Nguyên nhân của bệnh ung thư tiền liệt tuyến và hướng điều trị phù hợp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh ung thư tiền liệt tuyến và hướng điều trị phù hợp

19/04/2015 10:11 AM
215

Nguyên nhân của bệnh ung thư tiền liệt tuyến và hướng điều trị phù hợp. Trước khi trở thành bệnh ung thư, tuyến tiền liệt không để dấu hiệu hay hiện tượng gì để nhận biết. Do đó, nguyên nhân của bệnh này cũng chưa được nhận biết cho đến khi bệnh lan rộng ra toàn bộ tuyến tiền liệt.


Tuyến tiền liệt là tuyến trong nam giới tạo ra chất lỏng hình thành một phần của tinh dịch. Tuyến này có kích cỡ khoảng 2 x 2 cm và nằm ở vùng khung chậu. Tuyến tiền liệt sử dụng một hóc môn nam giới được gọi là testosterone để hoạt động bình thường.

NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN:

1. Nam giới sau 50 tuổi rất dễ bị ung thư tuyến tiền liệt

2. Chủng tộc, điều mà không bao giờ có câu trả lời vì sao những đàn ông Châu Phi, Châu Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chết vì bệnh ung thư này cao.

3. Lịch sử gia đình: khi bất kỳ ai có người thân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì những người nam còn lại trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

4. Chế độ ăn uống: ăn quá nhiều chất béo động vật thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

5. Những người trải qua phẫu thuật cắt ống dẫn tinh rất dễ mắc ung thư

6. Testosterone: kích thích tố sinh dục nam cao quá mức tự nhiên sẽ kích thích sự phát triển của tuyến ung thư.
50-80% đàn ông trên 80 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyếnUng thư tuyến tiền liệt là một khối u ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến tiền liệt. Khối ung thư tuyến tiền liệt  thường nhỏ, phát triển chậm và nếu được phát hiện sớm trước khi lan qua các cơ quan khác bệnh có thể chữa khỏi.

Nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân được cho là có nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến là: tuổi thọ, di truyền, sự thay đổi của hormon nội tiết tố, độc chất trong môi trường, hoá chất và các sản phẩm công nghiệp.

Nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng theo tuổi. Vì vậy, ung thư tiền liệt tuyến cực kỳ hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi, trong khi nó lại thường gặp ở đàn ông trên 80 tuổi. 

Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến. Hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ bão hoà cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Những chất hay độc tố từ chất thải của ngành công nghiệp nặng có thể khởi phát bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Ung thư tiền liệt tuyến, nguyên nhân do đâu?

Ảnh minh họa

Ở giai đoạn đầu, ung thư tiền liệt tuyến thường không gây ra triệu chứng trong suốt vài năm. Khi khối u phát triển lên có thể sờ thấy nó ở tiền liệt  tuyến.

Khối ung thư lớn sẽ chèn ép vào niệu đạo làm cho người bệnh khó đi tiểu, tiểu rát, tiểu lắt nhắt và có thể tiểu ra máu. Nếu khối ung thư tiền liệt tuyến tiếp tục phát triển sẽ gây bí tiểu hoàn toàn, làm cho người bệnh đau vùng bụng dưới, bàng quang căng to vì không thể đi tiểu được.

Ở giai đoạn cuối, khối ung thư tiền liệt tuyến sẽ di căn sang các cơ quan lân cận. Chúng thường di căn đến các đốt sống thắt lưng thấp hay xương chậu dẫn đến hiện tượng đau lưng hay đau vùng chậu. Ung thư có thể lan đến gan, phổi gây ra đau bụng và vàng da, đau thắt ngực và ho.

Để hỗ trợ và phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến, Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Khang Linh Đơn - thực phẩm hỗ trợ điều trị u xơ và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với các thành phần thảo dược quý hiếm như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Curcumin, trái Nhàu…có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào độc hại, Khang Linh Đơn kích thích sản sinh các tế bào có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

1. Đau nhức vô cớ vùng xương chậu gây khó khăn cho việc đi lại.

2. Lúc bắt đầu, tiểu khó hoặc tiểu són

3. Cảm thấy buốt trong lúc đi tiểu

4. Dòng nước tiểu yếu ớt, đứt quãng

5. Cảm thấy bọng đái căng ứ sau khi vừa tiểu xong

6. Thức dậy thường xuyên trong đêm để đi tiểu

7. Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch

8. Đau đớn khi xuất tinh hoặc không thể xuất tinh

9. Đau đớn hoặc cứng đơ vùng dưới thắt lưng, hông và đùi dưới

10. Sụt cân mà nguyên nhân không phải vì thay đổi chế độ ăn uống

11. Nhức xương dai dẳng đặc biệt phần hông và lưng

CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

Chụp phim và chẩn đoán

1. DRE: Digital rectal exam: Kiểm tra trực tràng: chụp phim để phát hiện ung thư tuyến trực tràng và tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ mang găng tay trơn, luồn đầu ngón tay vào trong trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt có chỗ nào bị cứng hoặc có khối u hay không.

2. PSA: Prostate-specific antigen: Thử kháng nguyên tuyến tiền liệt: Hàm lượng PSA trong máu cao thì có khả năng mắc bệnh

3. TRUS: Transrectal Ultrasound scan: siêu âm qua ngã trực tràng (hậu môn): dùng que thử luồn vào trong trực tràng, rồi dùng sóng âm để chụp ảnh tuyến tụy.

4. Có thể cần làm thêm những thử nghiệm khác nếu kiểm tra cho thấy nam giới có thể bị ung thư tuyến tiền liệt. Một số lượng mô tuyến tiện liệt có thể được cắt ra để kiểm tra tế bào ung thư. Thể thức này được gọi là làm sinh thiết.


NHỮNG CÁCH TRUY TẦM BỆNH: 

Sau phần khám nghiệm tổng quát cơ thể bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ tiếp tục theo các phương thức sau đây để truy tầm bệnh: 

  1. Digital Rectum Examination (DRE): khám hậu môn.  Bác sĩ dùng ngón tay trỏ có thể sờ thấy bề mặt sau chiếm đến 75% diện tích chung của tuyến, nằm phần cuối của ruột già: phần sinh bệnh thì cứng hơn và rất dễ phát hiện. Khi tìm thấy một dấu hiệu không bình thường, bệnh nhân được gởi đến những bác sĩ chuyên khoa. Cách thức khám giản tiện và rẻ tiền, nhưng một khi mà ngón tay đã phát hiện được cục u của tuyến thì thường thường là bệnh được khám phá hơi chậm.
  1. Transrectal Ultrasound: siêu âm qua ngã hậu môn để tìm chính xác độ lớn, vị trí của bướu giúp cho bác sĩ sinh thiết (biopsy) và lấy tế bào tuyến để khám nghiệm cơ thể bệnh lý học.  Đây là một phương pháp chính xác để định bệnh.
  1. Đo lường chất PSA  (Prostate Specific Antigen):  Chất PSA là một Glycoprotein, là một chất xúc tác (enzyme) do các tế bào tiền liệt tuyến ở trạng thái bình thường, của tế bào bướu hiền và cả tế bào bướu dữ tiết ra, được hoà lẫn vào tinh dịch. Do đó chúng ta thừa hiểu nồng độ của PSA tăng lên trong máu trong nhiều trường hợp: bướu hiền, bướu dữ, viêm tiền liệt tuyến và ngay khi có đặt ống xông tiểu. Vì sự đa dạng của sự gia tăng nồng độ enzyme, đôi khi chỉ số PSA không chính xác để định bệnh tiền liệt tuyến.

Hội Ung Thư Hoa Kỳ American Cancer Society khuyến cáo nên khám hậu môn (DRE), đo lượng PSA hàng năm cho các ông 50 tuổi trở lên và cho những đàn ông 45-50 có khả năng gặp bệnh cao hơn và sớm hơn, thí dụ như yếu tố di truyền trong gia đình - : ông, cha, hay anh em ruột thịt đã có mang bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN CÓ KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH RẤT CAO NẾU BỆNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM, thường thường là chưa có triệu chứng về đường tiểu tiện.  Nếu có các triệu chứng của bệnh rồi mới đi truy tầm bệnh thì có thể bướu đã lớn và lan đi chỗ khác, và việc chữa trị bằng thuốc men hay giải phẫu sẽ không dứt hẳn bệnh. Do đó tất cả cố gắng của y học làm thế nào định bệnh càng sớm thì khả năng trị dứt hẳn bệnh càng cao. Trước thời đại của PSA thì có đến 33% trường hợp tìm ra bệnh thì đã quá muộn. Những năm gần đây, nhờ định lượng được PSA định ra bệnh được sớm hơn, chỉ còn có 7% trường hợp phát hiện trễ (thống kê đại học München / Đức).

Ngoài các cách truy tầm bệnh vừa nêu trên, bác sĩ chuyên khoa có thể làm sinh thiết (biopsy), kết quả thường được biết ngay trong ngày (Same day diagnosis). Nếu kết quả sinh thiết là:

*dương tính : có tế bào ung thư, sự chữa trị được bắt đầu ngay.

*âm tính : nếu lượng PSA cho những lần đo kế tiếp không giảm xuống thì bắt buộc làm lại sinh thiết tuyến tiền liệt.

Sự định ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến sẽ đưa đến cho người bệnh một sốc (shock) nặng:

  1. Sợ cái chết sẽ đến do căn bệnh nan y đưa đến, hết thuốc chữa
  2. Biến chứng không tránh khỏi sau cuộc giải phẫu:  đái mế hay đái dầm, không kiềm chế được đường tiểu; hoặc liệt dương sau khi mổ.

Người mắc phải bướu ung thư chỉ trong thời gian ngắn rất dễ rơi vào cảnh trầm cảm, mất hẳn thăng bằng cuộc sống, không muốn phơi bày ra sự thật ngay cả với vợ hay người bà con thân thuộc. Nhiều trường hợp phải nhờ các nhà tâm lý học giúp đỡ cho bệnh nhânthoát ra khỏi cái khủng hoảng tinh thần trước khi bắt đầu chữa bệnh...

CÁC CÁCH CHỮA TRỊ:

Nếu bướu chưa di căn: bướu đang còn hạn chế, đang còn trong giai đoạn sớm, nhờ giải phẫu lấy toàn bộ mầm sinh bệnh ở giai đoạn này thì khả năng dứt hẳn bệnh rất cao.

Nếu bệnh đã kéo dài trên hai năm: một khi mà bệnh đã phát triển thì sự chữa trị chỉ còn là tạm thời và chờ đợi qua ngày. "watchful waiting" - chú ý trong chờ đợi - nghĩa là đã định ra được bệnh nhưng không chữa trị, chờ cho đến khi bệnh có triệu chứng tại chỗ hay đã di căn thì cuộc sống còn lại của người bệnh không quá 10 năm.

  1. Phương pháp giải phẫu: Cắt bỏ tiền liệt tuyến theo đường mổ bụng là phương pháp giải phẫu đã thực hiện 100 năm rồi. Kể từ năm 1980, cách mổ xẻ được hoàn thiện hơn theo sự phát triển của máy móc y tế và trang bị dụng cụ hiện đại, được xếp vào hạng đại phẫu cũng ngành tiết niệu. Ngay cả cho những người trẻ với những loại ung thư "trầm trọng" có thể sống thêm ít nhất là 10 năm.  Sau cuộc giải phẫu cho dù có bác sĩ khéo tay đến đâu đi nữa, bệnh nhân có thể sẽ bị rối loạn đường tiểu hoặc/và liệt dương.  Những năm gần đây còn có phương pháp mổ nội soi, không có sẹo mổ lớn. Ưu điểm là thời gian nằm bệnh viện ngắn hơn nhưng thời gian mổ kéo dài 4 lần nhiều hơn phương pháp mổ bụng. Nhưng hậu quả như rối loạn đường tiểu, chứng liệt dương cũng không thể tránh khỏi. Phương pháp còn mới, kết quả cũng còn phải chờ thời gian lâu nữa mới định giá được vị trí trung thực của nó.  Sự kết hợp mổ nội soi với người máy như trong địa hạt mổ tim hở đang còn trong thời kỳ triển khai.
  1. Xạ trị (Radiation therapy) và Hoá trị (Chemotherapy) : khi bệnh đã lan ra.

* Kích thích tố tuyến dịch (Hormontherapy) + cắt bỏ dịch hoàn: Khoảng 40 năm, theo nghiên cứu khoa học y học đã biết rõ dịch hoàn tạo kích thích tố (homone) sinh dục, và chính testosterone là nguồn gốc của ung thư tiền liệt tuyến.

Chúng ta có thể kết luận :

* nếu không có kích thích tố testosterone thì sẽ không có ung thư tiền liệt tuyến.

* Nguyên nhân đưa đến chứng ung thư  nói chung, chưa có trả lời rõ rệt. Trên 50 tuổi là thời điểm thường phát sinh bệnh.  Ttuổi trung bình mắc bệnh là 72.3 tuổi. Tuổi sống của người đàn ông gia tăng rõ rệt thì số bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến cũng theo đà tăng lên theo.

Y học cũng biết rõ là sự bài tiết testosterone do tuyến não thùy điều khiển.  Hãng thuốc Nhật Takeda đã tìm được một loại thuốc ức chế họat động của não thùy để chận đứng sự tiết ra kích thích tố testosterone tức là làm ngưng sự phát triển của bướu làm giảm thiểu rối loạn đường tiểu. Người ta cũng còn ghi nhận, khi dùng thuốc phần nhiều là cục bướu sẽ nhỏ lại giúp ích rất nhiều cho bác sĩ giải phẫu.

Lúc ban đầu vì hạn chế thời gian có hiệu quả của thuốc, thuốc phải chích hàng ngày; dần dần hãng thuốc bào chế đã kéo dài được hoạt động dài hơn (depot) của thuốc, cho nên chỉ cần chích 1 tháng một lần. Hiện đang nghiên cứu để chỉ cần chích 3 tháng 1 lần.

Sự cắt bỏ hai dịch hoàn đã thực hiện trên 40 năm, chận đứng 100% sự bài tiết testosterone, có kết quả nhanh hơn là phải dùng thuốc như đã nêu trên. Số tiền mua thuốc kích thích tố khá tốn kém, nên các hãng bảo hiểm sức khoẻ đang bàn cãi là có nên tiếp tục trả tiền thuốc hay là... cắt bỏ dịch hoàn. Trên thế giới có cả triệu người đang dùng thuốc này, một món lợi kếch xù của hãng thuốc Takeda.

Vấn đề tâm linh của người bệnh là khi nhuốm bệnh thì thường kéo thêm vào chứng trầm cảm, không giao tiếp với người thân, bạn bè. Sự bất hoạt động và cô đơn gây nên sự xáo trộn trong cuộc sống.  

Không ai hiểu rõ bệnh bằng người bác sĩ chuyên khoa, nhưng không ai biết nỗi khổ tâm hay đau đớn bằng chính bệnh nhân. Làm thế nào để tránh không gặp phải bệnh, thì y học không thể trả lời được.   Một điều nhận xét chung:

- Cơ thể nặng nề, sức vóc phì nộm, trọng lượng quá cao, thức ăn nhiều thịt, nhiều mỡ và nhất là lượng rượu, thuốc lá là những môi trường xấu, nói chung dễ sinh bệnh tật mà chính con người tự tìm đến.

- Trong cuộc sống với thức ăn thanh đạm nhiều vitamine : rau, quả, giá, đậu nành ... thì mầm sinh bệnh ít hơn, có khả năng làm con người lánh xa được bệnh.

- Môt điểm cần phải nêu lên lần nữa là yếu tố di truyền : con cái hay là anh em, ruột thịt của người mắc bệnh thì khả năng nhuốm bệnh những 2 - 3 lần nhiều hơn và thời điểm mắc phải bệnh những 10 năm sớm hơn.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh của ung thư TTL phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn phát hiện bệnh. Với những trường hợp ung thư còn ở giai đoạn khu trú, khoảng 70-85% bệnh nhân sống đến 10 năm sau khi khi được điều trị triệt để.

Các trường hợp ung thư xâm lấn ngoài vỏ bao vi thể, tỷ lệ sống sau 5 năm là 85%, sau 10 năm là 75%. Trong khi đó, với những trường hợp ung thư xâm lấn bao tuyến lan rộng, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70%, sau  10 năm là 40%. Do đó, chẩn đoán bệnh sớm sẽ cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân.

Tùy theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong các phương pháp điều trị sau : phẫu thuật, điều trị nội tiết hoặc xạ trị.

Phẫu thuật:phẫu thuật cắt bỏ tất cả toàn bộ TLT tận gốc và nạo hạch chậu để lấy bướu khỏi cơ thể, áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân đến sớm và bệnh nhân còn đủ sức chịu đựng cuộc mổ. Hiện nay, ở TP.HCM bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai phương pháp mổ: mổ  hở ( tức là cắt bỏ bướu thông qua một đường rạch da trên bụng) hoặc là mổ qua nội soi ổ bụng. Phương pháp mổ qua nội soi ổ bụng  hiện đại hơn, bệnh nhân không phải bị rạch da, không có vết mổ dài, ít biến chứng hơn nhưng tốn kém hơn vì phải thực hiện ở các trung tâm y tế lớn và do các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

Phương pháp cắt bỏ TLT tận gốc có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn cương (liệt dương), tiểu không kiểm soát, hẹp cổ bàng quang và rò nước tiểu. Phẫu thuật nạo hạch chậu thì có thể để lại những biến chứng như tụ dịch bạch huyết, thuyên tắc tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi.

Xạ trị:phương pháp này được dùng để điều trị ung thư TLT khi bướu còn tại chỗ, chưa di căn hạch hoặc chưa di căn xa. Có thể dùng xạ trị cho bệnh nhân ở mọi độ tuổi, cho những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật vì lý do bệnh lý hoặc cho những bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các dạng điều trị xạ trị khác nhau. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể dung để hỗ trợ sau phẫu thuật.

Điều trị nội tiết: Là phương pháp dùng thuốc chống lại sự hoạt động của  chất Androgen(nội tiết tố nam) và sự tăng sinh của TLT, bao gồm nội tiết tố và những chất không phải nội tiết tố. Các dạng điều trị nội tiết tố bao gồm :Cắt tinh hoàn, dùng chất kháng nội tiết tố nam, chất ức chế tổng hợp nội tiết nam. Phương pháp điều trị nội tiết được xem là tiêu chuẩn vàng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển. Khi điều trị nội tiết liên tục, các tác dụng phụ của liệu pháp sẽ cùng tăng theo nếu kéo dài thời gian điều trị.

Điều trị hóa chất: Điều trị hóa chất trong ung thư TLT  không phải là biện pháp bước đầu được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn vì loại ung thư này thường rất nhạy với nội tiết tố. Tuy nhiên vì tính chất không đồng nhất trong khối u nên độ nhạy của ung thư ở từng cá thể là rất khác nhau và luôn dẫn đến tình trạng kháng nội tiết nhưng đều có thể xử trí chung là phải tiếp tục điều trị với hóa chất. Mục đích của điều trị hóa chất trong ung thư TLT  kháng nội tiết là kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, trì hoãn diễn tiến bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống (làm giảm đau nhức do ung thư di căn gây ra) .

Các phương pháp điều trị khác: Gần đây, người ta cũng có đề xuất một số phương pháp khác như đông băng (cryosurgery), đốt cao tần (HIFU), nhưng tất cả đều đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, chưa có bằng chứng khoa học chính xác. Hiệu quả của các phương pháp này chỉ là giảm kích thước khối u một cách tạm bợ chứ không điều trị ngay vào tính chất ung thư cua bướu. Các phương pháp này hiện đang chờ đợi kết luận chính xác từ các nước phát triển trên những bệnh nhân tình nguyện.

Biện pháp phòng ngừa:

- Test phát hiện sớm + SA định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

- Tránh ăn mỡ động vật mà thay bằng dầu ăn thực vật.

- Tránh tiếp xúc với các chất hóa học.

- Không dùng các thuốc hoocmon bừa bãi.

- Đậu nành và trà giúp bảo vệ tuyến tiền liệt.

Hai thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú ở phụ nữ và KTLT ở nam giới. Hiệu quả sẽ tăng hơn nếu dùng phối hợp cả trà và đậu nành.

Trên thực tế người Trung Quốc do có thói quen dùng trà và đậu nành, tỷ lệ người mắc bệnh KTLT ở Trung Quốc rất thấp.

Nguồn gốc và dịch tể học:

- Kể từ năm 1995, số người mắc phải ung thư tiền liệt tuyến gia tăng đáng sợ. Năm 1979 tại Hoa Kỳ, chỉ phát hiện được có 64.000 trường hợp, đến năm 1999 thì tăng vọt lên đến 244.000, tính ra có đến 4 lần nhiều hơn.

- Điểm ghi nhận là nhóm người Mỹ da đen chiếm đến 21% trường hợp ung thư tiền liệt tuyến trong tổng số người đàn ông mắc các bệnh ung thư.

- Người Á Châu chiếm tỷ số mắc bệnh thấp nhất : 1-7 / 100,000.

          Hong Kong     2.6

          Nhật Bản         3.8

          Singapore       4.2

           Thụy Điển     20.4

           Thụy Sĩ          22.5

           Việt Nam : trong thời gian 10 năm cộng tác tại Bệnh Viện Trung Ương Huế và miền Trung Việt-Nam qua chương trình huấn luyện quốc gia : Deutscher Akademischer Austausch Dienst (DAAD) - German Academic Exchange Servive - Office Allemand d‘ Exchanges Universitaires, đã tìm thấy những mẫu nghiệm dương tính của ung thư tiền liệt tuyến; một thống kê chính xác chưa thực hiện được.

Chương trình hợp tác củ Đức và Đại Học Y Khoa Huế cho năm 2004-2005 sẽ thực hiện là đo lường được nồng độ  PSA  (Prostate Specific Antigen), trang bị máy móc hiện đại để việc chẩn đoán bệnh được sớm, đào tạo chuyên viên tại chỗ và đón nhận bác sĩ chuyên ngành giải phẫu niếu đạo tu nghiệp tại Đức.

Tính ra người Mỹ da đen có khả năng nhuốm bệnh 30 lần nhiều hơn người Nhật Bản và con cháu của Nhật Hoàng vướng bệnh 10 lần ít hơn người dân Đức. Một điểm đáng chú ý là con của Thiên Hoàng di dân đến Hoa Kỳ thì chỉ số mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hơn đồng hương của họ sống tại đảo Phù Tang. Điểm này đưa  đến kết luận là môi trường và cách ăn uống  ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.

5 thực phẩm chống ung thư tuyến tiền liệt


Ung thư tuyến tiền liệt đã trở thành một loại bệnh rất phổ biến thường tấn công các hệ thống sinh sản ở nam giới.

Theo các chuyên gia, ung thư tuyến tiền liệt có thể có thể trở thành kẻ giết người số 1, đe dọa sức khỏe nam giới trong những năm gần đây.

Tuyến tiền liệt hay còn gọi là tuyến nhiếp hộ nằm ở cổ bàng quang. Nó là một tuyến bài tiết quan trọng trong hệ thống sinh dục nam. Trong các loại ung thư thì ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh thường gặp gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Nam giới cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, các biểu hiện của bệnh thường diễn ra âm thầm, do vậy nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại hậu quả nặng nề.

Hầu hết ai cũng đã biết rằng trà xanh có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới. Nhưng ngoài ra, còn có một số thực phẩm khác có thể ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Trong thực tế, 5 loại thực phẩm bao gồm đậu tương, hành tây, hạt bí ngô, cà chua và quả kiwi cũng có thể bảo vệ sức khỏe của tuyến tiền liệt:

1. Đậu tương

Đậu tương có thể sản xuất một loại chất có thể hạn chế kích thích tố nam và bảo vệ tuyến tiền liệt sau khi nhập vào cơ thể con người. Theo các chuyên gia, chúng ta có thể dùng đậu tương để nấu súp, nó có thể loại bỏ nhiệt bên trong cơ thể con người.

2. Hành tây

 Hành tây có chứa một loại hợp chất được gọi là "quercetin", nó có hiệu quả chống lại ung thư cho cơ thể con người. Theo nghiên cứu, quercetin có thể ngăn chặn những thay đổi bất thường của các tế bào. Hành tây cũng chứa selen có thể chống lại quá trình oxy hóa để loại bỏ các gốc tự do và tăng cường sự trao đổi chất của các tế bào bên trong cơ thể con người. Bạn có thể ăn hành tây sống hoặc nấu chín trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, quercetin cũng có thể được tìm thấy trong táo, trà hoặc rượu vang đỏ.

 3. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa phong phú acid béo để duy trì chức năng hoạt động bình thường của tuyến tiền liệt. Rất tốt cho nam giới để ăn hạt bí ngô mỗi ngày, nó giúp cải thiện tuyến tiền liệt và ngăn ngừa ung thư.

 4. Cà chua

Cà chua có chứa một loại chất gọi là "lycopene" để chống lại quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Ăn một lượng vừa cà chua có hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới. Đồng thời, lượng đầy đủ của cà chua cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể con người. Mọi người có thể ăn 50 đến 100 gram cà chua tươi mỗi ngày.

5. Kiwi

Quả Kiwi có chứa nhiều amino acid, vitamin C, vitamin B1, carotene, canxi, sắt .... Glutathione có trong trái kiwi có thể hạn chế các tế bào ung thư của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư da. Mọi người có thể trộn 50 gram trái kiwi nghiền nát với 250 mg nước đun sôi để ấm và ăn như một loại hỗn hợp sinh tốt, ăn hai lần một ngày.


Ung thư tiền liệt tuyến
Viêm tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt ở phụ nữ
Ung thư đại tràng -
Ung thư bàng quang
Ung thư-cách phòng tránh -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý