Ai cũng có thể bị nhiễm giun
Ở nước ta, bệnh giun sán rất phổ biến vì là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng này. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn thiếu ý thức trong vấn đề vệ sinh công cộng và môi trường. Tỷ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) khá cao, miền Bắc có nơi tỷ lệ nhiễm đến 86-98%, trung bình 70-85%; còn ở miền Nam ít hơn khoảng 18-35%.
Những loại giun, sán thường gặp nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc. Ngoài ra, ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cũng thường bị nhiễm giun kim.
Một số nghiên cứu mới cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm giun lươn và giun đũa chó cũng khá cao. Đây là những loại giun khó trị, không thể tẩy xổ một liều duy nhất
Phòng ngừa nhiễm giun
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Phụ nữ có thai và trẻ dưới 2 tuổi không được xổ giun. Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, nhà vệ sinh nên cọ rửa hàng ngày, quần áo, khăn, màn phải được thay và giặt hàng ngày.
Do vậy, điều trị cho các thành viên trong gia đình thì thật sự cần thiết. Trong trường hợp uống đã uống thuốc mà các triệu chứng vẫn không giảm, hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm giun thì nên đi khám, xét nghiệm phân hoặc máu để xác định.
|
Tẩy giun đúng cách để tránh sự tái nhiễm giun trong cơ thể,
|
Cách sử dụng các loại thuốc tẩy giun
Thuốc trị giun là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi đường tiêu hóa hoặc ra khỏi mô, cơ quan nào đó của cơ thể. Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun có tác dụng cùng lúc với nhiều loại giun khác nhau, Tuy nhiên, theo các bác si thì việc uống thuốc tẩy giun cần phải lưu ý đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm.
Nhóm Mebendazo
Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm...
Tác dụng: Trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn.
Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.
Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Không nên sử dụng trong các trường hợp này nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Phản ứng phụ: Tác dụng phụ hay xảy ra là chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, nổi mề đay.
Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần (với giun kim) hoặc 100mg ngày 2 lần sáng và tối sử dụng trong 3 ngày (với giun đũa, giun tóc, giun móc), 200mg ngày 2 lần trong 3 tuần liên tiếp (giun lươn) lập lại2-3 tuần nếu cần thiết
Nhóm Albendazol
AlbendazolVới các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel...
Tác dụng: Diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazole còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.
Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày. Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi
Phả ứng phụ: có thể xảy ra là đau dạ dày, nôn ói,đau đầu, choáng váng,…
Liều dùng: người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần ( giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim); người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 5mg/kg dùng trong 3 ngày (giun lươn)
Nhóm Pyrantel pamoat
Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel...
Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc. Thường dùng điều trị giun kim, giun đũa, giun móc
Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú
Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều được
Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng nên cẩn thận khi điều khiển máy móc. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc giảm cảm giác ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất ngủ, sốt phát ban.
Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lập lại 2 tuần nếu cần thiết. Bệnh nhân dùng khi đi ngoài có phân màu đỏ
Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.
I vermectin
Tác dụng: Thường điều trị giun sán, đặc biệt dùng điều trị giun chỉ
Trường hợp không nên dùng: Thận trọng dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách sử dụng: Nên uống lúc đói cách bữa ăn 2 giờ
Tác dụng phụ: ngứa, sốt phát ban, choáng váng,…
Liều dùng: 15 mg/ kg ngày 1 lần
Một số thuốc không dùng nữa, đó là piperazin (sử dụng không tiện vì phải uống trong nhiều ngày liên tiếp), levamisol (không còn dùng trị giun vì có gây tai biến trầm trọng). Thuốc tẩy giun là thuốc bán theo đơn nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ và tư vấn của bác sĩ.
Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.
Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.
Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách
Hiện nay có những thuốc tẩy giun rất tốt, có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, phổ tác dụng rộng (trị được nhiều loại giun cùng lúc).
Mebendazol: Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm... Thuốc có phổ tác dụng rộng, công hiệu trị cùng lúc các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, và giun lươn.
Mebendazol có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp tubulin (một loại protein đặc biệt dạng cầu chứa 10 -14 phân tử sắp xếp để tạo ra một vi cấu trúc hình ống) khiến cho không thành lập được các tiểu quản trong cơ thể giun. Thuốc hay được dùng, không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn, hoặc uống kèm thuốc tẩy như các thuốc trị giun cũ.
Mebendazol có các dạng bào chế: viên nén 100mg, 500mg, dung dịch uống 20mg/ml, hỗn dịch uống 20mg/ml. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Albendazol: Với các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel... có phổ tác dụng rộng, diệt giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn. Cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như mebendazol. Thuốc không độc, nên người lớn và trẻ em trên 2 tuổi uống liều lượng như nhau. Albendazol có các dạng viên nén 200mg và 400mg, lọ 10ml hỗn dịch 20mg/ml (2%) và 40mg/ml (4%).
Không dùng albendazol cho người có thai và phụ nữ nuôi con bú, người bệnh gan, bệnh máu và tủy xương. Với phụ nữ có thai, có tài liệu còn ghi mạnh mẽ hơn: không được có thai ít nhất sau 30 ngày dùng thuốc, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm cho thai (nên dùng thuốc ở tuần lễ đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau xét nghiệm thai âm tính). Còn các phản ứng phụ rất ít xảy ra, nếu có cũng nhẹ (chóng mặt, buồn nôn, đau bụng...) và ngừng thuốc sẽ khỏi.
Pyrantel pamoat: Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel... có tác dụng diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc. Pyrantel có cơ chế tác dụng như acetylcholin, làm cơ giun khử cực bền, cơ giun co mạnh cấp tính, ngừng co bóp tự phát (tác dụng nicotinic), đồng thời pyrantel ức chế cholinesterase, rút cuộc cơ giun liệt cứng và bị tống ra khỏi ruột người.
Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.
Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.
Rất nhiều người lớn lại lãng quên việc tẩy giun (Ảnh minh họa)
THAM KHẢO THÊM:
Người lớn đừng quên tẩy giun
Nguy cơ nhiễm giun sán không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà có thể xảy ra ở cả người lớn. Vì vậy, việc dùng thuốc tẩy giun định kỳ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên rất nhiều người lớn lại lãng quên việc tẩy giun.
Nhưng theo TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, nhiễm giun kéo dài có thể gây thiếu máu, thiếu sắt và các bệnh lý về gan, phổi, ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khoẻ con người. Vì vậy, mỗi người nên tẩy giun 6 tháng/1 lần, kể cả người lớn. Còn ở trẻ em thì từ 2 tuổi trở lên mới cho tẩy giun.
Khi sử dụng thuốc tẩy giun phải theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Khi sử dụng thuốc tẩy giun phải theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất khi đến định kỳ tẩy giun, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và chỉ định loại thuốc, liều thuốc, thời điểm uống cho phù hợp.
Trước đây, người ta thường nhịn đói để uống thuốc, nhưng với một số thuốc tẩy sán thì nhịn đói uống có thể tăng tác dụng, còn với những thuốc tẩy giun thông thường tốt nhất nên uống sau khi ăn. Sau khi dùng thuốc trẻ có thể bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua. Những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số ít trẻ có các triệu chứng dị ứng, phát ban, nổi mề đay. Khi đó cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ tư vấn và có hướng xử lý phù hợp. Người đang bị sốt, bị viêm họng, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính thì không nên dùng thuốc tẩy giun. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng thuốc tẩy giun. Bên cạnh việc dùng thuốc tẩy giun đúng cách cần tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thực hiện đúng quy trình làm sạch thực phẩm trong quá trình chế biến; rau quả cần được ngâm với nước muỗi loãng; đồ ăn phải được nấu chín để hạn chế mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun
Không ít người cho rằng tẩy giun là chuyện nhỏ, chỉ cần ra hiệu thuốc mua về cho trẻ uống.
Bác sĩ Như Huỳnh, BV Nhi Đồng 1 cho biết, thuốc tẩy giun là loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, nhưng cần lưu ý chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Dùng thuốc tẩy giun phải đúng cách
Hiện nay trên thị trường có ba loại thuốc tẩy giun. Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hoá cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hoá của giun. Thuốc có dạng viên nén 500mg, viên nén 100mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Với thuốc có hàm lượng 500mg, chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất; loại hàm lượng 100mg cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
Albendazole diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200mg và 400mg. Khi dùng loại này, cho uống một lần duy nhất 1 viên 400mg; viên 200mg thì uống 2 viên cùng lúc.
Pyrantel làm tê liệt thần kinh giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng là 10mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống một liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp là đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Cũng có thể bị dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay, nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
(ST)