Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp. Đau khớp gối là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra khi có những thương tổn ở vùng đầu gối khiến các cơ xương khớp vùng đầu gối không thể hoạt động bình thường. Cần nhận biết rõ về bệnh để tránh những biến chứng và những hậu quả đáng tiếc
Vì đau đớn mà rất nhiều người không thể thực hiện những hoạt động thường ngày như ra khỏi giường, đi lên xuống cầu thang và lái xe
Các khớp đầu gối được cố định với nhau bởi rất nhiều gân và dây chằng.Dây chằng nối xương với xương ( tại các khớp) và gân nối cơ với xương.Giữa các đầu xương là các lớp sụn cho phép các đầu xương trượt lên nhau một cách trơn tru.. Bởi vậy, bất kì thành phần nào kể trên cũng gây đau đầu gối
Triệu chứng của bệnh
-
Mỗi sáng bạn thấy đơ cứng khớp rất nhanh
-
Bạn thấy cơn đau lan nhói khi bạn đi bộ hoặc chạy
-
Bạn thấy cơn đau lan nhói khi bạn đi bộ hoặc chạy
-
Bạn nghe thấy tiếng lắc rắc, lục cục trong xương bánh chè khi di chuyển đầu gối.
-
Đầu gối đau khi leo cầu thang
-
Đầu gối sưng to
-
Thấy cơn đau ở vị trí dưới xương bánh chè
Nguyên nhân của bệnh khớp gối
Giãn dây chằng:
Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường được nữa
Rách dây chằng:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng và gây bất động khớp. Dây chằng bị rách được những dòng máu nhỏ chảy bên trong phục hồi chậm chạp. Ví dụ trong trường hợp điển hình như tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước bị tổn thương do những hành động xoắn đột ngột. Loại tổn thương này và một số loại tổn thương đầu gối khác là dạng tổn thương điển hình do chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều.
Căng gân
Gân là giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài tập vận động mạnh. Nếu cơ bị lạnh hoặc bị mệt mỏi thì nó sẽ không hoạt động hiệu quả cao
Sự căng cơ nhẹ và các vết rách nhỏ trên gân không phải lúc nào cũng đáng chú ý vì gần như nó không gây đau nhiều nếu được nghỉ ngơi và có cơ hội để tự chữa lành. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau.
Rách gân:
Nếu quá nhiều tia rách thì gân sẽ bị rách trầm trọng và giống như dây chằng nó không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa
Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân
Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay
đổi tư thế đột ngột như chơi vợt bong, tennis, đá bóng, bóng bầu dục, bóng rổ, lướt sóng hoặc trượt tuyết.
Viêm gân bánh chè:
Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.
Tổn thương gân bánh chè xảy ra do vận động quá mức đặc biệt trong các hành động nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ. Đây là lí do viên gân bánh chè được gọi là “ Gối của những người nhảy”
Tổn thương sụn – rách sụn chêm:
Sụn bị rách xảy ra ở cả người trẻ và người già và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Hai nguyên nhân cơ bản gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương ( thường gặp trong môn điền kinh) và do quá trình thoái hóa (( người già thì sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.
Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè:
Hứng nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Được xem là “căn bệnh đầu gối của người chạy”, căn bệnh này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 35 , những người khỏe mạnh hoặc vận động viên điền kinh. phụ nữ thường dễ mắc phải hơn nam.
Viêm khớp mãn tính
Có tới hàng trăm chứng bệnh viêm khớp khác nhau, viêm khớp xương mãn tính là điển hình nhất, và hơn 20 triệu người dân Mỹ mắc căn bệnh này.
Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Sụn có thể xem như talong cao su trong lốp xe hơi, nó có tính bền nhưng cũng dễ bị hư mòn qua thời gian sử dụng. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ th
Triệu chứng của bệnh khớp
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Ai là người hay mắc bệnh đau khớp?
Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
Cách chữa bệnh đau khớp
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.
Cách phòng bệnh đau khớp
-
Hãy khởi động khớp gối trước khi tập thể dục
-
Giữ đầu gối ấm vì gân và dây chằng dễ bị tổn thương khi gặp lạnh
-
Nếu bạn bị đau gối khủng khiếp và không thể mang vật nặng hãy hỏi ý kiến của bác sỹ chiro có thể họ yêu cầu bạn chụp phim X-Quang hoặc Cộng hưở
-
Cố gắng kiểm soát cân nặng vì quá béo sẽ tăng áp lực lên khớp gối
-
Khi đi bộ hoặc chạy trên nền cứng hãy đi đôi giày
-
Đeo dây đeo đầu gối
-
Tránh để không bị căng khớp gối khí không cần
-
Thường xuyên vận động:Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
-
Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
-
Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
-
Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Bài thuốc chữa đau khớp
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đaugiảm đi, khớp bớtsưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.
Những lưu ý đối với người đau khớp
Những người bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo".
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% - 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.
Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Khớp
Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.
Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp
Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.
Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase.
Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.
Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 - LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.
Chế độ ăn trong một số bệnh viêm xương khớp thường gặp
1. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.
2. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.
3. Bệnh gout
Cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chất đạm để làm giảm lượng acid uric trong máu, tinh thể uric lắng đọng trong khớp như:
* Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò...
* Đặc biệt không dùng chất đạm này chung với bia, rượu mạnh hoặc rượu vang đỏ.
* Các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm.
* Tránh uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chocolat.
* Tránh dùng mỡ động vật.
Nên dùng:
- Ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân.
- Tập thể dục đều đặn.
4. Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:
- Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.
- Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch...
- Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.
- Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...
Tóm lại, viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của ngành y tế nước nhà. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và gluco corticoide.
Các thuốc kháng viêm không steroid gây giảm tổng hợp Prostaglandin nhờ ức chế men Cyclooxygenase.
Corticoid ức chế hoạt hóa men Phospholipase A2 gây giảm giải phóng acid béo thiết yếu Arachidonic từ màng tế bào, do đó giảm sản xuất Prostaglandin, Thromboxane A2, và giảm viêm.
Từ cơ chế trên có thể điều chỉnh được bằng chế độ ăn, góp phần đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao, hơn nữa còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.
Thức ăn nên tránh:
Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp
Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.
Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.
Nếu hy vọng dùng chế độ dinh dưỡng để thay thế thuốc hoàn toàn trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng áp dụng cách ăn uống một cách chọn lọc nhằm thu ngắn thời gian phải dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Đừng quên sử dụng thuốc nào cũng thế, hễ dư thừa sẽ trở thành thuốc... độc!
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp -
Viêm khớp xương
Chế độ ăn kiêng cho người đau khớp gối
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới -
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp
Bé bị viêm khớp cấp
(st)