Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn cho mẹ hết âu lo. Tìm hiểu lý do con biếng ăn sẽ giúp các ông bố bà mẹ sớm có cách giải quyết để “đánh bay” chứng biếng ăn cho con…
Con chán ăn và cứ đến giờ cho con ăn là bố mẹ mệt mỏi. Dù dùng đủ mọi cách, từ dỗ dành, an ủi đến dọa nạt, con vẫn không chịu ăn hoặc ăn một cách miễn cưỡng. Điều này làm cho hầu hết các ông bố bà mẹ cảm thấy rất phiền lòng.
Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ
Con chán ăn, không có hứng thú khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Trước hết, cần phải xem xét hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề gì hay không. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, trẻ biếng ăn trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Khi khỏi bệnh ắt cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ được phục hồi.
Ngoài ra, sự thèm ăn của trẻ còn phụ thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể của trẻ. Nếu trẻ chán ăn do cơ thể thiếu kẽm thì cha mẹ cần bổ sung kẽm cho con thông qua việc cho trẻ ăn một số những loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, gan động vật, thịt nạc, trứng cá, đậu phộng, quả óc chó…
Khi trẻ bị thiếu kẽm nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám và bổ sung kẽm theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chế độ ăn không hợp lý như khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ chỉ thích cho con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn không đúng bữa, hay ăn vặt…
- Yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn... cũng khiến bé từ chối thực phẩm.
- Nếu đã cho con ăn đúng cách, bé cũng không có vấn đề gì về tâm lý thì nguyên nhân có thể do một căn bệnh tiềm ẩn khác. Cần đưa bé đi khám để biết và khắc phục kịp thời.
- Ngoài ra, bé có thể biếng ăn do thức ăn không được tiêu hóa hết.
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn đang hoàn thiện, chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, mà phổ biến là chứng thiếu kẽm và thiếu sắt làm giảm chức năng miễn dịch đường tiêu hóa và tạo máu. Đây là nguyên nhân làm cho bé chán ăn, ăn không tiêu.
Hậu quả của tình trạng bé biếng ăn
- Bé sẽ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng.
- Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy...
- Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập trước mắt và có thể kéo dài đến 5 năm sau.
Khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ
Đảm bảo giấc ngủ
Việc ngủ đủ giấc có mỗi liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột. Chính vì vậy, để trẻ ngủ đủ và ngủ ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng.
Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ. Không nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống lung tung. Nếu rèn được cho con thói quen này thì mỗi khi tới bữa ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn và ăn một cách ngoan ngoãn.
Quan tâm tới hình thức chế biến món ăn
Trẻ em luôn thích những gì nhiều màu sắc, bởi vậy trước khi thử xem món ăn đó có ngon không, trẻ sẽ bị thu hút nếu món ăn mẹ nấu thật sặc sỡ và hấp dẫn. Việc tạo ra một bữa ăn đẹp mắt và ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Không nên ép trẻ ăn
Khi trẻ đã không hứng thú với món ăn, người lớn không nên cố ép con phải ăn bằng mọi cách. Việc cố gắng bắt trẻ phải ăn sẽ gây nên tác dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Lâu dần, điều này sẽ gây ra sự ức chế cảm xúc khiến trẻ chán ghét giờ ăn cơm.
Hoạt động phù hợp
Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ chạy nhảy quá nhiều và quá sức gây mệt mỏi cho cơ thể.
Không nên mắng con trong bữa ăn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tâm lý trẻ không vui, cảm thấy tức giận hay lo lắng điều gì thì cơ môn vị sẽ bị co thắt giữ thức ăn trong dạ dày và gây ra căn bệnh chán ăn, thậm chí là viêm dạ dày. Chính vì vậy, người lớn không nên trách mắng hay nặng lời với con trong bữa ăn.
Không nên cho trẻ ăn vặt
Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra cảm giác no ảo. Chính vì vậy, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.
Thứ nhất: Cải thiện tình trạng tiêu hóa ở trẻ bằng việc cung cấp các enzym tiêu hóa giúp phân rã, tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng trẻ, làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói. Việc sử dụng enzym tiêu hóa chỉ nên dùng theo đợt khoảng 10 ngày và dừng lại ngay sau khi có kết quả rõ rệt.
Thứ hai: Nhanh chóng khôi phục, kích thích vị giác của trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, đa dạng món ăn để trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Thứ ba: Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất bằng cách ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả) và các axít amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm) hoặc bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, thêm bữa phụ là sữa công thức với trẻ nhỏ, sữa chua, sữa tươi ở trẻ lớn hơn.
Do tâm lý: Đây là hiện tượng một số trẻ phản ứng lại cha mẹ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các bậc cha mẹ có những hành động như: ép trẻ bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ; ép trẻ phải ngồi ăn một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình trong một thời gian cố định; cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…
Do bệnh lý và do thuốc: Do trẻ bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan...) và virut, hay bị bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ.
Do sinh lý: Là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
Do tâm lý của cha mẹ: Do các bậc phụ huynh quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt. Thực tế thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình là khác nhau nên không thể chỉ căn cứ vào số lượng.
Không xác định được nguyên nhân: Ở những trẻ này, do không xác định nguyên nhân ngay từ đầu, nhưng về sau, chính biếng ăn, ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp nên trẻ có thể đã ở tình trạng suy dinh dưỡng. Những trẻ này từ lúc sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú (còn gọi là biếng ăn bẩm sinh).
Các biện pháp khắc phục
Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp lứa tuổi: Cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít, không cho trẻ ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên, xen kẽ thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích. Cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi). Khi cho bé ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi…
Không nên ép trẻ ăn: Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Tuyệt đối không nên quát mắng, doạ nạt… Tránh có những hành động như đè bé ra đổ thức ăn, đánh cho bé khóc để bé nuốt..., mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại mà bản thân cha mẹ không thể lường trước được. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường, nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ.
Khi trẻ sử dụng thuốc: cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, iốt, vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng một lần. Giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng.
Biếng ăn không xác định được nguyên nhân: Đối với những trẻ không bao giờ đòi ăn, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần được hướng dẫn và cần có sự theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng. Tránh quan điểm để trẻ nhịn đói thì khi trẻ đói quá sẽ phải ăn. Thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.
Bữa ăn của bé dường như là cuộc vật lộn của cả gia đình, nhất là với những trẻ biếng ăn. Tìm ra nguyên nhân và trị tận gốc điều đó để mang lại cho con cảm giác ăn ngon miệng là quan tâm của nhiều người làm cha mẹ.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, trên 50% bé từ một tuổi đến 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 20-40%. Trong tổng số bé được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng ở Viện nhi TƯ, đến 60% bé khám do biếng ăn. Đặc biệt, ở độ một tuổi đến 2 tuổi, cứ hai bé thì có một ở tình trạng này.
|
Bữa ăn của bé dường như là cuộc vật lộn của cả gia đình, nhất là với những trẻ biếng ăn. |
Trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu chất, khả năng đề kháng kém. Từ đó, bé dễ bị bệnh, mệt mỏi, ăn không ngon miệng và lại càng biếng ăn hơn. Nó làm thành một vòng luẩn quẩn khép kín, mà nếu không hiểu hết lý do sâu xa, mẹ sẽ càng khiến bé sợ "phải" ăn.
Bí quyết giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày
Để giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn và trị tận gốc.
- Trước tiên, bạn cần tìm nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý và cách khắc phục. Cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng... Khi bệnh, bé biếng ăn vì đang sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng... nên cho ăn uống bổ dưỡng nhưng "dễ nuốt" như: sữa, cháo, súp, yaourt...
- Dinh dưỡng hợp lý: đây chính là giải pháp hàng đầu.
Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai, nhai tiết ra nước bọt giúp trẻ ăn càng ngon thêm.
Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Thực đơn nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đổi nhiều món, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ. Bạn cũng cần lưu ý việc trẻ thiếu các vi chất như sắt, kẽm và lysine (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng là nguyên nhân gây biếng ăn. Mẹ nên chọn những thức ăn hay thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các chất này.
"Nguyên tắc" cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, bạn cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó, mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần.
- Vận động thể lực: Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cha mẹ cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt. Ăn được ngủ được chắc chắn bé sẽ lên cân đều.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé: Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn và vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh)... Điều đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, suy giảm sức đề kháng...
Trước tiên, các bà mẹ cần tìm ra nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ biếng ăn. Chẳng hạn, nếu trẻ biếng ăn do mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị bệnh. Khi bị bệnh (sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng…) trẻ có thể biếng ăn, do vậy bạn nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt như: sữa, cháo, súp, yaourt,… thậm chí cho ăn kem cũng được.
Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai. Có nhai mới tiết ra nước bọt, ăn càng ngon thêm.
Dạ dày của trẻ còn nhỏ, mỗi bữa bạn chỉ nên cho trẻ ăn từ 1/2 cho đến 1 bát (khoảng 200ml), chỉ nên cho ăn từng lượng nhỏ, trông đỡ ngán. Thức ăn cần trông “ngon mắt” để bé cảm thấy “muốn nhai”. Sữa mẹ mấy tháng đầu chỉ cho 67kcal/100ml và chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé từ 0-6 tháng. Vì vậy, từ 6 tháng trở đi cần cho trẻ ăn dặm thêm bột gồm 4 nhóm: thịt cá, rau, dầu, tinh bột. Dầu bổ sung vào bột sẽ bảo đảm việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của bé. Bước đầu nên tập cho bé quen với dạng sệt của thức ăn nghiền nhuyễn. Khi có nhiều răng, bé có thể ăn đặc hơn: 9 tháng bé đã có 2-3 răng, nên bạn có thể xay nhỏ thức ăn như rau, thịt, cá… cho ăn cùng với cơm nấu nát; đến tuổi lên 2, lên 3 đủ 20 răng thì nên cắt “hạt lựu” các thức ăn để bé tập nhai.
Tính đa dạng cũng rất cần để tránh chán ăn: trẻ em dễ chấp nhận ăn riêng từng thức ăn như: trái cây, bánh quy, yaourt, cháo, nhưng chóng chán những hỗn hợp thức ăn.
Khuyến khích tính chủ động trong ăn uống: thay vì “kè kè” theo sau bé để đút, nên bày cho bé trò “tự xúc ăn” xem bàn tay bé có khéo cầm thìa, hàm bé nhai có giống bố, mẹ không? Khi bé làm được điều gì tốt bạn nên nhớ khen, bé sẽ rất thích, trở nên tự tin và tiếp tục thực hiện, thành thói quen.
Muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.
Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn cháu sẽ lên cân “đều đều”.
Trong trường hợp những cố gắng trên vẫn không cải thiện được tình hình, bạn nên đến các bác sĩ nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn thêm về cách nuôi dưỡng hoặc có thể được tư vấn về bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng trong một số loại vitamin tổng hợp nếu cần thiết.
Biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ em. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nhưng nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất ở trẻ.
|
Ảnh: minh họa - Internet |
Tình trạng biếng ăn gặp khá thường xuyên ở trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi. Biếng ăn không những gây thiếu dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng mà còn dẫn đến các biến chứng lâu dài. Chưa có một định nghĩa nào về sự biếng ăn, tuy nhiên trẻ mắc phải tình trạng này thường ăn rất ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định và tránh thử món ăn mới.
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, bao gồm các yếu tố tâm sinh lý như: không ngon miệng; sự ảnh hưởng từ những giai đoạn tăng trưởng (trẻ ham chơi không chịu ăn, thiếu vận động ở trẻ lớn); do chế độ ăn không phù hợp, ăn không đúng theo lứa tuổi; do bệnh lý (nhiễm khuẩn, thiếu vi chất, đặc biệt là chất kẽm...), do dùng thuốc không phù hợp (dùng thuốc kháng sinh kéo dài, men tiêu hóa, khuẩn ruột kéo dài,...). Do đó, muốn rõ nguyên nhân, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám, đánh giá về tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, trẻ biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng như chiều cao và cân nặng. Nhưng thực tế, biếng ăn có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn cho trẻ như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ; rối loạn tăng trưởng; ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ, tâm sinh lý và tính cách của trẻ.
Để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ, các bậc phụ huynh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn của trẻ phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, khi trẻ chưa mọc đủ răng, phụ huynh phải chọn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Các bậc phụ huynh phải tạo cho trẻ chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Thức ăn được chia thành 4 nhóm và trẻ cần được ăn đủ cả 4 nhóm này trong từng bữa ăn: nhóm bột đường (gạo, khoai, ngô,...); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm, đậu,...); nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ, vừng, lạc,...); nhóm vitamin và chất khoáng (rau, quả,...). Bên cạnh đó, thực đơn và khẩu phần ăn của trẻ cần phải đa dạng, phong phú để kích thích trẻ thèm ăn. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, phụ huynh nên chú ý đến những bữa phụ.
Chẳng hạn như trẻ 6-12 tháng, ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa bột/ngày; trẻ 12-24 tháng, ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm 5 bữa bột/ngày (3 bữa cháo chính và bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh); trẻ từ 2-5 tuổi, ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. Cần lưu ý, trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn.
'Mackeno' = 'Mặc kệ nó'. Nếu bé bạn không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Nếu trong vòng 20 phút, mẹ không thể thuyết phục con ăn, hãy doạ rằng mẹ sẽ cất hết thức ăn đi, và thực tế hãy làm như vậy. Đặc biệt, tuyệt đối không dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào như: cho tiền hay thưởng quà để dụ bé ăn. Vì hành động này thường chỉ hiệu quả trong một vài lần nhưng vô tình lại tạo cho bé thói quen vòi vãnh.
- Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ và số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa là khác nhau.
- Các mẹ cần tìm hiểu để cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy.
- Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.
- Thường xuyên làm đa dạng thực đơn, bổ sung thêm nhiều món cháo dặm, hay những món ăn dặm, ăn xế cho bé để bé được tiếp xúc với nhiều thực phẩm hơn
Thực hiện những món ăn theo yêu cầu của bé
Nếu bé nhà bạn cứ đòi ăn hoặc uống một món nào đó hoài bạn cứ việc chiều theo ý thích của bé (nếu món đó tốt cho bé). Một thời gian sau bé sẽ tự thấy ngán và muốn chuyển sang món mới
Giới hạn thời gian ăn cho bé
Thường trong mỗi bữa ăn bạn chỉ nen cho trẻ ăn trong vòng 30 phút vì nếu ăn lâu hơn sẽ không tốt cho dạ dày của bé
“Treo đầu rau bán thịt cá”
Là biện pháp ngoạn mục đòi hỏi khả năng trình bày và yếu tố nghệ thuật ẩm thực nhằm đánh lừa yếu tố tâm lý của bé. Ví dụ đố với những bé “kén cá chọn canh” thì việc chỉ biết có thịt mà không chịu ăn cá là chuyện thường ngày. Chúng ta có đủ sự tưởng tượng để “ngụy trang kiểu Úc” một loại thức ăn nào đó trong cái vỏ bọc khác. Đôi khi một cái tên gọi mới để thổi hồn vào món ăn cũ cũng cần thiết. Ví dụ: mẹ gọi đây là món “cá chiên” hay nên hình tượng hóa hoặc chế biến thành món “chả cá nhúng dầu, hay cá thu xối mỡ”? … Một cái tên lạ sẽ làm bé tò mò và muốn ăn thử...
Kích thích ngon miệng
Bằng cách nào ư? Hãy chú ý đến Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là đừng chỉ cho bé ăn bằng “miệng”. Chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng với bữa ăn của mình.
7. Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi
Thói quen này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một đứa trẻ chưa từng được tập 'ăn chay' (không đồ chơi, không tivi) thì làm sao chúng hiểu giờ ăn phải thế nào? Tất cả đều do người lớn tạo thói quen. Nhưng nếu bạn đã trót làm - bé - hư khi ăn uống thì hãy kiên nhẫn sửa sai.
8. Hãy để trẻ tự ăn
Phần lớn trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ cứ để bé tự xúc. Nếu cha mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một 'cực hình' đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè -
Chăm sóc trẻ mọc răng
Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương đúng cách
Cách chăm sóc em bé sau khi sinh mổ phát triển
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào -
Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh
(st)