Cách pha mực in lụa cực chuẩn cho màu sắc đẹp hài hòa. Mực in Lụa thường đậm đặc hơn mực in phun, offset và có nhiều màu sắc ngoài CMYK. Xét về nguồn gốc mực in lụa chia thành gốc nước và gốc dầu nhưng để dễ hiểu cho người sử dụng chúng ta phân loại theo thực tế thị trường như sau cho dễ hiểu.
CÁCH PHA MỰC IN LỤA CHUẨN NHẤT CHO MÀU SẮC ĐẸP HÀI HÒA
Những điều cần biết khi mua mực in lụa
1)Mực in gốc nước (còn gọi là mực nước hay water-based ink):
Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C)
Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…
Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.
Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.
2) Mực in gốc dầu
Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu.
Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian.
Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), Không kim loại nặng (Non-metal), Không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.
3) Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Trước hết phải nói là mực Plastisol là mực điều chế in trên vải thuộc gốc dầu nhưng được tách ra 1 đề mục riêng vì có một số đặc điểm cần nói riêng cho loại mực này kẻo nhầm lẫn.
Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.
4) Mực UV
Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.
Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV cống hiến rất nhiều cho vào nền mỹ thuật ứng dụng.
5) Mực in Sublimation
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.
Màu sắc và phương pháp pha mực. Căn bản cho thợ máy in
* Khái niệm về màu sắc.
Đã từ lâu, người ta biết rằng màu sắc không phải là tính chất tự có của vật chất. Màu sắc là yếu tố phụ thuộc vào ánh sáng. Ở đâu không có ánh sáng thì cũng không có màu. Trong bóng tối, vật thể nào cũng đều có màu đen.
Ánh sáng mặt trời là một chùm bức xạ sóng điện từ có bước sóng khác nhau. Khi cho ánh sáng trắng qua một lăng kính ta sẽ nhận được một dải đen. Hiện tượng này trong tự nhiên cũng dễ thấy khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí có nhiều hơi nước và tạo thành cầu vồng.
Khi cho tia sáng trắng qua lăng kính sẽ nhận được một dải màu có màu đỏ, cam, vàng, lục lam, chàm tím. Đó là quang phổ của ánh sáng trắng. Lăng kính không khúc xạ các màu như nhau. Bức xạ nào có bước sóng ngắn thì sẽ bị lăng kính khúc xạ nhiều hơn. Ngược lại, nếu hứng tất cả các bức xạ này vào một thấu kính lõm thì ta sẽ nhận được ánh sáng trắng tại điểm hội tụ của thấu kính.
Khi chiếu ánh sáng lên một vật thể thì bề mặt vật thể sẽ hấp thụ một số bức xạ có bước sóng này và phản chiếu một số bức xạ có bước sóng kia. Nếu nó hấp thụ các bức xạ mỗi thứ một ít thì sẽ thấy vật thể ấy màu trắng. Nếu nó hấp thụ toàn bộ bức xạ thì sẽ thì sẽ thấy vật thể màu đen. Nếu hấp thụ ở mức trung bình thì vật thể có màu xám.
Như vậy, màu của vật thể là sự tổng hợp tất cả các bức xạ có bước sóng khác nhau mà bề mặt của nó phản chiếu.
Và tất nhiên, nếu hai nguồn chiếu sáng phát ra bức xạ khác nhau thì bề mặt vật thể cũng phản chiếu bức xạ khác nhau. Điều này giải thích vì sao khi soi tờ in dưới ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo thì hình ảnh trên tờ in không cùng một màu như nhau.
Muốn kiểm tra và tái tạo được màu sắc trên tờ in giống nhau như mẫu thì phải đặt chúng trong điều kiện ánh sáng như nhau, nghĩa là tờ in và mẫu đều được đặt dưới một nguồn sáng và cùng một cường độ.
* Các hình thức tạo màu.
Các hình thức tạo màu được gọi theo thuật ngữ khoa học là các hình thức tổng hợp màu xanh. Có hai phương pháp tổng hợp màu là: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
Trong tổng hợp màu cộng, ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Chẳng hạn, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng. ở hình thức khác, ta cũng nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu. Đây là phương pháp tổng hợp màu trừ. Chẳng hạn khi đặt một tấm kính đỏ lên một tấm kính màu lục sẽ nhận được màu xám. Kết quả cũng tương tự khi pha trộn mực hay khi in chồng màu.
Như vậy, hai phương pháp tổng hợp màu nói trên hoàn toàn khác nhau và không nên lẫn lộn. Theo chiều quy định trên vòng tròn màu, nếu pha hai màu cách xa nhau (màu bù) sẽ cho một màu tối, nếu pha hai màu gần nhau sẽ cho một màu sáng, trong.
* Khái niệm về in chồng màu.
Theo lý thuyết màu, với ba màu cơ bản là vàng, đỏ và lam phối hợp với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ thể hiện được tất cả các màu tự nhiên.
Như vậy, kỹ thuật tách màu là quá trình chụp bài mẫu màu qua ba kính lọc: Kính lọc màu tím, kính lọc lục và kính màu cam đậm để có các phim đơn sắc tương ứng với các màu vàng, đỏ và lam.
Để in hình ảnh nhiều màu, ta phải cho mỗi màu đơn sắc có góc độ xoay tram khác nhau, chứ không thể để điểm tram của màu này chồng khít lên điểm tram của màu kia, khi chồng các điểm tram lên như vậy ta chỉ nhận được hình ảnh có màu xám tối. Như vậy, các điểm t’ram của ba màu nhất thiết phỉa nằm kế cận nhau chứ không phải chồng lên nhau. ở những vùng sáng, các điểm tram nằm tách rời và kế cận nhau nên mắt ta nhận được màu theo hình thức tổng hợp cộng. Ngược lại, ở các vùng tối của hình ảnh, các điểm tram bị bít nên có phần bị chồng lên nhau. Theo nguyên tắc, khi chồng các màu lên nhau thì màu sắc tạo được sẽ theo hình thức tổng hợp trừ.
Cần lưu ý là trong thực tế, khi chồng cả ba màu cơ bản lên nhau cũng không cho được màu đen hoàn toàn. Để cho độ tương phản của vùng tối được mạnh hơn, ta phải in thêm một màu đậm thứ tư và đó thường là màu đen.
Trong in offset, đối với các bài mẫu một màu có thể sử dụng kỹ thuật in duplex bằng cách in hai lần bằng hai màu mực. Sau khi đã chọn màu cho hình ảnh thì trước tiên in bằng mực có màu lạt hơn mẫu và sau đó in lần thứ nhì bằng màu mẫu thật đậm. Khi đó hình ảnh nhận được sẽ tinh tế về các chi tiết và có mức độ tầng thứ rộng hơn.
* Phương pháp pha màu.
Như đã biết, theo lý thuyết, khi pha hai màu bù với nhau sẽ cho màu đên theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế lại cho màu xám.
Pha màu là kỹ thuật đánh giá bằng mắt, nhưng để giúp đỡ những người mới vào nghề, ta có thể nêu mọt số quy tắc tổng quát như sau:
1. Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 1800. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhở hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu nàu càng cách xa nhau (trên vòng màu). Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.àu lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau 1600 trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu. Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng lục chỉ cách nhau 800 thì ta sẽ có màu lục tươi trong. Hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.
Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thê vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
2. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm.
3. Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.
4. Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.
5. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.
Trên đây là một số khái niệm sơ khởi về màu sắc, phương thức tạo, pha các màu của mực in, nhằm mục đích tái hiện một cách chính sác màu sắc trong thực tế, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đã, đang và sẽ bước vào ngành đồ họa ấn loát.
THAM KHẢO THÊM:
Cách in trên lụa
In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.
Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa
Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới.
2. Quá trình chế tạo khuôn in lụa:
Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản?
Đây là hình minh họa quá trình phơi bản cho in lụa
Quá trình phơi bản bao gồm:
1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo.
2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt (trong hình trên: phim=artwork).
3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng –> không bị cô cứng.
4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới –> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.
Giải thích:
Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không ta trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217.
THỰC HÀNH IN LỤA – HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
1. Chuẩn bị đổ nghề, nguyên vật liệu:
dụng cụ in lụa
1. Khung lụa: nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo –> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng – quan trọng lắm đấy..
2. Loại lụa: mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau)
3. bàn in lụa: mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra – đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua.
4. Dao gạt mực (dao mực): mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000)
5. Máng tráng keo: mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt – nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất.
6. Bàn chụp lụa: riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc – hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không – giống như là contact phim quang cơ đó – đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy – nhưng theo mình thì không nên).
7. về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa.
Các loại hóa chất:
8. keo chụp bản, gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn – có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được).
9. mực in: đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực ofset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền.
10. Kem in: mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá).
11. Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,…. từ từ hẳn mua.
12. Các chất tẩy khung:
- dầu ông già: 1 lít
- thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước)
- axit oxalic: 1 kg
Hình ảnh một số đồ nghề in lụa
2. Hướng dẫn từng bước:
Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau:
I. Thiết kế –> In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới)
II. Chuẩn bị khung, pha keo –> Chụp bản –> Pha mực –> In thử, canh tay kê –> In sản lượng –> Rửa khung.
a. Nấu keo:
Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A.
Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác).
Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ
b. Pha keo:
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì …không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được.
Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt –> nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ….. cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá – khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ – nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A
Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B
Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy – che lại (để tránh sáng và bụi bẩn).
Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng.
1. Nghề in lụa (in lưới) là một trong những phương pháp in ấn thuộc thể loại “Clasical” :
Hình được chụp lên lưới thủng bằng những lỗ nhỏ li ti (trong nghề shop chúng ta gọi là tần số mắt lưới- độ phân giải in)
Thợ in (chúng tớ thường gọi vui là “thợ sơn”) kéo dao in trên lưới để mực lọt xuống và tạo hình trên vật liệu in (giấy, nilon, vải…)
2. Hình được tạo như thế nào?
ngày xưa trước khi đế chế Corel được thiết lập (hay từ khi Bill gate còn mặc quần.. tà lỏn, chưa biết chế tạo PC). Hình để chụp lên lưới được vẽ bằng các hoạ xĩ (sai chính tả) khéo tay trên giấy can bằng cách rọi sáng.
Ngày nay Corel là một lựa chọn tối ưu vì đây là phần mềm tạo hình VECTOR (cho kết quả hình cực kỳ sắc nét tại các mép biên, hoặc có kích thước nhỏ) và cũng được in ra giấy can. Vậy nếu bạn chế bản bằng corel để tạo hình chụp … bạn chính là hoạ xĩ đó.
3. Tại sao lại chỉ in ra đen- trắng?:
Lý do rất đơn giản: Hình được rọi sáng để chụp lên lưới.
Nếu in bằng mầu hoặc sắc xám, ánh sáng chụp lên lưới vẫn lọt qua do đó sẽ bít các mắt lưới => phải dùng mầu đen để hấp thu toàn bộ ánh sáng tại phần muốn mực in lọt qua.
4. In mầu “đuổi” (TRAM):
Đây là một thao tác khá khó thực hiện của nghề in lưới: Mầu biến thiên nhạt dần (Gradient trong shop í mà). trong nghề in lưới người ta áp dụng phép “hoà sắc”: Các mắt lưới dầy tại phần mầu rõ, mắt lưới bị bít lại nhiều hơn tại phần mầu mờ để tạo kết quả trên
5.Kích nét:
Vậy trong trong trường hợp in ra những chi tiết rất nhỏ (chẳng hạn font chữ nét mảnh (.vncomerical chẳng hạn) của một cái thiệp cưới?:
Sẽ cho kết quả hình ảnh bị mất nét chữ. Để khắc phục tình trạng này người chế bản Corel áp dụng phép “kích nét”: Thêm đường viền vào chữ (nháy phải chuột tại mầu đen khi đang chọn chữ đó để thêm viền vào chữ hoặc chọn Pen Outline để chọn độ dầy cho nét). Đây chính là sự khác biệt “đẳng cấp” của người chế bản in lưới trong Corel: Bạn phải biết rõ trong trường hợp nào cần “kích nét” trường hợp nào không để thực hiện. Người chụp lưới sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm đó.
6. Pha mực
Bạn muốn tấm CARD visit của bạn có mầu tím Huế: thợ sơn sẽ đáp ứng cho bạn điều đó bằng cách pha… hai mầu: đỏ và xanh.
Chúng ta thường thấy mầu sắc phải được tạo từ 3 mầu cơ bản.
Nhưng người thợ sơn lại không có đủ thời gian để dùng đúng phương pháp pha mầu cơ bản đó. Họ chỉ sử dụng 2 mầu để tạo mầu theo yêu cầu thôi. Khi bạn làm thợ sơn, bạn sẽ sáng tác ra được vô khối cách pha mầu độc đáo đó (có lẽ chẳng thấy có trong các trường đào tạo về mỹ thuật đâu)
7. và còn nhiều điều nữa mà tôi không có nhiều thời gian ghi ra đây cho các bạn.nhưng tôi xin kể ra đây điều mà tôi đã gặp
8. In lụa và đạo đức nghề nghiệp:
Với một chút khéo léo bạn có thể tạo ra một con dấu giả bằng phương pháp in lụa. (không phải như của TNDH nói về hiệu ứng xí xấu giống con dấu đâu), cực kỳ sắc nét luôn và bên PA25 (an ninh văn hoá) có thú thật với tớ là phải đưa lên máy soi mới phát hiện được chứ nhìn bằng mắt thường thì đầu hàng.
Hoặc tạo ra những bản sao y hệt bản gốc (chỉ khác ở những chỗ … muốn khác mà thôi).
và với kỹ thuật mà tớ đã có… có những người mời tớ làm việc với mức lương kỷ lục (số tiền mà bạn đang tưởng tượng nhân với… 10).
Tất nhiên nếu tớ làm cho họ thì các bạn không đọc được những dòng chữ này rồi.
Dễ kiếm ăn cũng là ở chỗ này đó. Còn nếu bạn làm ăn chân chính thì ngay bây giờ hãy hỏi bà con trong DDTH xem ai chưa lấy chồng lấy vợ để tiếp thị đặt hàng in thiếp cưới của bạn đi. Đấy là công việc hết sức chân chính và cũng dễ đó chứ… ủng hộ bạn diepthanh đi các bạn.
9. Nó trở nó và Trở nhíp: Cái kinh nghiệm này của các bác in OFFset vẫn được áp dụng ở đây.
Nó trở nó: dùng trong trường hợp các bạn muốn in hai mặt có hai nội dung khác nhau nhưng được in một lần duy nhất bằng cách đặt hai “bát” in bên cạnh nhau, sau đó lật ngược trở lại để in lần hai và cuối cùng chỉ việc cắt đôi để được hai bản. con số khoảng cách giữa hai bát với tờ giấy A4 thông dụng là 147 mm (khoảng một nửa của 300 mm ý mà)
Trở nhíp: dùng trong trường hợp in hai mặt nhưng khi lật mặt sau thì đổi đầu giấy chứ không phải lật từ trái qua phải. Khi cắt giấy để in trở nhíp phải cộng thêm khoảng 1,5 cm để cho đầu kéo giấy. Tất nghiên với in lụa thì không cần vụ 1,5 cm này vì ta kéo bằng tay mà.
10. In Tem vỡ:
10.1. Định nghĩa tem vỡ: Tem vỡ là tem dán bảo hành ở các linh kiện (ví dụ như linh kiện máy tính ý mà: rất nhỏ, dán 1 lần nếu bóc ra sẽ vỡ).
10.2. Cách làm: Dàn trong Corel một loạt các tem xếp liền nhau (khoảng cách giữa các tem khoảng 2mm) theo hàng và cột. sau đó in ra can (nếu cần tách mầu thì tách can tại lúc này)
10.3. Cắt decal tem vỡ theo đúng kích thước của bản can sau đó in lên tem (để tiết kiệm decal í mà)
10.4. dùng dao trổ khía theo đường trống giữa các tẹm Khi dùng chỉ việc lấy ra từng cái tem nho nhỏ là đươc.
10.5:CHÚ Ý: Tem vỡ mầu đen: Đây là tem tự làm và tự chế in trực tiếp trên máy in Laser đen trắng dùng cho bà con muốn làm tem bảo hành với số lượng ít
Cách làm: in trực tiếp bản chế trên corel ra máy in Laser với giấy in là tem vỡ.Cực kỳ hiệu quả cho bà con. Cẩn thận dễ hỏng máy in nếu decal bị mắc lại trong máy in Laser nha.
11. Độ phân giải máy in 300 và 600 dpi.
Tất cả chúng ta đều biết khi in muốn có chất lượng cao thì độ phân giải cảng phải cao => bạn thường chọn độ phân giải tốt nhất dành cho máy in của mình để cho chất lượng đẹp (bây giờ máy in laser cho độ phân giải nội suy lên đến 1200 hay 2400 thậm chí hơn nữa). Các máy in laser thông thường (HP hay canon) đều có độ phân giải 600 dpi. Vậy tại sao phải đặt độ phân giải in thấp hơn (300dpi) tớ xin được lý giải như sau:
Tình huống: Chúng ta phải In Tram
=> nếu các bạn đặt độ phân giải của máy in là 600 dpi: phần in tram này biến mầu rất mịn => khi chụp lên lưới sẽ có hậu quả là bản in tại chỗ đó bị “bệt mầu”
=> đặt độ phân giải in thấp xuống (300dpi) => phần TRAM đó sẽ được in thành các ô quả trám (hoặc vuông). Các hình quả trám này thưa hay dầy phụ thuộc vào đường TRAM của các bạn (chỗ đậm quả trám xít nhau, chỗ nhạt quả trám thưa hơn) => khi in ra mực in thẩm thấu qua lưới in và nhòe ra một chút => các bạn sẽ có một bản in TRAM tuyệt với.
12. Tẩy keo xanh của đài Loan
Keo xanh của đài loan là một dòng keo tốt, được sử dụng cho những bản in có khối lượng in lớn hoặc thời gian dài (để lưới một thời gian sau in tiếp), thường sử dụng cho bản in lưới trên chất liệu Nilon => do đó việc tẩy keo xanh là một vấn đề khó. Cách giải quyết như sau:
Không dùng Aceton để tẩy mà phải dùng hỗn hợp Butan+ dung môi giảm nồng độ. thường tỷ lệ là 30%butan+70% dung môi => kết quả tẩy sẽ rất mỹ mãn, Chú ý hóa ch��t các bạn nhá, hỏng mắt hỏng tay như chơi. (Cái này viết cho bạn Nam hôm trước có nt cho tớ nhưng tớ chưa trả lời được.
13. (con số không may mắn) Nỗi khổ của nghề in: Những thợ sơn đáng kính của chúng ta được làm việc trong một môi trường cực kỳ độc hại (sơn,chất tẩy, hóa chất …) mà không có bất kỳ một biện pháp bảo hộ lao động nào (nếu có chắc là lâu lâu đứng cửa sổ hóng gió và … làm điếu thuốc độc hại thêm tí nữa) => Các bạn đề nghị lắp quạt thông gió cho môi trường thoáng hơn. đề nghị các phụ cấp tốt hơn cho công việc và tự mình tìm hiểu cách ngăn chặn hóa chất thâm nhập vào cơ thể: dùng găng tay cao su mỏng (cho thật tay), dùng khăn ướt lau mặt khi làm việc quá lâu và nên hít khói nước muối nóng (như lúc bị cảm ấy). Chúc các bạn làm việc tốt và cho ra những sản phẩm tuyệt hảo phục vụ xã hội.
Cách tẩy mực bút bi trên áo
Cách tẩy mực bút bi trên áo
Cách xào mực ngon, chuẩn không cần chỉnh
Tác dụng của cây cỏ mực
Các món chế biến từ mực thơm ngon vô cùng!
Mực nhồi thịt sốt cà chua đậm đà ngon cơm
Làm món mực nhồi thịt chiên
(ST)