Nguyên nhân béo phì và chế độ ăn uống ít bệnh tật cho người béo phì

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân béo phì và chế độ ăn uống ít bệnh tật cho người béo phì

19/04/2015 10:06 AM
259

Nguyên nhân béo phì và chế độ ăn uống ít bệnh tật cho người béo phì. “Béo phì không hẳn do ăn uống hay lười hoạt động” là tuyên bố mới đây nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế.



Béo phì là gì ?



Vi khuẩn enterobacter

Béo phì là sự quá tải do tích tụ mỡ thái quá. Mỗi người một lượng mỡ để dự trữ năng lượng, cách nhiệt, đệm khi va  những chức năng khác.
Nữ có lượng mỡ trung bình nhiều hơn nam giới. Tỉ lệ trung bình mỡ/cân nặng là 25-30% đối với nữ ,18-23 % đối với nam. Phụ nữ khi chỉ số này trên 30%, nam trên 25% thì được xem là béo phì.

Lượng mỡ trong cơ thể được đo như thế nào ?

Ðo lượng mỡ trong cơ thể thì không dễ dàng chút nào. Những phương pháp sau đây cần dụng cụ chuyên biệt và người được huấn luyện kỹ càng:

Cân nặng dưới nước: phương pháp này là cân một người dưới nước rồi thì tính toán mỡ dựa vào lượng nước bị mất.

BOD POD : Là một cái bồn hình quả trứng được vi tính hoá. Sau khi người ta vào BOD POD dựa vào lượng khí biến mất mà tính toán lượng mỡ trong cơ thể.

DEXA : Ðo sự hấp thu năng lượng tia X tương tự như cắt lớp xương. Nó dùng tia X không những xác định lượng mỡ mà còn vị trí mỡ trong cơ thể.

Hai phương pháp sau đây thì đơn giản và trung thực:

Dùng compa đo khẩu kính da : Những nếp dầy lên trong những phần của cơ thể được đo bằng compa, một dụng cụ kim loại tương tự như kiềm.

Phân tích sự cản trở điện sinh học: một dòng điện vô hại sau khi qua cơ thể sẽ được phân tích để tính toán lượng mỡ.

Tuy nhiên nó có thể cho kết quả không chính xác nếu được thực hiện ở người không kinh nghiệm hoặc là đo người quá béo phì.

Bảng cân nặng so với chiều cao




Vì đo lượng mỡ trong cơ thể khó vận dụng, nên thường dựa vào phương pháp khác để chẩn đoán béo phì. Hai phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa vào bảng cân nặng/chiều cao và chỉ số khối lượng cơ thể. Dù hai phương pháp này có một số giới hạn của nó nhưng chúng có thể chỉ ra  một người nào đó có vấn đề về cân nặng. Những tính toán của nó dễ dàng và không cần dụng cụ chuyên biệt.

Ða số người ta quen với bảng cân nặng/chiều cao. Bác sĩ, y tá hay một số người khác đã sử dụng bảng này trong những thập niên qua để xác định sự quá trọng của cơ thể. Bảng này thường có một sự biến thiên về cân nặng  đối với một chiều cao cho trước.

Một vấn đề nhỏ trong khi sử dụng bảng cân nặng chiều cao này là bác sĩ không đồng ý, đâu là bảng tốt nhất để sử dụng. Những tài liệu khác nhau có thể cho những biến thiên cân nặng khác nhau. Một số bảng đưa kích thước, tuổi, và giới vào để tính toán. Một số khác thì không.

Một giới hạn quan trọng của những bảng này là chúng không phân biệt được sự quá trọng do mỡ hay do cơ. Một người cơ bắp phát triển có thể bị kết luận là béo phì trong khi thực tế họ không bị.

Chỉ số khối lượng cơ thể(CSCT) là gì (BMI) ?

Ðây là thuật ngữ mới đối với nhiều người. Tuy nhiên bây giờ nó là phương pháp được chọn của nhiều bác sĩ và những nhà nghiên cứu béo phì.

Bảng này sử dụng công thức toán học để tính vừa cân nặng và chiều cao. Bảng này bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m).

Ðối người nhỏ hơn hoặc bằng 34 tuổi thì BMI > 25 được xem là béo phì. Ðối với người > 35 tuổi thì BMI > 27 thì được xem là béo phì. BMI > 30 thì được xem là béo phì trung bình đến nặng.

Ðo BMI cũng gặp một số vấn đề tương tự như bản cân nặng/chiều cao. Không phải mọi người đều chấp nhận điểm dừng của người khoẻ mạnh đối với người không khoẻ mạnh trong dãy biến thiên của bảng BMI. Nó cũng không cung cấp cho biết có bao nhiêu phần trăm mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên giống như bảng cân nặng/chiều cao,  BMI  có ích cho việc hướng dẫn khái quát  và là cách ước lượng mỡ tốt nhất cho người lớn từ 19 -70 tuổi. Nó không chính xác trong việc đo lượng mỡ của những lực sĩ thể hình, vận động viên, và phụ nữ có thai.

Tại sao phải quan tâm đến béo phì?

Béo phì không chỉ liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ. Nó còn là một thảm họa về sức khoẻ đáng sợ. Ở Mỹ, nó trở nên quá thông thường. 1/3 dân số Mỹ là béo phì. Chỉ riêng nước Mỹ thì có khoảng 300.000 chết mỗi năm do béo phì.

Béo phì có hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nó cũng gia tăng nguy cơ phát triển một số bịnh mãn tính khác bao gồm :

+ Bịnh tiểu đường type 2.

+ Tăng huyết áp.

+ Ðột quị (tai biến mạch máu não).

+ Sốc tim (nhồi máu cơ tim).

+ Suy tim (suy tim ứ  huyết).

+ Ung thư (tiền liệt tuyến, đại tràng).

+ Sỏi mậtbịnh lý túi mật (viêm túi mật).

+ Bịnh gút và đau khớp do gút.

+ Viêm khớp gối, hông, và đau lưng.

+ Khó thở khi ngủ (không thở được bình thường khi ngủ, mức oxi trong máu thấp).

+ Hội chứng Pickwick (béo phì, đỏ mặt, và buồn ngủ ).

 Vị trí mỡ trong cơ thể có ảnh hưởng gì không ? (cơ thể hình quả táo hay quả lê thì ảnh hưởng đến sức khoẻ). 

Mối liên quan không chỉ là bao nhiêu mỡ trong cơ thể mà còn vị trí mỡ tập trung ở đâu. Kiểu phân bố mỡ trong cơ thể khác nhau giữa người đàn ông và phụ nữ.

Phụ nữ thì mỡ thường tập trung vùng háng và mông nên cho hình dáng quả lê. Ðàn ông thì mỡ tập trung ở xung quanh thắt lưng nên có hình dáng quả táo (điều này không phải bất di bất dịch vì cũng có một số người đàn ông hình quả lê và ngược lại cũng có một số người phụ nữ hình quả táo).

Người có thể hình quả táo thì mỡ có xu hướng tập trung ở bụng nên có nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ do béo phì. Sự phân bố mỡ có nguy cơ về sức khoẻ. Hình quả lê thì tốt hơn hình quả táo.

Ðể xác định hình dáng như trên bác sĩ khuyên một cách đơn giản để xác định một người nào đó có thân hình quả táo hay quả lê. Ðó là chỉ số eo - mông. Ðể xác định chỉ số này thì đo eo nơi hẹp nhất và đo mông nơi to nhất. Chia số đo của eo cho số đo của mông. Một người nữ với chỉ số eo 35 inch và mông là 46 inch thì chỉ số này là 35/46=0,76. Người phụ nữ với chỉ số này trên 0,8 và đàn ông trên 1 thì được xem là hình quả táo.

Một cách tính đơn giản khác để ước lượng mỡ trong cơ thể là chu vi eo. Người đàn ông vòng eo > 40 và phụ nữ > 35 inch được xem là có nguy cơ về sức khoẻ do béo phì.

Nguyên nhân của béo phì là gì ?

Theo khoa học thì béo phì xảy ra khi lượng calo lấy vào vượt quá lượng tiêu hao. Nguyên nhân gì gây mất cân bằng giữa nhận và sử dụng năng lượng  thì chưa rõ ràng.

Yếu tố tổng quát : Béo phì có xu hướng xảy ra trong gia đình  gợi ý nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên những thành viên trong gia đình không những có quan hệ về di truyền mà còn có chung những vấn đề về chế độ ăn, cách sống, những yếu tố góp phần tạo nên béo phì. Sự tách riêng yếu tố về kiểu sống và di truyền thì khó khăn.

Trong một nghiên cứu  ở những người lớn được nhận nuôi khi còn trẻ thì cân nặng của họ có xu hướng gần giống với cân nặng của cha mẹ ruột họ hơn là cha mẹ nuôi. Môi trường do cha mẹ nhận nuôi ít có ảnh hưởng đến béo phì hơn là kiểu di truyền.

Yếu tố môi trường: ( Những người mà cảm thấy rằng kiểu gen gây ra béo phì thì dễ mắc bịnh tim hơn). Mặc dù kiểu gen là yếu tố quan trọng trong nhiều trường hợp béo phì nhưng môi trường cũng đóng một phần quan trọng không kém. Môi trường bao gồm : những thói quen trong cuộc sống như thói quen ăn uống và hoạt động.

Người ta không thể thay đổi kiểu gen nhưng có thể thay đổi kiểu sống. Một số người có thể giảm cân và duy trì bằng:

Chọn thức ăn có nhiều dinh dưỡng nhưng ít béo.

Học cách để nhận biết vai trò của môi trường gây cho họ muốn ăn mặc dù không thấy đói (xem tivi).

Tập thể dục nhiều hơn.

Yếu tố tinh thần: Những gì diễn ra trong đầu người ta có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống. Nhiều người ăn để đáp ứng với những cảm xúc như buồn , chán, giận dữ. Trong khi những người béo phì lại không có vấn đề mất thăng bằng về tâm thần hơn so với người bình thường, khoảng 30% người điều trị quá mập có những khó khăn là vấn đề ăn uống quá độ.

Suốt trong thời kỳ bộc phát những đợt ăn uống quá độ, họ đã ăn một lượng lớn thức ăn mà không hề biết mình ăn bao nhiêu. Những người này được xem là có rối loạn về ăn uống. Những người này thì khó làm giảm cân và duy trì cân nặng hơn những người không có rối loạn về ăn uống. Một số người cần tham vấn  hoặc dùng thuốc để kiểm soát cân nặng vấn đề ăn uống trước khi họ kiểm soát thành công vấn đề cân nặng của mình.

Những yếu tố về y khoa: Một số bịnh cũng có thể gây béo phì. Bao gồm suy giáp, Hội chứng Cushing, Hội chứng Prader- Willi  và những vấn đề thần kinh nào đó có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Một khi bác sĩ đã xác định những tình trạng này đã có thì việc điều trị chỉ đáp ứng khoảng 1% của tất cả những trường hợp.

 Thuốc: những thuốc như steroids, thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra béo phì.


Chỉ bằng cách quan sát, các bác sĩ thường kết luận thủ phạm của béo phì là do ăn quá nhiều. Đặc biệt, hầu như tất cả các bác sĩ, nhà khoa học đều lên án sự bành trướng của thị trường đồ ăn nhanh, thực phẩm ướp muối và việc ngồi trước màn hình TV thay vì luyện tập.

“Và trên thực tế, chúng ta đang phải trả giá cho sự chú ý quá lớn tới 2 thủ phạm này”, TS David B. Allison, giám đốc ĐH University Alabama, thuộc TT nghiên cứu dinh dưỡng Birmingham và các cộng sự khẳng định.

“Vai trò của 2 thủ phạm này luôn được thừa nhận và điều này đã khiến các nhà nghiên cứu “coi thường” những nhân tố được giả định khác. Vậy là các bác sĩ chỉ tập trung sự chú ý vào thói quen ăn uống cũng như khuyên bệnh nhân năng vận động nhưng kết quả là tỉ lệ béo phì không thuyên giảm là bao.

Phải thừa nhận rằng, lười hoạt động và đồ ăn nhanh có liên quan tới căn bệnh béo phì nhưng để chứng minh rằng chúng là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này thì rõ ràng là vẫn mang tính “suy diễn””, TS Allison và các cộng sự cho biết.

Thậm chí ngay cả khi một số nguyên nhân dưới đây chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến béo phì thì chúng cũng cần được xem xét một cách cẩn thận bởi sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau sẽ làm chứng béo phì trở nên trầm trọng và việc thay đổi chế độ ăn hay luyện tập không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Nhằm khuyến khích một cuộc tranh luận sôi nổi, tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh béo phì đang ngày càng trở nên trầm trọng ở tất cả các quốc gia, TS Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc t�� về Béo phì:

1. Ngủ quá ít. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi.

2. Ô nhiễm. Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới những hormone này.

3. Điều hòa không khí. Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng.

4. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì?

5. Thuốc men. Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao... Đây là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên.

6. Tuổi thọ và chủng tộc. Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu.

7. Mẹ nhiều tuổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già.

8. Di truyền từ tổ tiên. Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bà vốn đã bị "lặn" ở thế hệ cha mẹ trở thành "trội" ở thế hệ các cháu.

9. Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản. Có một số bằng chứng cho thấy những người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm. Nếu như béo phì thực sự có liên quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của nhân loại.

10. Sự “liên minh” của những cặp béo phì. Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng kết hôn với những nam giới thừa cân. Nếu những người gầy ngày càng ít đi và béo phì thực sự là do gien quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì, quá khổ.

Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, ít sử dụng các sản phẩm sữa và những hormone từ ngành nông nghiệp biến đổi gien...

Tất cả đang đợi được giải thích và chứng minh bởi các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Tại sao khó điều trị béo phì ?

Ngày xưa người ta cho béo phì là vấn đề thuần khiết về thói quen. Nhiều người trở nên quá trọng do thiếu kiểm soát. Họ ăn nhiều thức ăn hơn nhu cầu của cơ thể. Lý thuyết sơ đẳng này về béo phì bây giờ đang bị lung lay vì nó quá đơn giản.

Hiện nay  béo phì được xem là một bịnh mãn tính phức tạp. Nó phức tạp vì liên quan với vô số những yếu tố như môi trường, tâm thần, và chuyển hoá cùng góp phần làm nên béo phì.

Béo phì là một bịnh mãn tính nên thật là khó để trị hết. Ngày xưa người ta cho là do lười vận động. Sự thất bại được chứng tỏ khi số trẻ em và người lớn béo phì ngày càng gia tăng ở Mỹ. Sự khủng khiếp hơn là mức độ béo phì, sự khác nhau giữa cân nặng hiện tại của một người  và chỉ số cân nặng lý tưởng  liên tục phát triển. Hiện nay do lối sống ngày càng hiện đại những người béo phì đang gia tăng ở VN.

Những gì nên làm đối với béo phì ?

Thường nhất là người béo phì có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để mong đạt đến cân nặng lý tưởng. Giảm cân có thể được liền nhưng dễ  quay trở lại như cũ . Hơn 95% những người này có cân nặng trở lại như cũ sau 5 năm. Một điều rõ ràng rằng điều trị càng kéo dài sẽ hiệu quả hơn, và e rằng béo phì dẫn đến bụng phệ.

Chúng ta cần biết nhiều hơn về nguyên nhân béo phì và cần thay đổi những cách điều trị nó. Khi béo phì được xem là bịnh mãn tính thì nó phải được điều trị như những bịnh mãn tính khác như là tiểu đường, huyết áp cao. Ðiều trị béo phì không thể cố định trong thời gian ngắn mà phải liên tục trong cuộc sống.

Thay vì khởi đầu là cố gắng đưa cơ thể về cân nặng lý tưởng thì điều trị béo phì phải được xem xét để có sự giảm cân có lợi nhất. Chẳng hạn chỉ cần giảm 5-10 % cân nặng ban đầu và duy trì sự giảm cân này trong thời gian dài sẽ rất có lợi bao gồm:

+ Hạ huyết áp

+ Giảm mức cholesterol trong máu.

+ Giảm được nguy cơ bịnh tiểu đường type 2

+ Làm mất nguy cơ bị đột quị.

+ Làm giảm được bịnh tim.

+ Giảm được tử xuất.

Ðối với điều trị béo phì để mong muốn có lợi cho sức khoẻ thì không cần thiết phải đưa họ về cân nặng lý tưởng.

Thay vào đó việc điều trị nên đạt đến và giữ ở cân nặng có lợi cho sức khoẻ hơn. Ðiểm nhấn mạnh trong điều trị này là để đạt được quá trình sống khoẻ mạnh trong thời gian dài là việc ăn uống phải khôn ngoan hơn và gia tăng vận động thân thể.

Tóm lại việc điều trị béo phì là làm sao đạt được và duy trì một cân nặng khoẻ hơn.

Điều trị béo phì như thế nào ?

Chế độ ăn kiêng, hạn chế năng lượng và gia tăng hoạt động thân thể là mấu chốt quan trọng nhất đối với việc quản lý cân nặng. Cả hai quá trình này cũng quyết định việc duy trì trọng lượng  một khi đã làm giảm cân rồi. Ðiều này là một sự khắt khe trong lối sống bao gồm hoạt động thân thể và thói quen ăn uống tốt. Ðể đạt được vấn đề này bằng cách thông qua việc ăn uống văn minh hơn, chọn thức ăn thích hợphoạt động thể lực.

Bước đầu điều trị béo phì là ước tính lượng mỡ trong cơ thể và những nguy cơ sức khoẻ liên quan đến béo phì. Chỉ số dùng thường nhất để ước tính lượng mỡ và nguy cơ sức khoẻ là BMI. Trong những nghiên cứu ở cộng đồng thì nguy cơ sức khoẻ gia tăng khi BMI tăng. Những nguy cơ thấp khi BMI nhỏ hơn 27, trung bình  khi 27-30, cao khi 30-35, rất cao khi 35-40 và rất rất cao khi > 40.

Kiểu tập thể dục và lượng thức ăn để hạn chế calo sẽ được kê ra bởi bác sĩ gia đình tuỳ theo từng cá nhân và nguy cơ bịnh lý của họ. Một bịnh nhân với nguy cơ sức khoẻ thấp có thể được khuyên chế độ ăn hạn chế trung bình (1200 -1500 calo/ngày đối với nữ và 1400 -2000 đối với nam) cùng với tập thể dục. Một bịnh nhân với nguy cơ sức khoẻ trung bình thì được kê với chế độ ăn năng lượng thấp (800 - 1200 calo /này đối với nữ, 1000 - 1400 calo/ ngày đối với nam) cùng với tập thể dục. Những bịnh nhân nguy cơ cao hoặc rất cao thì có thể dùng thuốc chống béo phì cùng với chế độ ăn năng lượng thấp và tập thể dục.

Những cơ hội làm giảm cân thành công khi có sự kết hợp giữa bác sĩ với đội ngũ những chuyên gia về dinh dưỡng, tâm thần, và thể dục. Ðội ngũ này sẽ giúp bịnh nhân có được một kiểu sống ổn định, theo dõi diễn tiến của bịnh nhân, nâng đỡ và tạo ra những mặt tích cực, chỉ ra và giúp giảm nguồn stress và ngăn ngừa tái phát.

Những nghiên cứu mới trong béo phì là gì ?

Dựa trên nghiên cứu ở thú (chuột), những nhà khoa học đang nghiên cứu một loại gen ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ năng lượng và giữ mỡ trong cơ thể như thế nào. Trong năm 1994, những nhà nghiên cứu ở đại học Rockefeller khám phá ra một gen gây béo phì ở chuột gọi là "leptin gen". Những thú gặm nhấm thiếu gen này sẽ bị béo phì. Những thú điều trị với leptin sẽ nhận ít năng lượng hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn và giảm cân. Những thử nghiệm lâm sàng việc điều trị leptin ở người thì chưa.

Những nhà nghiên cứu ở  UC Davis đang nghiên cứu những gen ảnh hưởng đến lượng acid arachidonic (một loại acid béo quan trọng ảnh hưởng đến sự tổng hợp prostalgandins của cơ thể) trong gan và trong tế bào cơ của một dòng chuột chuyên biệt gọi là chuột Zucker. Họ thấy những chuột này thừa hưởng những gen béo phì từ những cặp cha mẹ mà có giảm acid arachidonic trong gan và cơ. Những chuột này trở nên mập ngay cả khi chúng ăn với chế độ ăn rất ít calo. Quan trọng hơn là những nhà nghiên cứu có thể giảm cân nặng, mỡ trong những con chuột béo phì  bằng cách nuôi chúng với thức ăn làm tăng acid arachidonic trong cơ và gan. Những nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự giảm acid arachidonic trong máu của những người béo phì. Họ đang nghiên cứu việc cung cấp những acid béo chuyên biệt này để làm giảm cân ở người béo phì.

Các nhà khoa học đã tạo nên những bước tiến đáng kể trong trong việc hiểu biết về bịnh béo phì và hoàn thiện việc dùng thuốc điều trị căn bịnh quan trọng này. Những thuốc điều trị hiệu quả hơn, an toàn hơn và tốt hơn sẽ sẵn sàng để dùng kịp lúc. Nhưng hiện tại vẫn chưa có thuốc nào là tuyệt vời. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để giảm cân và duy trì liên tục này là chế độ ăn thích hợp và thể dục đều đặn. Thuốc được xem là có ích bằng cách kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục của những bịnh nhân mà nguy cơ  về sức khoẻ do béo phì rõ ràng hơn  là tác dụng phụ của thuốc. Thuốc nên được cho bởi bác sĩ gia đình dựa trên tình trạng của bịnh nhân và việc sử dụng thuốc. Nên tránh những thuốc và những thảo dược khác mà không chứng minh được có hiệu quả và an toàn.


Hãy chọn một chương trình giảm cân thành công và an toàn

Hầu hết những chương trình giảm cân thương mại có thể thực hiện chỉ cần nó chứng tỏ được việc giúp bạn giảm lượng calo ăn vào hoặc tăng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày hoặc cả hai. Người thông minh là nhận ra những cái gì an  toàn và hiệu quả  trong chương trình giảm cân để áp dụng. Một chương trình giảm cân an toàn và thích hợp có thể cho bạn tham khảo gồm năm bước sau:

Chế độ ăn an toàn bao gồm những chất cho phép hằng ngày gồm vitamin, khoáng chất, và protid. Chế độ ăn kiêng  nên thấp calo không chỉ trong những thực phẩm thiết yếu.

Chương trình nên hướng đến việc giảm cân chậm và đều đặn trừ khi bác sĩ thấy sức khoẻ của bạn có lợi từ việc giảm cân nhanh. Yêu cầu mất khoảng 0,5kg/tuần sau một đến hai tuần đầu. Với chế độ hạn chế nhiều calo có thể dẫn đến việc mất nhanh trong một đến hai tuần đầu nhưng sự mất cân này sẽ không ổn định, sự mất cân nhanh ban đầu cũng trở lại nhanh khi quay lại chế độ ăn bình thường

Nếu bạn có kế hoạch mất hơn 15 - 20 pound, hoặc có vấn đề về sức khoẻ, hoặc dùng thuốc thì nên tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình giảm cân. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khoẻ của bạn đều có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn kiêng và giảm cân. Bác sĩ sẽ khuyên bạn những cần thiết cho giảm cân với một chương trình thích hợp để đạt được sự giảm cân thích hợp. Nếu bạn chọn một chế độ ăn kiêng ít calo thì bạn nên được theo dõi bởi bác sĩ.

Bạn nên có kế hoạch duy trì sau khi chế độ giảm cân đã qua. Giảm một lượng lớn cân nặng thì không có lợi vì dễ quay trở lại. Duy trì cân nặng là phần khó nhất trong chương trình giảm cân và không được đưa vào trong những chương trình giảm cân. Chương trình bạn chọn bao gồm những thay đổi vĩnh viễn trong chế độ ăn  cũng như mức độ hoạt động thể lực của bạn đã góp phần làm giảm cân trong thời gian qua. Chương trình bao gồm cung cấp những hoạt đông bao gồm giáo dục những cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ,có kế hoạch lâu dài đối phó với vấn đề cân nặng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong duy trì giảm cân là gia tăng hoạt động thân thể trong công việc hằng ngày cũng như việc phối hợp với tập thể dục được dành riêng cho từng cá nhân.

Chương trình giảm cân thương mại sẽ cung cấp một chi tiết về lệ phí và giá của những mục thêm vào cũng như cung cấp chế độ ăn.

Béo phì là một tình trạng mãn tính. Thường nó được xem như một vấn đề tạm thời mà có thể đối phó bằng chế độ ăn kiêng tuyệt đối trong vài tháng. Tuy nhiên, hầu hết những người béo phì còn biết rằng việc kiểm soát cân nặng cần được xem xét trong thời gian dài của cuộc sống, để an toàn và hiệu quả, bất kỳ một chương trình giảm cần được đánh giá trong thời gian dài hay nói cách khác chương trình này phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Kết luận

Duy trì cân nặng lý tưởng là một hoạt động cân bằng giữa tiêu thụ thức ăn và nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bạn biết cái gì mà mình ăn. Loại và lượng thức ăn mà bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì cân nặng lý tưởng và để giảm cân.

Khoa học đã chứng minh việc ăn thức ăn thích hợp sẽ có lợi đến sức khỏe của mọi lứa tuổi. Những hướng dẫn về chế độ ăn của viện nông nghiệp Mỹ là:

Ăn nhiều loại thức ăn. Cân bằng giữa ăn và hoạt động thân thể giúp  duy trì hoặc làm tốt hơn cân nặng của bạn. Hãy chọn thức ăn ít mỡ, mỡ bão hòa và cholesterol. Chọn chế độ ăn đường, muối  trung bình. Nếu bạn là người thích rượu thì nên hạn chế.

Tóm lược về béo phì

Béo phì là quá tải mắc phải do tăng tích tụ mỡ.

Béo phì không chỉ là một lưu ý về hình dáng. Nó là một bịnh mãn tính có thể dẫn đến tiểu đường, cao huyết áp, bịnh tim, sỏi mật và những bịnh mãn tính khác.

Béo phì khó điều trị và có tỉ lệ tái phát cao. Hơn 95% những trường hợp béo phì trở lại như cũ sau năm năm.

Dùng thuốc và chế độ ăn uống có thể có ích nhưng điều trị không thể trong thời gian ngắn mà phải liên tục trong thời gian dài với chế độ ăn thích hợp, gia tăng hoạt động thân thể và thể dục điều đặn.

Chỉ cần giảm cân từ 5 -10% cân nặng ban đầu và duy trì trong hời gian dài có thể có những ích lợi về sức khỏe như giảm huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường và bịnh tim .

Những cơ hội giảm cân thành công trong thời gian dài nếu bác sĩ làm việc với những chuyên gia về dinh dưỡng, tâm thần, thể dục




11 sai lầm dẫn đến béo phì

TP - Văn hào Pháp vĩ đại Victo Hugo đã viết: “Sẽ không bao giờ đạt được điều gì tốt đẹp trong cuộc đời, nếu không biết khuyết tật của bản thân”. Liên hệ đến vấn đề thừa cân điều đó có nghĩa, sẽ không bao giờ giảm béo hiệu quả - nếu không biết sai lầm dẫn đến thừa cân. Hãy cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống thường nhật.

1- Sai lầm thứ nhất. Thói quen ăn nhanh – ăn uống vội vã, thức ăn nhai ẩu sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Không được tiêu hóa hết, thức ăn sẽ tích tụ ở dạng chất béo. Để từ bỏ thói quen này, tạo thói quen “ăn chậm, nhai kỹ”, cần chấp nhận nguyên tắc: trước khi nuốt vào bụng, mỗi miếng ăn cần phải nhai tối thiểu 50 lần.

2- Sai lầm thứ hai. Thói quen vừa ăn vừa uống – uống nước trong lúc ăn dẫn đến những rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và hormone. Ăn kiểu này có thể phát phì thậm chí vì nước. Nên uống nước 20 phút trước hoặc 60 phút-90 phút sau bữa ăn.

3- Sai lầm thứ ba. Thói quen ăn quá nhiều chất bột và bánh ngọt – tinh bột trong ngũ cốc giảm thiểu bề mặt hấp thụ của đường tiêu hóa, tạo điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện thừa thãi dịch nhầy; còn hương vị ngọt ngào của bánh kẹo dẫn đến hiện tượng gia tăng trọng lượng cơ thể. Nên thay bánh kẹo bằng quả sấy khô, một số loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương…) và số lượng vừa phải lạc rang.

4- Sai lầm thứ tư. Thói quen ăn vặt hoặc nhai luôn mồm – ngay khi vật gì đó được đưa vào miệng, với tư cách cơ quan vị giác lưỡi chuyển mệnh lệnh cho não bộ và lập tức nhiều cơ chế được khởi động, trong đó cơ chế tự vệ. Bởi lưỡi không thể lập tức khẳng định, vật mới đưa vào là thức ăn hay thuốc độc. Cũng vì thế, bạch cầu – đội quân bảo vệ chúng ta trước mọi chứng bệnh đành “gác lại công việc đang làm” trong phạm vi chữa trị và làm sạch cơ thể, để nhanh chóng tập hợp tại dạ dày – mai phục “kẻ địch”. Nếu thực tế chưa cần sự sẵn sàng chiến đấu của đội quân bạch cầu, chúng lại quay về công việc dang dở. Thế nhưng tất cả lại lặp lại từ đầu – trường hợp liều thức ăn mới lại xuất hiện. Hậu quả tình trạng liên tục thay đổi vị trí như thế khiến đội quân bạch cầu không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong phạm vi bảo vệ cơ thể. Chính vì lý do như vậy, thứ nhất trong thời gian dịch bệnh thí dụ cúm – những người “nhai luôn miệng” thường ngã bệnh đầu tiên; thứ hai – bởi chủ nhân ăn liên tục, phải sản xuất không nghỉ, sản phẩm men tiêu hóa sẽ kém chất lượng. Quá trình tiêu hóa bị trục trặc, hệ quả thay vì nước và cácbônic – trong cơ thể sẽ xuất hiện chất béo, nguyên liệu sẽ tích tụ trong các mô mỡ. (Hiện tượng xảy ra cả với đối tượng chỉ nhai kẹo cao su).

5- Sai lầm thứ năm. Thói quen kết hợp không hợp lý các sản phẩm – với những nhóm món ăn khác nhau, cơ thể tiết ra những men tiêu hóa khác nhau. Cùng với thời gian kéo dài, việc kết hợp các món ăn không hợp lý sẽ làm suy yếu bộ máy sản xuất men tiêu hóa. Một phần thức ăn sẽ bắt đầu thối rữa, bộ phận khác – cơ thể biến thành chất béo.

6- Sai lầm thứ sáu. Thói quen nằm ngay sau bữa ăn – sự thay đổi tư thế cơ thể đứng thẳng sang nằm ngang tự động “bật công tắc” những cơ chế vốn chỉ hoạt động trong lúc ngủ và lập tức quá trình tiêu hóa thức ăn bị đẩy xuống “kế hoạch hai”. Thức ăn không được tiêu hóa, chỉ được chuyển thành chất béo. Tốt nhất cho cơ thể sau bữa ăn là…leo cầu thang, (nếu có điều kiện). Hoạt động này đảm bảo bổ sung máu cho dạ dày, yếu tố giúp cải thiện tiêu hóa thức ăn.

7- Sai lầm thứ bẩy. Thói quen lối sống ít hoạt động. – Trong vòng một ngày cần thực hiện không ít hơn một ngàn động tác khác nhau với cường động mạnh mẽ vừa phải. Trong thời gian bị sức ép thể lực, cơ thể tiêu hao năng lượng, chủ yếu lấy từ mô mỡ.

8- Sai lầm thứ tám. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi. Ăn uống là quá trình hoạt động đặc biệt của cơ thể. Không phải vô cớ, khi các chuyên gia dinh dưỡng Hy Lạp cổ đại đã khuyên “khi ăn uống, con người nên hóa thân thành nhân vật “vừa câm vừa điếc”. Nếu vừa ăn vừa xem tivi, não bộ sẽ không biết, cần phải làm gì – phân tích, tổng hợp thông tin từ tivi, hoặc chỉ đạo quá trình tiêu hóa? Hậu quả của sự lựa chọn khó khăn khiến cho quá trình tiêu hóa bị đảo lộn và khi ấy thường ăn nhiều hơn.

9- Sai lầm thứ chín. Thói quen ăn uống trong lúc bực tức. Không bao giờ nên ăn khi còn tức giận, bởi dạ dày sẽ trở thành “cái thùng không đáy”. Lý do: gan phản ứng ưu tiên hàng đầu với trạng thái stress và vì thế ống dẫn mật đột ngột bị co thắt. Thức ăn sẽ không được tiêu hóa vì ruột non thiếu dịch mật.

10- Sai lầm thứ mười. Thói quen ăn trước khi ngủ (ban đêm) – trừ trường hợp cá biệt người làm ca kíp, nhìn cung cơ thể ngủ về đêm. Tất cả quá trình đều được chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phục hồi tế bào và tái xây dựng lực lượng. Năng lượng “rút khỏi” các cơ quan tiêu hóa. Ngoài chất béo, sỏi mật và sỏi thận – thức ăn ban đêm không mang lại gì tốt đẹp cho cơ thể.

11- Sai lầm thứ mười một. Thói quen tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp. Những sản phẩm này đã bị tước mất các vitamin tự nhiên, những khoáng chất và thành phần vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Cái duy nhất, mà cơ thể có thể chắt lọc từ những sản phẩm loại này là những ca lo “rỗng ruột”. Vì thế thậm chí đã dunf bữa ăn thịnh soạn, song bụng vẫn cảm thấy đói, cần phải thỏa mãn, tức cần ăn tiếp. Hệ quả có thể ăn nhiều gấp hai-ba lần bình thường.

Bạn đã hiểu, nguyên nhân sinh lý học của béo phì là tình trạng cơ thể mất khả năng chế biến và tiêu hóa thức ăn, vì thế nó bắt đầu tích lũy mỡ tại khu vực cổ, cặp mông, đùi, bụng…Các nguyên nhân tâm lý rất phức tạp hơn. Tuy nhiên quan trọng nhất là hiểu được thực chất, béo phì là chứng bệnh không thể coi thường.

Theo Tr


Béo phì: hậu quả, nguyên nhân, cách phòng chống

Béo phì là hiện tượng tích lũy mỡ không bình thường của một người đến mức ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe. Béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Cùng với việc làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, béo phì còn là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm tới sức khỏe như: tăng huyết áp; đái tháo đường; tăng mỡ máu; bệnh mạch vành và thậm chí cả ung thư.

Nhiều hậu quả từ béo phì

Tổ chức Y tế Thế giới  dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng dư thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi người. BMI = cân nặng chia cho bình phương chỉ số chiều cao. Chỉ số BMI bình thường giới hạn từ 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Chỉ số này dành cho người châu Âu và Mỹ. Người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 - 23.

Béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Cùng với việc làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, béo phì còn là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm tới sức khỏe như: tăng huyết áp; đái tháo đường; tăng mỡ máu; bệnh mạch vành và thậm chí ung thư.

Ngày nay đời sống vật chất nâng cao, tỉ lệ béo phì tăng nhanh cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Béo phì không chỉ ở tuổi trung niên mà còn xuất hiện ở cả trẻ em. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu thông báo cho thấy tỷ lệ béo phì ở Hà Nội là 4%; TP. Hồ Chí Minh 21,9%, chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 40 - 49. Hậu quả của béo phì là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không thoải mái.

Nhận diện thủ phạm

Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu do mất cân đối giữa cung cấp năng lượng từ ăn uống với mức tiêu hao năng lượng qua lao động và các hoạt động sống. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ. Thói quen ăn nhiều thức ăn có chứa lượng đường cao. Hoàn cảnh làm việc tĩnh tại, ít vận động hoặc lười thể thao cũng là những nguyên nhân của béo phì. Thời gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, sử dụng điện thoại để giao tiếp nhiều hơn thay vì vận động. Những người hoạt động thể lực thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị béo. Thói quen ăn vặt, ăn nhiều bữa trong ngày cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo. Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo phì còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tăng nhanh ở các thành phố lớn.

Khi nào cần phẫu thuật thẩm mỹ cho người béo phì?

Hiện nay có nhiều biện pháp để làm giảm béo phì, trên nguyên tắc là: chế độ ăn năng lượng thấp, cân đối, ít đường, đủ đạm, đủ vitamin, nhiều rau, hoa quả và tăng cường hoạt động thể lực. Nên tạo một thói quen ăn đủ chất, đúng bữa, không ăn vặt, hạn chế thức ăn ngọt, tập thể dục hoặc thể thao. Lười vận động, ngồi nhiều trước màn hình vi tính và tivi cũng là một yếu tố làm tăng béo phì, nhất là béo bụng.

Điều trị béo phì có nhiều biện pháp, tuần tự theo từng bước: chế độ ăn uống hợp lý, không dư thừa chất đường, không mất cân đối chất và vitamin. Chế độ rèn luyện thể lực đều đặn và đúng bài tập. Sử dụng chất giảm béo cần thận trọng kể cả với các thuốc giảm béo hay thực phẩm chức năng giảm béo. Khi cần sử dụng thuốc giảm béo hãy đến nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Khi đã thực hiện đủ các biện pháp ăn kiêng đúng phương pháp, tập luyện tích cực mà vẫn béo thì cần đến  bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các thầy thuốc sẽ lựa chọn một giải pháp phù hợp với từng bệnh nhân để điều trị giảm béo. Có thể chỉ cần hút mỡ cục bộ hoặc phẫu thuật tạo hình thành bụng. Kỹ thuật này nhằm làm cho vòng hai thon thả hơn, bớt nặng nề hơn và mặc các trang phục thoải mái hơn. Nhưng không phải nơi nào cũng làm được việc này một cách khoa học và an toàn. Những bệnh viện có Khoa phẫu thuật tạo hình và có các bác sĩ được đào tạo đầy đủ về chuyên khoa phẫu thuật tạo hình mới được phép phẫu thuật và phẫu thuật an toàn.           

Mỗi chúng ta có thể tự mình phòng chống quá cân, rèn luyện giảm béo. Dưới đây là một số lời khuyên:

- Đánh tan những cơn đói vặt bằng một ly nước trà loãng.

- Không nên mua nhiều thực phẩm để tránh nấu quá tay.

- Bỏ tất cả những loại bánh ngọt, bơ, mứt, nước ngọt trong tủ lạnh, thay vào đó là những loại trái cây có khả năng giảm mập như cam, quýt, bưởi.

- Đừng cố "ngốn" hết thức ăn thừa mỗi khi dẹp mâm cơm.

- Chọn bát ăn nhỏ.

- Không bao giờ để thức ăn vặt trước mặt trong khi bạn đang ngồi "buôn chuyện” với bạn bè, vì mặc dù miệng nói nhưng tay bạn vẫn hoạt động.

- Đi dự tiệc không ăn quá no.

- Luôn kết thúc bữa tối trước 7 giờ, không bao giờ tính đến kế hoạch ăn khuya.

- Tranh thủ đi bộ và hoạt động thân thể bất cứ khi nào có thể, đừng lệ thuộc vào các phương tiện hiện đại.

- Tắm nước ấm làm da toát mồ hôi, bài tiết chất cặn bã. Tắm biển hoặc tắm nước pha chút muối cũng rất tốt.

- Trà giảm cân chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi đi kèm với thể dục và ăn uống điều độ.

- Không uống trà giảm cân với thuốc giảm béo trong cùng một thời điểm.


Chế độ ăn cho người béo phì:


Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên “tiếc của” ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu “thà lãng phí còn hơn béo phì”.

Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.

Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterolchất béo khác. Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa.

Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được. Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng, vì vậy khi nấu ăn bạn phải biết chọn các loại thực phẩm đảm bảo yêu cầu trên.

Những loại thực phẩm nên dùng :

  • Nhóm cung cấp chất đạm: nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.

  • Nhóm cung cấp chất béo: nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải

  • Nhóm cung cấp năng lượng: nên ăn số lượng vừa phải, tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai, tuy nhiên để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: bún, bánh phở,miến, bánh đa.

  • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, các loại quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột (dưa leo).

Những loại thực phẩm nên hạn chế :

  • Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.

  • Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.

  • Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

  • Các loại hoa quả quá ngọt: chuối, mít, na, xoài, vải, nhãn.





Thực đơn cho bà bầu béo phì -
Món ăn bài thuốc cho người béo phì -
Vì sao béo phì gây vô sinh?
Giảm béo cho nam giới -
Thực đơn ăn kiêng giảm béo bụng hiệu quả
Chế độ ăn lành mạnh cho trẻ -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý