Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không muốn làm việc… là những dấu hiệu cơ thể bị suy nhược. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược có thể do làm việc quá tải, bị sốc tâm lý, môi trường quá ồn ào ô nhiễm…
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân có thể định lượng rõ ràng như: Thiếu máu thiếu sắt; Hạ đường huyết; Nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân; Suy giảm miễn dịch; Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận; Huyết áp thấp mạn tính….
Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được: do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.
Thực tế, đa số trường hợp, suy nhược cơ thể không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.
Những yếu tố khởi phát của tình trạng này có thể là do những vẫn đề gặp phải ở cơ quan, gia đình, xã hội, sự thiếu hụt dưỡng chất trong thời kỳ phát triển của trẻ em, người già yếu, người vận động nhiều, hay phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú.
Sự căng thẳng kéo dài này sẽ sinh ra mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài sẽ làm bạn mắc chứng suy nhược mà đôi khi bạn dễ dàng bỏ qua triệu chứng này.
Biểu hiện của suy nhược cơ thể
Triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, thần sắc kém, thiếu nhiệt huyết. Tiếp đó là rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, cơ thể suy kiệt mau chóng không chủ động trong các sinh hoạt hằng ngày. Cuối cùng, khi nhịp sinh học bị thay đổi, cơ thể rơi vào tình trạng không kiểm soát được công việc.
Suy nhược là một trong những triệu chứng thường gặp nhất chiếm 10-20% bệnh nhân đến khám.
Có thể chia thành hai nhóm: suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp) có nguyên nhân thực thể và suy nhược chức năng (chiếm 55%), bao gồm suy nhược tâm thần mà bệnh cảnh là trầm cảm và loạn thần. Bệnh thường liên quan với tình trạng stress, kiệt sức, các bệnh lý tâm lý do căng thẳng thần kinh.
Các triệu chứng dễ thấy như: rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
Hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng.
Ở những bệnh nhân có bệnh lý tâm thần, các triệu chứng chính là rối loạn trí tuệ như kém minh mẫn khi học, giảm trí nhớ, khó tập trung khi làm việc. Rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động.
Ở những bệnh nhân trên thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam.
Những nguyên nhân thường gặp do các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh và đây cũng là một trong những dạng suy nhược khó trị nhất, kèm theo các bệnh cảnh phức tạp như đã nêu trên.
Tiếp theo là suy nhược do lao lực, hoạt động quá mức trong xã hội. Có nhiều stress dễ thấy ở người lao động trí óc làm việc với máy tính hay học sinh, sinh viên. Áp lực của việc học quá tải... Suy nhược thực thể mà phổ biến hay gặp sau nhiễm trùng, phẫu thuật.
Sau cùng là suy nhược phản ứng thường thấy sau một biến cố trong cuộc sống gây bất ổn tâm lý như mất người thân, ly dị, thất nghiệp, mâu thuẫn với đồng nghiệp nơi làm việc...
Dinh dưỡng - Yếu tố then chốt khi cơ thể bị rơi vào tình trạng suy nhược?
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là cách để nhanh chóng lấy lại sức khỏe:
Thực đơn ăn uống cần có thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn… và lưu ý tuyệt đối không được bỏ bữa.
Bên cạnh đó nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng năng lượng cao để phục hồi sức khỏe. Cần đặc biệt lưu ý không chỉ bổ sung vitamin, khoáng chất mà còn kết hợp bổ sung acid amin trong thời kỳ này.
“Não bộ luôn cần acid amin là chất dẫn truyền thần kinh giúp não bộ hưng phấn, giúp cho tinh thần vui vẻ, thoải mái và giữ được sự bình tĩnh”, PGS.TS. Trần Đình Toán - Trưởng khoa dinh dưỡng BV Hữu Nghịcho biết thêm.
Trong lúc cơ thể suy kiệt hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hiệu quả, dễ bị dị ứng. Vì vậy nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, ít chất béo bão hòa có hại như đậu nành.
Suy nhược cơ thể bạn đã từng mắc?
Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.
Nhiều người suy nhược cơ thể nặng còn bị đau bụng; đau ngực; phù; ho kéo dài; tiêu chảy hoặc táo bón, thiếu máu do thiếu sắt; chóng mặt; nhịp tim không đều; đau tai; đau hàm; mỏi hàm; buồn nôn; nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm; sụt cân; tâm lý dễ trầm cảm; khó tính, cáu kỉnh…
Hầu hết những triệu chứng thường nặng trong vòng 1- 2 tháng đầu sau đó nhiều bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn, một số khác không thể phục hồi và đa số không lấy lại được sức khỏe như ban đầu.
Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, làm việc năng suất giảm... là triệu chứng suy nhược cơ thể. Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày.
ThS BS Nguyễn Ngọc Quang - trưởng khoa điều trị nội trú nữ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM - cho biết: suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài và chỉ ra cho chúng ta biết rằng khả năng hồi phục của cơ thể mình đã bị quá tải, nguồn lực không được quản lý một cách thích hợp.
Ngủ trưa 30 phút
Việc chẩn đoán nói chung không khó. Về điều trị thì tùy theo nguyên nhân. Chẳng hạn sau một nhiễm trùng hay phẫu thuật, cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý khâu ăn uống: ăn nhiều rau, trái cây.
Những lúc phải làm việc với cường độ cao, cần sự tập trung hoặc lao động trí óc, đi công tác xa, giờ giấc thất thường... nên có chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ.
Tránh những stress đưa đến thường xuyên, nên nghỉ cuối tuần, đi dã ngoại, đi bộ hằng ngày buổi tối và sáng sớm.Thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở.
Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nên bỏ các thói quen xấu: uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Về thuốc điều trị, cần bổ sung nhóm vitamin B, C, các chất vi lượng...
Đối với các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
Dinh dưỡng khi suy nhược cơ thể
Lựa chọn chế độ ăn uống điều độ và khoa học là cách để nhanh chóng lấy lại sức khỏe khi cơ thể suy nhược. Nên ăn 3 bữa chính/ngày, xen lẫn 2 bữa ăn phụ và tuyệt đối không được bỏ bữa. Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường lớn. Chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả. Thời gian phục hồi ăn uống sẽ không có cảm giác ngon, khó ăn khó nuốt và thực phẩm trong thời gian này khi chế biến nên ăn loãng, dễ tiêu. Bên cạnh đó việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng là rất cần thiết cho người cần phục hồi sức khỏe.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng để bạn lựa chọn nhưng hãy lưu ý trong lúc cơ thể suy kiệt hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hiệu quả, dễ bị dị ứng. Vì thế khi mua nên lưu ý các thành phần có trong sản phẩm đó ví dụ đậu nành, chất xơ FOS… rất phù hợp bởi đậu nành dễ tiêu hơn, ít chất béo bão hòa có hại.
Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.
Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.
Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...
Bạn sẽ làm gì khi cơ thể bị rơi vào tình trạng suy nhược?
Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.
Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:
- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả vàngũ cốc.
- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.
- Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.
- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.
Hãy tránh xa rượu, thuốc lá và nên cắt giảm lượng cafein và đường cho cơ thể
- Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.
- Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.
Chữa suy nhược cơ thể bằng thuốc nam
Người mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, làm việc kém hiệu quả, nhanh mệt, ăn kém, ngủ kém... Có thể hạn chế, chấm dứt những hiện tượng thường gặp này bằng nhiều món ăn, bài thuốc dễ chế mà dân gian truyền lại.
Nguyên nhân
- Do trạng thái căng thẳng thần kinh kéo dài, làm việc quá sức, hay thức khuya, dậy sớm.
- Người già hoặc người mắc các bệnh mạn tính: viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng, viêm phế quản mạn, lao phổi.
- Sau khi mắc một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, kéo dài như: thương hàn, cúm, sốt xuất huyết; hoặc phụ nữ sau đẻ bị mất máu nhiều; một số bệnh về máu gây thiếu máu...
Bài thuốc
Ðể nâng cao thể trạng, trong các trường hợp suy nhược cơ thể, có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau đây:
Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bố chính sâm 16g, bạch truật 12g, củ mài 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản mạn, lao phổi. Thục địa 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, vỏ rễ dâu 12g, củ mài 16g, quy bản 10g, mạch nha 10g, vỏ quýt 6g, bán hạ chế 8g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 3: Suy nhược cơ thể ở người già. Thục địa 12g, hà thủ ô 12g, củ mài 12g, củ súng 12g, nam đỗ trọng 20g, ba kích 12g, cao quy bản 10g, cao ban long 10g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g.
Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần: riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào. Hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng.
Bài 4: Dùng cho phụ nữ sau đẻ, thiếu máu hoặc một số bệnh về máu gây thiếu máu.
Quả dâu chín 16g, hà thủ ô 12g, long nhãn 12g, hạt sen 12g. đỗ đen sao 12g, lá vông 12g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 5: Chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp. Rau thai nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16g, thục địa 16g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 16g, hoàng bá 8g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bạch linh 12g, quy bản 12g. Tán bột, nhào với mật ong làm viên, uống 20g mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Món ăn
Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể do tăng huyết áp. Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò: 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
Bài 2: Chữa người gầy yếu, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ.
Gà trống non (7-8 lạng): 1 con, quy thân 10g, đảng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
Bài 3: Chữa viêm phế quản mạn, hen phế quản. Chim cút: 1 con, cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả. Gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền.
Bài 4: Bột tổng hợp chữa suy nhược cơ thể, kém ăn. Bột gạo tẻ 40 phần, gạo nếp 15 phần, bột đậu đỏ 10 phần, bột đậu đen 10 phần, bột đậu xanh 10 phần, vừng hạt 10 phần, bột hạt sen 5 phần. Tất cả trộn đều, mỗi thìa bột pha với 250ml nước, nấu chín. Ăn ngày 1 lần.
(ST)