Nguyên nhân của bệnh béo phì và chế độ ăn cho người béo. Cũng như bệnh đái tháo đường type II, hiện nay với nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nếu không ngăn chặn kịp thời bệnh béo phì sẽ trở thành đại dịch của thiên niên kỷ này. Những hệ lụy theo đó là rất nhiều bệnh khác như cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư
Cho tới nay béo phì thực sự đã làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người.
Ở Việt Nam, chưa có liệu thống kê nào mang tính chất toàn thể trong dân chúng về bệnh béo phì. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, số lượng người bị bệnh béo phì gặp rất nhiều.
Có nhiều gia đình có từ 2 đến 4 người con bị bệnh béo phì, có đứa 14tuổi đã nặng gần 90kg hoặc nhiều thanh niên mới 20-22 tuổi có chiều cao 1m60 mà nặng 80-85kg, thật là quá sức tưởng tượng!
Ở Mỹ, theo tạp chí Y Khoa Thế Giới tháng 4/2011, có đến 24% nam giới và 27% nữ giới bị bệnh béo phì và có sự khác biệt rất lớn về mặt tuổi, địa vị xã hội và chủng tộc. Ở lứa tuổi trên 50 tuổi, số người béo phì cao gấp 2 lần so với người trẻ tuổi dưới 20; phụ nữ da đen có địa vị thấp, làm việc nặng nhọc dễ bị bệnh béo phì gấp 2 lần người có màu da khác và có địa vị xã hội, kinh tế cao hơn.
CÁC DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BÉO PHÌ.
Sự tích tụ mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và bụng sẽ gây khó thở cho bệnh nhân. Trong trường hợp béo phì nặng có thể gây nên hội chứng Picwick với những cơn ngưng thở vào ban đêm, nếu không phát hiện kịp thời có thể tử vong. Béo phì còn dẫn đến rối loạn đau và thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp cột sống…v.v do khối cơ thể đè nặng lên các khớp. Một số khác rất dễ cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ.
Các hậu quả của bệnh béo phì
Những người mắc bệnh này rất dễ bị rối loạn cơ xương vì các đốt sống thắt lưng phải chịu gánh nặng quá mức, dẫn đến tổn thương. Béo phì còn làm tăng nguy cơ thấp khớp (khớp gối và háng). Các bệnh về xương khiến bệnh nhân giảm hoạt động thể lực, làm nặng thêm bệnh béo phì.
|
Trẻ em béo có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành. |
Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu. Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng (BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì). Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm).
Bệnh béo phì có thể dẫn đến các hậu quả sau:
- Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim.
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu.
- Tiểu đường: Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.
- Đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9).
- Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt. Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai. Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng.
- Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự.
- Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau. Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo.
- Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.
- Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ.
Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần).
Nhiều hậu quả từ béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng dư thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi người. BMI = cân nặng chia cho bình phương chỉ số chiều cao. Chỉ số BMI bình thường giới hạn từ 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Chỉ số này dành cho người châu Âu và Mỹ. Người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 - 23.
Béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Cùng với việc làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, béo phì còn là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm tới sức khỏe như: tăng huyết áp; đái tháo đường; tăng mỡ máu; bệnh mạch vành và thậm chí ung thư.
Ngày nay đời sống vật chất nâng cao, tỉ lệ béo phì tăng nhanh cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Béo phì không chỉ ở tuổi trung niên mà còn xuất hiện ở cả trẻ em. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu thông báo cho thấy tỷ lệ béo phì ở Hà Nội là 4%; TP. Hồ Chí Minh 21,9%, chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 40 - 49. Hậu quả của béo phì là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không thoải mái.
Nhận diện thủ phạm
Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu do mất cân đối giữa cung cấp năng lượng từ ăn uống với mức tiêu hao năng lượng qua lao động và các hoạt động sống. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ. Thói quen ăn nhiều thức ăn có chứa lượng đường cao. Hoàn cảnh làm việc tĩnh tại, ít vận động hoặc lười thể thao cũng là những nguyên nhân của béo phì. Thời gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, sử dụng điện thoại để giao tiếp nhiều hơn thay vì vận động. Những người hoạt động thể lực thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị béo. Thói quen ăn vặt, ăn nhiều bữa trong ngày cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo. Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo phì còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tăng nhanh ở các thành phố lớn.
Béo phì được định nghĩa là có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Béo phì là mối quan tâm nhiều hơn chỉ là thẩm mỹ. Nó làm tăng nguy cơ dịch bệnh và các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường vàcao huyết áp. “Béo phì không hẳn do ăn uống hay lười hoạt động” là tuyên bố mới đây nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế.
Béo phì ở trẻ em
Chỉ bằng cách quan sát, các bác sĩ thường kết luận thủ phạm của béo phì là do ăn quá nhiều. Đặc biệt, hầu như tất cả các bác sĩ, nhà khoa học đều lên án sự bành trướng của thị trường đồ ăn nhanh, thực phẩm ướp muối và việc ngồi trước màn hình TV thay vì luyện tập.
“Và trên thực tế, chúng ta đang phải trả giá cho sự chú ý quá lớn tới 2 thủ phạm này”, TS David B. Allison, giám đốc ĐH University Alabama, thuộc TT nghiên cứu dinh dưỡng Birmingham và các cộng sự khẳng định.
“Vai trò của 2 thủ phạm này luôn được thừa nhận và điều này đã khiến các nhà nghiên cứu “coi thường” những nhân tố được giả định khác. Vậy là các bác sĩ chỉ tập trung sự chú ý vào thói quen ăn uống cũng như khuyên bệnh nhân năng vận động nhưng kết quả là tỉ lệ béo phì không thuyên giảm là bao.
Phải thừa nhận rằng, lười hoạt động và đồ ăn nhanh có liên quan tới căn bệnh béo phì nhưng để chứng minh rằng chúng là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này thì rõ ràng là vẫn mang tính “suy diễn””, TS Allison và các cộng sự cho biết.
Thậm chí ngay cả khi một số nguyên nhân dưới đây chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến béo phì thì chúng cũng cần được xem xét một cách cẩn thận bởi sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau sẽ làm chứng béo phì trở nên trầm trọng và việc thay đổi chế độ ăn hay luyện tập không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Nhằm khuyến khích một cuộc tranh luận sôi nổi, tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh béo phì đang ngày càng trở nên trầm trọng ở tất cả các quốc gia, TS Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc tế về Béo phì:
1. Ngủ quá ít. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi.
2. Ô nhiễm. Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới những hormone này.
3. Điều hòa không khí. Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng.
4. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì?
5. Thuốc men. Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao… Đây là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên.
6. Tuổi thọ và chủng tộc. Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu.
7. Mẹ nhiều tuổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già.
8. Di truyền từ tổ tiên. Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bà vốn đã bị “lặn” ở thế hệ cha mẹ trở thành “trội” ở thế hệ các cháu.
9. Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản. Có một số bằng chứng cho thấy những người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm. Nếu như béo phì thực sự có liên quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của nhân loại.
10. Sự “liên minh” của những cặp béo phì. Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng kết hôn với những nam giới thừa cân. Nếu những người gầy ngày càng ít đi và béo phì thực sự là do gien quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì, quá khổ.
Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, ít sử dụng các sản phẩm sữa và những hormone từ ngành nông nghiệp biến đổi gien…
Tất cả đang đợi được giải thích và chứng minh bởi các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Khi nào cần phẫu thuật thẩm mỹ cho người béo phì?
Hiện nay có nhiều biện pháp để làm giảm béo phì, trên nguyên tắc là: chế độ ăn năng lượng thấp, cân đối, ít đường, đủ đạm, đủ vitamin, nhiều rau, hoa quả và tăng cường hoạt động thể lực. Nên tạo một thói quen ăn đủ chất, đúng bữa, không ăn vặt, hạn chế thức ăn ngọt, tập thể dục hoặc thể thao. Lười vận động, ngồi nhiều trước màn hình vi tính và tivi cũng là một yếu tố làm tăng béo phì, nhất là béo bụng.
Điều trị béo phì có nhiều biện pháp, tuần tự theo từng bước: chế độ ăn uống hợp lý, không dư thừa chất đường, không mất cân đối chất và vitamin. Chế độ rèn luyện thể lực đều đặn và đúng bài tập. Sử dụng chất giảm béo cần thận trọng kể cả với các thuốc giảm béo hay thực phẩm chức năng giảm béo. Khi cần sử dụng thuốc giảm béo hãy đến nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Khi đã thực hiện đủ các biện pháp ăn kiêng đúng phương pháp, tập luyện tích cực mà vẫn béo thì cần đến bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các thầy thuốc sẽ lựa chọn một giải pháp phù hợp với từng bệnh nhân để điều trị giảm béo. Có thể chỉ cần hút mỡ cục bộ hoặc phẫu thuật tạo hình thành bụng. Kỹ thuật này nhằm làm cho vòng hai thon thả hơn, bớt nặng nề hơn và mặc các trang phục thoải mái hơn. Nhưng không phải nơi nào cũng làm được việc này một cách khoa học và an toàn. Những bệnh viện có Khoa phẫu thuật tạo hình và có các bác sĩ được đào tạo đầy đủ về chuyên khoa phẫu thuật tạo hình mới được phép phẫu thuật và phẫu thuật an toàn.
Mỗi chúng ta có thể tự mình phòng chống quá cân, rèn luyện giảm béo. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Đánh tan những cơn đói vặt bằng một ly nước trà loãng.
- Không nên mua nhiều thực phẩm để tránh nấu quá tay.
- Bỏ tất cả những loại bánh ngọt, bơ, mứt, nước ngọt trong tủ lạnh, thay vào đó là những loại trái cây có khả năng giảm mập như cam, quýt, bưởi.
- Đừng cố "ngốn" hết thức ăn thừa mỗi khi dẹp mâm cơm.
- Chọn bát ăn nhỏ.
- Không bao giờ để thức ăn vặt trước mặt trong khi bạn đang ngồi "buôn chuyện” với bạn bè, vì mặc dù miệng nói nhưng tay bạn vẫn hoạt động.
- Đi dự tiệc không ăn quá no.
- Luôn kết thúc bữa tối trước 7 giờ, không bao giờ tính đến kế hoạch ăn khuya.
- Tranh thủ đi bộ và hoạt động thân thể bất cứ khi nào có thể, đừng lệ thuộc vào các phương tiện hiện đại.
- Tắm nước ấm làm da toát mồ hôi, bài tiết chất cặn bã. Tắm biển hoặc tắm nước pha chút muối cũng rất tốt.
- Trà giảm cân chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi đi kèm với thể dục và ăn uống điều độ.
- Không uống trà giảm cân với thuốc giảm béo trong cùng một thời điểm.
Điều trị và Phòng bệnh:
Thực hiện một chế độ ǎn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân bặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Các biện pháp cụ thể là:
-
Chế độ ǎn nǎng lượng (calo) thấp, cân đối, ít đói, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả.
-
Luyện tập ở môi trường thoáng.
-
Xây dựng nếp sống nǎng động, tǎng cường hoạt động thể lực.
-
Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.
- BMI từ 25-29,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal.
- BMI từ 30-34,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal.
- BMI từ 35-39,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal.
- BMI ≥ 40 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal.
Trong đó tỉ lệ nǎng lượng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid.
Hậu quả do bệnh béo phì gây ra
Bệnh béo phì cũng là "cánh cửa" dẫn đến rất nhiều bệnh tật và đe dọa cuộc sống khỏe mạnh của bạn.
Béo phì là tình trạng chất béo lưu trữ trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Ở người đàn ông, lượng chất béo vượt quá 25% so với tổng lượng mỡ trong cơ thể thì bị coi là bị bệnh béo phì. Ở phụ nữ, tỉ lệ này là 30%.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại béo phì. Xét theo sự phù hợp với nội tiết và tác nhân gây các bệnh chuyển hóa thì có thể chia thành bệnh béo phì đơn giản, béo phì cấp trung và béo phì do thuốc gây ra.
Béo phì ngày nay được coi là một bệnh lý đang có xu hướng ngày càng dễ gặp ở nhiều người. Bệnh béo phì cũng là "cánh cửa" dẫn đến rất nhiều bệnh tật và đe dọa cuộc sống khỏe mạnh của bạn.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 7 bệnh được coi là hậu quả do bệnh béo phì gây ra.
Cholesterol cao
Một trong những rủi ro lớn trong tình trạng thừa cân là sự phát triển của hàm lượng cholesterol cao. Bệnh béo phì làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Những người béo phì thường có mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch mà kết quả trong việc thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.
Đau tim và cao huyết áp
Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim).
Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ.
Các bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh cao huyết áp nên tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể để giảm thiểu bệnh .
Gout
Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ... mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.
Tiểu đường loại 2
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ não, mù lòa, thất bại thận và hại thần kinh...
Ảnh minh họa
Trào ngược axit
Bệnh béo phì làm tăng trào ngược vì mỡ bụng sẽ tạo áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản - ống kết nối từ cổ họng xuống dạ dày. Khi xuất hiện các áp lực lên thực quản, axit trong dạ dày chảy ngược trở lại. Tình trạng này dẫn đến chứng ợ nóng.
Viêm xương khớp
Trọng lượng cơ thể tăng lên gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp.
Ung thư
Khi bạn tăng cân quá mức, các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch cũng bị ảnh hưởng theo và giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, nó làm tăng nguy cơ tích tụ các độc tố lại trong cơ thể và về lâu dài đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Nguyên nhân của bệnh béo phì ở nam giới
Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với hậu quả của việc ăn quá nhiều và lối sống ít vận động.
Tỷ lệ béo phì của nam giới ở các nước phát triển và đang phát triển ngày càng tăng cao. Một cuộc khảo sát năm 2004 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ phát hiện 71% đàn ông trên 20 tuổi bị thừa cân và 31% bị béo phì. Trong khi một cuộc khảo sát tương tự được tiến hành vào cuối năm 1970, con số này là 47% và 15%.
Các nhà khoa học đang tìm kiếm những nguyên nhân của bệnh béo phì và khám phá vai trò của gen di truyền, chế độ ăn của phụ nữ mang thai và những thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh. Nhưng mấu chốt chính dẫn tới bệnh béo phì ở nam giới là: Lối sống ít vận động, ăn uống quá nhiều.
Các vấn đề sức khỏe lớn nhất của nam giới thừa cân
Có một loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì đe dọa nam giới béo phì. Trong khi phụ nữ tăng cân thường tập trung vào vùng hông, ngực và tay chân còn nam giới thì tập trung ở vùng thắt lưng. Vòng bụng của nam giới càng tăng thì nguy cơ họ phải đối mặt với các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu càng cao. Nguy hiểm hơn, nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, ung thư và ngưng thở khi ngủ cũng tăng lên. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục ở nam giới, khiến họ gặp khó khăn vận động và làm suy giảm chất lượng tinh trùng.
Một số gen có thể gây ra bệnh béo phì ở nam giới
Các nhà khoa học cho rằng có một số gen có thể gây ra bệnh béo phì. Tiến sĩ Claude Bouchard, Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington tại Đại học Louisiana đã tiến hành nghiên cứu trên 100 cặp song sinh cùng trứng. Các cặp song sinh này được ăn “chế độ ăn quá mức” giống hệt nhau trong 1 tháng. Kết quả, trong mỗi cặp song sinh cân nặng tăng tương tự nhau nhưng giữa các cặp song sinh khác nhau số cân nặng tăng không giống nhau. Trong khi có cặp chỉ tăng 3,6kg trong cả đợt nghiên cứu thì có những cặp tăng đến 12,5kg. Điều này chứng tỏ rằng khi ăn cùng một lượng thức ăn thì lượng chất béo được tạo ra ở mỗi người là không giống nhau và sự khác biệt này liên quan đến gen di truyền.
Tuy nhiên, có một số người dễ béo phì hơn những người khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sơ sinh tăng cân nhanh có nguy cơ béo phì khi lớn lên. Điều này có thể do gen quy định quá trình trao đổi chất trong giai đoạn bào thai tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen ăn uống trong suốt cuộc đời, Nicolas Stettler giáo sư nhi khoa tại Đại học Pennsylvania cho biết.
Nhưng gen không giải thích sự gia tăng bệnh béo phì mà nguyên nhân chính của sự gia tăng tỷ lệ bệnh béo phì là do ăn nhiều hơn nhu cầu hoạt động thể chất. Ngày nay, chúng ta ăn nhiều hơn nhưng sự bùng nổ của các phương tiện giải trí ít vận động khiến chúng ta ít vận động hơn do đó tỷ lệ béo phì tăng lên.
Tìm kiếm thuốc chữa bệnh béo phì
Các tổ chức nghiên cứu về di truyền học hy vọng rằng trong 10 hoặc 20 năm nữa có thể có các loại thuốc mới để điều trị béo phì. Tuy nhiên, có hơn 25 gen liên quan đến việc tăng cân bất thường và mỗi người có thể có 12 gen hoặc hơn trong số đó, mỗi gen góp một phần nhỏ vào việc tăng cân. Do đó, không chắc rằng các công ty dược phẩm có thể tìm ra được thuốc có khả năng chống lại tác động của tất cả các gen này với nhau, tiến sĩ Bouchard nói. Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm để tránh bệnh béo phì là đừng ăn quá nhiều và chăm tập thể dục
Chứng béo phì ở trẻ em
(Mầm non Thăng Long Kidsmart - Long Biên) - Bệnh béo phì ở trẻ em rất thường gặp và thực sự là điều đáng lo ngại đối với các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp mà còn dễ bị các vấn đề về tâm lý do bị bạn bè trêu chọc. Vậy Béo phì là gì? Làm thế nào để ngăn chặn béo phì.
Chứng béo phì ở trẻ em
Béo phì là gì?
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bé tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì. Chứng béo phì không do bất cứ đặc tính gia đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá.
Béo phì có nghiêm trọng không?
Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…
Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.
Nguyên nhân của bệnh béo phì là gì?
-
Tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết.
-
Di truyền trong gia đình.
-
Rối loạn chuyển hóa hoặc hoc mon
-
Thiếu vận động.
-
Ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.
Có cần đến bác sĩ khám không?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng con mình có “vấn đề” về mặt cân nặng. Trong những trường hợp hiếm hoi, chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để khảo sát.
Trong trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn nên khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Ðiều trị bệnh béo phì ở trẻ như thế nào?
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân dặc biệt.
-
Bạn hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề ăn uống không. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn dự kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho cháu.
-
Ðừng cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.
-
Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.
-
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
-
Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem TV và chơi game của trẻ.
-
Quá trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng. Bởi thế bạn hãy luôn tích cực động viên trẻ, lắng nghe nếu trẻ cảm thấy áp lực với chế độ ăn hoặc luyện tập, cùng trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp phù hợp. Hãy tích cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.
-
Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.
Món ăn giảm cân cho người béo phì
Béo phì không những làm cho bạn kém hấp dẫn, mặc cảm và tự ti mà kéo theo nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay tiểu đường…, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào. Để có thể bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân trong gia đình, bạn nên quan tâm đến bữa ăn hằng ngày.
Sau đây là một số món ăn dành cho những người béo phì muốn giảm cân. Các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Cơm thập cẩm
- Nguyên liệu
Gạo hạt dài 400g. Cà chua 500g. Bí non 500g. Đậu hà lan tươi 250g. Đậu xanh 150g. Lõi atiso 1 hộp. Hành 1 hộp. Muối, hạt tiêu, dầu ăn.
- Cách làm
Rửa sạch tất cả các loại rau. Thái mỏng hành, bí non thái miếng nhỏ. Luộc cà chua để bóc vỏ. Cho một chút dầu vào đun nóng rồi cho hành vào phi, cho đậu Hà lan đã nhặt và bí non vào. Ninh hơi 10 phút, thêm chút nước.
Vo gạo, ngâm nước lạnh 20 phút rồi để ráo. Cho đậu xanh vào luộc trong 10 phút với nước có pha muối. Để ráo nước rồi cho đậu vào cùng các loại rau khác. Cho cả cà chua thái miếng nhỏ vào. Để nấu trên lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Cho gạo đã ráo nước vào, chêm thêm 1 lít nước sôi hoặc nước dùng. Nêm muối, hạt tiêu. Đậy vung và ninh đến khi cơm chín. Sau đó cho atiso được thái làm 4 vào và để thêm 1-2 phút nữa là được một món ăn giảm cân vừa đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng.
2. Cơm chay rau quả
- Nguyên liệu
Gạo hạt dài 400g. Cà rốt 1g. Bơ 130g. Nho 100g. Đường mịn, muối, hạt tiêu, nghệ tây, quế, đinh hương, đậu khấu, thìa là.
- Cách làm
Thái mỏng hành sau đó cho vào phi trong bơ để riêng. Gọt vỏ cà rốt thái quân cờ rồi cho vào xào với bơ. Cho chút muối, nêm hạt tiêu, rắc đường và. Đun cho đến khi cà rốt mềm và có màu vàng nâu, gần giống màu caramen đồng thời cho thêm một chút bơ trong quá trình nấu và có thể thêm chút nước.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng bơ và cho nho vào cho đến khi nho nở và hơi vàng thì vớt ra. Sau đó cho bơ vào nồi đun nóng chảy, cho hỗn hợp của 4 loại gia vị vào rồi đổ gạo vào. Đảo để cho các hạt gạo ngấm đều bơ và gia vị. Đổ vào 1 lít nước sôi. Cho nghệ tây đã được hòa tan trong 1 thìa nước.
Đun sôi sau đó đậy vung và nấu lửa thật nhỏ cho đến chín. Vài phút trước khi nấu xong, cho vào cơm phần bơ nấu cà rốt, hành, một nửa nho và một nửa cà rốt. Đảo bằng thìa gỗ 1-2 lần để trộn đều. Lúc ăn, bày phần còn lại của nho và cà rốt lên. Cuối cùng đặt lên cơm 1 vài quả đạo lạc bóc vỏ hoặc hạnh nhân là được.
3. Cơm nấu với cà tím
- Nguyên liệu
Cà tím 3 quả. Gạo 400g. Hạt mù tạt đen, vỏ quế, hành, đinh hương, đậu khấu nguyên, hạt tiêu, dầu ăn và bơ.
- Cách làm
Vo qua gạo, ngâm 20 phút sai đó để ráo nước. Rửa và lau sạch cà tím. Để cả vỏ thái thành khoanh mỏng. Cho vào xào chín. Thái mỏng hành rồi phi vàng. Cho tất ca bơ và đun nóng chảy, cho hạt mù tạt vào.
Khi hạt mù tạt nổ hết thì cho các loại gia vị khác và ớt rồi trút gạo đã ráo nước vào. Nêm muối đậy vung và đun nhỏ lửa khoảng 20 phút. Khi nước đã ngấm hết, cho hành và cà tím phủ lên trên. Để thêm vài phút nữa cho nóng là ăn được.
Thực đơn cho bà bầu béo phì -
Món ăn bài thuốc cho người béo phì -
Vì sao béo phì gây vô sinh?
Giảm béo cho nam giới -
Thực đơn ăn kiêng giảm béo bụng hiệu quả
(st)