Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày và cách điều trị hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày và cách điều trị hiệu quả

19/04/2015 10:41 AM
158

Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày và cách điều trị hiệu quả. Loét dạ dày - tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%.

Việc điều trị bệnh loét DD - TT đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.

Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét DD – TT là gì?

1. Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT: (1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày và (2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét DD-TT. Có thể minh họa quan niệm này bằng sơ đồ dưới đây:

Giảm Lực Bảo Vệ

Tăng Lực Tấn Công

- Giảm tưới máu

- Vi khuẩn H.Pylori niêm mạc DD-TT

- Các stress

- Thuốc lá

- Thuốc AINS , Steroids …

- Bệnh gan mạn tính

- Rượu

( xơ gan )

Hàng rào nhày

Lớp tế bào niêm mạc

Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.

Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều acid và men tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể.

Các acid và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các acid và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại.

Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày, như: Nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress.

Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày. Các thống kê về y học cũng ghi nhận người cao tuổi dễ bị loét dạ dày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễ bị loét dạ dày hơn người không hút thuốc lá.

Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày.

Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.

Một số nguyên nhân khác

  •  Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc – cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

  •  Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.

  •  Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.

  • Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.

  • Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.

  •  Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.

  •  Bệnh trào ngược mật.

  • Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thậ


Triệu chứng của bệnh loét DD-TT như thế nào?

Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.

1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét DD-TT với các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.

2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.

3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.

4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.

Viêm loét ddày:
- Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.
- Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…
- Xuất huyết (nếu có): Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.
Viêm loét hành tá tràng:
- Đau vùng thượng vị: Đau dữ dội, đau rát, đau như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.
- Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5-3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị
Thăm khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế như: Chụp Baryt cản quang, nội soi, test H.P., định lượng acid, sinh thiết,… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

 Các biến chứng của bệnh loét DD-TT là gì?

1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.

2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.

3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.

4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Làm cách nào để xác định bị bệnh loét DD-TT

1. Chẩn đoán xác định loét DD-TT: trước đây khi bệnh nhân có cơn đau loét điển hình, bác sĩ có thể tiến hành điều trị với thuốc chống loét. Trường hợp các triệu chứng không điển hình, phải chụp Xquang hoặc nội soi để xác định bệnh loét và loại trừ các bệnh khác của dạ dày, nhất là ung thư dạ dày. Các triệu chứng giúp nghĩ đến ung thư dạ dày là (1) Sụt cân, chán ăn. (2) Đi cầu phân đen và có các triệu chứng của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi. (3) Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. (4) Người lớn tuổi (> 50 tuổi). (5) Có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày

2. Chẩn đoán nhiễm H. Pylori: hiện nay do cần xác định có nhiễm H. Pylori hay không để quyết định việc điều trị tiệt trừ nên cần làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. Pylori cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H. Pylori như chẩn đoán qua nội soi và các xét nghiệm không phải làm nội soi như test huyết thanh học, test thở urease, kỹ thuật PCR…

Điều trị loét DD-TT như thế nào?

Hiện nay việc điều trị loét DD-TT có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, do bệnh gan mạn tính

1. Đối với nhóm loét DD-TT do nhiễm H.Pylori, việc điều trị chủ yếu là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ H. Pylori. Các phác đồ 3 thuốc gồm một thuốc chống loét (Bismuth, Ức chế thụ thể H2 của Histamine, Ức chế bơm proton) kết hợp với hai kháng sinh (Tétracycline, Clarythromycine, Amoxicilline, Imidazole). Các phác đồ 4 thuốc gồm 2 thuốc chống loét kết hợp với 2 kháng sinh thường dùng trong trường hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc. Các phác đồ điều trị thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn ói và ói. Người bệnh cần cố gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dỡ điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.

2. Đối với nhóm loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori: việc điều trị gồm (1) Ngưng các thuốc gây loét, (2) Điều trị với các thuốc chống loét. Trường hợp phải điều trị lâu dài các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc chống loét. Trường hợp bệnh nhân đã bị loét nếu cần phải điều trị với các thuốc có thể gây loét thì bắt buộc phải điều trị kèm với các thuốc chống loét

Các thuốc chống loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm: (1) Thuốc kháng axít, (2) Thuốc chống tiết axít và (3) Thuốc bảo vệ niêm mạc

2.1-Thuốc kháng axít: là những thuốc có khả năng trung hòa axít của dịch dạ dày. Các thuốc kháng axít chủ yếu là các muối aluminium hoặc magnesium (hydroxide, phosphate) hiện nay được sử dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh loét như đau bụng, đầy bụng, ợ hơi… Các thuốc thường chỉ có tác dụng khoảng 1 – 2 giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Các muối alumium thường gây táo bón; ngược lại, các muối magnesium thường gây tiêu chảy.

2.2- Các thuốc chống tiết axít: gồm các thuốc Ức chế thụ thể H2 và Ức chế bơm proton làm giảm tiết axít của tế bào thành

2.3- Các thuốc bảo vệ niêm mạc gồm:

+ Bismuth dạng keo: có tác dụng che phủ ổ loét để bảo vệ ổ loét chống lại axít và pepsine của dịch vị.

+ Sucralfate: là một hỗn hợp sucrose sulfate và aluminium hydroxide, ở môi trường axít, hỗn hợp này tạo thành dạng gel che phủ ổ loét.

+ Prostaglandine: ức chế tiết axít đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc DD-TT qua cơ chế kích thích tái tạo niêm mạc và tăng tiết nhày.

3. Điều trị hỗ trợ: bên cạnh việc điều trị tiệt trừ H. Pylori hoặc điều trị thuốc chống loét bệnh nhân cần kiêng cữ các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu. Tránh bớt các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh.

Kết Luận:

1. Bệnh có thể điều trị dứt, không tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất là do nhiễm khuẩn H. Pylori.

3. Các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh loét gồm: thuốc lá, bia rượu, các stress về thần kinh tâm lý, các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức.

4. Việc điều trị bằng thuốc trong bệnh loét DD-TT cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

5. Người bệnh không nên tự ý điều trị, hay nghe theo lời mách bảo hoặc sử dụng lại toa thuốc cũ mà không chịu đi tái khám để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra do không đuợc điều trị đúng cách.

6. Dự phòng bệnh loét: đối với nhiễm khuẩn H. Pylori cần giữ vệ sinh ăn uống; Đối với nguyên nhân khác cần khống chế các yếu tố thuận lợi như kiêng thuốc lá, bia rượu, tránh bớt các stress về thần kinh tâm lý.

7. Người lớn tuổi khi có triệu chứng của bệnh loét nên thăm dò nội soi hoặc chụp Xquang DD-TT để xác minh hoặc loại trừ sớm ung thư dạ dày.


PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG:

viem loet da day. Viêm loét dạ dày


Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với mục đích điều trịnhưsau:
1. Giảm yếu tố gây loét.
- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.
- Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng.
2. Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.
- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.
- Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin) hoặc các phương pháp kích thích sự tái tạo niêm mạc bằng Laser cường độ thấp – Heli – Neon.
3. Diệt trừ Helicobacter pylori.
- Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như Bismuth.
Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị:
1. Nguyên tắc chung:
Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như:
- Rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm…
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
2. Ăn chế độ riêng:
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo.
+ Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:
- Bệnh nhân cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
+ Ngoài đợt sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.
- Không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.
Bệnh nhân
viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả!

Thực phẩm nào tốt cho người viêm loét dạ dày

Một số thực phẩm tự nhiên như mật ong, pho mát, dâu tây... có chứa kháng sinh rất có ích cho người bị bệnh viêm loét dạ dày. 

Vì thế, hãy đưa những thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của bạn, nó sẽ giúp bạn giải quyết những rắc rối liên quan đến căn bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là 10 thực phẩm rất hữu ích.

Mật ong

mat-ong-1373882262_500x0.jpg

Mât ong hữu cơ có các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, tác dụng đẩy lùi và tiêu diệt vi khuẩn H. Pylory, giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích của dạ dày, thực quản và ruột, làm giảm cảm giác đau đớn.

Sữa chua

sua-chua-1373882262_500x0.jpg

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP

Ngũ cốc

ngu-coc-1373882262_500x0.jpg

Ngũ cốccó chứamột lượng lớncarbohydrate có lợilàm dịuviêm loét dạ dày. Các chất xơcó trongngũ cốcgiúp giải quyếtcácvấn đề tiêu hóacải thiệnquá trình tiêu hóathức ăn.

Bắp cải

bap-cai-1373882263_500x0.jpg

Trong bắp cải có chứa nhiều các axit amin, L-glutamine  Gefarnate và vitamin U, có tác dụng trong việc chữa trị viêm loét dạ dày, giúp tiêu diệt các vết loét bằng cách bảo vệ niêm mạc tiêu hóa ngăn ngừa sự xuất hiện các vết loét. Nó còn thúc đẩy quá trình sản xuất chất nhầy giúp bảo vệ các vết lở loét hiện có nhằm giúp giảm đau cho bạn.

Chuối

chuoi-1-1373882511_500x0.jpg

Đây là một loại quả tuyệt vời giúp điều trị viêm loét dạ dày. Tinh bột có trong chuối giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng. Chuối cũng giúp kháng khuẩn để chống lại tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Gạo nâu

gao-nau-1373882263_500x0.jpg

Gạo nâu là một thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bị viêm loét dạ dày, giúp đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa, cung cấp các vitamin thiết yếu, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà không gây cản trở các hoạt động của cơ thể.

Pho mát

pho-mat-1373882263_500x0.jpg

Pho mát có chứa một số vi khuẩn lành mạnh giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây loét dạ dày. Bên cạnh đó, nó giúp phủ một lớp màng bao bọc lên các vết loét, nhằm xoa dịu cơn đau và ngăn chặn việc lây lan của vi khuẩn gây hại.

Tỏi

toi-1373882263_500x0.jpg

Có tính chất kháng khuẩn kháng virus, tỏi giúp đẩy lùi tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày. Tỏi còn bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi bệnh viêm loét dạ dày khi kết hợp với các thực phẩm khác như ngâm rượu tỏi, mật ong...

Trái cây không có múi

dau-tay-1373882263_500x0.jpg

Những loại trái cây không có chứa các thuộc tính axit là nguyên liệu tuyệt vời để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Tránh các loại trái cây có tính axit như dứa, cà chua hay các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi...

Khoai tây

khoai-tay-1373882264_500x0.jpg

Khoai tây cũng là một thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, bạn đừng ăn khoai tây bằng cách chiên hay xào vì điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, chỉ nên chế biến khoai tây dưới dạng nấu canh, soup hoặc hầm nhừ.

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng


Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng.

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.

Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:

- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè...

- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng - 1

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)

- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...

- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích...

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.

- Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.

- Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.




Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Bệnh loét dạ dày tá tràng
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Viêm loét dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý