Nguyên nhân của bệnh chàm và những thông tin cần biết. Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất. Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm.
Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da. Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc. Tỷ lệ bị bệnh chàm tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Ở vùng tổn thương có mụn nước, rất ngứa, da dày lên, tiến triển dai dẳng. Vị trí của eczema thường có ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay.
Ở các vùng khác ít gặp. Điều trị bệnh này cần phải tiêu độc, chống viêm, chống dị ứng... Để đạt được kết quả cao, ngoài uống thuốc còn cần kết hợp thuốc bôi và thuốc rửa. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng.
Đại cương
Ảnh anh Hào trước điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
Theo tây y: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật đầy đủ về bệnh, nhưng có thể xem chàm là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, các yếu tố này đơn độc hay phối hợp. Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải tất cả những trường hợp nào viêm da cũng do chàm, và chàm là một bệnh ngoài da không lây.
Bệnh có thể chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau.
Theo đông y: Nguyên nhân do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh.
Ảnh anh Hào sau điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
NGUYÊN NHÂN BỆNH CHÀM.
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố : cơ địa và dị ứng nguyên.
1. Cơ địa .
Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, hen suyển. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh (về cận lâm sàng sẽ thấy CTM : tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân).
Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...
Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.
2. Dị ứng nguyên :
- Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, - sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...
- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.
- Yếu tố vật lý : ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
- Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.
- Một số cây : sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.
- Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.
TRIỆU CHỨNG BỆNH CHÀM.
1. Thương tổn cơ bản : là mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn, phản ánh tình hình biến chuyển của mụn nước, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần.
1.1. Giai đoạn tấy đỏ : bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau nầy sẽ tạo thành mụn nước.
1.2. Giai đoạn nổi mụn nước : các mụn nước điển hình của bệnh chàm thường phát sớm trên nền da đỏ, có khi tràn ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to bằng bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt liên tiếp, mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau.
1.3. Giai đoạn chảy nước : mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
1.4. Giai đoạn da nhẵn: sau một thời gian thì sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da, làm thành những vảy tiết dày. Sau một thời gian vảy tiết khô đọng rồi bong ra để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng như vỏ hành. Giai đoạn này ngắn.
1.5. Giai đoạn bong vảy da : lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa. Sau một thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương ở lớp thượng bì.
2. Triệu chứng ngứa : rất trung thành với bệnh, nghĩa là xuất hiện ngay từ thời kỳ đỏ da cho đến cuối giai đoạn. Cường độ rất dữ dội, có thể làm rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm.
Triệu chứng của bệnh chàm
-
Triệu chứng chàm cấp:
- Giai đoạn tấy đỏ: da vùng tổn thương có cảm giác ngứa, nóng, sau đó nổi lên các nốt đỏ li ti có khi nổi lên hẳn bề mặt da thành từng đám. Những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục … có thể bị phù nề.
- Giai đoạn mụn nước: Trên nền da đỏ bắt đầu nổi lên các mụn nước nhỏ như hạt tấm, hạt kê, chứa dịch trong, dính, mùi tanh. Giai đoạn này bệnh nhân ngứa nhiều hơn.
- Giai đoạn chảy nước: Do ngứa, gãi hoặc tự nhiên mụn nước sẽ bị dập vỡ chảy nước ướt bề mặt da, quần áo, sau đó để lại các vết trợt nông, nhỏ chảy nước liên tục, ngứa rất nhiều.
- Giai đoạn đóng vảy tiết: dịch khô tạo thành vảy tiết màu vàng nhạt, vảy mỏng, do gãi hoặc để tự nhiên thì vảy sẽ bong.
- Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết sau khi bong để lại lớp da mỏng, vảy bong hết lượt này đến lượt khác như vảy phấn, vảy cám, dần dần để lại lớp da mềm mại như bình thường. -
Chàm mạn:
-Gồm dày da, lichen hóa, sẹo, tăng sắc tố, xước da. -
Chàm bán cấp:
- Là hình thái lẫn lộn của chàm cấp và chàm mạn.
ĐIỀU TRỊ:
CHÀM hay còn gọi là eczema, điều trị bằng TINH HOA TẢ CAN kết hợp bôi coticoid (Flucinar), ngâm rửa hàng ngày bằng nước lá chè xanh. Trường hợp rất dày sừng lâu ngày có thể cần dùng đến Laser làm bong vảy thì bệnh sẽ được điều trị nhanh hơn.
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.
Đây là bệnh thuộc loại dị ứng nên việc phòng tránh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt cần được chú ý mấy điểm sau:
Không dùng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt chó, thịt gà, nhộng, các loại hải sản, lạc nhân, mắm tôm...
Tránh tiếp xúc các loại giày tất, quai dép, các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm... Mỗi người sẽ bị dị ứng với từng loại hoá chất khác nhau nên bản thân cần tự phát hiện được mình đang bị dị ứng với cái gì, loại gì từ đó có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.
Thời tiết, môi trường luôn thay đổi hoặc không phù hợp cũng làm cho bệnh thêm phức tạp. Do đó, người bệnh cần nêu cao ý thức tự phòng tránh.
CÁC HÌNH THỂ LÂM SÀNG BỆNH CHÀM
1. Theo tính chất của thương tổn :
1.1.Chàm đỏ : da đỏ sẫm, gần giống như là xuất huyết, hay ăn vào cẳng chân, chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy nước vàng.
1.2.Chàm dạng bọng nước: khi thương tổn chứa dịch lớn hơn 1mm gọi là bọng nước, mụn nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay, chân.
1.3.Chàm có sẩn : các sẩn nền nổi cao trông như sẩn huyết thanh tập trung thành từng đám.
2. Theo tiến triển của bệnh :
2.1.Chàm cấp : nền da đỏ, phù và chảy nước nhiều.
2.2.Chàm bán cấp : da còn đỏ,? ít phù nề, hết chảy nước.
2.3.Chàm mạn : bệnh chàm cấp tính dai dẳng, không khỏi thì trở thành bệnh chàm mạn tính, biểu hiện da đỏ có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy nước, nếu tồn tại lâu và do gãi nhiều thì da sẽ dày lên, nếp da sâu xuống tức là liken hóa.
2.4.Chàm bội nhiễm : do nhiễm tạp khuẩn, bên cạnh các mụn nước có các mụn mủ, loét trợt. Khi có vảy vàng giống vảy chốc gọi là chàm chốc hóa.
2.5.Chàm hóa : những bệnh da do bôi thuốc không hợp gây kích thích sẽ biến sang chàm, bên cạnh những thương tổn cũ xuất hiện những mụn nước giống bệnh chàm.
3. Theo căn nguyên :
3.1.Chàm thể tạng : chàm thể tạng chiếm khoảng 2-3 % dân số trẻ em và 1% dân số người lớn. Xuất độ trên dân số chung ở Hoa Kỳ có thể thay đổi từ 3-5%. Tỷ lệ bệnh tăng lên đặc biệt ở vùng ấm áp và các đợt bùng phát theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có thể có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Khoảng 60% bệnh nhân bị chàm thể tạng ở tuổi đầu tiên và 30% ở giữa tuổi lên 1 và lên 5.
Nguyên nhân chàm thể tạng hiện chưa được biết rõ. Có thể tùy thuộc vào tác dụng hỗ tương của nhiều yếu tố thể tạng, miễn dịch, tâm lý và thời tiết. Bản chất di truyền giữ vai trò quan trọng trong chàm thể tạng. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản.
3.1.1. Chàm thể tạng hài nhi : (< 2 tuổi ) (lác sữa)
Đây là dạng thông thường nhất của bệnh chàm ở trẻ em. Bắt đầu xuất hiện sớm ở trẻ bụ bẫm, từ 3-6 tháng tuổi và thường được gọi là “lác sữa”, hiếm khi khởi phát trước 2 tháng tuổi. Biểu hiện đầu tiên lên mặt, nhất là trên má và trán chừa lại vùng quanh miệng và mắt. Thương tổn thường là mụn nước một bên má sau lan hai má và lan tràn thành hình móng ngựa, cuối cùng lan rộng ra các phần khác của cơ thể. Bệnh bắt đầu bằng hồng ban, da nhám và tiến triển đến sẩn hóa, mụn nước hóa, rỉ nước, vảy tiết và vảy mịn. Ranh giới thương tổn không rõ, đối xứng và có khuynh hướng nhiễm khuẩn thứ cấp. Trẻ bị kích thích và bứt rứt dữ dội. Bú sữa bò, ăn trứng và uống nước chanh có thể là yếu tố thúc giục và làm nặng thêm bệnh. Việc mọc răng có thể bị ảnh hưởng. Tiến triển của bệnh thường là kịch phát đến 2 tuổi có thể khỏi hẳn và cũng có thể tiến triển sang dạng chàm thể tạng dạng trẻ em.
Biến chứng : Bội nhiễm da, bệnh nội tạng (viêm thận, phổi) chết trong tình trạng trụy tim mạch do nhiễm trùng.
3.1.2. Chàm thể tạng trẻ em (lớn hơn 2 tuổi).
Trong suốt thời trẻ em, bệnh chàm trở nên khô hơn, da dầy hơn, các tổn thương ngứa dữ dội, các mảng sẩn và liken hóa, hồng ban, trợt da và vảy tiết, nhiều ở nếp khuỷu và nhượng chân. Nhiễm khuẩn thứ cấp là thường xuyên, giới hạn thương tổn không rõ. Tiến triển tự nhiên của bệnh thường sẽ cải thiện, thời điểm tái phát lại là tuổi lên hai, lên bảy và lúc dậy thì.
Bệnh này sẽ nặng nhất và lan rộng nhất trong suốt thời gian 3 tháng cuối của tuổi đầu tiên, khoảng 4 đến 7 tuổi hiện tượng sạch tổn thương hoàn toàn được thấy trong 75% các trường hợp, trong khi đó 25% các trường hợp còn lại có biểu hiện bệnh trong suốt thời gian dậy thì.
Các dấu hiệu phụ của bệnh chàm: Da mặt thường tái, thường có hai quầng thâm ở mắt, viêm kẽ tai tái đi tái lại, nếp đôi dưới mắt.
3.1.3. Chàm thể tạng người lớn :
Đây là một bệnh tái phát mạn tính trên những bệnh nhân bị chàm thể tạng hoặc bị suyển từ nhỏ. Bệnh này thường lan khắp người giới hạn không rõ với các vị trí ưa thích ở mặt (trán, mí mắt), mặt trước cổ, hố khuỷu tay, nhượng chân, cổ tay, lưng bàn tay, bàn chân. Có thể xuất hiện trên và quanh núm vú nhất là phụ nữ mới lớn. Tổn thương da có xu hướng ở những mặt duỗi hơn là ở mặt gấp.
Đặc điểm lâm sàng là các mảng sẩn và liken hóa, ngứa dữ dội, tróc vảy, trợt da. Những đợt vượng bệnh thường liên quan đến những sang chấn về tinh thần. Chàm thể tạng rất hiếm ở những người lớn tuổi hơn và dường như lành ngẫu nhiên ở các bệnh nhân 40 đến 50 tuổi.
Các biến chứng thường gặp : viêm da mủ do tụ cầu và liên cầu khuẩn có thể phối hợp với to hạch vùng, sốt, và tăng bạch cầu. Tụ cầu đỏ là tác nhân gây bệnh quan trọng. Nhiễm khuẩn do siêu vi khuẩn mụn giộp có thể gây ra phát ban dạng thủy đậu củ kaposi. Đục thủy tinh thể, da vảy cá thông thường, chàm đỏ da toàn thân (viêm da tróc vảy toàn thân là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, được ước lượng ít hơn 1% số ca), biến chứng này có thể liên hệ với siêu vi khẩn lan rộng, các phản ứng kích thích tiếp xúc toàn thân hoặc rút lui đột ngột thuốc corticosteroids có độ mạnh cao dùng toàn thân hay tại chỗ đã kiểm soát được chàm thể tạng trầm trọng.
Xen lẫn với các triệu chứng lâm sàng có thể có biểu hiện dị ứng khác như : hen suyển, mày đay.
3.2. Chàm vi trùng :
Nguyên nhân thường do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn.
Đặc điểm chung : thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ, ngoài mụn nước còn có sự liên quan đến các ổ nhiễm trùng kề cận như : chốc, nhọt, hăm kẽ, lẹo, chốc mép, viêm quanh móng, nốt đỉa cắn, vết mổ bẩn, các ổ nhiễm trùng da.
Hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng như : viêm tai xương chủm, viêm xoang, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm thận... (nếu được điều trị và loại trừ ổ nhiễm khuẩn thì thấy bệnh sẽ giảm hoặc khỏi).
3.3. Chàm tiếp xúc :
Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là hiện tượng ngứa ở thượng bì và bì, thường khởi đầu khu trú, gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích, từ môi trường tiếp xúc với da.
Có 2 dạng viêm da tiếp xúc : là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích thích .
Người ta ước tính tỉ lệ bệnh viêm da tiếp xúc trong dân số chung thay đổi từ 1,5 đến 4,5%. Chàm tiếp xúc là nguyên nhân quan trọng làm mất khả năng nghề nghiệp và sinh hoạt? cá nhân.
Xuất độ lên đến 15% có thể tìm thấy trong các nhóm nguy cơ cao (như thợ làm tóc, thợ xây dựng nhà, nông dân, thợ xe máy ô tô, người làm vệ sinh...).
Xuất độ của chàm tiếp xúc đã và đang tăng lên hàng năm. Chàm tiếp xúc chiếm khoảng 20% bệnh nhân đến phòng khám da học. Gần 30% các bệnh nghề nghiệp tại Tây Đức là chàm tiếp xúc, phần lớn (70%) thuộc dạng kích thích.
Đặc điểm chung về lâm sàng:
Là bệnh cấp tính, thương tổn xuất hiện ở vùng da hở, giới hạn tương ứng với vùng tiếp xúc, có tiền sử tiếp xúc, khi loại trừ nguyên nhân thì khỏi, khi tiếp xúc thì bị lại. Khởi đầu phát ban chàm là khu trú và giới hạn trong phạm vi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Về sau, phát ban dị ứng có thể lan ra đến các vùng da khác, thường gặp ở phần da lộ sáng của thân thể. Tuy vậy, bất cứ vùng nào của da khi đã tiếp xúc với chất gây nhạy cảm hoặc gây kích thích đều có thể bị tổn thương. Các nơi da dày như lòng bàn tay chân, da đầu không bị tổn thương. Viêm da tiếp xúc kích thích thường gây tổn thương ở lưng bàn tay và kẽ các ngón nhiều hơn so với mặt lòng. Các tác nhân theo đường không khí (thuốc trừ sâu, thuốc trừ vật hại (chuột bọ), formaldehyde, phấn hoa...) thường gây bệnh ở mặt, cổ và cánh tay.
Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cấp tính theo trình tự như sau :
Hồng ban - phù - sẩn - mụn nước - bóng nước - rịn nước - vảy tiết
Trong giai đoạn cấp nếu nguyên nhân được loại trừ thì hồng ban biến mất trong vài ngày, mụn nước chảy nước khô đi, vảy tiết được thành lập, tróc vảy và da trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh còn tiếp tục thì bệnh chuyển sang giai đoạn bán cấp và sau đó trở thành mạn tính, lúc này thương tổn khô, nhám, ngả đỏ, dạng sẩn, vảy mịn, dày lên và liken hóa.
Các di chuyển thường gặp : Dị ứng nguyên có thể từ thú vật (len, lông, da) hoặc từ thực vật (cây sơn độc, cây anh thảo, cây tỏi...). Trên toàn thế giới khoảng 10.000 cây cỏ đã bị nghi ngờ gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc do tiếp xúc với các vật dùng hàng ngày : như son môi, kem bôi mặt, kem đánh răng, đồng hồ đeo tay, thuốc móng tay, kính đeo mắt, kháng sinh bôi tại chỗ, đồ nhựa, ni lông, hộp diêm, tiền bằng kim loại và chìa khóa nằm trong túi có thể gây ra viêm da tiếp xúc tại vùng da bên dưới đồ vật.
Để chẩn đoán chàm tiếp xúc thường dùng test áp với dị nguyên được pha loãng trong dung môi : áp phản ứng nguyên trên da lành, băng kín sau 15 phút, 48 giờ đọc kết quả, nếu có ngứa và nổi mụn nước là dương tính.
Đặc điểm đặc biệt của chàm thể tạng và chàm tiếp xúc là IgE tăng cao.
3.4. Chàm da mỡ (chàm tiết bã) :
Là một dạng thông thường của chàm vốn có khuynh hướng xảy ra ở những người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã ở mức tối đa như : ở da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai, có thể ở vùng bẹn, nách và dưới vú.
Xuất độ ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh (đỉnh cao ở tuổi 18 -40) và ở trẻ con. Ở trẻ dưới 1 tuổi xuất hiện dưới dạng “cứt trâu”. Bệnh thường gặp trên nam giới hơn nữa và gây bệnh khoảng 2-5% dân số. Chó, ngựa, bò cũng có thể bị. Chàm da mỡ thường xấu đi vào mùa đông ở các xứ lạnh.
Đặc điểm lâm sàng :
- Chàm da mỡ ở trẻ con :
Xuất hiện lúc trẻ còn rất nhỏ, thường khởi phát 6 -8 tuần tuổi. Đầu tiên trên đầu như một phát ban vẩy màu vàng dày (“cứt trâu” hay “vẩy nôi”). Sau đó ở vùng sau tai, cổ, nách, háng, vùng quấn tã, mặt và thân mình. Phát ban thường xuất hiện trước 3 tháng tuổi và có dự hậu rất tốt. Phát ban màu đỏ, có vảy mịn không ngứa, hoặc có rất nhẹ, tự giới hạn, ổn định trong vòng tháng và đáp ứng nhanh với điều trị, hiếm khi tái phát.
- Chàm da mỡ ở người lớn.
Bệnh khởi phát ở người lớn từ từ và thường ở những người da nhờn, có hiện tượng tăng tiết bã và gàu, hình ảnh kinh điển điển hình là vảy mịn nhờn màu trắng, ngả vàng trải rộng trên da đầu có ngứa ít nhiều, hồng ban nhẹ có kèm theo rụng tóc chút ít.
Chàm da mỡ có khuynh hướng trải rộng ra khỏi mí tóc đến mặt tạo “Vòng hoa tiết bã”, có thể đến nếp sau tai. Thương tổn điển hình là các sẩn có vảy mịn. Các đường nứt có thể phát triển trên các hõm giữa tai và da đầu. Khi mặt bị tổn thương viêm mí mắt là thông thường, có phát triển tróc vảy trên hồng ban ở mí mắt, nếp mũi môi và vùng râu, các tổn thương có khuynh hướng phát triển từ các nang lông, nách, bẹn, nếp dưới vú, vùng có lông của ngực và lưng. Viêm tai ngoài mạn tính là biểu hiện duy nhất của viêm da tiết bã.
Ở người lớn chàm da mỡ có thể liên tiếp kéo dài nhiều năm, với nhiều giai đoạn lui bệnh trong những mùa ấm áp. Nhiễm nấm men hoặc vi khuẩn có thể xẩy ra, nhất là tại các vùng kẽ.
3.5. Tổ đỉa : Chàm dạng tổ đỉa là một viêm da dạng chàm mạn tính, tái phát, trong đó các mụn nước ở sâu, ngứa, xuất hiện ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân.
Nguyên nhân đặc hiệu chưa tìm ra. Khoảng một nửa bệnh nhân có nền tảng là thể tạng dị ứng. Tổ đỉa có thể là phản ứng của nhiều yếu tố, như ổ nhiễm khuẩn (viêm hạch hạnh nhân mạn tính, viêm phế quản mạn tính...), cơ địa dị ứng, sang chấn tình cảm, nhiễm nấm, các dị ứng nhưng hệ thống và các chất kích thích hay chất dị ứng từ bên ngoài. Các dị ứng nguyên như : nickel, cobalt, phấn hoa, phomát, bia, rượu vang trắng, gia vị, penicilline và neomycin. Bệnh này thường thấy ở xứ nóng.
Tổ đỉa thường gây bệnh ở đàn ông và phụ nữ trên 40 tuổi và chiếm trên 20% các bệnh chàm ở bàn tay. Ngoài mụn nước, bọng nước nằm sâu trong lòng bàn tay, chân, nếu có nhiễm khuẩn thứ cấp xuất hiện, đau là triệu chứng chủ quan chiếm ưu thế. Mặc dù không biết nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp, một nguyên nhân đầu tiên như là nấm hay dị ứng tiếp xúc. Luôn luôn phải tiến hành tìm kiếm xét nghiệm nấm ngay ban đầu để loại trừ nấm lòng bàn tay, nấm lòng bàn chân.
Các yếu tố liên quan với tổ đỉa :
CHẨN ĐOÁN BỆNH CHÀM :
1. Chẩn đoán xác định: Thường dễ chẩn đoán xác định nhờ :
- Thương tổn cơ bản là mụn nước.
- Mụn nước tập trung từng đám, trên nền da đỏ và phù nề.
- Rất ngứa.
- Bệnh dai dẳng và hay tái phát.
2. Chẩn đoán phân biệt :
2.1. Giai đoạn bệnh có mụn nước :
- Mụn nước trong hắc lào (nấm da) : Các mụn nước sắp xếp ở bờ thương tổn, có xu hướng lành ở giữa, da nhạt màu hay sậm màu, ngứa khi tăng tiết mồ hôi, ra nắng, xét nghiệm nấm, (dương tính).
- Ghẻ : mụn nước khu trú ở kẽ ngón tay, chân, mông, bệnh có tính chất dịch tể, ngứa nhiều về ban đêm, có thể phát hiện được ký sinh trùng gây bệnh.
- Rôm : Xuất hiện mụn nước ở vùng da hở, nhanh chóng hóa mủ, các thương tổn tăng khi trời nóng và lặn khi mát trời.
- Chốc hạt kê : Giống các thương tổn chàm bội nhiễm, nhưng khác ở chỗ có vẩy tiết màu nâu như mật ong, cấy dịch mụn nước có vi khuẩn gây bệnh.
2.2. Giai đoạn khô và bong vảy :
- Vảy nến.
- Vảy phấn hồng
- Á sừng dạng vảy nến.
Trong chẩn đoán bệnh chàm vấn đề điều tra về cơ địa, tiền sử cá nhân, gia đình, tìm nguyên nhân là vấn đề then chốt.
Làm thử nghiệm trên da : Áp phản ứng nguyên trên da lành, băng kín sau 48 giờ đọc kết quả : nếu có ngứa, nổi mụn nước kết quả dương tính.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM:
1. Nguyên tắc :
- Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.
- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.
- Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.
- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.
- Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.
2. Thuốc bôi toàn thân :
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.
2.1. Thuốc bôi :
- Giai đoạn cấp : Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
- Giai đoạn bán cấp : Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...
- Giai đoạn mạn : mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.
3. Thuốc toàn thân :
3.1. Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.
- Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.
- An thần : diazepam, seduxen.
3.2. Thuốc giải mẫn cảm :
Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.
3.3. Vitamin liệu phòng : D 2, A, B2, B6, P, PP, F.
3.4. Khi hậu liệu pháp : Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.
3.5. Thuốc đông y :
3.6. Corticoit có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát trở lại :nên chỉ dùng thuốc ở giai đoạn bán cấp và không nên kéo dài, dùng trong đợt : Viêm da tiếp xúc cấp điều trị ngắn ngày.
3.7. Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
PHÒNG BỆNH.
Các biện pháp phòng bệnh cấp (0,1,2,3)
1.Phòng bệnh cấp 0 : là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội. Như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.
2. Phòng bệnh cấp 1: là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh : phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ dùng kích thích : rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống. Không tiếp xúc với những chất dể gây dị ứng.
3. Phòng bệnh cấp 2 :Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm các bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế. Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh. Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.
4. Phòng bệnh cấp 3: Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng
Điều trị bệnh eczema
Ngứa bìu & chàm bìu -
Bé bị chàm sữa
Chàm bội nhiễm
Bệnh Tổ Đỉa và cách điều trị
Em bé bị lác sữa và cách xử lý dành cho các bậc
Bệnh vảy phấn trắng Alba
(st)