tháng tuổi) vẫn ngủ nhiều nhưng đã bắt đầu có cảm giác về đêm và ngày, giấc ngủ của Bé dài hơn và đều nhau. Bé thức dậy khi đói hoặc tã bị ướt.
 
- Trẻ nhỏ (từ 1 - 4 tuổi) mỗi ngày còn cần ngủ từ 12 - 14 giờ. Tới 18 tháng, ban ngày trẻ ngủ từ 2 tới 4 giấc. Ngoài 18 tháng, ban ngày trẻ thường ngủ một giấc dài buổi trưa từ 2 - 3 giờ. Từ 3 tuổi, Bé bắt đầu sợ bóng tối nên không chịu đi ngủ một mình vào buổi tối. Nên có một ngọn đèn nhỏ cạnh giường ngủ của Bé.
 
- Trẻ lớn hơn 4 tuổi cần ngủ mỗi ngày từ 8 - 10 giờ, nhưng phần lớn muốn thức theo người lớn, bởi vậy, khi tới trường hay ngủ gật.
 
Đôi khi tâm lý lo ngại trẻ nhỏ có thể bị lạnh khi ngủ, nhiều người lớn đã chọn cách “đóng kén” cho trẻ bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Bởi quần áo dày, cộm có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu khiến giấc ngủ của trẻ không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó ngủ, giảm sức đề kháng. Hơn thế nữa, khi da bị bao bọc lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bí hơi, dẫn tới các bệnh ngoài da.
 
Vì vậy, để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon, hãy mặc cho trẻ một bồ độ đi ngủ dày dặn bằng cottong 100% giúp thấm hút mồ hôi mà vẫn giữ nhiệt rất tốt.
 
Trong những ngày lạnh, cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Tốt nhất nên bật điều hoà ở nhiệt độ thích hợp để trẻ không bị lạnh nếu trẻ xoay mình nhiều khiến chăn tuột mất mà người lớn chưa kịp đắp lại.
 
Ban ngày, trẻ cần mặc nhiều hơn để giữ ấm để hoạt động bên ngoài. Cần lưu ý, khi chọn quần áo cho trẻ, chiếc trong cùng nhất thiết phải chọn loại thấm hút tốt, dễ đóng mở và có độ rộng thoải mái không gây cảm giác khó chịu. Lớp ngoài cùng có thể bằng chất liệu gió, nhung, len để cản gió xâm nhập vào cơ thể trẻ.
 
Nếu trẻ khó ngủ:
 
- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
 
- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.
 
- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.
 
- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.
 
- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.
 
- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.
Chị thử tìm hiểu nguyên nhân gây bé khó ngủ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, từ đó có cách giúp bé khắc khục chứng khó ngủ.
Chúc chị và gia đình sức khoẻ.


 

Những thói quen khiến bạn khó ngủ sâu

Để đèn ngủ quá sáng cũng không tốt cho giấc ngủ sâu. Ảnh: usnews.com.

Để quạt thẳng vào người, để điều hòa quá lạnh, nằm sấp hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ..., những thói quen tưởng chừng vô hại này lại làm bạn khó ngủ sâu vào ban đêm.

Một số thói quen dưới đây có thể dễ dàng khắc phục, nhưng cũng có những thói quen cần đến sự trợ giúp hoặc chữa trị của các chuyên gia.

 Ăn trước khi đi ngủ

Các nhà khoa học đã xác định những người có thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng axit trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Sự hồi lưu thức ăn từ dạ dày lên vào ban đêm sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngậm kẹo bạc hà trước khi ngủ cũng có thể dẫn đến việc cơ thể mất nước gây nên chứng khô và rát họng như trên.

Dùng đồ uống có hàm lượng cồn hay cafêin cao trước khi ngủ

Đối với một số người, việc uống cafe trở thành thói quen hằng ngày, đến nỗi họ không cảm nhận thấy chúng có tác động đến giấc ngủ. Thực ra từ lâu khoa học đã xác định các loại đồ uống này khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình. Trong trường hợp buộc phải uống thì nên uống thêm một cốc nước lọc sau mỗi cốc rượu, bia hoặc café. Chúng có thể làm cho giấc ngủ của bạn đúng nghĩa hơn.

Thở bằng miệng khi ngủ

Bạn nên nhờ người thân xác định xem mình có thói quen này hay không. Nếu có kèm theo tật ngáy sẽ làm tăng tình trạng mất nước, khiến bạn thường bị khô, rát miệng và họng vào sáng hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên thói quen này như: uống quá nhiều rượu vào buổi tối, do quá nhiều axít trong dạ dày hoặc bạn mắc rối loạn dạ dày hay bệnh trào ngược axít, do tác dụng phụ của thuốc chữa suy nhược, chữa mất ngủ; Hay thậm chí do bạn bị stress hoặc vách ngăn mũi bị lệch. Bạn hãy dùng thử 1 cốc nước trước khi ngủ (nếu bạn bị tiểu đêm thì có thể uống nhiều nước vào ban ngày), nếu vẫn còn thói quen này thì cần liên hệ các chuyên gia y tế để xác định chính xác nguyên nhân.

Để quạt thẳng vào người khi ngủ

Thói quen này rất có hại, nhất là vào mùa hè. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng.

Tư thế ngủ không đúng

Một số người có thói quen ngủ úp mặt hoặc gập cong người. Các tư thế này dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi vì nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người trong suốt cả một đêm sẽ gây nên bệnh đau lưng. Những tư thế ngủ không thoải mái này thường gây ra những dấu hiệu không tốt ở lưng, nhất là đối với phụ nữ. Theo một số chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình, chúng ta nên tập cho cơ thể quen ngủ với tư thế nằm ngữa, duỗi thẳng lưng, có kê một chiếc gối ở dưới đầu gối. Tư thế ngủ này giúp toàn bộ cơ thể thả lỏng triệt để khi ngủ.

Môi trường ngủ quá lạnh

Nguyên nhân này do dùng máy lạnh hoặc bạn mở cửa sổ phòng ngủ vào đêm. Khi đó cơ thể của bạn sẽ có phản ứng gập cong lại để tránh lạnh. Phòng ngủ quá lạnh nhưng bạn lại không có thói quen dùng chăn đắp (nhất là vùng bụng và ngực) khiến cơ thể thường xuyên xuất hiện các phản xạ có ý thức chống lạnh, làm bạn thường xuyên trở mình, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời dễ tạo nên các tư thế ngủ có hại cho cột sống,.

Mở rộng cửa sổ khi ngủ

Có thể vì lý do mát và thông thoáng, bạn thường mở rộng cửa sổ. Tuy nhiên thói quen này có thể làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, nhất là trong các đô thị. Theo đó, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ có điều kiện vào phòng và xâm hại cơ thể, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở - làm gián đoạn giấc ngủ say.

Trang điểm và dùng mùi thơm khi ngủ

Việc lạm dụng mỹ phẩm đôi khi không thích hợp khi bạn muốn ngủ say, thậm chí có hại, nhất là các chất dùng cho vùng mắt, hóa chất chuốt mi làm sưng bọng mắt hoặc gây viêm da. Sử dụng nhiều nước hoa cũng sẽ làm tăng khả năng bị viêm mũi và hen suyễn. Tương tự như vậy, một số sản phẩm tẩy uế hoặc làm thơm mát không khí có rất nhiều hóa chất. Chúng là nguyên nhân gây kích ứng da, mũi, cổ họng và phổi trong khi ngủ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến giấc ngủ.

Để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ

Những cây (hoặc đóa) hoa thơm ngát là nguyên nhân gây dị ứng. Có một số loài hoa thường thụ phấn nhờ gió nên phấn hoa trong không khí dễ làm bạn bị chảy nước mắt và nước mũi. Nếu bạn vẫn muốn giữ thói quen này thì nên chọn những loại có mùi thơm nhẹ, không có nhiều phấn hoa (như hoa tulip, hoa hồng). Mặt khác, cây xanh sẽ làm phòng ngủ thiếu oxy, gây hại cho não và giấc ngủ sâu.

Để vật cưng hoặc đồ chơi trong phòng ngủ

Thậm chí có bạn còn để chúng ngủ chung giường với mình! Thói quen này rất tai hại. Bên cạnh việc chúng có thể có chấy, rận; nước bọt và lông của chúng có thể gây ra bệnh dị ứng và hen suyễn. Những con thú nhồi bông hoặc một số đồ chơi (làm bằng vải, len, nhung…) cũng có không ít bụi. Ngoại trừ chăn và gối, bạn không nên để bất kỳ vật dụng, đồ chơi hoặc thú nuôi lên giường ngủ của mình.

Ngủ trưa quá nhiều

Một số người không có thói quen ngủ trưa, nhưng cũng không ít bạn ngủ trưa (hoặc ngủ ban ngày) quá nhiều. Điều này dễ làm triệt tiêu nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm. Theo các chuyên gia, ngủ trưa tốt nhất là không quá 60 phút.

Thói quen ít vận động thân thể

Giấc ngủ say còn xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi sau vận động cơ bắp mệt mỏi. Những nghề lao động trí óc, làm việc trong phòng lạnh hoặc ngồi yên một chỗ dễ triệt tiêu nhu cầu này. Các chuyên gia đã khuyến cáo, con người cần vận động để cơ thể tiết mồ hôi ít nhất 1 lần trong ngày. Bên cạnh yêu cầu bài tiết chất độc trong mồ hôi và làm đẹp cơ thể, tập thể dục phù hợp còn làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ say) vào ban đêm.

Ngoài ra, một số thói quen khác cũng có thể gây hại cho giấc ngủ say như: mở nhạc lớn hoặc để đèn sáng khi ngủ, xem phim bạo lực hoặc kinh dị, căng thẳng tâm lý quá mức, không tắm sạch…



Làm gì khi bị mất ngủ?
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt -
Mẹo vặt chữa bệnh mất ngủ
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
Ăn gì chữa bệnh mất ngủ lâu ngày




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý