Nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung và cách điều trị đúng nhất

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung và cách điều trị đúng nhất

19/04/2015 10:10 AM
278

Nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung và cách điều trị đúng nhất. Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, có tần suất thứ hai trong các ung thư của phụ nữ trên thế giới, với khoảng 500.000 ca mắc mới mỗi năm, trong đó khoảng một nửa đã chết. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung và ung thư vú là hai loại có suất độ cao nhất.




Cổ tử cung của ai dễ bị ung thư?

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra từ từ, chậm chạp qua nhiều giai đoạn và mất nhiều năm. Cụ thể, từ cổ tử cung bình thường sẽ chuyển qua sản gai, đến dị sản nhẹ hay trung bình. Tiếp đó đến nặng, rồi đến ung thư tại chỗ. Kế nữa là chuyển qua ung thư vi xâm lấn và cuối cùng là ung thư xâm lấn thật sự. Thời gian để một cổ tử cung bình thường thành ung thư tại chỗ mất ít nhất 4 – 5 năm. Tuổi thường mắc bệnh này là khoảng tầm từ 30 – 59 tuổi, nhiều nhất là ở độ tuổi từ 45 – 55 tuổi. Rất hiếm thấy ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Phụ nữ độc thân hoặc một vợ một chồng và không hút thuốc lá cũng ít có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Mặc dù ở giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng nhưng bệnh lại dễ dàng phát hiện được qua thăm khám, xét nghiệm tế bào kết hợp soi cổ tử cung.

Có hai loại ung thư cổ tử cung thường gặp nhất là ung thư tế bào gai và ung thư tuyến. Bệnh này cũng có giai đoạn tiền ung thư rất rõ ràng. Ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh hầu như không có triệu chứng, chỉ phát hiện được bằng phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap) hoặc bằng soi cổ tử cung. Do đó tất cả phụ nữ đã có hoạt động tình dục nên làm phết tế bào cổ tử cung định kỳ. Khi đã chuyển qua mức độ nặng hơn, bệnh có những biểu hiện: huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi, hoặc có vấy một chút máu; xuất huyết âm đạo (có thể xảy ra tự nhiên hoặc sau giao hợp, sau làm việc nặng, sau khi rặn để tiểu tiện, hay sau mãn kinh). Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.

Phát hiện sớm chữa khỏi 100%

Trước khi phát bệnh, sẽ có những bất thường của tế bào cổ tử cung gọi là tình trạng dị sản, phát hiện bằng xét nghiệm Pap. Dị sản nhẹ có thể trở về bình thường. Nếu xuất hiện tình trạng dị sản nặng hơn hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, vẫn có thể điều trị khỏi 100%. Nếu không điều trị, ung thư lan tràn đến các cơ quan trong vùng chậu. Cơ hội chữa lành bệnh lúc này sẽ tuỳ vào từng mức độ phát bệnh. Tỷ lệ sống còn sau năm năm sau điều trị đối với ung thư giai đoạn sớm là 50 – 80%, dù được điều trị bằng xạ hay phẫu. Giai đoạn trễ chỉ còn 10 – 30%, nhưng có thể tăng lên đến 30 – 50% nếu bệnh nhân thuộc nhóm phẫu thuật đủ rộng.

Giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư tại chỗ: điều trị bằng cách khoét chóp cổ tử cung bằng dao, bằng vòng đốt điện, bằng laser, hoặc phẫu thuật lạnh với nitrogen lỏng (thường gọi là đốt lạnh). Các phương pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn, chi phí thấp, ít biến chứng, lành bệnh nhanh. Hơn nữa, cổ tử cung còn giữ được nên bệnh nhân vẫn còn khả năng mang thai. Trường hợp đang có thai, có thể chờ đến sau sinh sẽ điều trị. Nếu vùng ung thư đã lan đến kênh cổ tử cung thì khoét chóp để lấy hết được mô bệnh. Các trường hợp ung thư lan tràn nhiều hơn, phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc mức độ lan tràn, tuổi bệnh nhân, thường là phác đồ phối hợp giữa xạ trị (xạ trị trong, xạ trị ngoài) với phẫu thuật Wertheim-Meig (bao gồm cắt tử cung toàn phần, âm đạo, mô chung quanh tử cung, hai phần phụ (hai vòi trứng và hai buồng trứng) kèm nạo hạch chậu hai bên).

Khi ung thư đã tiến triển xa: lan tràn đến các cơ quan vùng chậu, bệnh nhân sẽ được xạ trị. Đôi khi, cần phải phẫu thuật cắt bỏ rộng gồm bàng quang, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, trực tràng.

Nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

- Quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người. Yếu tố nguy cơ tăng thêm nếu bạn tình cũng có quan hệ tình dục với nhiều người khác.

- Sinh đẻ nhiều (từ trên bốn lần).

- Hút thuốc lá.

- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm các vi sinh vật như: Human Papilloma virus (HPV), Trichomonas, Chlamydiae trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2).

- Suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết (mắc bệnh HIV/AIDS, viêm gan mạn, tiểu đường, bệnh lý mô liên kết...)

- Các yếu tố khác như nghèo, lạc hậu, vệ sinh kém, giống nòi bất thường, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (thiếu sinh tố A, C, axít folic, trái cây, rau tươi...)


Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai.

Ung thư cổ tử cung là gì?


Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.


Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.


Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung


Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.

Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung là gì?

HPV nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Nhưng phần lớn phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao không bị ung thư.

Có hai dạng ung thư cổ tử cung:

Một loại tác động đến bề mặt da của cổ tử cung (ung thư tế bào biểu mô vảy)

Loại thứ hai tác động đến cac tuyến bên trong cổ tử cung (ung thư tuyến)

Ung thư cổ tử cung xuất hiện vì bạn đã bị nhiễm một loại vi rút (như là HPV) hoặc do các tác nhân khác (các tác nhân con người)

Tác nhân vi rút:

Vi rút HPV nguy cơ cao: HPV chủng 16, 18 được biết đến là vi rút nguy cơ cao. Tương tự, 11 chủng HPV khác cũng làm cho phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

Thời gian: vi rút HPV nguy cơ cao cần xâm nhập vào cơ thể bạn trong một thời gian dài trước khi các tế bào bất thường tăng sinh.

Sự liên hợp: HPV nguy cơ cao cần trở thành một phần của bộ mã di truyền của người. Nếu điều đó xảy ra, cơ thể bạn không thể bảo vệ bạn trước sự phát triển của ung thư.

Yếu tố con người:

Di truyền: một vài phụ nữ thì có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người khác (tiền sử gia đình)

Mang thai: phụ nữ có nhiều con có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn những người khác.

Dinh dưỡng không đủ vitamin A có thể làm tăng khả năng tạo thành ung thư của vi rút.

Hút thuốc: thuốc lá là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư cổ tử cụng.

Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: HIV, herpes sinh dục và Chlamydia làm tăng nguy cơ tạo ung thư của HPV.

Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: phụ nữ quan hệ tình dục sớm có khả năng mắc ung thư cao hơn.

Có thực hiện xét nghiệm Pap smear: Một số phụ nữ có thể không thích làm xét nghiệm Pap smear, nhưng xét nghiệm này rất quan trọng và có thể cứu sống những người bị nhiễm HPV ở giai đoạn đầu. Không thực hiện làm xét nghiệm Pap smear thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Liệu pháp hóc môn: Dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hóc môn có thể làm tăng nguy cơ. ��ối với những phụ nữ uống thuốc ngừa thai, nguy cơ ung thư cổ tử cung được coi là bằng nguy cơ ở những người mang thai ngoài ý muốn. Phụ nữ nên dùng thuốc để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.


Một vài yếu tố làm tăng khả năng ung thư cổ tử cung



Ung thư cổ tử cung là loại ung thư nguy hiểm thứ 2 đối với nữ giới. Đây không phải là bệnh di truyền và có thể phòng tránh được song hiện nay, mỗi ngày vẫn có khoảng 9-10 phụ nữ Việt Nam tử vong vì căn bệnh này.

Dưới đây là một vài yếu tố được cho là làm tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung mà bất kì chị em nào cũng nên biết.



Virus Human Papilloma (HPV):

Đây là một loại virus có ảnh hưởng đến đường sinh dục, khu vực xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục bên ngoài. HPV có 46 lọai khác nhau nhưng không phải tất cả các loại này đều nguy hiểm.

ung-thu-co-tu-cung




Tuy nhiên, vẫn có những loại HPV nguy hiểm, có thể được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục (thường là loại HPV gây
mụn cóc sinh dục). Loại HPV này có thể làm tăng nguy cơ của chứng loạn sản tế bào cổ tử cung và có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

Những phụ nữ đã có lịch sử bị mụn cóc sinh dục thì sẽ có nguy cơ bị loạn sản tế bào cao hơn các phụ nữ khác, do đó nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cũng cao hơn.



Lịch sử tình dục:

Yếu tố tình dục cũng có thể được coi là nguyên nhân góp phần gây ra ung thư cổ tử cung. Bạn có thể có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung trong trường hợp bạn đã từng có nhiều "đối tác" tình dục, có quan hệ tình dục trước 18 tuổi hoặc "đối tác" của bạn có quan hệ với phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.


Các yếu tố nguy cơ khác:


- Lười khám bệnh, ăn uống kém dinh dưỡng.


Những người phụ nữ ít đi khám bệnh sẽ khó phát hiện bệnh ngay khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Khi người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm cho bệnh nặng thêm, có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể


Cũng tương tự như vậy, những phụ nữ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu chất cũng có thể gây ra ung thư cổ tử cung.


Chị em có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng cách xét nghiệm Pap (xét nghiệm ung thư tế bào cổ tử cung). Xét nghiệm này nên được thực hiện 1 năm/lần, 2 năm/lần hay 5 năm/lần tùy theo điều kiện sức khỏe.


- Hút thuốc


Một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung có thể là thuốc lá, bởi vì những người phụ nữ đang hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với các chị em khác. Chị em hút thuốc trong thời gian dài và với số lượng nhiều thì nguy cơ lại càng cao hơn.


- Suy yếu hệ thống miễn dịch


Trong trường hợp bị suy yếu hệ thống miễn dịch, bạn có nguy cơ cao phát triển các tổn thương ở cổ tử cung và về lâu dài sẽ phát triển thành ung thư. Điều này cũng có nghĩa là người phụ nữ có HIV dương tính cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao.


Ngoài ra, những người phụ nữ đã được cấy ghép nội tạng cũng nên hết sức chú ý sức khỏe của mình bởi họ phải dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để đảm bảo rằng cơ thể sẽ không từ chối cơ quan mới nên chức năng miễn dịch của cơ thể có thể bị suy giảm.


Thật vậy, có nhiều nguyên nhân tưởng chừng không liên quan những cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe của mình, chị em nên có ý thức tự kiểm ttra và đi khám định kì để phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị.

Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung


Các dấu hiệu khác thường dưới đây sẽ cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh:

Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng.

Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng:

-   Huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu

-    Chảy máu bất thường trong âm đạo

-    Bạn bị chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường

-    Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh

-    Chảy máu trong suốt thời gian dài, rong kinh

-    Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh

-    Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau

-    Cảm giác đau sau khi làm “chuyện ấy”


Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.


Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Khám phụ khoa đều đặn để kiểm tra cơ thể hoặc bất kì triệu chứng gì bất thường khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn phát hiện được ung thư cổ tử cung sớm và có phác đồ điều trị thích hợp.

Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Pap smear


Khám phụ khoa thông thường giống như việc chèn một dụng cụ nhỏ, gọi là mỏ vịt, nhẹ nhàng vào âm đạo để giữ mở bức tường âm đạo, dễ dàng kiểm tra cổ tử cung và bên trong âm đạo của bạn có các dấu hiệu chảy máu, khí hư hay bất thường khác.


Xét nghiệm Pap smear không gây đau nhiều, là một thủ thuật nhỏ lấy các tế bào mẫu từ bề mặt cổ tử cung bằng tăm bông hoặc dụng cụ y tế cho phép, sau đó được gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Các tế bào hình dạng bất ổn (dysplastic) hoặc các tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện. Các chị em phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap vào khoảng 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên và sau đó lặp lại hàng năm.


Ngoài ra, bạn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như:


Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ quan sát cổ tử cung nhằm kiểm tra bất thường trong đó.


Sinh thiết cổ tử cung: Trong quá trình sinh thiết, một mẫu nhỏ mô trong cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định sớm các mầm bệnh chứa tế bào ung thư.


Nạo kênh cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung giúp xác định type HPV gây bệnh cho tế bào phủ trên bề mặt, thường gặp nhất là type: 6, 11, 16, 18, 42, 43, 44, 31, 33, 35, 45, 51, 52, 56 (có 4 type chính là 16, 18, 31, 45).


Có thể điều trị ung thư cổ tử cung với hiệu quả tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn cũng hoàn toàn phòng ngừa nhiễm HPV bằng cách dùng vaccin nếu chưa bị nhiễm loại virus này. Nên đi khám phụ khoa định kì, làm xét nghiệm và điều trị đúng mức các tổn thương tiền ung thư.



Hỏi đáp liên quan


Chào bác sĩ. Em đang rất lo lắng về chuyện khí hư của mình. Khoảng hơn 1 tháng nay em liên tục thấy có khí hư loãng màu nâu, có một lần thấy khí hư dạng keo màu nâu xuất hiện khi đi vệ sinh. Em nghe nói khí hư ra nhiều, lại có màu nâu là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Em mong bác sỹ tư vấn cho em tình trạng bệnh của em, có cần đi xét nghiệm không? Em xin chân thành cảm ơn. (Hoa Lan)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào bạn Hoa Lan,

Có những đặc điểm sinh lý rất riêng và đặc biệt mà chỉ có ở người phụ nữ. Khí hư là một đặc điểm như vậy. Bình thường, nếu "vùng kín" khỏe mạnh, khí hư có màu trong suốt gần như không có mùi, không kèm theo những triệu chứng khác như có màu nâu, vàng hoặc xanh, có mùi hôi, gây ngứa...

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung, Sức khỏe đời sống, Khi hu, dau hieu benh ung thu co tu cung, benh phu khoa, xet nghiem, vung kin, benh vung kin, suc khoe phu nu, suc khoe, bao

Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân. Ảnh minh họa

Ngoài ra, số lượng và tính chất của khí hư cũng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt ở mỗi người. Khí hư thường xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm rụng trứng. Lúc này, khí hư sẽ loãng và dai, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai.

Nhưng khi bộ phận sinh sản có vấn đề, khí hư sẽ tiết dịch và thay đổi rõ rệt về màu sắc. Khi ấy, chúng sẽ có màu trắng sữa, màu vàng hoặc xanh, thậm chí khí hư còn lẫn máu. Khí hư của bạn có màu nâu, lại kéo dài hơn 1 tháng liên tục thì chứng tỏ có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Vì nhiều bệnh phụ khoa có các triệu chứng tương tự nhau (thay đổi màu sắc của khí hư) nên rất khó để xác định và chẩn đoán bằng quan sát bên ngoài. Kết quả cuối cùng chỉ được chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm cần thiết.

Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân, tìm phương pháp điều trị kịp thời. Nếu cảm thấy chưa yên tâm với kết quả thăm khám của bác sĩ mà bạn đã từng khám, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản để khám lại.

Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm nhiễm "cô bé" như: vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo chất liệu thoáng mát…

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng ban đầu, chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, bạn cũng nên xét nghiệm PAP để tầm soát sớm bệnh ung thư cổ tử cung 6 tháng/lần dù không có triệu chứng gì.

Chúc bạn mọi điều tốt lành.



Ung thư tử cung
Chích ngừa ung thư cổ tử cung
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ -
Tìm hiểu về bệnh ung thư tử cung
Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung



(st)

Cổ tử cung như là cánh cổng của tử cung, đảm hiệm chức năng phòng ngự và bảo vệ. Vì nằm ở vị trí đặc biệt nên cổ tử cung dễ bị vi khuẩn, mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào, thêm vào những vết thương do mang thai hoặc sẩy thai tạo nên, đồng thời có sự đột biến thay đổi tổ chức thượng bì cổ tử cung làm cho thượng bì cổ tử cung bùng phát các chứng viêm và có khuynh hướng chuyển sang ác tính.

Hiện nay vẫn chưa thể hiểu hết những nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng theo tài liệu thống kê bấy lâu nay cho thấy, khả năng phát bệnh có mối quan hệ chặt chẽ với những nguyên nhân liệt kê sau đây:

- Thử trái cấm quá sớm

- Các lần sinh con gần nhau

- Sinh nhiều

- Người mang bệnh STDs (bệnh lây qua đường tình dục)

- Người đang trong quá trình tiêm vacxin ngừa bệnh

- Người hút thuốc, nghiện ngập

- Trong gia tộc có người mắc bệnh biến cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm đạo hoặc ung thư âm hộ

Thử trái cấm quá sớm là chỉ những trường hợp quan hệ dưới 16 tuổi, lúc ấy bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, khá mẫn cảm với những kích thích của các yếu tố gây ung thư, một khi nhiễm các vi khuẩn hoặc mầm bệnh, lại bị kích ứng khi phát sinh quan hệ với nhiều đối tượng nam thì sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ chưa kết hôn và chưa sinh nở là rất thấp. Tái hôn nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân mắc phát bệnh. Một quan điểm rất được chú ý là: Nhóm đối tượng nam giới bị ung thư cơ quan sinh dục, ung thư tuyến tiền liệt hoặc vợ trước bị ung thư cổ tử cung có liên quan chặt chẽ đến khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ, nên nữ giới khi phát sinh quan hệ với nhóm đối tượng trên rất dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Thống kê gần đây phát hiện, một số mầm bệnh như HSV_II, HPV (virus gây u nhú ở người, Cytomegalovirus (virus CMV), đều có thể liên quan đén việc phát bệnh ung thư cổ tử cung. Kết quả nghiên cứu phân tử sinh học cho thấy, trên 90% trường hợp ung tư cổ tử cung đều bị nhiễm HPV.

ung thư tử cung

Ảnh mô tả bệnh ung thư tử cung

Những biểu hiện lâm sàng của ung thư cổ tử cung: Thời kì đầu của ung thư cổ tử cung có thể sẽ không có bất kỳ cảm giác khó chịu nào cả, phần lớn được phát hiện khi tiến hành kiểm ra sức khoẻ và xét nghiệm bình thường. Khi bệnh tình bắt đầu phát triển, đa số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng âm đạo ra máu.

Lời khuyên của chuyên gia, phái nữ cần phải kịp thời và định kỳ đến các cơ sở y tế chính quy kiểm tra khi gặp phải những trường hợp sau

- Phụ nữ đã lập gia đình trên 35 tuổi, bị nứt hoặc lộ tuyến cổ tử cung.

- Lượng huyết trắng tăng.

- Âm đạo ra máu khi quan hệ hoặc sau khi đi ngoài.

- Âm đạo ra máu không bình thường, nhất là sau khi mãn kinh mà vẫn ra máu.

- Người dùng thuốc Androgen trong thời gian dài.

- Phụ nữ có chồng bị bao quy đầu dài (vì bựa sinh dục có nguy cơ kích thích gây ung thư cổ tử cung).

- See more at: http://dep365.net/tin-tuc/64/7-nguyen-nhan-gay-ung-thu-tu-cung.html#sthash.OML3qi6m.dpuf



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E dã có gia đình tháng trước và thàng này dau chu kì kinh khoảng 3-4 ngày thì vo chồng e quan hệ sau khi quan hễing thì bị chảy máu và lần này còn xuất hiện huyết màu trắng như nước gạo nhưng lo nhiều .Hỏi bác sỹ e có bị ung thư cổ tử cung ko?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
e dang rất lo lắng mong bác sũ tư vấn giúp
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý