Nguyên nhân của bệnh hôi miệng và cách chữa trị nhanh khỏi nhất

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh hôi miệng và cách chữa trị nhanh khỏi nhất

19/04/2015 10:29 AM
628

Nguyên nhân của bệnh hôi miệng và cách chữa trị nhanh khỏi nhất. Ngày xưa cũng như ngày nay,hôi miệng(HM) là vấn đề mà con người luôn quan tâm.Thế giới đã có hàng ngàn công thức chế các loại nước xúc miệng để chữa HM,nhưng có lẽ bước vào thế kỷ 21 con người quan tâm đến hơi thở của mình hơn lúc nào hết.



ảnh minh họa

Hiện nay ở Mỹ ,mỗi năm người ta tốn hàng tỉ đô la để mua những thứ lam thơm miệng như kẹo cao su,thuốc xịt thơm miệng,thuốc xúc miệng….

HM gây tác hại không nhỏ đến cuộc sống con người,HM gây bất lợi trong giao tiếp,trong nghề nghiệp,trong tình cảm…Có những người đã tự tử vì hôi miệng được ghi lại trong sử sách.

Cách đây 10 năm con người biết rất ít về HM và HM vẫn xem là một trong những điều bất trị.Đến đầu thập niên 90 máy đo HM ra đời với cái tên là Halimeter,từ đó tạo cơ sở cho các nhà khoa học nghiên cứu về chứng HM phiền toái này.

Ngày nay,hàng trăm trung tâm nghiên cứu và điều trị HM mọc ra khắp nước Mỹ,nhờ đó nhiều điều đã được sáng tỏ về nguyên nhân cũng như các chữa trị chứng hôi miệng.

Tại sao miệng có mùi hôi:

Mùi hôi ở miệng thường là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC(volatile sufur compounds).Người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình.Nhưng 3 chất chính gây HM,đó là:

-Hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối

-Methyl Metcaptan(CH3SH)có mùi ga

-Dimethyl sulfide (CH3S CH3)

Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều ở miệng vượt quá khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng thì khi đó miệng có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được thì lúc đó ta bị chứng hôi miệng.

Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi(VSC)này đến từ 2 nguồn:

-VSC được tạo ra từ hốc miệng:Hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

-VSC được thải ra hơi thở do các bệnh lý đường hô hấp,bệnh lý toàn thân ,do thức ăn,do thuốc…Đây là trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.

Các nguyên nhân ngoài miệng:

Khoảng 10 % trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ngoài miệng.Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi,viêm cuống họng,cuống phổi hay sinh mù trong phổi đều có thể làm hôi miệng.

(Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Aceton),bệnh suy thận(mùi cá ươn),bệnh gan(mùi trứng ung pha với tỏi)…Một người khi tự nhiên đột ngột sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ một bệnh lý toàn thân nào đó.

Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày ( bao tử)gây HM nhưng thực sự bệnh bao tử không ảnh hưởng đến chứng HM vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.

-Một số thức ăn gây hôi miệng như hành,tỏi,trứng,cá…Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây HM tạm thời trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

-Một số thuốc uống cũng tẩy hôi miệng như thuốc cảm,thuốc dị ứng,thuốc cao huyết áp,thuốc chống trầm cảm…

-Ở phái nữ thì các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng như thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt

Nguyên nhân trong miệng:

Khoảng 90% trường hợp HM là do nguyên nhân ở miệng.HM là do các vi khuẩn phân hủy Protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí phải thường chú ẩn dưới mảng bám răng,trong khe niếu,trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi .

Nguồn Protein đến từ mảnh vụn thức ăn,xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.

Tóm lại bất cứ bệnh lý tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ,nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành.Những tình trạng,bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém,lưỡi bẩn,bệnh nha chu,khô miệng.

Nước bọt có liên quan gì đến hôi miệng ?

Nước bọt có liên quan mật thiết đến vấn đề hôi miệng .

Nước bọt là một nước súc miệng thiên nhiên ,hoàn hảo ,có vai trò rửa sạch và sát khuẩn .Nước bọt được tiết ra mỗi ngày ,nó hấp thu các khí có mùi hôi và cuốn theo nhiều vi khuẩn ,mảnh vụn thức ăn để rồi đua đến nơi xử lý (bao tử).Vì một lý do nào đó làm miệng ta ít nước bọt(khô miệng) là chúng ta bị hôi miệng ngay .Ban đêm khi ta ngủ, nước bọt tiết ra ít chính vì thếkhi thức dậy mọi người ít nhiều đều có hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân đưa đến khô miệng : do dùng một loại thuốc nào đó ,do các bệnh lý của tuyến nước bọt,do thở bằng miệng ,do không uống đủ nước mỗi ngày.

Vai trò của lưỡi trong hôi miệng:

Ngày nay,người ta nhận thấy lưỡi đóng một vai trò quan trọng việc gây hôi miệng. Lưng lưỡi với cấu trúc đặc biệt của nó có nhiều khe, kẽ là nơi dễ cho vi khuẩn kỵ khí trú ngụ.

Lưỡi sạch có màu hồng tươi,khi có một lớp trắng phủ lên lưỡi nghĩa là có hàng triệu vi khuẩn đang sinh sống ở đó.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÔI MIỆNG :

1. Hôi miệng giả:

Bệnh nhân lúc nào cũng nghĩ mình hôi miệng nhưng thật sự không phải .

Hôi miệng tạm thời:

Hơi thở có mùi hôi thật sự nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn.

Mỗi sáng thức dậy, miệng có mùi hôi do ban đêm ta ngủ, nước bọt tiếc ra ít, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi vào lúc sáng.Sẽ hết hôi miệng khi ăn sáng ,chải răng.

Ăn một số thức ăn như hành ,tỏi,trứng,cá,giavị…sẽ bị hôi miệng trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

Một số thuốc uống cũng bị hôi miệng tạm thời như thuốc cảm ,thuốc dị ứng ,thuốc cao huyết áp,thuốc chống trầm cảm…

Ở phái nữ,các thay đổi về nội tiết lúc trứng rụng ,lúc có kinh nguyệt có thể làm cho cơ thể có mùi đặc biệt.

Hôi miệng do khô miệng tạm thời  sau khi nói nhiều, bị căng thẳng hay lo lắng. Có nhiều người hể cứ khi đi phỏng vấn xin việc,thì miệng trở nên hôi.

2. Hôi miệng thật sự:

Hôi miệng do các nguyên nhân ngoài miệng:

+ Do các bệnh lí trên đường hô hấp như viêm xoang ,viêm amiđan mủ hay hốc, viêm phổi phế quản…

+ Do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường (hơi thở mùi acêtôn), bệnh suy thận(mùi cá ươn), bệnh gan(mùi trứng ung pha với tỏi)… Một người khi tự nhiên đột ngột bị hôi miệng nặng thì phải nghĩ đến một bệnh lý toàn thân nào đó. Nhiều người lầm tưởng bệnh bao tử gây hôi miệng nhưng thực sự bệnh bao tử không ảnh hưởng đến chứng hôi miệng vì thực quản  thường thì ép chặt lại hơi, không xông ngược lên được.

Hôi miệng do các nguyên nhân trong miệng:

+ Do vệ sinh răng miệng kém.Lưỡi bẩn.

+ Do các bệnh lý ở miệng: Nha chu viêm,khô miệng ,sâu răng ,viêm nướu lở loét hoại tử,mang hàm giả tháo lắp,cầu mão bị hở, chân răng nhiễm trùng, viêm lợi trùm, viêm miệng áp tơ…

Mùi Hôi do đâu?

Mùi hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:

-Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.

-Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.

-Dimethyl sulfide (CH3SCH3)

Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.
Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.

Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi này là do các vi khuẩn chuyển hóa các chất bã hiện diện trong hốc miệng như mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, và các tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng. Các vi khuẩn gây hôi miệng này là các vi khuẩn kỵ khí( chỉ phát triển trong điều kiện không có oxy) nên chúng thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khi nướu, trong túi nha chu và giữa những khe  của niêm mạc lưng lưỡi.

Như vậy, bất cứ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và các chất bã tích tụ, khi đó quá trình phân huỷ xảy ra và mùi hôi hình thành. Những tình trạng, bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng.

LƯNG LUỠI

Nơi sản sinh nhiều mùi hôi nhất. Mặt lưng của lưỡi với những gai lưỡi và khe rãnh là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và chất bã hình thành một lớp bợn lắng đọng ở phần sau của lưỡi.
Lưỡi sạch có màu hồng tươi, khi có một lớp bợn trắng phủ lên lưỡi nghĩa là có hành triệu vi khuẩn đang sinh sống ở đó và liên tục sản sinh ra các khí có mùi hôi.
Ngày nay, người ta nhận thấy rằng lưỡi đóng vai  trò quan trọng trong hôi miệng.

NƯỚC BỌT

Vũ khí  chống hôi miệng hữu hiệu. Nước bọt là một nước súc miệng thiên nhiên, hoàn hảo, có vai trò rửa sạch và sát khuẩn . Nước bọt thường xuyên được tiết ra trong miệng, nó hấp thu các khí có mùi hôi và cuốn theo nhiều vi khuẩn, chất bã đưa xuống bao tử xử lý. Vì một lí do nào đó  làm miệng ta ít nước bọt (khô miệng) là chúng ta bị hôi miệng ngay.

Có nhiều nguyên nhân đưa đến hôi miệng:

Do dùng một loại thuốc nào đó, do các bệnh lý của tuyến nước bọt, do thở bằng miệng, do uống không đủ nứơc mỗi ngày. 

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH CÓ HÔI MIỆNG?

Đây là vấn đề hết sức thiết thực, nhiều người muốn biết mình có hôi miệng không trước khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc quan trọng.

Có 3 cách để biết mình có hôi miệng không:

-  Tự phán đoán: nhiều người tự đánh giá hơi thở của mình bằng cách ngửi hơi thở trong lòng bàn tay. Nhưng cách này không chính xác vì mùi ta đã quen với  mùi hôi của mình. Điều này có nghĩa là khi ta không ngửi được mùi hôi thì cũng không chắc là mình không bị hôi miệng. Tuy nhiên, nếu ta ngửi đựoc mùi hôi của hơi thở mình thì có nhiều khả năng mình bị hôi miệng. có bác sĩ đề nghị ta nói vào lòng bàn tay thay vì thở, như thế sẽ chính xác hơn.

Ở các nước phương Tây, người ta thường tự chẩn đoán bằng cách liếm vào mu bàn tay, để vài giây cho bốc hơi và ngửi. Vì nước bọt hấp thụ các thứ có mùi hôi trong miệng nên nước bọt nào khi bốc hơi ít nhiều cũng có mùi hôi.

Vấn đề ở đây là ta không biết mùi hôi ở mức độ nào thì bị hôi miệng(gây khó chịu cho người khác). Nên với cách thử này nếu ta không ngửi được mùi hôi hoặcmùi hôi rất nhẹ thì có nhiều khả năng ta không bị hôi miệng.

- Nhờ người khác đánh giá:

Đây là cách đánh giá đáng tin cậy nhất. Vấn đề là mọi người đều quá tế nhị, không ai chịu nói cho chúng ta biết là chúng ta bị hôi miệng. Chính vì vậy, chúng ta thường hay phán đoán mình bị hôi miệng qua thái độ của người khác khi tiếp xúc với mình. Nhưng cách phán đoán này nhiều lúc nhầm lẫn.

- Dùng phương tiện đánh giá:

Ngày nay, trên thế giới có một số phương pháp đánh giá hôi miệng một cách khách quan. Tại Việt Nam, một số nơi có trang bị máy đo hôi miệng Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh để bay hơi trong hơi thở. Nhờ đó chúng ta biết mình có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đóan hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.

ĐIỀU TRỊ HÔI MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, chúng ta cần phân biệt hôi miệng do nguyên nhân nào: Đến từ miệng hay đến từ phần còn lại của cơ thể. Muốn phân biệt, ta phải đánh giá hơi thở qua miệng và hơi thở qua mũi. Chúng ta có thể nhờ một người thân làm công việc này hoặc máy Halimeter có thể chẩn đoán một cách chính xác.

Nếu hơi thở qua miệng hôi, qua mũi không hôi thì chắc chắn hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

Nếu hơi thở qua miệng và qua mũi đều hôi gần như nhau thì nguyên nhân đến từ một nơi nào khác trong cơ thể. Nếu hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng thì nên đến Bác Sĩ tai mũi họng và đến Bác Sĩ Nội khoa để khám.

Nếu hôi miệng do nguyên nhân ở miệng, ta tiến hành các bước sau:

1.  Thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả:

- Làm sạch lưỡi: với bàn chải mềm hoặc với dụng cụ cạo lưỡi. Đây là công việc rất quan trọng trong điều trị hôi miệng và cần thực hiện trước khi chải răng. Cạo lưỡi sau khi đánh răng dễ bị phản xạ nôn do tác dụng của hương liệu bạc hà.

- Chải sạch răng với bàn chải thích hợp: chủ yếu là chải sạch khe nướu vì vi khuẩn kỵ khí không nằm trên mặt răng nhưng nằm trong khe nướu.

- Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa. Ngửi đoạn chỉ nha khoa vừa mới làm sạch một kẽ răng để biết kẽ răng nào bị hôi và làm kỹ kẽ răng đó.

2.  Đi khám răng miệng:

Để Bác Sỹ kiểm tra thêm có bệnh lý nào ở răng miệng có thể hôi miệng như: nha chu viêm, hôi miệng, sâu răng, cầu mão bị hỡ…và điều trị triệt để các nguyên nhân này.

Nếu đã thực hiện 2 công việc trên mà vẫn còn hôi miệng thì nên tăng cường các biện pháp sau:

- Dùng các dung dịch súc miệng đặc trị hôi miệng: không phải dung dịch súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn các dung dịch súc miệng trên thị trường đều có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.Chlorine dioxide, Chlorherxidine, Zinc… là những thành phần quan trọng có trong các dung dịch súc miệng đặc trị hôi miệng, chúng có khả năng diệt khuẩn các loại vi khuẩn kỵ khí hoặc có khả năng phân huỷ các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.

- Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước, uống nước có nhỏ vài giọt chanh, nhai kẹo cao su.

- Kiêng cử rượu, thuốc lá. Tránh sự căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là lo lắng về hôi miệng.

Chúng ta đừng để chứng hôi miệng hoặc lo sợ mình bị hôi miệng đeo đuổi phá hoại cuộc đời mình.

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Trong trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng,muốn chữa trị phải có sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm loại trừ sự tích tụ của vi khuẩn,thức ăn và tế bào chết trong miệng.

Trước hết về phía bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả.

Để chữa trị hôi miệng,sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ cần làm 03 việc sau đây:

1.Chải sạch răng với bàn chải,chủ yếu là chải sạch khe nướu.

2.Làm sạch kẽ răng với chỉ nha cho vi khuẩn,thức ăn,tế bào chết tích tụ mà bệnh nhân không thể nào làm sạch được như sâu răng,vôi răng,túi nha chu,răng khôn mọc lệch,miếng rám thừa,cầu mão không tốt…Thì bác sĩ có vai trò chữa trị và sửa chữa những bệnh lý và khiếm khuyết này.Nếu bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

Tuy nhiên,có một số trường hợp dù vệ sinh răng miệng rất sạch,và trong miệng cũng không còn một bệnh lý, khiếm khuyết nào gây tích tụ vi khuẩn,thức ăn,tế bào chết nhưng miệng vẫn hôi. Theo nghiên cứu của những năm gần đây,người ta cho rằng lưng lưỡi ( phần sau) là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong những trường hợp này.

Trong trường hợp này bệnh nhân cần phải:

1.Cải thiện vệ sinh lưỡi ở phần sau lưng lưỡi

Phần sau lưng lưỡi là nơi nhạy cảm,khó cho chúng ta làm vệ sinh một cách triệt để. Để tránh phản xạ nôn oẹ khi vệ sinh lưỡi,chúng ta cố gắng lè lưỡi ra càng nhiều càng tốt và ngừng thở trong chốc lát khi chải phần sau của lưỡi.

2.Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị hôi miệng

Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng .Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn ,sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn .Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide(CIO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng.CIO2 có khả năng phân huỷ hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn .

3. Tăng cường lưu lượng nước bọt

Bằng cách uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày ) kiêng cữ rượu ,thuốc lá ,tránh sự căng thẳng …và sống một cuộc sống vui tươi thư thái.

Cách phòng chống hôi miệng:

Nếu hơi thở hôi liên tục, những yếu tố nha khoa và bệnh lý khác đã được loại trừ,việc kiểm tra chuyên khoa và điều trị là bắt buộc. nên đi kiểm tra thường xuyên. Các phòng khám nha khoa có thể chẩn đoán chứng hôi miệng, nhờ một số phương pháp được dùng trong phòng thí nghiệm cũng như điều trị bệnh hôi miệng

hôi miệng, miệng, bệnh hôi miệng, súc miệng, mùi hôi, lưỡi, Súc miệng,


Cách điều trị bệnh hôi miệng

Các phương pháp điều trị được gợi ý bao gồm:

Vệ sinh răng miệng biện pháp đầu tiên để điều trị bệnh hôi miệng

  • Làm sạch lưỡi nhằm kiểm soát hơi thở có mùi, đây cũng là một việc hết sức quan trọng. Có thể kiểm soát được và rất có hiệu quả, không được quên động tác chải lưỡi khi chải răng.

  • Ăn một bữa sáng lành mạnh với các thức ăn thô, để làm sạch mặt sau của lưỡi.

  • Nhai kẹo cao su

  • Súc miệng:Nên súc miệng trước khi đi ngủ, một số loại nước súc miệng trên thị trường có tác dụng giảm mùi hôi trong nhiều giờ. Một số nước súc miệng có chứa một số thành phần hoạt hóa, có thể bị bất hoạt bởi xà phòng trong kem đánh răng. Vì thế không nên súc miệng ngay sau khi chải răng, hoặc dùng nước súc miệng khi chải răng mà nên dùng trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày:Bao gồm đánh răng, làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa và khám nha sỹ theo định kỳ.

Liệu pháp tâm lý:

Có khá nhiều bệnh nhân bị mắc chứng hôi miệng ảo tưởng, những bệnh nhân này bị ám ảnh về hơi thở hôi, hay chứng ảo tưởng hôi miệng. Họ chắc chắn rằng mình bị hôi miệng, mà không hề hỏi ý kiến ai khác để có được nhận xét khách quan. Do vậy liệu pháp tâm lý hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân này.


  Các loại rau quả chữa hôi miệng


Nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, thường gặp là thiếu vệ sinh răng miệng, hoặc do dùng thức ăn “nặng mùi” như hành sống, tỏi sống...

Rau quả chữa hôi miệng

Rau xà lách: rửa sạch, ngâm trong nước muối nhạt giây lát, nhai ăn sống. Ngày vài lần. Giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.

Vải vài quả: lột vỏ, ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Giúp phương hương hóa trọc, sinh tân giải khát.

Lá măng
15g: sau khi sắc, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 – 4 lần. Trừ hôi miệng.

Đu đủ
30g, hoắc hương 6g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Giúp thơm miệng trừ hôi.

Quả mận 30g, bối lan 10g, lá tỳ bà 10g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa lại. Giúp trừ hôi tẩy bẩn.

Quất bì 30g: rửa sạch, thái sợi, sắc nước, dùng thuốc thay trà. Ngày 1 thang, chia dùng vài lần. Kiện tỳ, trừ hôi.

Hạt dưa lưới 20g: nướng khô, tán nhuyễn, dùng một ít ngậm trong miệng. Ngày 2 - 3 lần. Giúp sinh tân trừ hôi.

Hôi miệng do vị nhiệt

Chanh tươi: 1 kg, mật ong vừa đủ: chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong trộn đều. Mỗi lần 1 - 2 muỗng canh. Ngày 2 lần. Thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.

Rau quả: Thần dược chữa hôi miệng - 1

Chanh tươi trị hôi miệng do vị nhiệt. (ảnh minh họa)

Dưa leo (dưa chuột) tươi vừa đủ: rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uốngthay trà. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát.

Dưa hấu 1 quả: rửa sạch, bổ làm đôi, móc ra ruột, vắt nước cốt, dung làm thức uống. Ngày 1 liều, chia 3 – 5 lần. Thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.

Hạt dưa hấu vừa đủ: rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Giáng hỏa trừ hôi. Hạt dưa lưới khô vừa đủ, mật ong vừa đủ: hạt dưa lưới bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật ong trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Thanh nhiệt trừ hôi, sinh tân giải khát.

Lô căn tươi 100g, đường phèn 30g: lô căn rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén, thêm đường phèn và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay trà. Ngày vài lần. Giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.

Hôi miệng do thực tích

Sơn tra (táo mèo): Sơn tra 30g, kê nội kim 30g: sơntra (bỏ hột), kê nội kim nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần dung 3 - 5g, ngày 2 - 3 lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.

Ô mai trắng: hái quả chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm trong miệng sau bữa ăn. Thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực.

Ô mai vừa đủ: ngậm trong miệng. Trợ tiêu hóa, sinh tân trừ hôi.

Rau quả làm thơm miệng


Lê tươi
2 quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà.

Rau quả: Thần dược chữa hôi miệng - 2

Lê tươi làm thơm miệng.

Cà chua 15g, lá bạc hà 9g, mật ong vừa đủ: cà chua và lá bạc hà xay nhuyễn, nêm vào mật ong, dùng làm thức uống. Phương hương hóa trọc.

Hạt bí đao 100g, đại táo 100g, nhục quế 50g, vỏ tùng 100g, mật ong 1 lít: đại táo xay nhuyễn, hạt bí đao, vỏ tùng cùng sấy khô, tán ịn, trộn với đại táo, thêm mật ong chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên. Làm thơm thân thể, da niêm sáng mịn.

Lá đậu xanh
15g, hoắc hương 10g: lá đậu xanh cùng hoắc hương sắc nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.

Rau quả trừ hôi rượu

Trà một ít: trà cho vào miệng ngậm nhai, sau 3 - 5 phút nhả sạch. Ngày 2 - 3 lần. Sinh tân trừ hôi rượu.

Bưởi 1 quả: bưởi gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi. Giải độc rượu, trừ hôi rượu.



Hỏi đáp liên quan


Chứng hôi miệng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi có người quen có mùi hơi thở nặng, nên dễ mất tự tin khi nói chuyện với mọi người, hàng ngày vẫn chịu khó vệ sinh răng miệng sau khi ăn ( 3 lấn / ngày ) và uống nước đều đặn, vậy cho hỏi có biện pháp nào để chữa trị bệnh trên, hoặc có thể đi khám chữa ở đậu xin chân thành cảm ơn

(hanofam)


Trả lời:
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều ngưới mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Hôi miệng có thể không phải là ta đau bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có tác dụng tâm lý rất mạnh. Y tế tiến bộ như nước Mỹ mà quan sát cho biết có cả trăm triệu người bị hôi miệng khi này khi khác trong cuộc đời. Chứng này gây nhiều bối rối cho bệnh nhân trong giao tế đôi khi ảnh hưởng tới cả công ăn việc làm.
 
Nguyên nhân: Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu.
 
1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình.
 
Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau:
 
• Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
 
• Nhiễm trùng ở nướu răng;
 
• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;
 
• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
 
• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;
 
• Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.
 
Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS.
 
Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... cũng làm giảm nước bọt trong miệng.
 
Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
 
2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo.
 
Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
 
3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.
 
4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.
 
Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.
 
5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.
 
Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.
 
6. Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu.
 
Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.
 
7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.
 
Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.
 
8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
 
9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.
 
Đo hôi miệng để xác định bệnh
 
Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng.
 
• Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.
 
• Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng.
 
• Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu hiệu.
 
Điều trị
 
Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:
 
1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.
 
Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
 
Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
 
Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nướu thì xin chữa.
 
Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
 
Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừng để lưỡi bị thương tích.
 
2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
 
3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh;
 
4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;
 
5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
 
6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;
 
7. Bớt uống cà phê
 
8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để lau chùi răng
 
Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
 
Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
 
Kết luận
 
Hôi miệng là vấn đề rất thường xảy ra. Có người miệng hôi từ nhiều năm mà không biết trong khi đó thì nhiều người lại khuếch đại bệnh của mình, đi đến tránh giao tế tiếp xúc, tự cô lập.
 
Với việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng, giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm gây hôi, ta cũng tránh được 90% rủi ro gây bệnh. Rồi đi bác sĩ kiểm tra tìm kiếm nguyên nhân tổng quát để điều trị là hôi miệng có thể giải quyết được một cách mỹ mãn.
 
Chúc bạn thành công!


Hỏi:Cho em hỏi không biết vì sao khi em nói hoặc thở thì hơi thở của em rất hôi, và lượng nước bọt trong miệng em hơi nhiều. Em có đi khám ở khoa tai mũi họng thì bác sĩ bảo em bị viêm họng mãn tính và có cho toa thuốc nhưng vẫn không khỏi. Xin hãy giúp em biết nguyên nhân và cách chữa trị hoặc khám ở đâu ? (hoaphat2005)

Đáp:Có nhiều nguyên nhân gây chứng hôi miệng, trong đó hay gặp là:

- Nhóm bệnh về răng miệng: viêm chân răng, sâu răng, nha chu viêm...

- Nhóm bệnh về mũi họng: viêm mũi xoang, họng…

- Nhóm bệnh về hệ tiêu hóa: loét thực quản, hẹp tâm vị, dạ dày...

Trước hết bạn có thể tự kiểm tra và phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản từ răng miệng, xoang, họng trước xem mình có mắc những bệnh thuộc nhóm đó không bằng cách vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng đúng kỹ thuật, xúc miệng bằng TB, Listerin... Nếu không cải thiện mới đi khám để kiểm tra hệ tiêu hóa, thực quản, dạ dày. Xác định đúng nguyên nhân hôi miệng là do chứng bệnh gì, chữa khỏi bệnh đó thì sẽ hết hôi miệng. Ngoài ra cũng phải bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ăn các chất kích ứng mùi như hành, tỏi...





Bí quyết chữa hôi miệng đơn giản
Hôi miệng và cách chữa trị
Làm sao để hết hôi miệng -
Cách chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên biết -
Hôi miệng khi mang thai - >
Mẹo chữa hôi miệng an toàn mà hiệu quả -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cách chữa trị bệnh hôi miệng nhanh nhất?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý