Nguyên nhân chảy máu chân răng và hướng điều trị kịp thời

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nguyên nhân chảy máu chân răng và hướng điều trị kịp thời

19/04/2015 10:07 AM
292

Nguyên nhân chảy máu chân răng và hướng điều trị kịp thời. Hay chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên bạn có thể nghĩ đến một số nguyên nhân như: do viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin,… hoặc cũng có thể chỉ là do bạn đánh răng không đúng cách.

Nguyên nhân

Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:

- Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…

- Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

- Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K

rang mieng Nguyên nhân gây chảy máu chân răng


Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu vitamin

- Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…

- Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang). Bạn có thể soi gương khi đánh răng để làm cho đúng. Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%…

Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.

- Do bị bệnh nha chu: Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.


Đụng đến răng là máu chảy

Hơn một năm nay, chị Thanh Vân (ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt. Nhất là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng chị lại thấy các chân răng rỉ máu. Thấy rõ triệu chứng là vậy nhưng chị vẫn cho rằng không có gì đáng ngại vì da ở lợi mỏng dễ bị tổn thương, lông bàn chải, tăm khô cứng tiếp xúc vào gây chảy máu là bình thường.

Tuy nhiên, thời gian gần đây ngoài triệu chứng răng chảy máu, chị Vân còn lợi sưng, nứt, khó nhai thức ăn kèm theo hơi thở có mùi hôi. Lúc này chị mới nghĩ đến chuyện đi khám. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm chân răng rất nặng cần phải điều trị ngay để tránh các bệnh lý nguy hiểm khác hủy hoại xương ổ răng, xương răng, lợi, làm răng lung lay, thậm chí mất răng.

Một trường hợp tương tự, bình thường chị Ngọc (ở Thanh Xuân, Hà Nội) chăm sóc răng rất tốt, ngày 2 lần đánh răng buổi sáng và tối, 6 tháng đi lấy cao răng một lần. Vậy nhưng, thời gian gần đây, răng của chị bỗng nhiên có vấn đề. Khi đánh răng hay xỉa răng đều thấy lợi chảy máu, miệng hôi, lợi như muốn tụt khỏi chân răng.

Chị đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt để tìm nguyên nhân, thì được bác sĩ kết luận mắc chứng viêm quanh răng do thiếu vitamin C. Cũng may phát hiện sớm, kịp thời nên việc điều trị không gặp nhiều khó khăn.

Hai trường hợp trên không phải là cá biệt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.

Chảy máu chân răng: bệnh không đơn giản
Viêm quanh răng - bệnh nhẹ nhưng không hề đơn giản. Ảnh Internet

Phòng tránh viêm quanh răng

Mặc dù bệnh viêm quanh răng không phải bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái như tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, thậm chí mất răng, mất khả năng nhai nghiền thức ăn, gây hôi miệng - mất tự tin khi giao tiếp…

Viêm quanh răng xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do các bệnh trực tiếp ở răng như mảng bám, cao răng, viêm lợi… Đôi khi nguyên nhân gây bệnh lại không liên quan đến răng như thiếu vitamin C, các bệnh nội tiết, bệnh về máu…

Như trường hợp của chị Thanh Vân, nguyên nhân gây viêm quanh răng chính do sự chủ quan chăm sóc răng miệng. Nhưng cho dù có chăm sóc răng cẩn thận như chị Ngọc thì vẫn có thể có nguy cơ bị viêm quanh răng.

Bác sĩ nha khoa Bùi Thị Thu Huyền, khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Không loại trừ trường hợp nào, mọi lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh về răng miệng. Các bệnh về răng thông thường phổ biến bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng cơ quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng bệnh quan trọng nhất. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh này lại đều có thể phòng tránh được.

Trước tiên, cần phải thừa nhận rằng, viêm quanh răng không phải bệnh quá nguy hiểm, cũng không lây lan. Tuy nhiên, bệnh viêm quanh răng đều ở thể mạn tính, kéo dài và có thể tái phát từng đợt bất kỳ lúc nào, nhất là lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút.

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh quanh răng. Việc chữa chạy là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật... Để việc chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Nếu để bệnh quá nặng, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả đáng tiếc như răng lung lay, rụng răng...

Bác sĩ Huyền đưa ra lời khuyên, trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định bệnh thật chính xác để chon phương pháp điều trị thích hợp.

Mọi người cũng nên có thói quen chăm sóc răng miệng chu đáo để phòng tránh các bệnh viêm quanh răng. Việc đầu tiên và quan trọng nhất để phòng tránh viêm quanh răng hiệu quả là vệ sinh răng miệng hàng ngày như đánh răng đủ tiêu chuẩn ngày 2 lần, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải răng 3 tháng/lần…

Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ thì hiệu quả vệ sinh răng mới đảm bảo. Ngoài ra, cần chú ý việc lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. để hạn chế tối đa bệnh viêm quanh răng.

Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng

- Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà quá trình điều trị có thể gồm nhiều bước. Đầu tiên là loại bỏ vi khuẩn, giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.

- Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng.

1.tuy rang1 Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

- Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng.

- Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.

Cách điều trị chảy máu chân răng:

Để điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Chảy máu chân răng, răng, chân răng,súc miệng, nước súc miệng


Chảy máu chân răng và cách phòng ngừa

Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng:

Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu.

Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. Sau đó, súc sạch miệng với nước.

Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng – tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.

Sử dụng nước súc miệng ngăn ngừa mảng bám, đẩy lùi chảy máu chân răng

Đây là loại dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn, giảm dần triệu chứng chảy máu chân răng. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Nước súc miệng có Fluor có thể giúp phòng tránh chảy máu chân răng và ngăn ngừa sâu răng.

Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày.

Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng như:

Dung dịch Listerin: Thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu; có tác dụng sát khuẩn nên ngăn ngừa chảy máu chân răng và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.

Dung dịch T-B: Thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà; có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng.

Nước súc miệng Thái Dương: Thành phần chính là những chất sát khuẩn như: Menthol, tinh dầu bạc hà, Natri clorid, muối, thuốc sát trùng. Những chất tinh dầu cay, mát giúp thúc đẩy tuần hoàn của lợi, giảm nguy cơ bị cao răng, nha chu viêm. Nếu dùng hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng và khử được mùi hôi ở miệng cho hơi thở thơm mát.

Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng

Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng.

Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Muốn điều trị hết chảy máu chân răng thì phải đi tìm rõ những nguyên nhân của bệnh và nên đi khám tại các phòng khám nha khoa. Nếu có cao răng phải lấy hết cao răng, nếu bị viêm lợi thì phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ.




Hỏi đáp liên quan


Hỏi:

Tôi thường bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng và sau khi ngủ dậy. Xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh này. Phạm Thị Thơm (Bắc Kạn).

Trả lời:

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng . Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động như đánh răng. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng.

Một nguyên nhân có thể ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đó là chảy máu khi đánh răng do xuất huyết giảm tiểu cầu . Nếu là do nguyên nhân này ngoài chảy máu khi đánh răng thường đi kèm với sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất khi làm căng da, cấu véo. Nếu nghi ngờ nguyên nhân này phải đến khám tại các cơ sở y tế ngay.

Nếu chảy máu do nguyên nhân răng miệng đơn thuần do viêm lợi hoặc viêm quanh răng thì vấn đề không quá nguy hiểm có thể chữa trị và phòng ngừa được.

Để điều trị chảy máu khi đánh răng nguyên nhân do viêm lợi cần đến các phòng khám nha khoa lấy cao răng và làm sạch thân chân răng; Sử dụng các thuốc điều trị viêm lợi nếu cần; Loại bỏ các thói quen xấu như đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng…

Để dự phòng chảy máu chân răng cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng; Khám răng định kì 6 tháng một lần; Đánh răng đúng cách 2 lần một ngày: Sáng và tối trước khi đi ngủ; Súc miệng sau khi ăn bằng nước súc miệng; Nếu có điều kiện nên sử dụng chỉ tơ nha khoa, hạn chế dung tăm xỉa răng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm C.


Hỏi:
Tôi bị chảy máu chân răng thường xuyên.Xin bác sĩ cho biết đó là bệnh gì và hướng điều trị a sao

Trả lời
Chuẩn đoán

Theo như bạn nói, chúng tôi nghĩ là bạn có bệnh lý nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác.

Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ…Tuy nhiên dấu chứng quan trọng nhất là chảy máu khi đụng phải hay khi bác sĩ nha khoa thăm khám.

Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. Bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền.

Điều trị


Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.

Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.


Hỏi

Tôi hay bị chảy máu chân răng, những khi đánh răng, xỉa răng, có khi chỉ cần chép miệng cũng chảy máu. Nhiều người bảo tôi là do thiếu vitamin C. Tôi đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Chữa trị thế nào?

Phạm Văn Khoa (Thái Bình)

Trả lời

Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có rất nhiều nguyên nhân như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng. Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị, chỉ uống vitamin C thì không khỏi được. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để khám. Nếu do viêm lợi phải điều trị khỏi viêm lợi, nếu do cao răng phải lấy sạch cao răng, rửa lợi bằng thuốc sát khuẩn. Ngoài ra có thể dùng thêm các loại vitamin C, PP… theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt phải vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để không làm tổn thương nướu; sau khi ăn hay uống nước ngọt cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng.




Chảy máu chân răng khi mang thai
Cách trị chảy máu chân răng
Chữa viêm lợi chảy máu chân răng cực hiệu nghiệm
Viêm nướu răng ở trẻ em -
Chăm sóc răng miệng khi mang thai -
Cách chưa bệnh viêm lợi bằng đông y




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý